Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 18/03/2007 17:05 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 27/02/2009 07:41 bởi
hongha83 Tô Đĩnh 蘇頲 (670-727) tự Đình Thạc 廷碩, người Tây An, Ung Châu đời Đường, con của quan Trung thư môn hạ Tô Nhượng, quê ở Vũ Công. Ông thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, liếc mắt qua đã hiểu nghĩa nghìn dòng, sở trường về lối văn chế cáo và phú tụng, có bạn đồng liêu với Tô Nhượng là Vi Tự được thăng chức Trung thư xá nhân. Tô Nhượng làm bài quan cáo, Tô Đĩnh làm bài từ, Tiết Tắc viết, thiên hạ gọi là Tam kỳ tuyệt. Chu Ngạn Vân là đạo sĩ ở quán Đông Minh để kỷ niệm công đức Tôn sư. Chu đến nói với Tô Nhượng: Tôi muốn làm một việc lưu lại đời sau, dám phiền đại nhân cho các quý công tử giúp sức. Xin cậu Năm (Tô Đĩnh) làm văn bia, cậu Sáu viết, cậu Bảy khắc vào đá. Tô Nhượng mỉm cười thầm phục đạo sĩ là người biết, bèn sai các con làm theo ngay.
Tô Đĩnh đỗ tiến sĩ cuối đời Vũ Hậu (680-705), lại đỗ khoa Hiền lương phuơng chính, làm Giám sát Ngự sử kiêm Cấp sự trung. Tính cần kiệm, làm quan được bổng lộc đều chia cho anh em họ hàng. Khi vua Huyền Tông lên ngôi, thăng Tu văn quán Học sĩ Trung thư xá nhân, gia Tri chế cáo. Tô cùng quan Hàn lam Lý Nghệ làm trong điện Thái Cực văn thư như rừng, hai người kiểm soát các việc lớn nhỏ không hề bao giờ sai nhầm. Vua bảo với thị thần: Đời tiên đế, Tô Vị Đạo và Lý Kiệu nổi tiếng ở văn đàn, đương thời gọi là Tô Lý. Nay trẫm có Tô Đĩnh và Lý Nghệ giúp việc văn thư, thật không lo xấu hổ với tiên đế. Những chiếu sắc Tô thảo, vua đều sai thị thần cất vào Bí thư các để làm khán bản. Năm Khai Nguyên thứ 4 (716) Tô Đĩnh được thăng Tử Vi Hoàng môn Bình chương sự (Tể tướng) Lễ bộ Thượng thư, phong Hứa quốc công. Văn chương của ông tề danh với Yên quốc công Trương Thuyết, đời khen là Yên Hứa đại thủ bút. Khi mất, thuỵ của ông là Văn Hiến. Tác phẩm còn lưu lại Văn tập 16 quyển.
Tô Đĩnh 蘇頲 (670-727) tự Đình Thạc 廷碩, người Tây An, Ung Châu đời Đường, con của quan Trung thư môn hạ Tô Nhượng, quê ở Vũ Công. Ông thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, liếc mắt qua đã hiểu nghĩa nghìn dòng, sở trường về lối văn chế cáo và phú tụng, có bạn đồng liêu với Tô Nhượng là Vi Tự được thăng chức Trung thư xá nhân. Tô Nhượng làm bài quan cáo, Tô Đĩnh làm bài từ, Tiết Tắc viết, thiên hạ gọi là Tam kỳ tuyệt. Chu Ngạn Vân là đạo sĩ ở quán Đông Minh để kỷ niệm công đức Tôn sư. Chu đến nói với Tô Nhượng: Tôi muốn làm một việc lưu lại đời sau, dám phiền đại nhân cho các quý công tử giúp sức. Xin cậu Năm (Tô Đĩnh) làm văn bia, cậu Sáu viết, cậu Bảy khắc vào đá. Tô Nhượng mỉm cười thầm phục đạo sĩ là người biết, bèn sai các con làm theo ngay.
Tô Đĩnh đỗ tiến sĩ cuối đời Vũ Hậu (680-705), lại đỗ…