Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

lãng du

Tường Thụy đã viết:
@ langdu:
Mình chỉ so sánh với lối viết chuẩn. Dù quen tiếng địa phương thì khi viết buộc phải theo lối viết chuẩn (còn TT đây thì không dám bắt, tuỳ thôi)
Như quê nhà mình hay nói l thành n, s thành th, nh thành t, tr thành t ...
Tháng thớm tôi ra bờ thông, tông thang bên kia, thấy cái gì tòn tòn, tăng tắng, tôi tưởng quả tứng, bèn thắn quần nội thang, hoá ra là mảnh thành thứ.
Đó là ngôn ngữ quê mình, bạn nào dịch thử xem =))


Vậy đích thị quê nhà anh Tường Thuỵ ở Thái Lọ rồi.

Cả nàng cả xã lói ngọng, chỉ có mỗi em Thiên Nga nà lói thõi thôi ậ! Hix, Thiên Nga ơi, em đã lói nà em không xa anh nhưng sao em nại nơ nà anh đi. Hix!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

lãng du đã viết:

Cammy đọc lại đoạn mình viết. Mình chỉ nêu lên vấn đề, một thực trạng, nguồn gốc  ( 1 trong những nguyên nhân )của việc mắc lỗi chính tả  chứ mình không đưa  ra chính kiến 'đổ lỗi' cũng như 'bỏ qua' như bạn đã chụp mũ cho bài viết của mình. Thế nhé.

Mà cái CON CHÁU NHÀ TÀU TƯỞNG của Cammy chỗ ni :

'chỉ cần nói đến người miền Bắc, tưởng như là họ nói tiếng toàn dân'
- không đúng đâu nha. Không có 'tiếng toàn dân' mà chỉ có 'tiếng phổ thông'. Người miền Bắc: Hà Nam Ninh cũ,Ninh Bình,  Thái Lọ nhà Thiên Nga, Hà Bắc, dân các huyện thuộc Hà Tây cũ, vv...vv đều có tiếng nói địa phương và mình biết dân nói ngọng n, l là Hà Bắc, Hà Nam Ninh, tiếng chuẩn  là tiếng Hà Nội. Tuy vậy, âm 'TR' của người Hà Nội vẫn không thể chuẩn xác bằng âm 'TR' của các tỉnh miền trong.
Ai bảo với bạn là không có "tiếng toàn dân" hay "từ toàn dân" nào? Mình không thích dùng từ "chuẩn" bởi theo mình, chuẩn mực chỉ có trong lý thuyết chứ thực tế khó mà đạt đến mức đó lắm! "Tiếng toàn dân" mình đã được học từ khi học tiếng Việt trên ghế nhà trường rồi, chỉ không nhớ là ở lớp nào thôi! Mong bạn trước khi sửa lỗi cho người khác thì nên để ý và tra cứu lại xem cái lỗi mà mình sửa có đúng không.

Thêm nữa, cách trình bày của bạn cũng không đúng với "quy chuẩn" của chính tả tiếng Việt đấy!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Tiếng Việt nhà mình quả là rắc rối. Cũng y như con người Việt nam vậy, cũng rắc rối không kém. Mình yêu tiếng Việt, yêu con người Việt nam, yêu tất cả những gì liên quan đến Việt nam. Nhưng cái gì hầu như cũng rắc ra rắc rối, không đơn giản.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Khi đọc các nghiên cứu về ngôn ngữ của bất kỳ 1 dân tộc nào, chúng ta  gặp các cụm từ 'tiếng phổ thông' , , 'tiếng địa phương','tiếng dân tộc' là những cụm từ chuyên môn.

Trong đó,'tiếng địa phương' là tiếng phổ thông có điểm khác về âm, ngữ điệu và một số từ có nghĩa đặc thù của địa phương đó. Ví dụ, ở quê tôi, cái bát ăn cơm = cái đọi. Đầu gối =  trục gúi. 'Không' ='Nỏ' , 'chơi = nhởi' vv... vv...

Tiếng Hà Nội là một thứ tiếng địa phương đạt tới mức chuẩn nhất, dẫu nó còn 1 số khiếm khuyết chưa chuẩn như âm TR, âm s, âm r. Song, những âm này bị sai lệch là do THÓI QUEN của số đông.

Tiếng phổ thông là thứ tiếng được dùng cho toàn dân,là thứ tiếng được dùng để làm chuẩn cho sự giao tiếp trong xã hội.  Việc ai đó sử dụng tiếng phổ thông có chuẩn hay không thì đó là do khả năng và trình độ của người đó về ngôn ngữ. Tiếng Hà Nội vẫn được các nhà nghiên cứu khẳng định và được xã hội thừa nhận là thứ tiếng chuẩn nhất của Tiếng Việt.

xin lỗi , tôi chưa hề được  biết đến cụm từ ' tiếng toàn dân' như 1 từ chuyên môn về ngôn ngữ.

Tôi cũng là người biết mình biết người nên không cảm thấy hề hấn gì khi bị ai đó chỉ chích.



.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đúng đấy NanLan ạ. Dân tộc Việt là một dân tộc vĩ đại, kèm theo cả cái sự rắc rối vĩ đại.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Cammy đã viết:
Cháu thử dịch nhé: "Sáng sớm tôi ra bờ sông, trông sang bên kia, thấy cái gì tròn tròn, trăng trắng, tôi tưởng quả trứng, bèn xắn quần lội sang, hoá ra là mảnh sành sứ". Quê chú là ở đâu đấy ạ? Cháu tưởng một số người nói như vậy là do nói ngọng, hoá ra lại là tiếng địa phương!

@ lãng du: Theo mình thì không thể đổ tại âm nói mà bỏ qua được vấn đề "chính tả" như vậy. Mình không nói đâu xa, chỉ cần nói đến người miền Bắc, tưởng như là họ nói tiếng toàn dân, nhưng thực ra vẫn có một số từ không đúng với "văn viết", ví dụ như khi phát âm các từ có phụ âm đầu "x" giống với "s"; "ch" giống với "tr"; "gi" giống với "d" và "r". Nếu bạn đổ tại âm nói thì trong trường hợp này có vẻ gay nhỉ? :P
Phát âm các từ có phụ âm đầu như bạn nói thì đúng là không đúng với văn viết, nhưng phát âm như thế tiếng nói mới nhẹ nhàng dễ nghe, miễn là khi viết vẫn viết đúng là được, tiếng Hà Nội được xem là chuẩn nhất.

Vui chút này" ton tâu tắng tuộc tò te tụi, tụng to tòn tư tái toả tống tơm" :P
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ lãng du:
Đọc xong trả lời của bạn, đã định để đó đi ngủ rồi nhưng lại không sao mà ngủ tiếp được. Vì tôi không phải là một học giả về ngôn ngữ nên tôi không đưa ra cho bạn những lý thuyết chuyên môn về ngôn ngữ để định nghĩa và giải thích cho bạn thế nào là "tiếng toàn dân" hay "từ toàn dân" trong tiếng Việt được. Tuy nhiên, tôi cũng phải lưu ý với bạn khi dùng cụm từ "tiếng phổ thông" để đối lập với "tiếng địa phương", bởi "tiếng phổ thông" dễ làm người ta nhầm lẫn đến thứ tiếng được nói nhiều nhất của đất nước láng giềng Trung Quốc của bạn. "Tiếng Phổ Thông" (Hay Mandarin) gần như được coi là danh từ riêng của thứ tiếng đó rồi bạn ạ. Còn trong tiếng việt, để phân biệt với "tiếng địa phương" hay "từ địa phương" thì người ta sử dụng cụm từ "tiếng toàn dân" hay "từ toàn dân", không phải chỉ trong giao tiếp bình thường, mà trong cả những tài liệu nghiên cứu về ngôn ngữ nữa.

Tiếng Việt toàn dân thực ra lấy phần lớn vốn từ của người miền Bắc nước ta. "Toàn dân" ở đây không chỉ là một cụm từ có nghĩa là "toàn bộ nhân dân" mà nó còn có nghĩa là cái chung, cái phổ thông, cái chuẩn mực... khi sử dụng trong cụm "từ toàn dân" hay "tiếng toàn dân". Ngoài những cụm từ đó, người ta còn sử dụng những cụm từ khác như "văn hoá toàn dân", "ngôn ngữ văn học toàn dân", "tiếng Việt toàn dân",... cùng với nghĩa đó của "toàn dân"
Bởi vì ở trên tôi đã nói với bạn là nên tìm hiểu kĩ trước khi nhắc nhở cái sai của người khác, nhưng bạn vẫn cứ "cố chấp" với ý kiến của mình, chưa tra cứu tài liệu đã đưa ra những kết luận như: "tôi chưa hề được  biết đến cụm từ ' tiếng toàn dân' như 1 từ chuyên môn về ngôn ngữ." Trong câu của bạn đã có vài cái sai rồi đó: Thứ nhất, "tiếng toàn dân" là một cụm từ chứ không phải là một từ, thứ hai, bạn đặt dấu nháy và dấu cách như vậy là sai với quy chuẩn trong trình bày, thứ ba, đầu câu bạn không viết hoa.

Bạn chưa biết thì tôi đã cho bạn biết là có "từ toàn dân" và "tiếng toàn dân" rồi đó, nếu như chưa tin thì tôi sẽ đưa ra những bằng chứng để bạn tin rằng, đó là một cụm từ chuyên môn trong ngôn ngữ học. Những cụm từ này được dùng rất nhiều trong những tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ như: "Từ vựng học tiếng Việt" của Nguyễn Thiện Giáp, NXB Giáo dục, 2002; Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, 1981 (nhiều tác giả); Sách giáo khoa phổ thông môn Tiếng Việt (phần từ ngữ, ở đây thì tôi không nhớ là cuốn lớp mấy vì không có sách) và một số tạp chí ngôn ngữ khác.

Tôi cũng xin phép nhắc nhở với bạn một lần nữa là hãy trình bày đúng với quy định của thi viện (nhất là trong những chủ đề nghiêm túc như thế này).

● Bài gửi cần được tuân thủ các quy tắc trình bày đối với văn bản tin học tiếng Việt:
- Các dấu câu như chấm (.), phảy (,), chấm than (!), được đánh ngay sau chữ mà KHÔNG có khoảng trắng nào. Nếu các dấu câu đó không nằm ở cuối dòng thì PHẢI thêm một dấu trắng sau dấu câu đó.

- Các dấu ngoặc đơn (), ngoặc kép "" phải bao liền chữ đầu tiên hoặc cuối cùng phần nội dung ở trong mà không thêm dấu trắng nào ở giữa. Ví dụ ĐÚNG: (chú thích), "lời trích dẫn". Ví dụ SAI: ( chú thích ), " lời trích dẫn ".
Ngoài ra, bạn viết sai lỗi chính tả từ "chỉ trích" rồi đấy ạ!


@ Chị NamLan: Chị ơi, thực ra không chỉ tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác cũng "phức tạp" chị ạ, chỉ là do mình không "đào bới" nó lên thôi. Mà theo em, chính tả tiếng Anh còn khó hơn nhiều, vì họ viết một đằng, đọc một nẻo. Chẳng thế mà họ thường có cuộc thi "spelling" đó thôi! :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

Tôi chỉ ra cho bạn 1 sai lầm của bạn, đó là việc nắm bắt một nội dung  sai lệch khi đọc một văn bản, rồi trên cơ sở những sai lệch đó đưa ra chính kiến của bản thân bạn về vấn đề  - vậy những chính keiens của bạn không có giá trị. Bạn nên đọc kỹ văn bản mà bạn định trả lời và hiểu cho đúng rồi hãy trả lời. Một ví dụ điển hình là ngay từ bài trả lời đầu tiên của bạn đối với văn bản của tôi đã thể hiện điều đó.

Không phải cứ viết ra nhiều chữ thì bạn sẽ là người đúng, là hiểu biết hơn người và sẽ áp đặt được cái tư duy của bản thân lên sự hiểu biết của người khác đâu.Trong bài viết của bạn, có đôi chỗ hơi kệch cỡm.
Tôi khuyên bạn nên khiêm tốn hơn.

Ví dụ:
Cammy đã viết:
"tôi chưa hề được  biết đến cụm từ ' tiếng toàn dân' như 1 từ chuyên môn về ngôn ngữ." Trong câu của bạn đã có vài cái sai rồi đó: Thứ nhất, "tiếng toàn dân" là một cụm từ chứ không phải là một từ, thứ hai, bạn đặt dấu nháy và dấu cách như vậy là sai với quy chuẩn trong trình bày, thứ ba, đầu câu bạn không viết hoa.

Hoặc bạn nói:  
Cammy đã viết:
Mà theo em, chính tả tiếng Anh còn khó hơn nhiều, vì họ viết một đằng, đọc một nẻo. Chẳng thế mà họ thường có cuộc thi "spelling" đó thôi! :P
-  Sự hiểu biết của bạn đến đâu?
Ngôn ngữ chính thống của cả 1 dân tộc là 1 hệ thống tiếng nói, chữ viết có cấu trúc và qui luật của nó. Điều tối thiểu như vậy mà bạn không biết? sao lại kết luận ngừoi  ta " viết một đằng, đọc một nẻo " ?


  Bạn nói :
Cammy đã viết:
Tiếng Việt toàn dân thực ra lấy phần lớn vốn từ của người miền Bắc nước ta.
- Điều này thể hiện sự hiểu biết của bạn về vấn đề này còn rất hạn chế. Bạn có hiểu nghĩa của  'người miền Bắc' là bao gồm những người ở những vùng miền nào không  mà lại phát biểu như vậy nhỉ?! Vậy thì bạn đừng lấy sự hạn chế của bạn để hướng dẫn cho người khác, đó là điều phản giáo dục nhất.

Cammy đã viết:
Tuy nhiên, tôi cũng phải lưu ý với bạn khi dùng cụm từ "tiếng phổ thông" để đối lập với "tiếng địa phương", bởi "tiếng phổ thông" dễ làm người ta nhầm lẫn đến thứ tiếng được nói nhiều nhất của đất nước láng giềng Trung Quốc của bạn. "Tiếng Phổ Thông" (Hay Mandarin) gần như được coi là danh từ riêng của thứ tiếng đó rồi bạn ạ.Còn trong tiếng việt, để phân biệt với "tiếng địa phương" hay "từ địa phương" thì người ta sử dụng cụm từ "tiếng toàn dân" hay "từ toàn dân",  
------Bạn nên xem lại sự hiểu biết của mình. Tôi lấy làm thất vọng hộ bạn.


Về vấn đề 'tiếng toàn dân' - xin lỗi bạn tôi chưa từng được biết được nghe đến. Bạn nên hiểu rõ đúng câu, từ  của tôi rồi hãy đưa ra ý kiến của bản thân.
Hiện nay, có một số nhà nghiên cứu, muốn thể hiện mình mới là người phát minh ra cái mới đã phá bỏ những vốn từ cũ, những kết quả cũ bằng những vốn từ mới, kết quả mới theo khả năng nhận thức của bản thân nhằm khẳng định cái TÔI. Mà đã là kết quả nghiên cứu tầm cỡ quốc gia thì kết quả nghiên cứu có sức nặng áp đặt. Đừng tưởng cái  mới sẽ là đúng, là chính xác.
Ví dụ điển hình là sự cải cách hệ thống chữ viết phổ thông những năm 80s.

Về tính NGHIÊM TÚC  khi đăng bài, tôi nghĩ là chính bản thân bạn là người đầu tiên nên nhìn nhận lại bản thân bạn - thể hiện trong cách hành văn của bạn ở bài trả lời đầu tiên đối với văn bản của tôi trong chủ đề này.

DẠY KHÔN  người khác  là việc làm mà những người thông minh không bao giờ lựa chọn đâu bạn à.


Phần sửa lỗi chính tả từ " chỉ chích " của tôi thành 'chỉ trích'. Bạn có hiểu từ 'chỉ chích' có nghĩa là gì không? từ 'chích ' trong đó có nghĩa gì? và nếu là từ 'trích ' thì có nghĩa gì?. Hãy suy nghĩ kỹ nhé.



Thế nhé,hãy bình tĩnh!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mình thì văn dốt võ dát, chữ nghĩa hầu như chẳng biết gì. Lọ mọ vào đây vui chơi học hỏi là chính. Nhưng mà nghiệm ra rằng : Vấn đề nào, được bạn nào vô tư, tận tình, vui vẻ truyền dậy, bầy đặt cho thì thấy dễ vào lắm. Người cứ nhẹ lâng lâng...Cảm ơn những người trong thi viện đã, đang và sẽ giúp đỡ mở mang cho mình.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tôi thì văn phổ thông, võ vỡ lòng, chữ nghĩa chung quy nhờ bàn phím. Lọ mọ vào đây chọc ngoáy, làm trò là chính. Cũng nghiệm ra rằng: có những vấn đề người ta chẳng vô tư, vừa dạy mình vừa cay cú, hằn học, trả đũa, hiếu thắng... thì thấy khó chịu, khó vào lắm. Thế nhưng nuốt được vào rồi thì cũng thấy nhẹ lâng lâng. Cái gì người ta đúng thì mình học cái đúng mà theo, cái gì người ta sai thì mình học cái sai mà tránh.
Xin đồng lòng với bác Thái Thanh Tâm mà cảm ơn tất cả mọi người trong Thi Viện!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối