Tạo ngày 30/10/2018 08:26 bởi
Vanachi Lê Cao Phan (1923-2014) sinh tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nhạc sĩ, nhà giáo dạy ngoại ngữ Anh, Pháp, nhạc, hoạ, và là một Phật tử lão thành. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nề nếp. Ông không ngừng nghiên cứu, trau dồi tri thức và tiến thân trên con đường văn học nghệ thuật, đa số là tự học.
Vê âm nhạc, ông sử dụng các loại nhạc cụ Tây phương như piano, guitar, harmonica và các loại đàn dân tộc như đàn tranh, đàn nguyệt ở trình độ phổ thông và đã ấn hành hàng chục ca khúc giải trí và giáo dục thiếu nhi, xã hội và Phật giáo mà nổi bật bài hát Phật giáo Việt Nam, sáng tác năm 1951 để chào mừng Đại hội Phật giáo Bắc-Trung-Nam. Tại Đại hội VI (2007) của Giáo hội, ca khúc Phật giáo Việt Nam chính thức được công nhận là đạo ca, quy định tại Điều 4 Chương 1 của Hiến chương Giáo hội.
Trên lĩnh vực hội hoạ, ông đã tổ chức triển lãm bốn phòng tranh sơn dầu trước năm 1975. Ngoài ra ông còn là một điêu khắc gia nghiệp dư có nhiều tác phẩm điêu khắc bạn bè nhạc sĩ, các danh nhân và người thân trong gia đình. Đặc biệt, ông đã điêu khắc tượng Bồ tát Thích Quảng Đức ngay sau khi Bồ tát tự thiêu để bảo vệ Dân tộc và Đạo pháp năm 1963.
Nhờ có trình độ vững vàng về tiếng Pháp, Anh mà nhất là còn phải nắm vững về cách gieo vần thơ các ngôn ngữ này, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Pháp Histoire de Kiều và sang thơ vần tiếng Anh The Story of Kiều, cả hai dịch phẩm này đều được tổ chức UNESCO tài trợ và đưa vào bộ sưu tập tác phẩm tiêu biểu. Ông cũng đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần Hán văn và Quốc tế ngữ Espéranto.
Ngoài ra, ông cũng đã dịch Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi sang thơ vần Việt-Anh-Pháp và được NXB Văn học ấn hành năm 2000. Ông còn có nhiều dịch phẩm và nhiều tập sáng tác thơ Đường luật.
Ông mất năm 2014 tại TP. Hồ Chí Minh.
Lê Cao Phan (1923-2014) sinh tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là nhạc sĩ, nhà giáo dạy ngoại ngữ Anh, Pháp, nhạc, hoạ, và là một Phật tử lão thành. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo nề nếp. Ông không ngừng nghiên cứu, trau dồi tri thức và tiến thân trên con đường văn học nghệ thuật, đa số là tự học.
Vê âm nhạc, ông sử dụng các loại nhạc cụ Tây phương như piano, guitar, harmonica và các loại đàn dân tộc như đàn tranh, đàn nguyệt ở trình độ phổ thông và đã ấn hành hàng chục ca khúc giải trí và giáo dục thiếu nhi, xã hội và Phật giáo mà nổi bật bài hát Phật giáo Việt Nam, sáng tác năm 1951 để chào mừng Đại hội Phật giáo Bắc-Trung-Nam. Tại Đại hội VI (2007) của Giáo hội, ca khúc Phật giáo Việt Nam chính thức được công nhận là đạo ca, quy định tại Điều 4 Chương…
Thơ dịch tác giả khác