Mặt hồ ánh dịu nắng chiều tà Núi biếc Ba Khưu tận tít xa Sương khói mù bay cò trắng lượn Bờ lau bóng rợp đá xanh mờ Nhạc Dương lắng đọng âm thanh sáo Tán lá trùm che miếu cổ thờ Sóng lạnh như đang theo sứ bộ Ngư ông tóc bạc tựa như ta
ĐỀ ĐỘNG ĐÌNH HỒ Tiêu Ba Ngạc Mịch tổng thôn tinh Tịnh quốc kiều khôi nhất Động Đình Thiên lý vọng cùng thành bạch bích Nhất phàm vãn phiếm tự phù bình Quân sơn tà dục nga mi thúy Tương trúc thùy lương ngọc cốt thanh Dương ngoại tửu hương thùy uấn đắc Hán hoàng ngộ túy túy hoàn tinh
ĐỀ HỒ ĐỘNG ĐÌNH Hồ nuốt gọn cả bốn sông Tiêu Ba Ngạc Mịch Trong vương quốc ao đầm, hồ Động Đình là đệ nhất Nhìn xa ngàn dặm mặt hồ trở thành khối ngọc trắng Trong chiều muộn, chiếc thuyền buồm tựa như một cánh bèo trôi trên hồ Núi Quân Sơn dốc nghiêng như muốn tắm trong màu xanh mày ngài Rặng trúc sông Tương hóng gió mát giữ cốt cách thanh tao Mùi rượu thơm nhà ai mới nấu từ phía biển xa thoảng tới Vua nhà Hán trót say nhưng say xong sẽ tỉnh lại thôi
Nuốt bốn sông: Tiêu, Ba, Mịch, Ngạc Mặt hồ như khối ngọc trắng tinh Xứng danh đệ nhất Động Đình Chiều, thuyền tựa cánh bèo xanh trên hồ Núi Quân Sơn dáng như tắm mát Trúc sông Tương cốt cách thanh tao Rượu thơm từ biển thoảng vào Trót say, vua Hán, thôi nào tỉnh thôi
Tương Phi du hậu ký cư chư Vạn lý man mang nhất tự sơ Thu nguyệt chiếu tàn nhân hỷ úy Điều đồng thu tận thế thừa trừ Trường yên thùy thị Đào Chu đĩnh Số nhạn phi tà Liễu Nghị thư Lương dạ tiên ông hà xứ phiếm Thương châu bát thập khải vô ngư
(- Tương Phi là hai bà phi vợ vua Thuấn, tên là Nga Hoàng và Nữ Anh, con gái vua Nghiêu. Tương truyền, sau khi chết, hai bà thành thần sông Tương, một nhánh chính của hồ Động Đình. - Đào Chu tức Phạm Lãi thời Chiến quốc, sau khi giúp Việt vương Câu Tiễn đánh thắng Ngô vương Phù Sai, được phong làm Thượng tướng quân, nhưng cho là danh lớn khó giữ được lâu nên đã từ quan lên thuyền chu du trong chốn Ngũ hồ, sau đến đất Đào đi buôn, tự xưng là Đào Chu công. - Theo “Liễu Nghị truyện” của Lý Triều Uy đời Đường thì Liễu Nghị đã đến Động Đình hồ chuyễn thư của con gái cho Long quân)
TRÊN HỒ ĐỘNG ĐÌNH NHỚ XƯA Sau chuyến chơi xa, hai bà Tương Phi đã đến ở nơi đây Vẫn là một miền sông nước mênh mông muôn dặm như thủa xưa Trăng thu tàn bóng, lòng người vui mừng được an ủi Dỏ lừ thu về thảy đều có cá, đó là luật thừa trừ ở đời Làn khói dài kia, không biết ai đó đang chèo con thuyền của Đào Chu Mấy con chim nhạn sà liệng chuyển thư cho Liễu Nghị Trong đêm đẹp trời, Tiên ông dạo thuyền đến nơi nao? Chẳng nhẽ ở chốn sông nước tám mươi dặm này lại không có cá?
Tương Phi khi đã đi xa Về miền sông nước dặm mờ mênh mông Trăng thu an ủi cõi lòng Đem về đầy cá chật trong dỏ lừ Ở đời có luật thừa trừ Ai chèo thuyền của Đào Chu thuở nào Nhạn đàn phấp phới trời cao Chuyển thư Liễu Nghị, nơi nào Tiên ông? Đêm về cảnh đẹp trời trong Thuyền Tiên lướt sóng trên sông, cá nhiều
ĐỀ QUÂN SƠN Kinh sơn hà ái ái Quân sơn Sơn tại man mang hạo điểu gian Thập nhị phong phù nga mấn kháo Tam thiên trúc đốt ngọc lang can Dục hồ thùy thúy tiềm long động Túng cước lăng đào lão bạng hàn Biển phiếm chi bì tần vãng phán Ký hồi huế bộc bả bôi khan
ĐỀ NÚI QUÂN SƠN Đất Kinh nhiều núi, cớ sao lại yêu riêng núi Quân Sơn Núi ở giữa chốn sông nước cuồn cuộn mênh mông tít tắp Mười hai ngọn nổi lên như búi tóc của mỹ nữ Ba ngàn cây trúc non đỏ óng như màu ngọc lang can Con rồng nấp khẽ động dưới rặng xanh bên hồ tắm Tung chân vọt lên mặt sóng, khiến cho ông già giật mình lạnh run Con chim cắt thân hình mỏng dính nhiều lần chao qua chao lại Đã bao lần ta gọi người hầu rót rượu đứng ngắm chơi
Đất Kinh lắm núi, nhất Quân Sơn Hồ núi mênh mông cuộn sóng vờn Một tá non xanh đầu mỹ nữ Ba ngàn trúc đỏ ngọc lang can Bên hồ cây động, rồng sà tắm Mặt sóng nước tung, lão lạnh run Chim cắt ngó nghiêng chao cánh lượn Ngắm chơi, gọi rót rượu bao lần