Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ngự chế mai hoa thi (Lê Thánh Tông): Bản dịch của Ngô Văn Phú

Núi xinh ai đặt ở bên hồ,
Băng tuyết tinh thần vẻ sáng phô.
Trắng tựa mỡ đông quen chốn vắng,
Mảnh thanh cành biếc để người ưa.
Ý thầm buổi sớm dường da diết,
Hương thoảng thềm trăng dễ mộng mơ.
Hoa báo tin xuân về sớm nhất,
Nghìn cành thắp ngọc, gió đung đưa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Nguyên đán thí bút ngôn chí (Nguyễn Cao): về nguyên văn chữ Hán của bài thơ

Theo mình bạn nên bổ sung mấy điểm sau đây:

1. Tên chữ Hán của nhà thơ Nguyễn Cao là 阮高, tên hiệu là Trác Phong 卓峰 chứ không phải là Trác Hiên như phần tiểu sử tác giả đã nêu (Tác phẩm hiện còn của Nguyễn Cao là Trác Phong thi văn tập 卓峰詩文集).
2. Nguyên văn chữ Hán của bài thơ:

元旦試筆言志
暄氣祛寒落酒邊
醒看花色上簾鮮
計旬應已稱強仕
更事多慚尚少年
癡拙此身多病態
遭逢今日幸生緣
閑來如早成初志
買盡春山不用錢

Phần chữ Hán trên đây do mình đánh máy lại từ ảnh chụp nguyên bản được in kèm ở cuối cuốn sách do PGS. Phan Văn Các biên soạn. Về chữ thứ ba ở câu thơ thứ nhất, trong sách phiên âm là "như" nhưng mình xem bản gốc chữ Hán (chữ đá thảo nhưng vẫn khá rõ) thì đó phải là chữ "khư" 祛 (động từ có nghĩa là "trừ, đuổi" rất phù hợp với phần dịch nghĩa của PGS. Phan Văn Các). Mình cho là phần phiên âm trong sách in nhầm thành chữ "như". Vậy Câu 1 nên phiên lại là: "Huyên khí khư hàn lạc tửu biên".
3. Chuyển bài thơ vào nhóm "Trác Phong thi tập 卓峰詩集".


Nguồn: PGS. Phan Văn Các (Sưu tầm, phiên dịch và giới thiệu), Thơ văn Nguyễn Cao, NXB KHXH, 1992.
Ảnh đại diện

Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh (Nguyễn Thực): Bản dịch của (Không rõ)

Cheo leo Ngũ Lĩnh trấn từ xưa,
Nhiều vẻ thiên nhiên cảnh đáng thơ.
Đông hết, thông tươi ngàn gốc vững,
Xuân gần, mai trổ một cành chờ.
Trưng Vương nuốt hận: đây đồng trụ!
Trương tướng ghi công: ấy điện thờ.
Bờ cõi Bắc Nam chia tự cổ,
Thợ trời đắp núi ngắm thêm ưa.

Ảnh đại diện

Ngự chế mai hoa thi (Lê Thánh Tông): Bản dịch của Bùi Văn Nguyên

Tây hồ cảnh trí một non xanh,
Băng tuyết tâm hồn ngọc sáng tinh.
Đẹp sắc lại mê đời tịch mịch,
Gầy thân cứ tưởng kiếp cô thanh.
Bên cầu giọng oán chìm gan ruột,
Dưới nguyệt hương đưa thoảng mộng tình!
Báo hiệu vườn Quỳnh xuân sắp đến,
Hoa tung trước gió ngọc muôn cành.

Ảnh đại diện

Ký hữu (Bán sinh thế lộ thán truân chiên) (Nguyễn Trãi): Về "Tấc lưỡi"!

Theo Từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan, thốn 寸, nghĩa là "tấc", là đơn vị độ dài của Trung Quốc cổ, bằng một phần mười của xích 尺 (thước). Theo mình, có thể nói nôm na rằng, tấc bằng 1/10 của mét. Hơn nữa, thốn thiệt 寸舌, nghĩa là "tấc lưỡi" (cũng như "tấc lòng", "tấc son", "tấc riêng", "tấc vàng", ...) là cách nói trong thơ văn cổ để chỉ cái "lưỡi", ý cụ thể là sự phát ngôn, nói năng, thương thuyết. Ví dụ như "uốn ba tấc lưỡi", tức là muốn nói cái khả năng đàm phán, thuyết phục người khác.

Ảnh đại diện

Dạ ý (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Lê Quang Trường

Rèm buông hờ hững vén,
Gối lạnh, chăn còn hương.
Sao lòng nhung nhớ quá,
Hồn mộng đến Tiêu Tương.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ngẫu thành (Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư) (Nguyễn Trãi): Bản dịch của Dương Anh Sơn

Đời là giấc mộng kê vàng,
Tỉnh ra mọi việc lại hoàn rỗng không.
Núi non, nay thích ở trong,
Dựng lều, đọc sách xưa cùng bên hoa.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ngẫu thành (Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư) (Nguyễn Trãi): Sửa lại một chữ trong phần phiên âm!

Câu thứ tư "Kết ốc hoa biên độc cựu thư" 結屋花邊讀舊書, chứ không phải là "Kết ốc hoa niên độc cựu thư". Đề nghị bạn sửa lại phiên âm của chữ thứ tư là "biên".

Ảnh đại diện

Phụng hoạ ngự chế “Mai hoa” (Thân Nhân Trung): Bản dịch của Hùng Nam Yến

Tinh thần tiết tháo chốn non xanh,
Lụa trắng thân xoè ngọc sáng tinh.
Phảng phất hương đưa cơn gió thoảng,
Chập chờn bóng nước ánh trăng thanh.
Tao nhân Đông các giàu thi hứng,
Ẩn sĩ Tây Hồ thoát thói tình.
Đêm đến “Điều canh” từng mộng tưởng,
Núi cao vẫn cứ ngọc muôn cành.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vịnh ni cô (Thân Nhân Trung): Về một bài thơ Nôm của Thân Nhân Trung

Bài thơ Nôm của Thân Nhân Trung được Tiêu Đồng lấy từ sách Hội Tao Đàn, Tác giả - Tác phẩm, do Nhà Hán học Lâm Giang chủ biên, Viện nghiên cứu Hán Nôm và Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 1994. Theo sách của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch, bài thơ này còn được lưu truyền như một giai thoại Văn học. Mặt khác, trong kho tư liệu bề bộn sách Hán Nôm của cha ông để lại, không tránh khỏi sự tam sao thất bản, rồi chưa kể là thơ của người này được chép lộn sang thơ của người khác. Ví dụ như thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi có một số bài giống nhau, hay như của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan mà Vanachi vừa đề cập. Chẳng thế mà PGS. TS. Hoàng Bích Ngọc (ĐHBK Hà Nội) đã viết cả một cuốn sách để nghiên cứu về Hồ Xuân Hương và thơ của bà. Và đã đưa ra căn cứ để khẳng định những bài thơ Nôm "quen biết" vịnh người và vật có tính chất dâm tục không phải thơ Hồ Xuân Hương. Tất nhiên, trên đây là thiển ý của Tiêu Đồng, còn việc xác định chính xác tác giả của bài thơ cũng như việc khảo dị nó thật không dễ chút nào!

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: