Bản dịch thơ của DNH:
ĐÀI ĐỒNG TƯỚC
Én trong chiều muộn chỗ lầu cô
Không bắt Phượng Sồ lại bắt Ngô
Ô Thước phú tàn Đồng Tước lão
Thà rằng thanh tịnh chốn hư vô
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
QUÁ KỲ DƯƠNG ĐỀ NGÔ KHÊ
Đáp ngã lâm tuyền mộng vị tiêu
Ngữ Khê nhất vọng đạo tâm nhiêu
Hoa biên tinh lãng noa thương tiễn
Vũ hậu tân cam thức thủy điều
Lược diệp yến tầm Nguyên Kết đệ
Trạc sa tăng quá Độ Hương kiều
Khê bi khê kính khê đình tại
Thời hữu cùng khanh lưỡng ngạn yêu
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
QUA HUYỆN KỲ DƯƠNG ĐỀ NGÔ KHÊ
Với ta giấc mộng rừng suối vẫn chưa tiêu tan được
Xa trông Ngô Khê lòng đạo liền phấn chấn
Sóng tình tứ nhẹ mơn cánh hoa thương tiễn
Sau mưa những quả cam mới nhú làm rung rinh cành xanh
Chim én lướt qua cành lá tìm nhà Nguyên Kết
Nhà sư giặt cà sa đi qua cầu Độ Hương
Bia khe, gương khe, đình khe đều còn đó
Chốc chốc có tiếng sâu đất kêu rả rích hai bên bờ tre
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
TỨC CẢNH NGÔ KHÊ
Giấc mộng suối rừng đến với ta
Ngô Khê cảnh đẹp ngắm từ xa
Cành cam chồi nhú rung rinh quả
Thương tiễn sóng vờn chúm chím hoa
Nguyên Kết én tìm nhà khuất lá
Độ Hương sư giặt áo cà sa
Gương đình bìa suối đều còn đó
Có tiếng sâu đất rít cạnh bờ
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tức cảnh Hương Sơn
( Hoạ với anh Đ.N.H không theo bài dịch )
Mộng điệp non ngàn mãi với ta
Hương Sơn* cẩm tú vọng ngàn xa
Cam bù** hoa trắng đang đơm quả
Mít ngọt múi vàng đã chớm hoa
Núi Tháp*** linh hồn bay phảng phất
Tượng Sơn**** sư cụ giặt cà sa
Phố giang một giải màu hư ảo
Vọng nguyệt dế giun hát vọng hoà…
* Quê hương của 2 tác giả
** Cam bù đặc sản nổi tiếng của Hương Sơn
*** Nghĩa địa lớn tại Sơn Hoà quê Đ.N.H
**** Chùa Tượng Sơn thờ Quan Âm Bồ Tát ở Sơn Giang H.Sơn
19/3/2013 L.K.H
<table><tbody><tr><td><a href="http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=5105c86502808c9dcd66a0b8d921ebb6"><font color="blue"><b>Thơ cổ Lê kinh Huyền phần 1 </b></font></a></td></tr></tbody></table>
"http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=bkDYrcuJOSk9GouaL4BqFQ"><font color="red"><b>Thơ mới Lê kinh Huyền phần 1</b></font></a></td></tr></tbody></table>[/html]
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
NHỚ HƯƠNG SƠN
Hương Sơn non nước mãi trong ta
Cách trở muôn trùng tận tít xa
Đồi Rạng đường mòn sim tím quả
Phố Châu vườn cảnh cúc vàng hoa
Áng Phần (*) Hoàng Giáp về, hương hóa
Đồng Mậu(*) cháu con lặng, lệ sa
Sáu chục năm rồi, còn phảng phất
Hàng cau thẳng tắp, nắng chan hòa
(*)Áng Phần: Nơi yên nghỉ của Hoàng Giáp Đinh Nho Hoàn và bà Tiết phụ Phan Thị Viên (Xem bài "Về bà Tiết phụ Phan Thị Viên", trang 3, Chủ đề "Thơ văn và đời");
Đồng Mậu: Nơi mai táng hậu duệ của Đinh Nho Hoàn.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thơ Đinh Nho Hoàn:
ĐỀ NGÔ KHÊ KÍNH THẠCH
Tam Ngô dịch ngoại quá Ngô Khê
Khê kính thường minh chiếu bất mê
Hảo quải thanh nhai dung ngọc ảnh
Khẳng tùy hồng tiễn chiếu hương khuê
Đường bi bả khán công quang tổ
Nhan bút tiền lâm họa động Khuê
Thuấn mục Nghiêu mi lân vị ngộ
Thao quang thả đối mộ hà tê
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch nghĩa của Ngô Đức Thọ:
ĐỀ GƯƠNG ĐÁ NGÔ KHÊ
Đi quá ngoài trạm Tam Ngô là đến Ngô Khê
Gương khe thường sáng soi tỏ không mờ
Khéo treo vách đá xanh hòa hợp bóng ngọc lung linh
Dám theo khuôn mặt ửng hồng soi vào khuê phòng
Bia đời Đường khen ông có công làm rạng danh tổ tiên
Bức họa của họ Nhan treo ở trước nét bút như động tới sao Khuê
Mắt vua Thuấn lông mày vua Nghiêu tiếc chưa được thấy
Lấy làm hổ thẹn ngước nhìn ánh ráng chiều phía trời tây
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bản dịch thơ của DNH:
GƯƠNG ĐÁ NGÔ KHÊ
Ngô Khê sau trạm Tam Ngô
Gương khe soi tỏ không mờ, lung linh
Khéo treo hợp vách đá xanh
Phòng khuê soi tỏ khuôn xinh ửng hồng
Bia Đường khắc tạc tên ông
Tranh Nhan nét bút động lòng Khuê kim
Mày Nghiêu mắt Thuấn chưa tìm
Lòng đầy hổ thẹn ngước nhìn ráng tây
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Trích bài của Nguyễn Văn Thụ:
MẤY LỜI THƯA VỀ TẬP THƠ "QUÊ MẸ"
...Thơ anh Hùng viết trên giường bệnh với mạch chảy nhanh quá, là bởi ý chí chiến thắng bệnh tật của anh mãnh liệt quá...
Anh Hùng viết về mẹ thật là tri ân, sâu nặng:
Tần tảo nuôi con lo sớm tối
Để rồi dứt ruột tiễn chân con
Yêu thương mẹ, anh lại càng yêu thương, nhung nhớ đến quê mẹ:
Một độ xuân sang hoa bưởi nở
Con về quê mẹ, dịu mênh mang
Vợ anh quê ở làng Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức (thuộc tỉnh Hà Đông xưa, nay là Hà Nội). Nơi ấy là đất bán sơn địa, có hồ rộng như gương, có sông dài như lụa, có núi dựng như thành, có đồi chè như gấm, đẹp cảnh, đẹp tình.
Đây là hình ảnh vợ anh thuở ban đầu thể hiện trong bài thơ "Thôn nữ qua đồi":
Lá ướp hơi thu chín óng vàng
Nắng bồng thôn nữ đẹp nguyên hoang
Mắt ai xao nhẹ hồn trong trẻo
Dạ khách chao nghiêng phút ngỡ ngàng
Ghen với gió ngàn hôn tóc sóng
Muốn là cung cấm đón người sang
Và đây nữa, từ buổi đang "Yêu":
Quên mệt bởi tình yêu thắm thiết
Thêm nồng trong sóng lúa mênh mang
Bạn qua ríu rít khen anh tốt
Cho thoáng lòng em thấy xốn xang
Viết về mẹ, thơ anh Hùng chân chất, thành kính, tâm tình. Viết về vợ, về tình yêu, thơ anh phong nhã, hào hoa, đa cảm.
Vậy điều gì đã làm nên thơ anh?
Anh có sở trường đặt câu theo lối "Văn Tây"; đặt đảo thành phần ngữ pháp, nó có hiệu quả làm cho thể thơ Đường luật trẻ ra, hiện đại ra, ví như trong bài "Mất mùa ngâu":
Dưới trúc, xua nồng già phẩy quạt
Trong ao, tắm mát trẻ đùa nhau
Mong mưa mấy bác nghênh trời đất
Tát nước dăm cô ngửa miệng gầu
Thơ anh Hùng dễ làm cho người ta say, do còn ở cách dùng từ, như trong bài "Đường chiều" có câu:
Nón thả vai mềm say nắng ngủ
Hương tuôn tóc suối ngập chiều vơi
Viết đến đây, tôi xin nhường quyền khám phá cái hay về cách lập tứ trong thơ của anh Hùng cho bạn đọc...
Hà Nội, này 30 thảng 3 năm 2013
Nguyễn Văn Thụ
Phó chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam, Chủ nhiệm CLB thơ Đường Hà Nội.
ĐT: 04-63288193
01288292766
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook