Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

VIẾNG ĐỀN THỜ TÔ ĐÔNG PHA
Hoàng Giang trăng kéo dài thêm
Hương nhang dâng tiến đền Tiên cháy hồng
Nhã ca vang động Lục Dương
Cành tre sà xuống giao long, bút mòn
Rồng ca, uống rượu giữa đồng
Hạc bơi, thuyền lướt trên sông sóng tràn
Lên Tiên giày đỏ quần vàng
Hẳn dân đen chẳng oán than nợ nần.

“Thanh miêu” là một loại thuế nông nghiệp đời Đường. Trong bài có nhắc đến “Phép thanh miêu” là chính sách do Vương An Thạch thời Bắc Tống đặt ra: Lúc giáp hạt, Nhà nước cho nông dân vay, đến ngày mùa phải trả nợ. Các nhà nho thường phê phán chính sách này. Ý của hai câu thơ cuối trong bài là: Nếu tu hành mà có thể lên Tiên được thì người dân đã khỏi phải vay nợ lúa non và oán trách phép "Thanh miêu" của Vương An Thạch.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Hoàn:

QUÁ GIANG TÂY TỈNH CỬU GIANG THÀNH

Cửu Giang nguyên thị thuộc Giang Tây (tê)
Cửu đạo tranh lưu thủy thế đê
Hạc hướng hồ thanh thiên thượng hạ
Tầm dương lộ viễn khách trâm kê
Văn thâm tuệ bút phi chu bút
Phái quảng Liêm khê dị Hổ khê
Lãnh đạm khước hoài Đào Ngũ Liễu
Lam dư tái tửu sổ nhi huê

Đào Ngũ Liễu là biệt danh của Đào Tiềm (365-427), đã từ quan về quê vui thú thơ rượu, vì “Không chịu uốn lưng vì năm đấu gạo”. Thơ ông giàu cảnh sắc thiên nhiên, có những bài thơ hay về cây liễu nên có biệt danh là Đào Ngũ Liễu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:

QUA THÀNH CỬU GIANG TỈNH GIANG TÂY

Sông Cửu Giang nguyên thuộc tỉnh Giang Tây
Chín dòng tranh chảy cho nên thế nước thấp
Chim hạc trở về, hồ xanh, trời cả trên và dưới hồ
Tầm Dương đường xa, du khách đều là những người trẻ tuổi
Văn chương sâu sắc nhưng nét chữ thô thanh khác nhau
Nguồn dòng chảy xa, phái Liêm Khê khác phái Hổ Khê
Tuy bảo thờ ơ nhưng da diết nhớ Đào Ngũ Liễu
Đi đâu phải có mấy đứa trẻ khiêng kiệu tre chở rượu đi theo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Giang Tây lại có Cửu Giang
Chín dòng tranh chảy thế càng thấp vơi
Hạc bay, bóng nước in trời
Tầm Dương du khách những người trẻ trung
Nét tùy, sắc sảo văn chương
Liêm Khê nguồn chảy khác dòng Hổ Khê
Nhớ Đào Tiềm, muốn về quê
Đi chơi  cũng có kiệu tre rượu hầu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Hoàn:

ĐỀ TIỂU CÔ SƠN

Phối thiên thành song cô bất cô
Thử quân tối tự kính trung dô
Tân trang tiên kế trâm nghi hữu
Đạm tảo nga mi đại dục vô
Phiếm bích nhất quyền dung khổ hải
Nhượng huynh bách lý viễn phiên hồ
Tằng nhân đằng khác yên ba trở
Độc lập phong trung chỉ hướng đồ

(Tương truyền Tiên nữ tên là Tiểu Nương có chiếc giày bị lấy cắp, chiếc giày đó biến thành núi Tiểu Cô)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:

ĐỀ TIỂU CÔ SƠN

Hợp với trời thành hai, nói cô mà lại không đơn
Vị thần này giống như viên ngọc đẹp trong gương
Nàng Tiên nên có chiếc trâm để cài bím tóc mới trang điểm
Còn làn mi đen nhạt kẻ thì phải chăng là không nên có
Sóng xanh cuồn cuộn đổ vào biển khổ
Nhường chàng trăm dặm vòng vèo qua sông hồ
Từng có những du khách bị sóng gió cản trở
Vẫn một mình đứng trong gió chỉ đường đi cho mọi người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Cô sơn ai bảo cô đơn
Ý trời, như ngọc trong gương có thần
Nàng tiên bím tóc cài trâm
Còn làn mi kẻ không cần điểm tô
Sóng xanh biển khổ tràn vô
Thương chàng trăm dặm sông hồ phải qua
Có người sông núi bôn ba
Một mình tìm lối chỉ cho mọi người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Hoàn:

ĐĂNG HOÀI NINH THÁP MẠN ĐỀ

Thủ phan long quật thường đan tiêu
Điểm điểm tra tâm trục bộ tiêu
Lập bán không gian phiêu hữu dực
Diểu tam ngô thụ thích như miêu
Tằng tằng xá lị nham điên trúc
Đoạn đoạn thư giang trục thượng tiêu
Nhạn nhạ hồi phong nan chuyển độ
Minh tường Cán phố vũ điều điều
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:

LÊN THÁP HOÀI NINH NGẪU ĐỀ

Tay vịn vách hang rồng đi lên giữa không trung
Từng bước tâm tư mỏi mệt dần tiêu tan
Một nửa không gian dựng đứng như có cánh bay
Nhìn ra xa những cây ngô lá nhọn tua tủa đâm lên như mạ
Các tầng đều chứa xá lị, sát khóm trúc trên đỉnh lèn đá cao
Từng đoạn nhô ra giữa dòng sông phẳng mịn như tấm lụa căng trên bục
Nhạn về núi cũ, khó bay sang bờ bên kia
Xòe cánh lượn bay, cất tiếng kêu vang trên phố Cán
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Bản dịch thơ của DNH:

Hang rồng lượn giữa không trung
Nỗi lo mệt biến theo từng bước chân
Bao la một nửa không gian
Những cây ngô lá nhọn đâm thẳng hàng
Lèn cao xá lị các tầng
Mặt sông phẳng tựa lụa căng giữa dòng
Nhạn về, khó vượt qua sông
Kêu vang phố Cán lượn vòng đi đâu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối