浪淘沙其四

借問江潮與海水,
何似君情與妾心。
相恨不如潮有信,
相思始覺海非深。

 

Lãng đào sa kỳ 4

Tá vấn giang triều dữ hải thủy,
Hà tự quân tình dữ thiếp tâm.
Tương hận bất như triều hữu tín,
Tương tư thủy giác hải phi thâm.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của kimthoty @www.tvvn.org

Hỏi thăm nước biển triều sông
Tình chàng ý thiếp có cùng thế chăng
Hận tình người đã không bằng
Vì đi, sóng sẽ mon men quay về.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thầy Trần Văn Phò

Bản dịch đó đọc kì kì, thầy em dịch như sau:
"Xin hỏi triều sông và sóng biển
Sao như lòng thiếp với tình anh
Tương hận chẳng như triều đúng hẹn
Tương tư mới biết biển không sâu."

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thầy Phò vs. Kimthoty

Tại hạ xin có đôi nhời thô thiển thế này, cái bản dịch của thầy Phò, của cô nương, tiếc thay lại không đạt ở câu 2. Nói thế, ấy là bởi tại hạ thấy thứ tự sự vật được đối chiếu đã bị thay đổi, hoặc là thầy Phò đã vô ý vô tứ quên béng mất đi. Tức là, theo ngụ ý ở đây thì “quân tình” đối với “giang triều”, “thiếp tâm” đối với “hải thủy”. Khó tính hơn nữa, thứ tự từ “tình quân”, “giang triều” tới “thiếp tâm”, “hải thủy” cũng không nên thay đổi…

Tại hạ cũng đồng ý cả cô nương ở chỗ là bản dịch của kimthoty khá là kỳ kỳ ở cặp câu 3,4. Câu 3 thì dịch chẳng giống nguyên bản, và tối nghĩa. Câu 4 thì hình như đã được dịch theo cáí hiểu, cái suy rộng ra của người dịch, tức là cũng không sát với nguyên bản nữa. Thơ văn đôi khi đa nghĩa, phần nào do cách dụng ngôn cô đọng, cho nên nếu người đọc không hiểu kĩ, không suy rộng ra khỏi cái nghĩa của mặt chữ thì e là câu thơ có khi thành tối nghĩa…

Tại hạ lấy ví dụ như câu ba trong nguyên bản này. Nếu bê nguyên xi nghĩa của câu thơ gốc thì nó là “Tương hận chẳng (được) như triều đúng hẹn”, giống y như cách dịch của thầy Phò. Nhưng cái gì ở đây chẳng như “triều đúng hẹn”, không nhẽ chính là cái nỗi giận hờn nhau? Có thể lắm, tại hạ chẳng có lý gì để phủ nhận cách hiểu như thế cả. Nhưng theo cảm quan của tại hạ, và cũng theo cách mà các sự vật đã được tỉ dụ ở cặp câu 1,2, thì câu ba có thể hiểu rộng ra là “Hận nhau vì tình chàng chẳng được như triều đúng hẹn”. Thế thì tại hạ có nên dịch thơ theo như cách hiểu rộng ra của mình, hay là nên bám sát nguyên bản? Thiết nghĩ, đây là một câu hỏi hay mà mong là vào dịp khác tại hạ sẽ bàn luận với cô nương sau.

Còn dưới đây, tại hạ xin dịch lấy một bản để gửi tặng tới cô nương:

Xin hỏi: triều sông cùng nước bể,
Tình chàng ý thiếp khác chi đâu?
Oán hờn chẳng được triều y hẹn,
Thương nhớ thì hay bể kém sâu.

Pang De.


Thăng Long một ngày mùa thu lạnh lẽo, năm 2010.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thầy Phò

Chữ "oán hờn" trong bản dịch của bác quá nhẹ so với ý tác giả. Thiết nghĩ nên để lại cậu của Thầy Phò là chuẩn nhất. Xin tiếp thu ý kiến cho bản dịch câu 1 và 2. Câu 3 và 4 thì bản dịch của bác cũng chưa đến. VD nhé:
Oán hờn vs Tương hận: đây là giữ lại chữ của tác giả, ý nghĩa biểu đạt hơn nhiều.
Thương nhớ vs Tương tư: từ tương tư mà chỉ còn có thương nhớ, thương nhớ gì? Thương nhớ quê hương thì sao? Câu của bác tối nghĩa mất rồi.
--> Bản của bác hỏng cả hai câu 3 và 4.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Về bắt bẻ của ilovekazehikaru

Tại hạ xin tiếp thu ý kiến. Từ "oán hận" sẽ sửa thành "hận nhau", như thế là sát nghĩa với "tương hận". Từ "nhớ thương" thì sẽ giữ nguyên, bởi dựa vào ngữ cảnh thì ai cũng có thể thấy ngay ở đây là trai gái nhớ thương nhau, cho nên bắt bẻ của cô nương là không hợp tình hợp lý chút nào. Về mặt chuyển nghĩa, thì giải pháp để nguyên từ "tương tư" là đạt nhất, và đây cũng là từ Hán Việt ai cũng biết. Nhưng do tại hạ dịch thơ theo thể luật, nên do yêu cầu về thanh âm mà không để thế được.

Tại hạ đăng bản dịch lại bên dưới đây, xin mời cô nương thưởng lãm!

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Pang De

Xin hỏi: triều sông cùng nước bể,
Tình chàng ý thiếp khác chi đâu?
Hận nhau chẳng được triều y hẹn,
Thương nhớ thì hay bể kém sâu.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Hỏi thăm nước biển với triều sông
Có tựa tình chàng ý thiếp không
Hận nỗi chẳng như con nước lớn
Tương tư mới biết nước triều nông

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Nước biển, thuỷ triều sông xin hỏi
Có tựa tâm em mỗi tình ông?
Hận người chẳng tín bằng sông
Nhớ người mới biết biển không sâu bằng.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hỏi thăm sóng biển triều sông,
Tình chàng ý thiếp biết lòng có thông.
Hận nhau chẳng như triều dâng,
Tương tư mới biết biển lòng không sâu.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hỏi thăm sóng biển với triều sông,
Ý thiếp tình chàng biết có thông.
Hận nỗi chẳng tin như nước lớn,
Tương tư mới biết biển triều nông.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối