Thơ » Trung Quốc » Nguyên » Lý Khiêm
Đăng bởi Vanachi vào 05/11/2018 13:00
至元十五年,安南國王上表,托以鄰境侵虞,不克躬覲。王歿,世子不請命而自立。
朝廷議遣使而難其人。適金齒安撫使柴公莊卿自雲南至,大臣薦其材,上召問。其父兄皆舊臣,且辭意慷愾,熟彼風土,即日拜禮部尚書奉使,仍賜銀、衣、弓矢、鞍馬,以寵其行。莊卿至安南,且宣上意,開諭再三,執迷不悟,卒無來意。莊卿歸,上言不忍加兵,詔諭冀一來。三年三往返。是歲入覲者陳遺愛,國王之弟、世子之叔父也。
上曰:「世子拒命,國人何罪焉!宜以遺愛為主,以撫綏其民。」乃授冊命。仍授莊卿宣慰使、都元帥,將兵衛送遺愛還國。將行,翰林諸公皆作詩送之。仆承乏翰林,凡詔書申諭表章,上來者皆與聞之;遂為之敘其事而贈之言曰:自古非有才之難,而擇才之不易。今主上知莊卿純茂辯給,弘毅博洽,足以任重致遠,使於四方,不辱君命;故寄之以閫外,委之以絕域,凡師旅之事,得以專製之。而又以振文李公為之貳、丕貳李君讚其幕,其擇材也審矣!
莊卿行,其無負聖天子選任之意,其無愧諸公期望之辭,撫循招輯,實在茲行。餘數日候公於都門之外而賀曰:「終軍、陸賈,勿專美於前矣!」
至元十八年十一月日。
Chí Nguyên thập ngũ niên, An Nam quốc vương thướng biểu, thác dĩ lân cảnh xâm ngu, bất khắc cung cận. Vương một, thế tử bất thỉnh mệnh nhi tự lập.
Triều đình nghị khiển sứ nhi nan kỳ nhân. Thích kim xỉ An phủ sứ Sài công Trang Khanh tự Vân Nam chí, đại thần tiến kỳ tài, thượng triệu vấn. Kỳ phụ huynh giai cựu thần, thả từ ý khảng hy, thục bỉ phong thổ, tức nhật bái Lễ bộ thượng thư phụng sứ, nhưng tứ ngân, y, cung thi, yên mã, dĩ sủng kỳ hành. Trang Khanh chí An Nam, thả tuyên thượng ý, khai dụ tái tam, chấp mê bất ngộ, tốt vô lai ý. Trang Khanh quy, thượng ngôn bất nhẫn gia binh, chiếu dụ ký nhất lai. Tam niên tam vãng phản. Thị tuế nhập cận giả Trần Di Ái, quốc vương chi đệ, thế tử chi thúc phụ dã.
Thượng viết: “Thế tử cự mệnh, quốc nhân hà tội yên! Nghi dĩ Di Ái vy chúa, dĩ phủ tuy kỳ dân.” Nãi thụ sách mệnh. Nhưng thụ Trang Khanh tuyên uỷ sứ, đô nguyên suý, tương binh vệ tống Di Ái hoàn quốc. Tướng hành, Hàn Lâm chư công giai tác thi tống chi. Bộc thừa phạp Hàn Lâm, phàm chiếu thư thân dụ biểu chương, thượng lai giả giai dữ văn chi; toại vy chi tự kỳ sự nhi tặng chi ngôn viết: “Tự cổ phi hữu tài chi nan, nhi trạch tài chi bất dị. Kim chúa thượng tri trang khanh thuần mậu biện cấp, hoằng nghị bác hợp, túc dĩ nhậm trọng trí viễn, sứ ư tứ phương, bất nhục quân mệnh; cố ký chi dĩ khổn ngoại, uỷ chi dĩ tuyệt vực, phàm sư lữ chi sự, đắc dĩ chuyên chế chi. Nhi hựu dĩ Chấn Văn Lý Công vi chi nhị, Phi Nhị Lý Quân tán kỳ mán, kỳ trạch tài dã thẩm hỹ!”
Trang Khanh hành, kỳ vô phụ thánh thiên tử tuyển nhậm chi ý, kỳ vô quý chư công kỳ vọng chi từ, phủ tuần chiêu tập, thực tại tư hành. Dư sổ nhật hậu công ư đô môn chi ngoại nhi hạ viết: “Chung quân, lục giả, vật chuyên mỹ ư tiền hỹ!”
Chí Nguyên thập bát niên thập nhất nguyệt nhật.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 05/11/2018 13:00
Năm Chí Nguyên thứ 15 (1278), An Nam quốc vương dâng biểu thác cớ vì bận lo đề phòng nước láng giềng xâm lấn, không thể vào triều kiến. Quốc vương mất, Thế tử tự lập, không chờ xin mệnh lệnh Thiên tử.
Triều đình bàn khiến sứ, nhưng khó chọn người. Vừa gặp An phủ sứ Kim sỉ Sài Trang Khanh, từ Vân Nam về, các đại thần đều tiến cử tài của ông. Vua vời vào hỏi, biết rằng phụ huynh của Sài công đều là tôi cũ của triều đình, và Sài công tâu đối, lời ý khẳng khái, thông thạo phong thổ An Nam. Tức thì vua gia phong làm Lễ bộ thượng thư; khiến đi sứ, ban cho áo gấm, cung tên, yên ngựa, để cho cuộc hành trình thêm phần vẻ vang. Trang Khanh đến An Nam, tuyên ý chỉ nhà vua, khuyên dụ hai ba lần, nhưng quốc vương chấp nệ, chẳng tỉnh ngộ, rốt cuộc không có ý muốn lai triều. Trang Khanh trở về, Hoàng thượng chẳng nỡ gia binh, xuống chiếu dụ mong vua An Nam lai triều, Trang Khanh trong ba năm ba lần qua lại. Năm ấy người vào chầu là Trần Di Ái, em của quốc vương và chú của Thế tử hiện
nay.
Hoàng thượng bảo rằng: “Đó là Thế tử trái mệnh, chứ người nước ấy nào có tội gì, nên cho Di Ái làm vua để yên vỗ dân”, bèn ban sách mệnh cho Trang Khanh làm chức Tuyên uý sứ Đô nguyên soái, đem binh hộ tống Di Ái về nước. Lúc sắp đi, các quan Hàn Lâm viện đều làm thơ tống tiễn. Tôi may được dự một chức trong Viện Hàn Lâm thường những chiếu dụ, biểu chương, đều có dự nghe, bèn thuật lại công việc và kính tặng mấy lời như sau: “Từ xưa chẳng phải có nhân tài là khó, mà chọn nhân tài mới là việc không phải dễ dàng. Nay chúa thượng biết Trang Khanh là người thuần hậu, lanh lợi, học rộng biết nhiều, đủ sức đảm nhận trọng trách; đi sứ bốn phương, không nhục mệnh nhà vua, cho nên ký thác việc biên thuỳ, uỷ nhiệm sứ mệnh ở nơi tuyệt vực, phàm các việc quân lữ, đều được tự ý điều khiển, lại lấy Chấn Văn Lý Công làm tá nhị, Phi Nhị Lý Quân làm tham tán, chọn tài như vậy, thực là tinh tế.”
Trang Khanh hãy đi cho khỏi phụ ý lựa chọn của thánh Thiên tử, khỏi phụ lòng kỳ vọng của hàng công khanh, chiêu dụ vỗ yên, chính do ở chuyến đi nầy. Vài hôm nữa, tôi sẽ đón chờ hiền công ở ngoài cửa đô môn mà mừng rằng: “Chung Quân, Lục Giả không chuyên chiếm tiếng tốt ở ngày xưa”.
Ngày tháng 11 năm Chí Nguyên thứ 18 (1281).