☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
65 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tập thơ Yêu em, Hà Nội và những bài thơ khác được ra mắt tại Hoa Kỳ năm 2004. Đây là công trình do con gái tác giả là Hoàng Thu Huyền sưu tập.
Mở
Khi nhà thơ Nga Maldelstam trở lại vùng Petersburg, ông không tìm thấy những người quen và khung cảnh cũ nữa, dù những ngọn đèn đường vẫn vàng ệch như “lòng trứng đỏ”. Ông đã thức trắng đêm bên khung cửa, với quyển sổ điện thoại vô ích trên tay, chờ đợi. Những người thân yêu của ông không bao giờ còn trở lại cái thành phố thảm đạm đó nữa.
Hoàng Anh Tuấn làm một nhà thơ may mắn hơn. Những kỷ niệm của ông tươi sáng và hạnh phúc hơn nhiều, tựa như khối ngọc lấp lánh mãi trong giấc mơ muôn sắc màu huyền ảo của riêng ông. Những ấn tượng của ông về Hà Nội, ngay vào lúc vừa bắt đầu đời sống, như hơi thở, như máu huyết ông. Đẩy cánh cửa sổ của San Jose ra, lập tức nhà thơ của chúng ta đã ở ngay giữa lòng Hà Nội lãng đãng Thu vàng. Ông chỉ cần khẽ đưa tay ra là có thể chạm vào “tà áo vân nền nã” của Hà Nội thanh lịch. Chỉ cần nghiêng đầu lắng tai một chút, nhà thơ có thể nghe ra tiếng xôn xang của vòng bảy chiếc trên cườm tay ngà Hà Nội, hay tiếng rao quà nơi cuối Sinh Từ, hoặc nao nao mà nhận ra tiếng con chim vành khuyên vẫn hót bên cửa sổ ngôi nhà cũ. Chỉ cần nhắm mắt tưởng tượng là nhà thơ có thể nếm trải đủ mùi vị chua ngọt của quả nhót hay quả sấu năm nào... Mà tất cả những cảm giác sống động này đều được bao bọc trong một không gian thấm đẫm mùi hoàng lan hay mùi hương cốm mới…
Với nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, Hà Nội không chỉ còn là một địa danh, một thành phố, mọât thủ đô hay chỉ đơn thuần là nơi ông sinh ra và lớn lên. Ông đã nhân hình hoá Hà Nội thành một con người bằng xương bằng thịt… Nói đúng hơn, đó còn là tên gọi khác của người thiếu nữ xa xưa đã phả vào tâm hồn ông khói sương lãng mạn của mối tình đầu. Đồng thời một cách vô thức, ông đã đồng nhất hoá tình yêu của ông với người con gái năm xưa, với tình yêu Hà Nội. Hà Nội chính là Em. Tình yêu Em chính là tình yêu Hà Nội. Không thể tách rời hay phân biệt. Cái cách ông gọi thành phố tuổi trẻ của mình mới trân trọng và âu yếm làm sao, qua tựa đề bài thơ: Yêu Em, Hà Nội.
Những bài thơ của Hoàng Anh Tuấn là cuộc hành trình trở về quê hương, với tuổi thơ, với mối tình đầu thơ dại, bằng sự hoài vọng của một tâm thức trong sáng, thiết tha, đôn hậu. Dù ở chân trời góc bể nào, ông vẫn mang theo những hình ảnh, những âm thanh, những mùi hương mà đời sống và tình yêu đã dâng tặng cho ông thuở nào. Và trong chuyến đi rời xa Hà Nội trong một quãng thời gian lâu dài đến vậy, băng qua những kinh thành rực rỡ ánh đèn hay qua những thủ đô náo nhiệt ngựa xe, qua những nơi chốn từng dung dưỡng ông dọc đời sống... ông vẫn không hề lãng quên góc cổ thành ngàn năm văn vật của riêng ông. Những đỉnh nhà chọc trời cao vút kia không che nổi một góc trời quê cũ. Năm tháng và sự cách xa quyện vào nhau thành một thứ phù sa kỳ lạ, bồi đắp thêm mãi vào tâm hồn ông những lớp dưỡng chất tình yêu màu mỡ. Những ấn tượng thời mới lớn đã khắc ghi vào tâm hồn ông hình ảnh một đất thánh huyền hoặc, tạo thành bối cảnh chính cho những thi ca ông, suốt đời.
Mãi mãi Hoàng Anh Tuấn đứng trên ngọn tháp thanh xuân cao ngất, với những giấc mơ đẹp đẽ đó mà ngắm nhìn thế giới. Xuyên thấu qua lớp khói sương phôi pha của thời gian, ông nhìn thấy thật rõ bầu trời Hà Nội năm xưa, nhìn thấy trọn vẹn mối tình thơ ngây và nhìn thấy chính dáng điệu của mình, vẫn hệt như mấy mươi năm xưa, không hề thay đổi. Chưa bao giờ nhà thơ đánh mất Hà Nội, tình yêu và tuổi trẻ! Tất cả vẫn còn nguyên vẹn trong ông. Tất cả như một bài ca đan dệt vào thời gian, cứ dạt dào mãi, không bao giờ tắt nghỉ.
Hoàng Anh Tuấn khác với nhà thơ Nga yểu tử Maldelstam, vì sức mạnh của mối tình Hà Nội đã thu ngắn khoảng cách không gian và thời gian, như thể đối với ông, cuộc chia tay chỉ mới xảy ra chiều hôm trước. Nếu ông có dịp một lần nữa, trở lại đứng lóng ngóng chờ ai, bên lề đường cỏ xanh năm cũ, trong một sớm mai nào đó… thì xin ông hãy yên lòng, vì tôi tin chắc rằng nàng công chúa của ông lại sẽ đi ngay. Giống hệt như cũ. Như lần ông mười bảy chia tay Hà Nội. Như thể bốn mươi mấy năm chưa hề trôi qua kể từ buổi tinh sương mộng mị đó. Và ông tin đi, lần này có lẽ nàng sẽ dừng lại, sẽ nhìn ông lần đầu tiên và đưa bàn tay ngà cho ông cầm lấy, hệt như điều ông mơ ước: Hà Nội yêu, xin cầm tay lần nữa.
Phạm Việt Cường
Tập thơ Yêu em, Hà Nội và những bài thơ khác được ra mắt tại Hoa Kỳ năm 2004. Đây là công trình do con gái tác giả là Hoàng Thu Huyền sưu tập.
Mở
Khi nhà thơ Nga Maldelstam trở lại vùng Petersburg, ông không tìm thấy những người quen và khung cảnh cũ nữa, dù những ngọn đèn đường vẫn vàng ệch như “lòng trứng đỏ”. Ông đã thức trắng đêm bên khung cửa, với quyển sổ điện thoại vô ích trên tay, chờ đợi. Những người thân yêu của ông không bao giờ còn trở lại cái thành phố thảm đạm đó nữa.
Hoàng Anh Tuấn làm một nhà thơ may mắn hơn. Những kỷ niệm của ông tươi sáng và hạnh phúc hơn nhiều, tựa như khối ngọc lấp lánh mãi trong giấc mơ muôn sắc màu huyền ảo của riêng ông. Những ấn tượng của ông về Hà Nội, ngay vào lúc vừa bắt đầu đời sống, như hơi thở, như máu huyết ông. Đẩy cánh…