Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 28/05/2009 21:03 bởi
karizebato, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 29/05/2009 00:09 bởi
Vanachi Đề tựa
Đàn bà của những ngày tháng thế kỷ 20 chẳng còn chấp nhận làm đối tượng của dục vọng, nguồn gốc của tội lỗi, đồ vật bài trí, do hôn nhân mang lại đặt bên chiếc thoi tơ, trên chiếc võng theo sau, cạnh những dụng cụ nấu bếp và chức phận thiết yếu là sản xuất con cái thuộc một giống cố định nào đó. Người đàn ông tuổi trẻ này còn mô tả với bạn bè bằng những từ ngữ có chất sống của cặp mắt thèm khát, cái nhìn xâm chiếm về những phần khác nhau cũng như về toàn diện cơ thể "giống thứ nhì". Người đàn ông trưởng thành kia thắc mắc hoài nghi khả năng người đàn bà qua hình ảnh tưởng tượng về đứa con trai đến chậm. Người thứ ba ngạc nhiên đau xót hay phẫn nộ về thái độ không chấp nhận vị trí "đồ vật bài trí" của người đàn bà.
Những cái nhìn xâm chiếm, sự mô tả khoan khoái, nỗi thắc mắc cổ điển, sự ngạc nhiên, đau xót hay phẫn nộ truyền thống đều nói lên sự chậm trễ của ý thức nam giới về một mối tương quan giữa sự hiện hữu của tha nhân đã và đang được đặt lại từ phía bên kia.
Trong mối tương quan đặt lại ấy, cái gọi là đồ vật cung cấp khoái lạc, bài trí gia đình, sản xuất con cái, không còn chấp nhận vị trí "đồ vật" nữa mà đã xác nhận như một chủ thể ý thức cũng biết nhìn ngắm, phán đoán, con trai... "Đổi họ thay tên viết văn làm báo" người thiếu nữ, qua hành vi vứt bỏ, đã ý thức được sự đổi thay của bản ngã trên con đường dài "cơm áo dạy mồm ăn lơ nói láo" sự sụp đổ, sự hư vô hoá của thế giới dĩ vãng, thế giới của sự cam phận. Trong cái nhìn ném lại đằng sau, chỉ còn "tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ, ngày tháng cũ cầm bằng như nước lũ". Từ chuyến đi chủ động vào cuộc đời, nhà thơ khởi hành vào những cuộc di chuyển tình ái. Người đàn bà trong thi ca cổ điển than khóc vì bị bỏ quên trong cung vắng, bị lỡ bước sang ngang, than trách sự lãnh đạm, phụ rẫy, đợi chờ sự cứu vớt gia ân, hồi tâm của đàn ông, ngươi-đàn-bà-đồ-vật đó không có mặt trong chủ thể Nhã Ca.
Nhã Ca xác nhận tư cách người của đàn bà ở "cuối cơn điên", ở "đầu giấc ngủ", trong cuộc thiêu đốt "tuổi thanh xuân" cùng với "lỡ lầm". Người đàn bà ý thức và tự do không chấp nhận bị quên và phản ứng lại: "Và một bận có một người nhắc lại, tôi cố tìm nhưng chẳng nhớ tên ai". Nếu người đàn ông có quyền quên người đàn bà thì quyền đó không phải chỉ có một chiều mà có sự đảo ngược.
Cũng vậy, không chấp nhận vai trò thụ động của con thú bị săn, chủ thể tự do mang tên Nhã Ca "sắp anh vào hàng ngũ tình nhân" chọn đối phương làm đề tài để "làm một bài thơ nói đến tên anh". Người mẹ trong thơ Nhã Ca không phải chỉ sinh sản và nuôi con như một bổn phận, một dĩ nhiên, mà còn biết toan tính biến đối phương thành đồ vật. Hélène của Le Sang des Autres nêu lên câu hỏi "đẻ con có làm cho cuộc đời phong phú hơn không?" và suy nghĩ: "Để cho đứa trẻ sinh ra, đều vô lý như nhau". "Chồng và vợ", dưới mắt Simone de Beauvoir, chỉ là những nhân vật cổ điển lố bịch của những hài kịch, truyện kể, v.v... để mua vui quần chúng... Nhân vật đàn bà của Le Sang des Autres trách cứ người đàn ông "chẳng bao giờ nghĩ đến em; chỉ nghĩ đến chiến tranh". Béatrice của Tous les hommes sont mortels "chỉ thích nhưng đều cấm đoán". Francoise của L’invitée cho rằng "trẻ tuổi trong thời đại này chẳng có gì thích thú" vì chiến sĩ và những người không chiến đấu đều có chung nỗi lo âu siêu hình về sự hủy diệt. Còn Ivich của l’âge de raison "thù luân lý", "thích đùa rỡn, uống rượu", biết thẩm định giá trị của những tên đàn ông luyến ái đồng tính vì "những kẻ đó ít ra can đảm là không giống mọi người".
Chọn lọc, xác nhận, trong chủ quan tính và tự do, nữ tính hay cá tính đàn bà của mình, giải tỏa, đập vỡ những huyền thoại trong đó mình bị giam giữ, chinh phục lại tư thế của chủ thể tự do, đảm nhận từ điều kiện xác thịt, nhục dục đến thân phận làm người, ý nghĩa sự sống, cứu cánh cuộc đời xuyên qua hoàn cảnh của thời đại như chiến tranh cũng như xuyên qua tình ái, đó là hình ảnh của người đàn bà trong văn chương hiện đại cũng như trong thi phẩm của Nhã Ca.
Nhưng người bạn cùng chủ trương Hiện đại, tạp chí đăng những bài thơ đầu tiên của người thơ nữ giới này, đã nói đến kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ, sự hoà điệu của âm thanh, sức sống của hình ảnh. Nhã ca của âm thanh, sức sống của hình ảnh. Nhã ca của "hồn đứng im như tượng", của "bầy chim én cũ qua thành phố" của những ngày tháng mà "đời sống ôi buồn như cỏ khô. Này anh em cũng tựa sương mù, khi về tay nhỏ che trời rét. Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ" mà Trần Dạ Từ đã mang tới "tạp chí của những ngày tuổi trẻ" không phải là một người lạ mặt với thế giới ngôn ngữ thi ca.
Những thời gian và những bài thơ đến sau cho phép tôi nhìn thấy sự cấu thành của một linh hồn nấp sau "bình thịt xương", nói theo một nhà thơ tiền chiến, là âm thanh, hình ảnh kỹ thuật ngôn ngữ. Thực chất thi ca của Nhã Ca chính là sự xác nhận một chủ thể tự do, sự chọn lựa một cá tính đàn bà vượt trên thụ động tính vì thiết lập với đối phương một tương quan đi lại, chối từ tương quan chịu đựng, vị trí đồ vật với những huyền thoại đúc kết bởi phong tục, tập quán, luân lý cổ truyền, thái độ của đàn ông thành một vòng đai trùng trùng vây hãm. "Tôi bỏ nhà đi năm mười chín tuổi". Nhã Ca không chấp nhận sự sắp đặt bản thân như một đồ vật bởi những chuỗi động tác quen thuộc: bị trêu chọc, được gả chồng, để dạy con "sự thật kia, con nói đi con", còn biết "mẹ nghe củi mục trôi đầy giấc con". Và bên cạnh chiếc nôi, vẫn có nỗi thắc mắc "đầu ai tiếng gõ nghe còn nhặt thưa".
Chính những yếu tính ý thức về nữ tính đó, phối hợp với một ngôn ngữ thi ca sử dụng vững vàng đã mang lại cho tôi sự thích thú, ít khi có, trong việc viết những dòng chữ mở đầu một tác phẩm thi ca.
Chớ nhìn tôi, bởi vì tôi đen
mặt trời đã nạm cháy tôi
anh em tôi đã ruồng bỏ đi
buộc tôi canh vườn nho cho họ
còn vườn nho của riêng tôi
tôi không hề canh giữ
Hỡi gió bấc hãy nổi, hỡi gió nam hãy tới
hãy thổi vào vườn tôi cho vườn nức hương thơm
hãy nguyện cho chàng vào
và ăn hết những trái chín của vườn
Hãy để tôi như một cái ấn trong lòng chàng
như một cái ấn trên tay chàng
vì ái tình mạnh mẽ như sự chết
vì lòng ghen tàn bạo như địa ngục
vì đó là sức nóng của lửa
và vì ngọn lửa đó của đức Giê-hô-va
Salomon
(Nhã ca, 1, 4, 8 Cựu ước)
Nguyên Sa
Nguồn: Thơ Nhã Ca, NXB Thương Yêu, 1972
Đề tựa
Đàn bà của những ngày tháng thế kỷ 20 chẳng còn chấp nhận làm đối tượng của dục vọng, nguồn gốc của tội lỗi, đồ vật bài trí, do hôn nhân mang lại đặt bên chiếc thoi tơ, trên chiếc võng theo sau, cạnh những dụng cụ nấu bếp và chức phận thiết yếu là sản xuất con cái thuộc một giống cố định nào đó. Người đàn ông tuổi trẻ này còn mô tả với bạn bè bằng những từ ngữ có chất sống của cặp mắt thèm khát, cái nhìn xâm chiếm về những phần khác nhau cũng như về toàn diện cơ thể "giống thứ nhì". Người đàn ông trưởng thành kia thắc mắc hoài nghi khả năng người đàn bà qua hình ảnh tưởng tượng về đứa con trai đến chậm. Người thứ ba ngạc nhiên đau xót hay phẫn nộ về thái độ không chấp nhận vị trí "đồ vật bài trí" của người đàn bà.
Những cái nhìn xâm chiếm, sự mô tả khoan khoái, nỗi thắc…