Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 13/08/2006 16:42 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 14/03/2007 14:29 bởi
Vanachi Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)
Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là “lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con” (dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), danh tiếng cao khiết của ông vang dội khắp thiên hạ, biết bao cao sĩ danh tăng đến xin yết kiến. Ông cùng với các danh sĩ như Phạm Trọng Yêm, Mai Nghiêu Thần, Cửu Tăng thường cùng nhau xướng hoạ.
Lâm Bô suốt đời sống thanh bạch, mất năm 62 tuổi, được phong tên thuỵ là Hoà Tịnh tiên sinh 和靖先生. Danh thần trong triều Tống Nhân Tông là Từ Tịnh, lúc thiếu thời có duyên đến Hàng châu gặp được Lâm Bô, vì quá hâm mộ cao phong của ông, nên mới đổi tên là Tịnh. Thơ ông phần lớn đều bị thất lạc. người sau gom được khoảng 300 bài. Thơ ông phần lớn thường vịnh cảnh Tây Hồ, nhưng được truyền tụng thiên cổ vẫn là bài Mai hoa.
Mộ của ông nằm ở Cô Sơn, phía đông Phóng hạc đình, nhìn ra Tây Hồ. Hằng năm, những thi nhân khắp Trung Quốc vẫn thường về viếng mộ. Giá trị nhân bản của một thi nhân đích thực, trọn đời sống ẩn dật không giáo thiệp với đời, đã được lịch sử sàng lọc để trở thành bất tử, mà không cần có sự can thiệp của bất kỳ một thế lực nào. Chỉ khi nào nhân cách thanh cao của những người áo vải ẩn cư như thế được xã hội thực sự trân trọng, thì đạo lý của thế tục mới có thể được cứu vãn khỏi nguy cơ bị suy đồi.
Có lẽ nói đến Tây Hồ là nói đến hoa mai, và nói đến hoa mai ở Tây Hồ là nói đến ngọn Cô Sơn, nên trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung đã dựa vào phong cảnh Tây Hồ để bố trí nên toà Cô Sơn Mai Trang của nhóm Giang Nam tứ hữu, làm nơi giam cầm cựu giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo là Nhậm Ngã Hành. Bốn nhân vật tài hoa này thoái ẩn giang hồ để làm người canh giữ tên trọng phạm giữa phong cảnh thơ mộng xứ Hàng Châu.
Lâm Bô 林逋 (967-1028) tự Quân Phục 君復, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: “Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ.” (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)
Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là “lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con” (dĩ mai vi thê, dĩ hạc…