Dưới đây là các bài dịch của Quốc. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 8 trang (71 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Va-li (Adam Zagajewski): Bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ

Krakow u ám, sáng bữa đó
Những ngọn đồi đẫm hơi nước
Mưa ở Munich
Những thung lũng rặng núi Alps
Nằm ẩn giấu, nặng nề, như sỏi đá.
Chỉ ở Athens là tớ nhoáng thấy một tí mặt trời
Nó quay mòng mòng trong không khí
Trọn một khối không khí
Trọn một hạm đội bao la hoành tráng không khí
Run rẩy vàng như… vàng.
Như những nhà văn tôn giáo phán
Tớ bất thình lình trở thành một thằng người mới
Tớ chỉ là du khách trong thế giới hữu hình, nhìn thấy được
Một trong một ngàn cái bóng
Phiêu phiêu qua những hành lang rộng lớn ở phi trường –
Và cái va-li màu xanh của tớ, thì như một chú chó trung thành, đi theo tớ
Trên những bánh xe nho nhỏ
Tớ chỉ là một gã du lịch đãng trí
Nhưng tớ mê, thật mê, ánh sáng.

Ảnh đại diện

Một cuộc đời khác (Adam Zagajewski): Bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ

Mi thích lật lật những cuốn tiểu sử
Ở đó, mi trượt qua một đời khác
Lạ làm sao, ngỡ ngàng làm sao
Mi thấy mi ở trong những khu rừng âm u của một đời khác
Nhưng mi có thể rời bỏ bất cứ lúc nào
Cho một con phố, một công viên,
Hay, nếu là đêm, thì là một bao lơn
Mi thích ngắm sao
Thuộc, chẳng một ai
Như dao găm
Làm thương tích chúng ta
Không cần đến một giọt máu
Sao, trong trắng, sáng ngời
Đếch có trái tim

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Bản dịch của Võ Quốc Văn

Người xưa đã cưỡi hạc đi đâu
Để lại nơi đây Hoàng Hạc lầu
Hạc vàng đã bay không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn trên đầu
Hán Dương sông tạnh cây soi bóng
Anh Vũ cỏ xanh mướt một màu
Chiều buông tự hỏi đâu quê mẹ?
Trên sông khói sóng dạ thêm sầu!

Ảnh đại diện

Nghĩa trang Morette-Glières, 1944 (José Ángel Valente): Bản dịch của Quốc Dũng

Họ có đòi hỏi gì đâu
Ngoài đặc quyền này: được chết
Cho không khí trên những núi cao được tự do hơn
Cho con người được tự do hơn

Những người ấy giờ đây vĩnh viễn ngủ yên
Với tên tuổi hoặc không còn tên tuổi
Dưới chân núi Glières, trước khối đá tinh khôi
Đã chứng giám sự hy sinh của họ

Những người Tây Ban Nha
Chết bên cạnh những người Thượng Saboya
Những người kia chiến đấu vì thứ ánh sáng có thể nhìn thấy được
Vì con cái hoặc cửa nhà
Còn các anh, những người Tây Ban Nha
Chỉ vì niềm hy vọng

Tuyết vẫn bay bời bời, huyền diệu trong không gian
Ở nơi ấy, chết chỉ là một hành động trong ngần
Của niềm tin hoặc của ước mong thoát chết

Ai dám nói họ hy sinh vô ích?
Với mặt đất hoang vu hoặc khoảng trời rách nát
Với những xóm thôn Tây Ban Nha
Hervás, Mula,
Balearic,
Mendavia, Viñuelas,
Ambrán, La Almunia,
Terrecampo, Tembleque,
Tên của những người con kia sẽ được trả về:

Felix
Belloso Colmenar, Patricio
Roda, Gabriel Reynes hay Gaby, Victoriano
Ursúa, Pablo Hernández,
Avelino Escudero,
Paulino Fontava, Florián Andújar,
Manuel Corps Moraleda.

Vĩnh viễn nằm yên còn bao người khác
Dưới một cây thánh giá trụi trần
Xa Tổ quốc, không được quê hương mình nhớ nữa
Tất cả họ hợp thành một hình hài rực lửa
Đó là xương thịt của chúng ta
Là lịch sử của chúng ta mà ta chưa từng biết bao giờ
Và của tự do: đó là nguồn máu nóng


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Bác Hồ về (Winston Orrillo): Bản dịch của Quốc Dũng

Bác Hồ về
Người hiển hiện ở Bình Định, Công Tum, Dầu Tiếng
nơi quân thù đang bị những đòn chí mạng
và quân giải phóng miền Nam
đã ở quanh Sài Gòn

Phải vượt qua những chặng đường đầy hy sinh mất mát
Những cánh đồng héo khô, xơ xác
Những người “Việt Cộng”
Vẫn không ngừng tấn công

Tân Cảnh chuyển rung
xe tăng và máy bay Phăng-tôm
Trở nên vô ích
An Lộc chờ đến lượt!

Bác Hồ thức rồi đó
(Bác mới ngả lưng một lát mà thôi
Một chút nghỉ ngơi
Rất xứng đáng của Người)

Để rồi tới đây
ở một khu ngoại ô phía đông Sài Gòn
Nơi đã bị quân thù phát quang
Bác Hồ sẽ nghỉ
Trên một chiếc giường giản dị

Đêm qua
Chính Người đã nói với tôi
Như thế...


Ngày 25-4-1972

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ozymandias (Percy Bysshe Shelley): Bản dịch của Nguyễn Mạnh Quốc Trung

Tôi gặp người bộ hành từ một vùng đất cổ
Người nói: Hai chiếc chân đá lớn và đã mất phần thân
Đứng vững trên sa mạc. Và gần đó bên bờ cát,
Một khuôn mặt nửa chìm, vỡ nát và cau mày giận dữ
Cùng đôi môi nhăn nheo và cái nhìn lạnh lẽo đầy ra lệnh
Nhà điêu khắc hẳn tính vua tỏ nhất
Chẳng bao giờ thay đổi, in sâu vào những vật vô tri này,
Vẫn vung tay, vẫn tự mãn, vẫn tự hào
Và trên chiếc bệ những từ này hiện ra:
'Tên ta là Ozymandias, vua của các vị vua:
Hãy nhìn vào thành quả của ta, hỡi những kẻ hùng mạnh, và tuyệt vọng!'
Chẳng còn gì sót lại, quanh sự suy tàn
Của đống đổ nát khổng lồ ấy, bao la và trần trụi,
Lớp lớp những cồn cát cô độc vẫn trải dài phía xa.

Ảnh đại diện

Tôi viết bằng mực xanh (Octavio Paz Lozano): Bản dịch của Quốc Dũng

Mực xanh tạo nên vườn tược, rừng, đồng cỏ,
những tán lá đan dày
ở nơi ấy chữ lên tiếng hát
lời tiếp lời là những hàng cây
từng câu là những chòm sao biếc

Ơi cô gái trắng ngần
hãy để lời anh tuôn phủ kín em
như mưa lá trút xuống đồng tuyết trắng
như vạn niên thanh quấn leo pho tượng
như mực viết lên trang giấy này

Cánh tay, cổ, eo lưng, bầu vú
vầng trán em như biển sạch trong
mái tóc, cả một rừng thu đó
đôi hàm răng nhấp nhánh cỏ thơm nồng

Những đốm xanh lấp lánh mình em
như thân cây nhú ngàn chồi biếc
Em chớ bận lòng với chút sẹo kia loáng rực
hãy nhìn bầu trời chi chít sao xanh


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vọng nguyệt (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Trần Quốc Thịnh

Trong tù chẳng rượu lại không hoa
Cảnh đẹp khuya sao nỡ bỏ qua
Ai trông song sắt nhìn trăng sáng
Trăng ngước cửa khe, ngắm thi gia

Ảnh đại diện

Tủ sách của tôi (Władysław Broniewski): Bản dịch của Trần Quốc Gia

Các ngăn sách qua chiến tranh còn sót lại
Trên sách còn vết tích đạn bom
Có lắm lúc chiến tranh cũng không ác liệt
Nên tôi còn ở lại với sách tôi

Bao thiếu sót tôi tìm ra trong thần thoại
và chuyện hoang đường thời trung cổ đã qua
Trong sách cũ còn gì sót lại
Để dùng như một vị thuốc cho ta?

Không phải tiếng còi của Rôlăng, không phải giáo dài của Đông Kisốt
Cũng không phải cuộc du hành của anh chàng Căngđích
Bước đi anh dũng từ xưa trong bao nhiêu cuốn sách
Không giúp được nhiều cho công việc hôm nay

Thơ của Bâyrơn, của Sếchpia, của Gớt
Có lắm điều cao nhã, trang nghiêm
Cũng như thơ của Nôrơvít
Không phải những lời còn đọng lại trong tôi

Ý tôi thích không ai bắt buộc
Tôi học thuộc lòng tất cả thơ trên
Nhưng sau đó giông bão cứ đổ xô ập đến
Và người vợ tôi bị giết, khó mà quên

Không, trong đống sách kia còn sót lại
làm ta sống dễ chịu hơn nhiều
Như có một sợi dây tuyệt diệu
Gắn chặt thế gian này lại với nhau

Trong đồn trại của Liên Xô
năm 1920 (tôi nhớ lại)
Tôi (thiếu uý) đã đọc như đứa trẻ
Đọc mải mê những tác phẩm của Lê Nin

Đêm vừa dứt, vừng đông đã ló
và đời tôi đến lúc già rồi
Hỡi các đồng chí! Tôi nhớ ơn này mãi mãi
Như người thời xưa đã được vua hôn


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Mở mắt ra... (Władysław Broniewski): Bản dịch của Trần Quốc Gia

Mở mắt ra sao mà thích thế!
để thấy gì? - Thấy thế giới này đây
đem vui sướng phủ quanh lấy nó
cho đẹp lên trong ánh sáng tràn đầy
Chỉ có sướng vui và ánh sáng? Còn những buồn phiền
khi mắt này nhắm lại?
Chung quanh chỉ có bóng đêm
đây vàng, ta cũng tưởng sắt vụn đen
Mắt hãy mở sáng ra đến khi thân cháy rụi
để nhìn:
vui sướng của đời, sướng vui trong sáng tạo
và cuộc đời quý giá làm sao


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 8 trang (71 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ›Trang sau »Trang cuối