Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lâm chung thì tác (Phan Đình Phùng): (Tiếp tục)

Trích đoạn lúc Cụ Phan sắp mất trong sách "Ký sự lịch sử" nói trên:
"... Các tướng đều bưng mặt khóc nức nở, không ai nói được câu gì.
Cụ lại vời phu nhân lại ngồi bên giường, và con cháu đứng sắp hàng trước mặt mà nói:
- Bấy lâu tôi lo việc nước đã không xong, mà cảnh quê nỗi nhà cũng phải biến hoạ tơi bời, nay giữa đường lỡ dở, tôi phải bỏ mà đi, biết bao mối di hận ôm ấp trong lòng, nói càng thêm đau mà nói cũng chẳng hết. Chỉ biết là số trời đã định sao thì mình phải chịu vậy, không chống nổi mà cũng không tránh được bao giờ. Thôi thì sau ngày giờ nào tôi nhắm mắt rồi, mấy mẹ con cứ ra hàng phục cho được an toàn; ta biết thế nào bên nghịch cũng có lương tâm quý trọng nghĩa khí của ta, chắc không nỡ hại vợ con ta đâu mà sợ.
Phu nhân ngồi nghe, nước mắt chảy xuống ròng ròng nãy giờ, tới đây mới gạt luỵ mà nói:
- Xin ông tịnh dưỡng, may được bình phục, cho mẹ con tôi được theo hầu mãi ở trong chỗ gian nan cơ khổ thế mà vui, chứ ông bỏ đi một mình, tôi có sung sướng chi ở đời nữa...
Rồi cụ bảo người cháu tới bên dặn dò đinh ninh:
- Hễ chú nhắm mắt thì cháu dẫn thím và hai em cứ ra trước đồn Pháp mà tự thú. Cháu đã có học chắc biết "Chí thành chi đạo khả dĩ cảm nhân" (giữ đạo rất mực thành thật, tất nhiên có thể cảm được lòng người) ta quyết rằng người Pháp không xử tàn nhẫn đâu mà lo.
Nói vừa dứt lời, cụ truyền đem bút mực lại và bảo người cháu đứng đó chép lời cụ đọc. Ai cũng nghĩ rằng cụ đọc một tờ chúc thư hay là viết thư để lại cho Chính phủ Bảo hộ, ký thác vợ con.
Người ta phỏng đoán sai hết.
Cụ đọc cho chép một bài thi cảm khái.

Bài thi như vầy:
Nhung trường phụng mệnh thập canh đông,
Võ lược y nhiên vị tấu công.
Cùng hộ ngao thiên nan trạch nhạn,
Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong.
Cửu trùng xa giá quan san ngoại,
Tứ hải nhân dân thuỷ hoả trung.
Trách vọng dũ long ưu dũ đại,
Tướng môn thâm tự quý anh hùng.

Dịch nôm:
Nhung trường vâng mệnh đã mười đông,
Việc võ lôi thôi vẫn chẳng xong.
Dân đói kêu trời vang ổ nhạn,
Quân gian dậy đất rộn đàn ong.
Chín trùng lận đận miền quan tái,
Trăm họ phôi pha đám lửa nồng.
Trách vọng càng to càng mệt nhọc,
Tướng môn riêng hổ tiếng anh hùng.

Từ hôm đó trở đi, bệnh thể của cụ càng giờ càng thêm trầm trọng; thuốc men thay đổi nhiều phương cũng vô hiệu. Một vị danh y trong miền nghe tin cụ đau phải mạo hiểm muôn vàn mới lên được núi Quạt để trị bệnh cho cụ mà cũng không giảm chút nào.
Lối 8 giờ sáng ngày 13 tháng 11, cụ mất. Trước giây phút cuối cùng, cụ mở mắt ngó quanh chư tướng, hình như muốn nói gì nữa, nhưng hết hơi rồi không nói được nữa, chỉ thấy hai bên khoé mắt ứa luỵ, rồi thì nhắm luôn. Linh hồn thênh thang lên trên thế giới những anh hùng nghĩa sĩ cổ kim đông tây vì việc nước nhà hy sinh, không kể thành công hay là thất bại. Cụ hưởng thọ 49 tuổi..."

Ảnh đại diện

Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du): Bản dịch của Nguyễn Quảng Tuân

Tây Hồ vườn cảnh thảy hoang vu,
Riêng viếng bên song sách một tờ.
Nhan sắc có thần thương lúc mất,
Văn chương vô mệnh tội phần dư.
Cổ kim mối hận trời khôn hỏi,
Phong vận niềm oan khách khó trừ.
Ba trăm năm lẻ sau này nhỉ,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?


Tham khảo: Nguyễn Quảng Tuân, “Trong kỳ đi sứ Trung Quốc Nguyễn Du có tới Hàng Châu không?”, Hồn Việt, số 63, 10/2012
Ảnh đại diện

Phụng hoạ ngự chế “Tư gia tướng sĩ” thi (Thân Nhân Trung): Bản dịch của Bùi Văn Nguyên

Chung, riêng trọn vẹn có ai chăng?
Thương kẻ sầu riêng trước kính soi.
Chí lớn ruổi rong ngang dọc bấy,
Lòng riêng não ruột biệt ly dài.
Tin nhạn một chữ nhà không thấy,
Mộng bướm ba canh giấc chẳng say.
Oanh hạc lìa đôi im tiếng hót,
Tài trai vì nước chí cao bay.

Ảnh đại diện

Dương phụ hành (Cao Bá Quát): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Thiếu phụ Tây Dương, áo như tuyết
Tựa vai chồng, dưới nguyệt đêm thanh
Nhìn đèn sáng bên thuyền Nam
Kề vai níu áo, ríu ran chuyện trò
Tay cầm chén sữa to, uể oải
Đêm lạnh sao chịu mãi gió khơi
Nghiêng mình đòi nâng dậy ngồi
Biết đâu thuyền khách có người biệt ly!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tống Vũ Văn Lục (Thường Kiến): Bản dịch của (Không rõ)

Thuỳ dương lồng bóng suối long lanh,
Gió thoảng rừng cây phất nhẹ cành.
Giang Bắc giờ đây còn đã thế,
Giang Nam sầu biệt, xiết bao tình.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Kim Lăng ngũ đề - Ô Y hạng (Lưu Vũ Tích): Bản dịch của Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản

Chu Tước bên cầu hoa cỏ tươi,
Ô Y ngõ cũ bóng tà soi.
Yến xưa làm tổ lầu Vương Tạ,
Nay đến nhà dân ríu rít rồi.

Ảnh đại diện

Tảo (Hồ Chí Minh): Về người dịch bài thơ "Tảo 早" của Bác Hồ

Xin đề nghị các bạn thêm tên người dịch của bài thứ nhất là Nam Trân. Tên người dịch bài thứ hai là Nam Trân - Xuân Thuỷ.


Nguồn: Viện Văn học, Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù. Nhật ký trong tù (bản dịch trọn vẹn), NXB Giáo dục, 2003.
Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Nguyễn Du): Lưu Sinh hay Lư Sinh?

Trong câu 3 bản dịch của Thiềng Đức, TV chép là: "Giấc mộng Lưu Sinh mơ thấy dáng". Theo mình, phải sửa lại là:
Giấc mộng Lư Sinh mơ thấy dáng.

Ảnh đại diện

Thướng sơn (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Nguyễn Thế Nữu

Ngày hăm tư, tháng sáu,
Lên đến ngọn núi này.
Thấy gần mặt trời đỏ,
Bờ trước, một nhành mai!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Thướng sơn (Hồ Chí Minh): Thướng sơn

Mình cho rằng nên sửa lại phần phiên âm đầu bài là "Thướng sơn".

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: