"QUÊ MẸ", TẬP THƠ VIẾT TRÊN GIƯỜNG BỆNH CỦA NGUYỄN DUY HÙNG (*)
Nguyễn Duy Hùng sinh năm 1943 tại Hà Đông, hội viên Hội thơ Đường luật Việt Nam, hội viên CLB thơ VN, nguyên Phó chủ nhiệm CLB thơ Đường Hà Nội. Tuy đang mang bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, nhưng trên giường bệnh, với nghị lực phi thường, Nguyễn Duy Hùng đã tập hợp một số bài thơ của mình để cho ra mắt tập "Quê Mẹ".
(*)Những bài thơ Đường luật của Nguyễn Duy Hùng xin xem trong chủ đề "Hội thơ Đường Hà Đông", còn các thể thơ khác của ông, như bài "Trường ca Bạch Đằng giang", "Hương thiên lý" xin xem trong chủ đề "Hà Tĩnh quê tôi" của Diễn đàn thơ thành viên.
Ngày 08/4/2013, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá thành phố Hà Nội, đông đảo thành viên Câu lạc bộ thơ Đường Hà Nội và gia đình, người thân, bạn bè ông Nguyễn Duy Hùng đã dự buổi ra mắt tập thơ "Quê mẹ" của ông. Do sức khoẻ quá yếu, không tới dự buổi ra mắt tập thơ của mình được, nhưng ông Hùng đã gửi đến những bó hoa tươi thắm, cùng những lời cám ơn và cầu chúc tốt đẹp nhất. Mọi người đã được thưởng thức những câu thơ chan chứa tình cảm về quê hương, mẹ hiền, vợ đảm. Càng đáng trân trọng hơn, vì đây là những vần thơ vượt đau đớn, bệnh tật. Những người dự buổi ra mắt tập thơ đã cầu mong cho ông chóng bình phục để vui vầy cùng gia đình, người thân, tiếp tục giao lưu thơ với các thi huynh, thi hữu.
QUA THÀNH VĨNH CHÂU Ta yêu Vĩnh Châu vì vùng ấy đẹp nhất Kinh Châu Châu thành nhô cao trên chỗ hai sông Tiêu, Tương gặp nhau Trên lèn đá yên tĩnh trúc biếc râm mát như mùa hè Bên dòng khe xanh sen vàng tung nở hợp ý thu Gương đá, đầm đá cùng khe đá Khe ngu, lũng ngu lại gò ngu Thả tình non nước như Tư Mã đời Đường Thơ phú từng phen khiến cho người đọc phải buồn rầu
QUA THÀNH VĨNH CHÂU Đẹp nhất Kinh Châu có Vĩnh Châu Tiêu, Tương vừa đúng chỗ giao nhau Trên lèn trúc biếc như mùa hạ Bên suối sen vàng hợp tiết thu Gương đá, đầm, khe đều có đá Suối ngu, gò, lũng cũng là ngu Đời Đường non nước tình Tư Mã Thơ phú từng phen khiến phải rầu
ĐỀ TIÊU TƯƠNG HỢP LƯU XỨ Tiêu xuất Nghi Sơn Tương xuất Tương Vĩnh Thành hối xứ ngọc lương đương Sơ nghi lưỡng thụ thùy thanh bội Hốt tự song la quải thúy tường Khách quá Ngô đình lan mạc biện Tăng thê giang tự vị thiên tường Dạ gian thời tác vô tình vũ Nhất tuyến ti ti nhất hộc lương
ĐỀ NƠI HAI SÔNG TIÊU, TƯƠNG HỢP DÒNG Sông Tiêu khởi từ núi Nghi, sông Tương phát từ đất Tương Chỗ hợp lưu ở Vĩnh Thành lanh lảnh như có tiếng ngọc Lúc đầu ngỡ là tiếng ngọc bội đeo hai bên đai Sau lại tưởng là ở đôi lụa vắt trên bức tường biếc Khách đi qua Ngô đình không thấy sóng nước Nhà sư ở chùa bên sông tất biết rõ hơn Ban đêm thường có những cơn mưa bất chợt Dù chỉ là mưa nhỏ như sợi tơ cũng có chút mát mẻ
TIÊU TƯƠNG HỢP DÒNG Tiêu tự Nghi, Tương phát tự Tương Vĩnh Thành dòng hợp tiếng ngân vang Mới đầu ngỡ ngọc đeo bên cạnh Sau lại tưởng lanh vắt nóc tường Qua bến Ngô đình không sóng gợn Bên sông sư sãi lắm tin hơn Đêm về bất chợt cơn mưa nhỏ Lớt phớt tơ rơi sợi mỏng buông
Thiên tải hà thanh khai tiếu xỉ Nhất hào quan hối viễn Diêm La Nhi tôn mạc thán vô điền địa Y Phó viên lâm hữu ký xa
(-Bao lão hoặc Bao công, tức Bao Chửng (990-1062), Quyền Ngự sử trung thừa đời Tống, phủ Khai Phong, quan xử án thanh liêm chính trực nổi tiếng trong lịch sử. Người đương thời ví ông như Diêm La và có câu “Kẻ hối lộ hãy tránh xa Diêm La Bao lão” -Y, Phó là hai đại thần liêm chính đời Thương – Ân. Y Doãn:Tể tướng đời Thành Thang nhà Thương, Phó Duyệt: Tể tướng đời Vũ Đình nhà Ân).
QUA TƯƠNG ĐÀM ĐỀ MIẾU BAO CÔNG Nghìn năm sông trong thấy đá dưới đáy như hàm răng cười Dù chỉ tơ hào hối lộ thì hãy tránh xa Diêm La Con cháu chớ than buồn là không có ruộng đất Y, Phó có nhiều rừng vườn đâu