Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Natasha

1. Ngẫn ngơ: viết đúng=ngẩn ngơ. Nhiều bạn sống ở phía Nam thường có thói quen dùng dấu ngã trong "cãm ơn","ngọn lữa" v.v
2. Nghiêng ngã: viết đúng=nghiêng ngả. Có thể do thói quen vừa nêu ở trên.
3. Ma chơi: viết đúng=ma trơi.
4. Dưng dưng: viết đúng=rưng rưng (trừ trường hợp người viết quên không gõ dấu cho "dửng dưng")
Na cũng nhặt, nhưng của chỉ một tác giả. Còn nữa, nên mong được ...tiếp thu, không giận.
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".
Mời anh uống cạn chén này
Nỗi sầu vạn cổ thả bay cuối trời.
(Thơ Đường)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Cả nhà ơi, NL lại hỏi này. Mình dạo nay lẩn thẩn lắm. Nhiều từ nghĩ mãi không ra nhiều khi muốn viết lại phải tra từ điển. Nếu tra không được thì lại tìm từ khác thay thế. Ngày còn đi học phổ thông rất hiếm khi mình viết sai chính tả. Vậy mà trong thời gian rất lâu ko đọc, không viết tiếng Việt, bây giờ mình hay lẫn lộn lắm. Mong mọi người giúp đỡ nhé. Bác Trường Thuỵ quả có sáng suốt khi mở Topic này.

Trong câu này thì nên dùng N hay L. Hắn nấn ná (lấn lá) mãi mà không chịu đi.
Hay là câu. Tôi lần (nần) mò mãi mà không tìm ra đáp số.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

To: Nanlan
Đúng thế Nanlan ạ. Cái gì lâu không sử dụng đến nó cũng mai một đi. Nhưng nếu năng viết thì phục hồi lại cũng nhanh.
Nếu vừa viết vừa tra từ điển thì quả là khó khăn và hơi kỳ kỳ, hi hi.
Mấy chữ NanLan vừa hỏi đều có thể tra từ điển, nhưng viết cho đúng hoặc để phát hiện ra chữ viết sai không ai đi tra từ điển cả vì chẳng lẽ cứ viết mỗi chữ, đọc mỗi chữ lại đi tra :D
Mấy chữ đó viết đúng là:
nấn ná
lần mò
Chúc NanLan nhanh chóng củng cố được tiếng Việt để thuận lợi dễ dàng hơn trong khi viết.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
dồi dào chứ không phải rồi rào :D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Trêu Nanlan tý :Tường Thuỵ chứ không phải Trường thuỵ , hay em lại nhầm với ai?=))=))=))
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Chị Phượng Hoàng, em viết Trường Thuỵ mà đâu có viết Trường thuỵ đâu. Hay là chị nhìn nhầm ai viết lại tưởng em:d
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hi hi...Cho Lt góp vui một tý. Những lỗi mà các bạn vừa nói ở trên theo LT là không đáng sai, có khi chỉ nhầm lẫn tý chút. Nhưng có những trường hợp nếu không để ý hoặc có để ý cũng chẳng biết đâu mà lần. Phải hỏi đích danh bằng từng chữ cái, may ra mới đúng. Ở Quảng Nam đây, do tiếng địa phương nên rất khó xác định. Vú dụ Tam Kỳ có địa danh nghe phát âm là BÀ CÀO,  nên chả biết BÀ CÀO hay BÀ CỒ, vì người Quảng thường đọc âm AO thành âm Ô. Vậy nên chịu chết vì không thấy văn bản ghi như thế nào.
Ở Đà Nẵng có con đường ghi là Yên Báy, không biết bây giờ đã sửa chưa hay là Yên Báy này không phải chỉ địa danh trong lịch sử khởi nghĩa chống Pháp? Điều này chắc phải nhờ gã Tiêu Chí kiểm chứng.
Còn nữa, nếu bạn có tên là Uyên hay Tuyên thì hãy coi chừng trong hồ sơ hay các giấy chứng thực dễ bị gọi nhầm thành Yên hay Tiên lắm vì hai từ này người Quảng đọc như nhau. Ở huyện Núi Thành có bãi biển rất đẹp có tên là Biển Rạn nhưng nếu không có ai phân tích ý nghĩa hợp lý của cái tên đó thì nó lại có tên là Biển Rạng.
Hết rồi ạ!            
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Thôi chết thật. Bác là Tường Thuỵ chứ không phải là Trường Thuỵ. Hoá ra em nhầm thật. Thế mà từ trước đến nay em toàn đọc là Trường Thuỵ.  Mắt em sang vành thật rồi, có vấn đề nghiêm trọng rồi.  Đã thế còn càng cổ cãi. Xấu hổ quá.
Xin lỗi bác Tường Thuỵ. Xin lỗi chị PHL.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

NanLan đã viết:
Chị Phượng Hoàng, em viết Trường Thuỵ mà đâu có viết Trường thuỵ đâu. Hay là chị nhìn nhầm ai viết lại tưởng em:d
Ờ nhỉ! hoá ra cười người lúc trước lúc sau người cười nhỉ? =))=))=)) anh Thuỵ mà đọc được lại hỏi sao không viết hoa tên anh, hay là "ghét" anh ,thì không biết anh ấy có cho chị vào đây nữa không
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Hi hi...Cho Lt góp vui một tý. Những lỗi mà các bạn vừa nói ở trên theo LT là không đáng sai, có khi chỉ nhầm lẫn tý chút. Nhưng có những trường hợp nếu không để ý hoặc có để ý cũng chẳng biết đâu mà lần. Phải hỏi đích danh bằng từng chữ cái, may ra mới đúng. Ở Quảng Nam đây, do tiếng địa phương nên rất khó xác định. Vú dụ Tam Kỳ có địa danh nghe phát âm là BÀ CÀO,  nên chả biết BÀ CÀO hay BÀ CỒ, vì người Quảng thường đọc âm AO thành âm Ô. Vậy nên chịu chết vì không thấy văn bản ghi như thế nào.
Ở Đà Nẵng có con đường ghi là Yên Báy, không biết bây giờ đã sửa chưa hay là Yên Báy này không phải chỉ địa danh trong lịch sử khởi nghĩa chống Pháp? Điều này chắc phải nhờ gã Tiêu Chí kiểm chứng.
Còn nữa, nếu bạn có tên là Uyên hay Tuyên thì hãy coi chừng trong hồ sơ hay các giấy chứng thực dễ bị gọi nhầm thành Yên hay Tiên lắm vì hai từ này người Quảng đọc như nhau. Ở huyện Núi Thành có bãi biển rất đẹp có tên là Biển Rạn nhưng nếu không có ai phân tích ý nghĩa hợp lý của cái tên đó thì nó lại có tên là Biển Rạng.
Hết rồi ạ!            
Theo tôi biết thì như thế này:

Trong một quốc gia có thể có nhiều ngôn ngữ, trong mỗi ngôn ngữ có thể có nhiều tiếng địa phương. Vì vậy, quốc gia nào cũng phải chọn cho mình một ngôn ngữ chính thức, bao gồm chuẩn phát âm, chuẩn viết, chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp... Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản hành chính, pháp luật, báo chí, truyền thông, văn học, giáo khoa, ngoại giao...
Thường thì sẽ có một cơ quan nhà nước đứng ra thiết lập các chuẩn này. Các quyết định của cơ quan này có tính pháp lý. Trong các trường hợp như bạn letam nói, cơ quan này phải có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra quyết định cuối cùng về các từ ngữ chưa rõ. Cơ quan này cũng ban hành các văn bản, xuất bản các từ điển... liên quan tới các chuẩn ngôn ngữ.
Theo tôi biết thì trên thế giới, nước Pháp là nước coi trọng chuẩn ngôn ngữ nhất. Ngay sau cách mạng Pháp, Viện hàn lâm Văn Chương Ngôn ngữ chuyên trách quyết định cách viết, cách phát âm, chính tả, ngữ pháp... cho từng từ của tiếng Pháp.
Không biết nước ta đã có một cơ quan tương tự chưa?
Xin lưu ý là vấn đề bạn letam nói không phải là cá biệt.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối