靈渠泝陡

秦辰鑿設漢辰修,
上自湘江達下流。
三十六重相設陡,
一條尺水僅容舟。
馬頭霽色撩人望,
觸首回灣抱客愁。
嘈雜岸旁連壩軸,
涓涓玉溜灑田疇。

 

Linh Cừ tố đẩu

Tần thì tạc thiết Hán thời tu,
Thượng tự Tương giang đạt hạ lưu.
Tam thập lục trùng tương thiết đẩu,
Nhất điều xích thuỷ cẩn dung chu.
Mã Đầu tễ sắc liêu nhân vọng,
Xúc thủ hồi loan bão khách sầu.
Tào tạp ngạn bàng liên bá trục,
Quyên quyên ngọc lựu sái điền trù.

 

Dịch nghĩa

Đời Tần đào đắp, đời Hán sửa sang,
Thượng nguồn từ Tương giang chảy xuống hạ lưu.
Ba mươi sáu đập nối nhau được xây dựng nên,
Một dòng nước hẹp, chỉ lọt con thuyền nhỏ.
Sắc núi Mã Đầu sau cơn mưa tạnh, trêu cợt người nhìn ngắm,
Vịnh nước quanh co, ngoái thấy như ôm mối sầu của khách.
Bên bờ kè, guồng nước liền với máng nước chảy ồn ào,
Từng giọt từng giọt nước trong như ngọc, tưới tắm cho ruộng đồng.


Nguyên dẫn: “Tự Linh Xuyên huyện tố lưu nhi thượng, thuỷ thế thiển hiệp, chí thử vưu thậm, cố ư lưỡng ngạn thế thạch trúc đẩu, như lưỡng huyền tương đối chi trạng, kỳ trung cẩn dung chu. Mỗi quá đẩu xứ tức dĩ mộc sách trúc miệt điền tắc đẩu khẩu, súc thuỷ sử doanh khoa nhi chu khả tiến dã. Mỗi đẩu tả ngạn hữu thạch trụ khắc đẩu hiệu, ngạn Mã Đầu thượng tiễu lập vọng chi như Mã Đầu. Án tự Đại Dung giang nhi thượng, cổ vô hà đạo. Tần thú Ngũ Lĩnh mệnh Sử Lộc tạc Linh Cừ, thượng thủ Hưng An chi Tương thuỷ nhập cừ, chí Đại Dung giang hạ thông vu Ly Giang dĩ tiện thuỷ lộ. Hán Phục Ba, Gia Cát kế gia tu trúc, hữu tam thập lục đẩu, thất thập nhị thuỷ loan. Kim tiếp tự Mã Đầu sơn nhi thượng chí phân thuỷ xứ, hoàn đẩu chỉ nhị thập lục, hựu phế đẩu nhị; phân thuỷ xứ nhi hạ hựu hữu tứ đẩu. kỳ cừ tối vi khuất khúc, cố ngạn vân: ‘Tam thập lục đẩu, thất thập nhị loan, loan loan vọng kiến Mã Đầu san’, ngôn cừ lộ chi oanh vu dã.” 自靈川縣泝流而上水世淺狹,至此尤甚,故於兩岸砌石築陡,如兩弦相對之狀,其中僅容舟。每過陡處即以木柵竹篾填塞陡口,畜水使盈科而舟可進也。每陡左岸有石柱刻陡號。岸馬頭上峭立,望之如馬頭。按自大溶江而上,古無河道。秦戍五嶺命史祿鑿靈渠,上取興安之湘水入渠,至大溶江下通于灕江以便水路。漢伏波,諸葛繼加修築。有三十六陡,七十二水灣。今接自馬頭山而上至分水處,完陡只二十六,又廢陡二,分水處而下,又有四陡。其渠最為屈曲,故諺云三十六陡,七十二灣,灣灣望見馬頭山,言渠路之縈紆也。 (Từ huyện Linh Xuyên ngược dòng mà lên, sông nông thế hẹp, đến đây càng hẹp, cho nên hai bên bờ phải xây đá, làm đập, trông giống như hai dây đàn đối xứng nhau vậy, lòng sông chỉ đi lọt một thuyền. Mỗi khi đi qua đập, người ta lại lấy gỗ tấm, mảng tre lấp cửa đập lại, tích nước cho đầy kè, thuyền mới đi qua được, mỗi đập bên bờ trái đều có trụ đá khắc tên đập. Đứng trên bờ đây nhìn lên núi Mã Đầu trông rất giống đầu ngựa. Xét: từ dòng Đại Dung trở lên, thời xưa không có đường sông. Nhà Tần đi đánh miền Ngũ Lĩnh, mới sai Sử Lộc đào sông Linh Cừ. Trên lấy nước từ sông Tương ở Hưng Yên dẫn vào cừ, đến sông Đại Dung, phía dưới thông với sông Ly để đường thuỷ được thuận tiện. Các vị Phục Ba, Gia Cát đời Hán tiếp tục sửa sang, xây thêm 36 đập và làm 72 vụng. Nay đi từ núi Mã Đầu lên chỗ chia dòng chỉ có 26 đập toàn vẹn và 2 đập đã bỏ; từ chỗ nước chia dòng đi xuống chỉ có 4 đập. Dòng chảy ở đây rất khúc khuỷu. Vì thế có câu ngạn ngữ rằng: “Ba mươi sáu đập, bẩy mươi hai vịnh, mỗi vịnh quanh co, đều nhìn thấy núi Mã Đầu”, là để nói dường sông ở đây quanh co khúc khuỷu vậy.)

Trong bài Quá Linh Cừ, Phan Huy Vịnh viết: “Châu Linh xưa không có đường sông. Tần đóng quân ở Ngũ Lĩnh, sai Sử Lộc đào Linh Cừ. Đời Hán Phục Ba rồi Gia Cát, đời Đường Lý Bột bồi đắp thêm. Đường kênh từ chỗ chia Thuỷ Lĩnh, bắt đầu dẫn nước về biển. Con sông phát nguyên từ phía nam núi chia làm 2 nhánh, một nhánh chảy về nam, đổ về độ hơn trăm dặm thì nhập vào sông Đại Dung, chảy xuống thông đến Than Giang, gọi là Tần Cừ; một nhánh chảy lên phía bắc độ 5, 6 dặm thì hợp với Tương giang, gọi là kênh Tương, gọi chung là Linh Cừ. Nơi phân dòng đắp một con đê đầu nhọn như hình dạng chữ “nhân” nối liền đến cánh đồng sông Tương, tiếp nối với vùng thượng lưu, cả hai nhánh đều dùng đá xây chắn khiến cho dòng nước phải chia làm hai. Kênh không thể rót thẳng vào sông Tương, mà Tần Cừ bắt đầu tránh được ngập lụt. Cừ ven theo các chân núi rồi chảy xuống miền dưới, quanh co và nông. Sau đó chia đoạn đắp đập đá; mỗi khi thuyền đi qua thì lấy bè chắn đập tích nước, đợi khi nước trong đập đầy mới có thể đi được. Bên bờ sông có đền Linh tế, thờ các vị có công với cừ của tất cả các đời”. Kênh Linh Cừ vị trí ngày nay thuộc huyện Hưng An, thị Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]