Một số bài cùng từ khoá
Một số bài cùng tác giả
Một số bài cùng nguồn tham khảo
遊黃鶴樓其一
淡蕩江天積翠浮,
鵠磯維纜訪名樓。
仙翁此地乘黃鶴,
騷客晴窗賞素秋。
鄂渚波涵芳草浦,
龜山影蘸夕陽流。
品題喜續黃華券,
三楚奇觀慰旅遊。
Du Hoàng Hạc lâu kỳ 1
Đạm đãng giang thiên tích thuý phù,
Hộc ky duy lãm phỏng danh lâu.
Tiên ông thử địa thừa hoàng hạc,
Tao khách tình song thưởng tố thu.
Ngạc chử ba hàm phương thảo phố,
quy Sơn ảnh trám tịch dương lưu.
Phẩm đề hỉ tục “” khoán,
kỳ quan uỷ lữ du.
Dịch nghĩa
Mênh mông trời nước, bồng bềnh một màu xanh biếc,
Buộc thuyền bên kè đá, lên thăm ngôi lầu nổi danh.
Đất này là nơi Tiên ông cưỡi hạc vàng đến chơi,
Bên song cửa, khách thơ ngồi thưởng ngoạn cảnh thu trong trẻo.
Bến Ngạc sóng tràn ngậm bãi cỏ thơm,
Núi quy Sơn bóng soi xuống nước trong ánh chiều.
Phẩm đề mừng được nối vần với các bài thơ “Hoàng hoa”,
Cảnh đẹp vùng Tam Sở2 như an ủi nỗi sầu lữ thứ.
遊黃鶴樓其一
Du Hoàng Hạc lâu kỳ 1
Chơi lầu Hoàng Hạc kỳ 1
淡蕩江天積翠浮,
Đạm đãng giang thiên tích thuý phù,
Mênh mông trời nước, bồng bềnh một màu xanh biếc,
鵠磯維纜訪名樓。
Hộc ky duy lãm phỏng danh lâu.
Buộc thuyền bên kè đá, lên thăm ngôi lầu nổi danh.
仙翁此地乘黃鶴,
Tiên ông thử địa thừa hoàng hạc,
Đất này là nơi Tiên ông cưỡi hạc vàng đến chơi,
騷客晴窗賞素秋。
Tao khách tình song thưởng tố thu.
Bên song cửa, khách thơ ngồi thưởng ngoạn cảnh thu trong trẻo.
鄂渚波涵芳草浦,
Ngạc chử ba hàm phương thảo phố,
Bến Ngạc sóng tràn ngậm bãi cỏ thơm,
龜山影蘸夕陽流。
quy Sơn ảnh trám tịch dương lưu.
Núi quy Sơn bóng soi xuống nước trong ánh chiều.
品題喜續黃華券,
Phẩm đề hỉ tục “Hoàng hoa” khoán,
Phẩm đề mừng được nối vần với các bài thơ “Hoàng hoa”,
三楚奇觀慰旅遊。
Tam Sở kỳ quan uỷ lữ du.
Cảnh đẹp vùng Tam Sở2 như an ủi nỗi sầu lữ thứ.
Nguyên dẫn: “Lâu tại thành tây nam môn, phủ lâm giang chử, tục truyền thị Phí Vĩ kị hạc đăng tiên chi xứ. Kim đệ nhất tằng phụng Phí tiên tượng kị hoàng hạc xuy địch; đệ nhị tằng phụng tượng, bàng hữu ngoạ tượng. Lâu hậu hữu Tiên Táo đình cập Thuỵ Tiên đình; táo căn do tồn như trầm hương thụ nhiên. Thành nội hữu Hoàng Hộc sơn, Phượng Hoàng sơn, đối ngạn thị Hán Khẩu Hoả phố cập Quy sơn, Tình Xuyên các, Anh Vũ châu chư cảnh, chân vũ trụ nhất đại quan, nhân đa hoạ Giang Hán đồ trục phát khách. Nhị thập cửu nhật, Thìn khắc, tự chu thứ đăng lãm, bằng cao diếu vọng, yên cảnh như hoạ, viên chí dĩ thi. Án Phí Vĩ tự Văn Vĩ, Giang Hạ chi Ngạc nhân, tướng Thục, lĩnh Đại tướng quân Lục Thượng thư sự, hậu vi Nguỵ hàng nhân Quách Tuần sở hại. Tục truyền dĩ công trung tín thành thả kiêm, thổ nhân cố hữu thị thuyết. Dư bình tích tố dĩ vi nghi, kim quan tư lâu, Chu Khuê sở soạn Phí công từ ký tu như thử thuyết chiêu ư đồ kinh sở vân, Phí Vĩ đăng tiên thường Hoàng Hạc du thử, toại dĩ thử danh lâu. Đường Diêm Bá Trình tác Hoàng Hạc lâu ký dĩ vi tín nhiên. kỳ thực tích hữu Tuân Thúc Vĩ thường khế lâu thượng, hữu giá hạc chi tân giáng tự tiêu Hán, tựu tịch đối thoại, dĩ nhi từ khứ, cố Diêm ký ngộ dĩ Thúc Vĩ vi Văn Vĩ nhĩ. Thả Chu ký hựu dẫn Ngô chí vân: ‘Tiên tung khả ấp”, gia Vĩ chi phương trần, tắc ngộ tiên giả Tuân Thúc Vĩ nhi sở ngộ chi tiên dư? Kim thượng tằng sở phụng tam tượng, vị tri hà vị tiên tử, kỳ phi vi Phí Văn Vĩ minh hĩ, dụng tính lục vân.” 樓在城西南門,俯臨江渚,俗傳是費緯騎鶴登仙之處。今第一層奉費仙像騎黃鶴吹笛;第二層奉呂仙像,旁有盧生臥像。樓後有仙棗亭及睡仙亭;棗根猶存如沈香樹然。城內有黃鵠山,鳳凰山,對岸是漢口火浦及龜山,晴川閣,鸚鵡洲諸景,真宇宙一大觀,人多畫江漢圖軸發客。二十九日辰刻自舟次登覽,憑高眺望,烟景如畫,爰誌以詩。按費緯字文偉,江夏之鄂人,相蜀領大將軍錄尚書事。後為魏降人郭循所害。俗傳以公忠誠且兼,土人故有是說。余平昔素以為疑,今觀斯樓朱珪所撰費公祠記修如此說昭於圖經所云費緯登仙常黃鶴遊此,遂以此名樓。唐閻伯程作黃鶴樓記以為信然。其實昔有荀叔偉嘗憩樓上,有駕鶴之賓降自霄漢就席對話,已而辞去。故閻記誤以叔偉為文偉耳。且朱記又引吳誌云仙蹤可挹嘉偉之芳塵,則遇仙者荀叔偉而所遇之仙與?今上層所奉三像,未知何位仙子其非為費文偉,明矣,用併錄云。 (Lầu ở cửa Tây Nam thành nhìn xuống bãi sông. Tục truyền là nơi Phí Vĩ cưỡi hạc lên tiên; nay ở tầng lầu thứ nhất có tượng thờ Phí Tiên cưỡi hạc thổi sáo; tầng lầu thứ hai thờ tượng Lã tiên, bên cạnh có tượng Lư Sinh nằm; phía sau lầu có đình Tiên Táo [Táo tiên] và đình Thuỵ Tiên [Tiên ngủ]; rễ táo vẫn còn giống như cây trầm hương. Trong thành nội có núi Hoàng Hộc, núi Phượng Hoàng; bờ bên kia là Hán Khẩu với các cảnh bến Hoả Phố, núi quy Sơn, gác Tình Xuyên, bãi Anh Vũ, thật là những cảnh đẹp trong trời đất. Người ta vẽ nhiều tranh về cảnh sông Giang Hán để bán cho du khách. Giờ Thìn ngày 29, từ chỗ thuyền sứ đỗ [ta] lên lầu chơi. Trên cao ngắm nhìn bốn phía xa xa, cảnh khói sóng đẹp như tranh vẽ, bèn ghi lại bằng bài thơ. Xét: Phí Vĩ, tự Văn Vĩ là người đất Ngạc vùng Giang Hạ, làm Đại tướng quân Lục Thượng thư nước Thục Hán; sau này bị Quách Tuần người nước Nguỵ hàng Thục hãm hại. Tục truyền, ông là người gồm được hai đức tính trung tín và thành thực, dân ở đây vốn cho rằng có chuyện ấy. Trước đây tôi vốn có điều ngờ. Nay được ngắm cảnh lầu, xem bài Phí Công từ ký do Chu Khê soạn thì thấy thuyết ấy sáng rõ. Như ở bức tranh vẽ thì Phí Vĩ sau khi lên tiên thường cưỡi hạc vàng bay đến đây chơi, vì thế thành tên lầu [Hoàng Hạc]. Diêm Bá Trình đời Đường làm bài ký Hoàng Hạc lâu là điều tin được; nhưng thực ra trước kia Tuân Thúc Vĩ thường đến nghỉ trên lầu, có người khách cưỡi hạc từ sông Ngân Hán đến trò chuyện với Vĩ rồi lại bay đi. Vì thế, Diêm mới chép nhầm Thúc Vĩ thành Văn Vĩ. Vả lại Chu ký lại dẫn Ngô chí viết “Dấu tiên có thể thấy rõ” để khen bụi thơm của Vĩ, thế thì người gặp tiên là Tuân Thúc Vĩ đúng là đã gặp tiên chăng? Nay ba pho tượng thờ trên lầu, không rõ là vị tiên nào, nhưng không phải là Phí Văn Vĩ thì có thể rõ rồi. Hãy chỉ chép lại như thế.)
Lầu Hoàng Hạc kiến lập ở đầu bãi Hoàng Hạc, núi Xà Sơn, thuộc thị trấn Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tương truyền lầu được sáng lập vào năm Hoàng Vũ thứ 2 thời Tam Quốc (223 tây lịch); về sau nhiều lần bị hư hại lại được tu sửa, trở nên một công trình kiến trúc rất đẹp và nổi tiếng. Cùng với phong cảnh mĩ lệ, lầu gắn liền với nhiều giai thoại thần tiên, thơ văn đề vịnh và tranh vẽ. Nổi tiếng nhất là bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu đời Đường. Đến năm Quang Tự, 1884 đời Thanh, lầu bị cháy, sau đó được được xây dựng ở đỉnh núi Xà Sơn, phỏng theo kiểu kiến trúc kết cấu nhà gỗ tráng lệ như trước.
[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]