Dưới đây là các bài dịch của 17. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 56 trang (552 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vương thập thất thị ngự Luân, hứa huề tửu chí thảo đường, phụng ký thử thi tiện thỉnh yêu Cao tam thập ngũ sứ quân đồng đáo (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Già này nằm ẩn, dậy sáng lười.
Nhà tranh lạnh lắm mở ấm trời.
Sếu sông khéo tắm nơi đường vắng,
Gà xóm rào thưa năng đến chơi.
Áo thêu chịu khó rượu mang đến,
Võng lọng đừng quên bẻ nhánh mai!
Mượn oai thị ngự gửi thư vậy,
Kết cục ta cùng say với ai?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vương thập ngũ tư mã đệ xuất quách tương phỏng kiêm di dinh mao ốc ti (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Sống kiếp khách cứ dời chỗ mãi,
Sông u nhàn ta tới nơi đây.
Em tìm ông lão vất thay,
Anh nhờ em thấy sáng nay hết sầu.
Em lo anh tiền đâu lợp mái,
Mang tiền đi qua lối cầu tre.
Xa quê em họ chở che,
Tìm anh vất vả chẳng nề đường xa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vương thập ngũ tiền các hội (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Bờ đất Sở mưa vừa mới tạnh,
Tại đài xuân gió thổi nhẹ nhàng.
Khách mời trên đá đều sang,
Cá vừa mới bắt dước sông trưng bày.
Nhà bên cạnh thư mời đã tới,
Kiệu đến nhà ép mãi ta đi.
Bệnh vào thức nhắm kể chi,
Mang theo con nữa có gì quý hơn?


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vương mệnh (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Ở phía bắc sài lang đầy rẫy,
Vùng Ba Tây đi lại nhọc nhằn.
Tướng quân áo giáp máu tràn,
Sứ thấn cưỡi ngựa, xương tan gãy rời!
Đường cầu treo đứt rồi! đốt sạch,
Thành trì ta vắng ngắt hoang vu.
Dân Thục than khóc mong chờ,
Quân nhà vua đến vỗ về, cứu dân.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vương cánh huề tửu, Cao diệc đồng quá, cộng dụng hàn tự (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Nằm bệnh nơi đồng quạnh,
Đường đi hẹp khó khăn.
Bạn đem luôn khách quý,
Cùng rượu lại đến thăm.
Tôi thẹn không rau cá,
Luống phiền ngựa cởi yên.
Trông núi khuyên vui đã,
Đượu uống đở phong hàn.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vũ tình (Vũ thì sơn bất cải) (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Mưa xuống, núi không đổi,
Tạnh rồi, cảnh mới tươi.
Chân trời tục khác hẳn,
Tứ sông thu não người!
Vượn khóc lệ hết nhẵn,
Hết chó mang thư rồi.
Nước cũ buồn xa thẳm,
Ca vang khổ lòng thôi.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vu Sơn huyện Phần Châu Đường sứ quân thập bát đệ yến biệt kiêm chư công huề tửu lạc tương tống suất đề tiểu thi lưu ư ốc bích (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Đã lâu nằm bệnh Ba Đông,
Năm nay gượng dậy, chỉ mong về làng.
Bạn cũ đang đổi nơi xa vắng,
Hôm nay tôi lòng nặng buồn thay!
Gậy tôi chống dự tiệc này,
Nghe ca nước mắt tràn đầy như mưa.
Các vị chúa xem như vứt bỏ,
Từ biệt nhau được ghé quang huy.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Viện trung vãn tình hoài tây quách mao xá (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Thu trong phủ gió ngày đêm mát,
Mây nhẹ trôi, mưa lướt qua thành.
Theo thời, lá rụng đã đành,
Trước thềm, rêu tự phủ xanh mọc dầy.
Cảnh chiều trên lâu đài yên lặng,
Đất mới yên chuông trống nhắc ta.
Hoa cười bên bến Quán Hoa,
Làm quan ở ẩn khó mà gồm hai.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Viễn du (Tiện tử hà nhân ký) (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Kẻ hèn ai nhớ được,
Lạc lối biết đâu nhà?
Tre rung đồng một sắc,
Bọt nóng tạt bờ xa.
Trồng thuóc phòng bệnh tật,
Ngâm thơ đỡ buồn đau.
Nghe nói kị Hồ chạy,
Mừng cuống, hỏi kinh đô.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Viên (Đỗ Phủ): Bản dịch của Phan Ngọc

Giữa mùa hạ, nước đầy ăm ắp,
Sáng sớm mai dạo khắp vườn con.
Thuyền vào khe biếc chập chùng,
Quả đỏ chín ửng trĩu trên các cành.
Ta thích đây sông lành núi vắng,
Lại cách xa chợ tránh ồn ào.
Quanh nhà đã có vườn rau,
Đủ cho ta kiếm thức nào để ăn.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 56 trang (552 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối