Tạo ngày 09/09/2018 23:04 bởi
Vanachi Nguyễn Đức Vân sinh năm 1900. Ông nội là Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan tới chức hành tẩu, từng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, có công lớn với dân làng nên được dân làng lập đền thờ sống. Cha là Nguyễn Đức Công (tức Hoàng Trọng Mậu), từng đậu đầu xứ, nhưng đã bỏ chốn khoa trường để dấn thân cứu quốc, tham gia phong trào Đông Du - Việt Nam Quang phục Hội, được vua Duy Tân mật phong Tổng tư lệnh nghĩa quân, sau bị thực dân Anh bắt giao cho thực dân Pháp đem về nước kết án xử bắn cùng một lúc và chôn chung một hố với người đồng hương đồng chí là Nguyễn Thúc Đường.
Ông Vân là con thứ hai trong gia đình bốn người con trai. Anh trai ông cũng qua đời trong phong trào Đội Quyên, Đội Phấn. Bản thân ông, do gia sản bị tịch thu hết lần này đến lượt khác, nên phải nghỉ học ở nhà làm ruộng, nhường phần đến trường cho em út. Học vấn của ông chủ yếu là do tự học mà thành. Ông là cha của nhà thơ Anh Ngọc.
Về Pháp văn, ông thuộc nằm lòng Từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký. Về Hán văn, do có một thời gian vào sống hầu Phan Bội Châu ở Bến Ngự, nên chắc chắn ông cũng đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của tác giả “Khổng học đăng”, để từ đó, sở đắc một vốn Hán học uyên thâm. Năm 1944, ông tham gia phong trào Việt Minh ở Nghệ An.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Phúc Lộc (bấy giờ bao gồm bốn xã Nghi Trung, Nghi Liên, Nghi Diên, Nghi Vạn), sau vài năm lại được điều lên làm uỷ viên uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Nghi Lộc. Năm 1959, ông xin chuyển ra công tác tại bộ phận Hán Nôm của Ban Cổ cận thuộc Viện Văn học vừa được thành lập, yên tâm dồn sở học của mình vào công việc của một nhà sưu tầm và dịch thuật văn học cổ cho đến khi qua đời năm 1974.
Nguyễn Đức Vân sinh năm 1900. Ông nội là Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan tới chức hành tẩu, từng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương, có công lớn với dân làng nên được dân làng lập đền thờ sống. Cha là Nguyễn Đức Công (tức Hoàng Trọng Mậu), từng đậu đầu xứ, nhưng đã bỏ chốn khoa trường để dấn thân cứu quốc, tham gia phong trào Đông Du - Việt Nam Quang phục Hội, được vua Duy Tân mật phong Tổng tư lệnh nghĩa quân, sau bị thực dân Anh bắt giao cho thực dân Pháp đem về nước kết án xử bắn cùng một lúc và chôn chung một hố với người đồng hương đồng chí là Nguyễn Thúc Đường.
Ông Vân là con thứ hai trong gia đình bốn người con trai. Anh trai ông cũng qua đời trong phong trào Đội Quyên, Đội Phấn. Bản thân ông, do gia sản bị tịch thu hết lần này đến lượt khác, nên phải nghỉ học ở nhà làm…
- Bình Nùng chiếu (Lý Thái Tông)
- Cảm tác kỳ 4 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Cảm thuật kỳ 1 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Cảnh tinh phú (Đào Sư Tích)
- Cáo nạn biểu (Bùi Bá Kỳ)
- Cần Chính lâu phú (Nguyễn Pháp)
- Chân tính (Đại Xả thiền sư)
- Cửu nguyệt tam thập nhật dạ hữu cảm (Trần Nguyên Đán)
- Diệp mã nhi phú (Đoàn Xuân Lôi)
- Đại nhân khánh Mạc bản quản sinh nhật (Phạm Nhữ Dực)
- Đề Nguyệt Giản Đạo Lục thái cực chi Quan Diệu đường (Trần Nguyên Đán)
- Đề Quan lỗ bạ thi tập hậu (Trần Nguyên Đán)
- Đoan ngọ (Phạm Nhữ Dực)
- Độc Thuý Kiều truyện cảm tác (Nguyễn Xuân Ôn)
- Đông nhật thuật hoài (Nguyễn Xuân Ôn)
- Hạ kinh triệu doãn Nguyễn Công vi Vân Đồn kinh lược sứ (Nguyễn Phi Khanh)
- Hạ Lư phán quan tăng trật phục nhậm Nam Sách châu (Phạm Nhữ Dực)
- Hoạ Hồng Châu kiểm chính vận (Trần Nguyên Đán)
- Hồ thành hoài cổ (Nguyễn Xuân Ôn)
- Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận dĩ tặng kỳ 1 (Nguyễn Phi Khanh)
- Hồng Châu kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phục dụng kỳ vận dĩ tặng kỳ 2 (Nguyễn Phi Khanh)
- Hồng Châu phúc tiền vận, phục ký đáp chi (Nguyễn Phi Khanh)
- Hưu hướng Như Lai (Quảng Nghiêm thiền sư)
- Khai Nghiêm tự bi ký (Trương Hán Siêu)
- Ký Quách huyện thừa (Phạm Nhữ Dực)
- Ký tặng Nhị Khê kiểm chính Nguyễn Ứng Long (Trần Nguyên Đán)
- Lâm chung di chiếu (Lý Nhân Tông)
- Liên Đình nhã tập (Phạm Nhữ Dực)
- Nam Ông mộng lục tự (Hồ Nguyên Trừng)
- Phong quần ngẫu đối (Nguyễn Xuân Ôn)
- Phỏng Thanh Đàm công tiêu tức bất kiến bi thuật (Nguyễn Xuân Ôn)
- Phụng tiễn Xu Phủ tây chinh hành quân đô tổng quản Lê công (Trần Nguyên Đán)
- Quách Châu phán quan hồi kinh, tống quan đới, thư trật, dược tài, tẩu bút tạ chi (Phạm Nhữ Dực)
- Quốc thương (Khuất Nguyên)
- Sơn trung khiển hứng (Trần Nguyên Đán)
- Tầm Mai kiều ngoạn nguyệt (Phạm Nhữ Dực)
- Tâm thống thị chúng (Thường Chiếu thiền sư)
- Tẩu dĩ đa sự, vị tức bồi Côn Sơn du, cảm niệm chi thâm, nhân thành bát cú luật nhị thủ, nhất dĩ tụng miếu đường chi hạ nhi hữu nhàn thích chi thú, nhất dĩ tả hung hoài chi tố nhi bá ca vịnh chi thanh, nhân lục trình Thanh Hư động chủ kỳ 2 (Nguyễn Phi Khanh)
- Thất tịch (Nguyễn Xuân Ôn)
- Thị tịch (Pháp Loa thiền sư)
- Thị tịch kệ - Sinh lão bệnh tử (Diệu Nhân ni sư)
- Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ)
- Thiện vị chiếu (Khuyết danh Việt Nam)
- Thuật hoài (Nguyễn Xuân Ôn)
- Thuật hoài kỳ 1 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Thuật hoài kỳ 2 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Thuật hoài kỳ 3 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Thuật hoài kỳ 5 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Tống kinh sư doãn Nguyễn công vi Hành doanh chiêu thảo sứ (Nguyễn Phi Khanh)
- Truy tán Sùng Phạm thiền sư (Lý Nhân Tông)
- Truy tán Vạn Hạnh thiền sư (Lý Nhân Tông)
- Tửu hứng (Nguyễn Xuân Ôn)
- Vũ Kỳ sơn kỳ 1 (Nguyễn Xuân Ôn)
- Xá thuế chiếu (Lý Thái Tông)
- Xuân trú (Nguyễn Trung Ngạn)