Thơ » Trung Quốc » Sơ Đường » Thẩm Thuyên Kỳ
Đăng bởi Vanachi vào 09/10/2018 19:41
朝登崇山下,
暮至越裳陰。
西從杉谷度,
北出竹溪深。
竹溪通明水,
杉谷古崇岑。
差池將不合,
繚繞復相尋。
桂葉藏金嶼。
藤花閉石林,
天窗虛的的。
雲竇下沈沈。
造化功偏厚,
真仙跡累臨。
豈徒探怪異,
聊復緩歸心。
Triêu đăng Sùng sơn hạ,
Mộ chí Việt Thường âm.
Tây tòng Sam Cốc độ,
Bắc xuất trúc khê thâm.
Trúc Khê thông Minh Thuỷ,
Sam Cốc cổ Sùng Sầm.
Sai trì tương bất hợp,
Liễu nhiễu phục tương tầm.
Quế diệp tàng kim tự.
Đằng hoa bế thạch lâm,
Thiên song hư đích đích.
Vân đậu hạ trầm trầm.
Tạo hoá công thiên hậu,
Chân tiên tích luỹ lâm.
Khởi đồ thám quái dị,
Liêu phục hoãn quy tâm.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 08/10/2018 19:41
Buổi mai leo đến núi Sùng,
Việt Thường xế đến, ngồi trông bóng chiều.
Hang Sam Cốc theo chiều bóng lặn,
Từ Trúc Khê ra thẳng Bắc Phương.
Trúc Khê, Minh Thuỷ thông thương,
Rày hang Sam Cốc, xưa đường Sùng Sơn.
Núi so le, cây ngàn thưa nhặt,
Quấn quít nhau ràng mắc thành chùm.
Đầy gò lá quế xanh um,
Hoa đằng nẩy nở trong lùm đá ngăn.
Trời lồng lộng còn dăng cửa sổ,
Cảnh âm thầm đá trổ hang mây.
Thợ trời dường lắm công xây,
Bao nhiêu thẳng tích người rày tới nơi.
Không phải muốn tìm nơi quái dị,
Khoan thai chưa quyết chí lui về.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Lôi Bất Chấn ngày 01/01/2019 21:57
Sớm từ Tùng Lĩnh xuống
Chiều bắc Việt Thường qua
Tây đò Tam Cốc lại
“Khe trúc” thực sông La
Sông La hợp Minh thuỷ.
Tam Cốc núi cao hoà.
So le chừng chẳng hợp
Khuất khúc khó tìm ra
Lá quế vương khe đá
Gai giăng lối rườm rà
Một khung trời mù mịt
Mây hốc đá đùn ra
Tạo hoá công bày đặt
Chân tiên dạo gót hoa
Bước tới thêm cảnh lạ.
Lòng nhàn cảm bao la.
Gửi bởi Lôi Bất Chấn ngày 03/01/2019 17:07
Qua Hoan Châu xuôi dòng từ Tùng Lĩnh đến Việt Thường (Hà Tĩnh)
Khảo đính:
- Đối chiếu bản đồ địa hình thì Sùng Sơn là núi Tùng Lĩnh, “Sam Cốc độ” có lẽ là bến đò Tam Xoa ở ngã 3 nơi sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu hợp dòng thành sông La. Kim dự là đảo giữa sông có lẽ là Bãi Soi giữa dòng sông La, trước mặt làng Đông Thái, thị trấn Đức Thọ.
- Việc Tùng viết thành Sùng, Tam viết thành Sam có thể nhiều lý do:
1- Vùng này ghi tên chỉ theo âm đọc.
2- Thẩm Thuyên Kỳ chỉ nghe đọc mà viết tên.
3- Đến lượt Lê Trắc khi ghi vào An Nam Chí Lược cũng chỉ chép theo âm đọc nhớ được...
- Địa danh Khe Tre (La Khê, Trúc Khê) có ở nhiều nơi. Cổ âm đọc hạ thành hè, xa thành xe, trà thành chè v.v. nên LA có thể dùng ghi âm T-LE tức là tre, cả tên sông Ngàn Phố có lẽ cũng là tre (Phố=Pheo=Tre).
====
Tham khảo bài Đại Hàm Sơn của Bùi Dương Lịch:
Địa mạch tòng trung khởi,
Sơn hình độc nghị nhiên.
Tủng thân như phó địch,
Súc khí dục xung thiên.
La - Phố Tam Xoa hợp,
Chương - Hương lưỡng dực triền.
Cao Hoàng bình bắc khấu,
Tằng thử phấn minh tiên.