Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 25/05/2006 17:24 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 02/08/2008 01:39 bởi
Vanachi Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284).
Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm.
Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật giáo trong nước thời bấy giờ. Ông đã có công khai sáng nhiều danh thắng lớn như viện Quỳnh Lâm, chùa Thanh Mai,... đồng thời trông coi việc tu sửa nhiều chùa, viện khác. Ông cũng thường được mời giảng các kinh Hoa nghiêm, Viên giác, Tuyết đậu ngữ lục, Đại tuệ ngữ lục, Thượng sĩ ngữ lục (của Trần Tung) và Thiền lâm thiết chuỷ ngữ lục (của Trần Nhân Tông). Các vua nhà Trần rất tôn trọng ông. Hoạt động Phật giáo của ông lôi cuốn được sự hưởng ứng của rất đông vương hầu, công chúa. Vua Trần Anh Tông đã tặng ông tên hiệu Phổ Tuệ Tôn giả và trong thư từ trao đổi với ông, nhà vua thường tự xưng là đệ tử. Pháp Loa còn nhận trọng trách san dịch, biên tập và in ấn nhiều kinh sách, kể cả tác phẩm của các vị thầy như Thượng sĩ ngữ lục hay Thạch thất mỵ ngữ (của Trần Nhân Tông)... Nhờ đó, ông đã có điều kiện viết chú sớ cho nhiều bộ kinh, như Kim cương trường đà-la-ni khoa chú, Niết bàn đại kinh khoa sở... cũng như soạn một số bộ sách hướng dẫn việc tu hành, như Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập...
Ông mất ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai hựu thứ hai (22-3-1330).
Tác phẩm: Pháp Loa ít sáng tác thơ, hiện chỉ còn 3 bài. Tác phẩm chính của ông, như nói ở trên, là những sách ghi chú, thuyết giảng về thiền học, trong đó có những cuốn khá nổi tiếng, chẳng hạn Đoạn sách lục, Tham thiền chỉ yếu... ngày nay đều đã mất. Tuy nhiên, trong Tam tổ thực lục; A.786, sau phần tiểu truyện Pháp Loa, có in thêm một phần Thiền đạo yếu học, gồm 4 bài luận thuyết và một đoạn ngữ lục, xét kỹ nội dung có vẻ là những chương còn sót lại của tác phẩm Tham thiền chỉ yếu, và lâu nay vẫn được các nhà nghiên cứu mặc nhận là của Pháp Loa. Khác hẳn lối văn giảng thuyết của Trần Thái Tông rất giàu hình ảnh, đây là những đề cương ngắn gọn, cô đúc, nhưng lập luận chặt chẽ và có sức khái quát.
Pháp Loa thiền sư 法螺禪師 (1284-1330) tên thật là Đồng Kiên Cương 同堅剛, người hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp thân (23-5-1284).
Từ nhỏ đã rất thông minh và ham thích học đạo Phật. Khoảng năm Hưng Long thứ mười hai (1304), Trần Nhân Tông, bấy giờ đã là lãnh tụ của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đến du ngoạn ở châu Nam Sách. Kiên Cương tình cờ được tiếp kiến, bèn xin Nhân Tông cho theo học đạo. Nhân Tông vui vẻ thu nhận và đặt tên cho ông là Thiện Lai để kỷ niệm cuộc gặp gỡ này. Về sau Thiện Lai trở thành một học trò xuất sắc, và đến năm 1308 thì được Nhân Tông đổi tên là Pháp Loa và trao y bát, trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm.
Pháp Loa là người vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật…