Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

                      Sự tha thứ

Tha thứ là một hình thái của hiện thực. Nó không có nghĩa là từ chối, giảm thiểu, hoặc biện minh cho những gì người khác đã làm cho bạn hoặc sự đau đớn mà bạn đã phải chịu. Điều đó khuyến khích bạn đóng khuôn lại những vết thương cũ và nhìn thấy chúng như những gì chúng đang có. Và nó cho phép bạn xem lại có bao nhiêu năng lượng đã lãng phí và bản thân bạn bị tổn thương bởi vì không có khoan dung.

Sự tha thứ là tiến trình của nội tâm, nên không thể bị thúc ép và được dễ dàng, dù nó đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời về sức khoẻ và sự thanh thản. Nhưng, kinh nghiệm trải qua này chỉ có khi nào bạn muốn chữa lành và sẵn sàng thực hiện.

Sự tha thứ là một dấu hiệu tích cực của nội tâm, vì bạn không còn dán nhãn cho những tổn thương hay các bất công đã qua cho bạn. Bạn không còn là nạn nhân. Bạn có đủ quyền để dừng lại thưong đau khi nói rằng:“Tôi không còn muốn bị đau khổ, nay tôi muốn chữa lành lại vết thương”. Vào thời điểm đó, sự tha thứ trở thành một khả năng, dù rằng có thể mất thời gian và khó khăn thực hành hơn, trước khi mà bạn đạt được kết quả.

Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, không có nghĩa đi xóa những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp bạn giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ khổ đau. Những bất hạnh gánh chịu từ quá khứ không còn ảnh hưởng cách mà bạn sống trong hiện tại, hay chi phối đến tương lai của bạn.

Điều đó cũng có nghĩa là bạn không mang oán hận hay giận dữ như là một cái lý cớ tha thứ cho các thiếu sót của mình. Bạn không xem nó như là một vũ khí để trừng phạt những người khác hoặc cũng không phải là một lá chắn để tự bảo vệ bản thân bằng cách xa lánh người khác. Và quan trọng nhất, bạn không còn cần đến những cảm xúc này để nhận thức mình là ai, vì bạn đơn thuần chỉ là nạn nhân của quá khứ của chính mình.

Sự tha thứ không mang sự trừng phạt đến những đối tượng gây tổn thương cho bạn, vì biết rằng sự tức giận và hận thù sẽ đem lại cho bạn đau khổ nhiều hơn là tha nhân. Qua hành động đó, nó ẩn chứa cái ta ấu m ình trong sự tức giận và làm ngăn cản những cảm thọ giúp bạn chữa lành vết thương. Nên, khi mà bạn buông bỏ quá khứ cùng lòng thù hận, sẽ giúp bạn có nội tâm bình an.

Sự tha thứ sẽ đi tới, vì nhận thức rằng tất cả những gì bạn đã mất chỉ vì bạn không có lòng tha thứ. Phải ý thức rằng bạn đã tốn nhiều năng lượng để bám theo quá khứ, nên tốt hơn hết là bạn chỉ nên dành nó để cải thiện hiện tại và tương lai của mình. Nên để quá khứ trôi qua để bạn có thể tiến bước.

Thật là sai lầm khi cố gắng để chạy trốn quá khứ, vì vấn đề là dù bạn chạy nhanh hay chạy bao xa như thế nào, thì quá khứ luôn bao trùm lên bạn, nhất là vào thời gian thích nghi nhất. Khi bạn tha thứ, có nghĩa là bạn tiếp xúc với quá khứ như cách mà bạn không bị tác hại. Bạn, chúng ta từng bị đau khổ, và tại thời điểm nầy hay thời gian khác, thường thì bạn hay lãng tránh.

Đối với tôi, học cách tha thứ không phải là dễ dàng. Nhưng tôi đã học hỏi, và cuộc sống của tôi tốt hơn vì đó – ngay bây giờ trên dòng luân chuyển...

                ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Bất kể ai trong đời không một lần mắc sai lầm, dù lớn hay nhỏ, dù là vô tình hay hữu ý, ai cũng cần được hiểu, được tha thứ cho những lỗi lầm đó để không thấy day dứt, ân hận, để lại được sống vui vẻ, thanh thản cùng nhau. Nếu mỗi chúng ta khi làm một việc gì cũng suy nghĩ, cân nhắc, đặt thử mình ở vị trí của phía bên kia thì chắc chắn sai lầm sẽ rất ít, và sự tha thứ không cần phải có mặt. Tha thứ thật sự có ý nghĩa khi người được tha thứ nhận rõ được cái sai của mình và biết sửa nó, người tha thứ sẽ thấy vui và thanh thản lắm và ngược lại khi người được tha thứ không nhận rõ được cái sai, tha thứ lần này, lần sau lại tiếp tục sai thì sự tha thứ đó đã trở lên vô nghĩa, người tha thứ sẽ đau đau mãi, trong lòng không bao giờ thanh thản được, buồn thật buồn khi mọi việc mình cố gắng đã không đem lại kết quả tốt đẹp.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

        Hai bát mì bò


Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh...

Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. [/color]

        ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bến trọ cuối đời

* Bài và ảnh: ĐÌNH DÂN - ĐỨC THANH (Báo Tuổi Trẻ)



“Bến trọ cuối đời” là ngôi chùa Lâm Quang nằm yên bình trong một con hẻm ở Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, TP.HCM. Năm 1994 chùa bắt đầu đón các cụ già neo đơn về chăm sóc.

Trước ngày vào đây có cụ đi bán vé số, có cụ đi giúp việc, có cụ lượm ve chai... nhiều cụ đơn độc với cuộc sống lầm lũi trên vỉa hè. Không con không cháu nên cả cuộc đời cực nhọc, cô đơn, nhưng những ngày cuối đời các cụ được an vui trong mái nhà chung này.

Hiện chùa có 15 sư cô chăm sóc 100 cụ già ở độ tuổi 60-95, một nửa trong số đó là những cụ bị lẫn và không tự chăm sóc được cho mình. Sư cô Diệu Sơn nói: “Các sư cô xuất gia không có gì riêng tư nên đón các cụ về đây sống vì muốn chia sẻ với những người bất hạnh, chia sẻ gánh nặng cho xã hội. Cố gắng làm sao để những ngày cuối đời của các cụ được an vui”.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=441084
Cứ 8 giờ sáng khi trời nắng ấm, 15 sư cô lại bế lần lượt từng cụ đi tắm

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

       Câu chuyện ốc sên

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

                              ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhiều đường báo hiếu



TT - Có một câu ngạn ngữ phương Tây đại ý: Đối với cha mẹ, con cái là tất cả. Nhưng với con cái, cha mẹ chỉ là chiếc cầu nhảy đưa chúng vào tương lai.

Có lẽ vì thế người phương Tây ít đặt nặng chữ hiếu của con cái vào tuổi già cha mẹ, để cùng tư duy xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngày càng tốt hơn. Còn ở những nước Á Đông, vốn trọng tình cảm và các mối quan hệ huyết thống, đạo hiếu trở thành một nền tảng để đánh giá nhân cách con người. Nhưng trong sự giao thoa giữa các nền văn hóa và lan truyền lối sống hiện đại, chữ hiếu của những người con Việt Nam ít nhiều thay đổi.

Báo hiếu từ xa

Nhiều công dân hiện đại đều nằm lòng khái niệm “thế giới phẳng”, bất cứ ai cũng có thể học từ xa, yêu từ xa... và để giản đơn trách nhiệm, nghĩa vụ làm con, họ phát huy báo hiếu từ xa. Điều này không chỉ đúng với những người con thật sự ở xa cha mẹ về địa lý, mà xảy ra với nhiều gia đình dư thừa điều kiện sống quần tụ bên nhau.

Vợ chồng anh Trung (33 tuổi, TP.HCM) mới cưới nhau vài tháng đã kiên quyết dọn ra riêng dù phải đi thuê nhà. Lý do được anh Trung tiết lộ như sau: “Cha mẹ tôi gốc Bắc, còn vợ là người Nam, tôi rất sợ xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu vì khác biệt văn hóa. Thêm nữa sự xung đột thế hệ là không tránh khỏi, để dĩ hòa vi quý thì mình cứ ở xa một tí cho an toàn. Vả lại cùng ở trong thành phố, chạy về thăm ông bà cụ lúc nào chẳng được”.

Trên mái tóc bạc trắng của rất nhiều cha mẹ già ở quê giờ đây không chỉ phủ bụi thời gian mà còn vương đầy nỗi nhớ những đứa con nơi thành thị lâu ngày không gặp mặt. Hằng tháng vẫn nhận tiền các con gửi về, lâu lâu con cái điện thoại thăm nom sức khỏe, ngoài ra cuộc sống neo đơn của cha mẹ già chẳng cải thiện là bao.

Bà Phẩm (72 tuổi) ở một làng quê thuộc tỉnh Thái Bình kể về đường con cái của mình: “Tôi sinh bốn trai hai gái, giờ các anh chị ấy đều phương trưởng ở thủ đô hết rồi. Mỗi tháng các anh chị ấy thay phiên nhau gửi về cho tôi nhiều tiền lắm, nhưng mình ở quê có ăn tiêu gì đâu. Ông nhà mất đã chục năm nay, tôi sống một mình, chỉ mong có con cháu quây quần bên cạnh. Mỗi năm các anh chị ấy tụ tập về thăm một lần. Ấy vậy vẫn sướng hơn ối người đấy!”.

Nghĩ xa hơn, đời người ai cũng trải qua vòng sinh - lão - bệnh rồi cuối cùng nhắm mắt xuôi tay, nhưng điều băn khoăn nhất của nhiều bậc cha mẹ cao niên là trước khi mình trút hơi thở cuối cùng, những đứa con ly tán từ lâu liệu có kịp tụ về để nhìn mặt lần cuối?

Hai sắc hoa hồng

Mỗi mùa Vu lan đến, chị Thu (41 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng) lại cài lên áo một đóa hồng trắng và đến chùa cầu kinh tưởng nhớ mẹ. Mẹ chị mất 20 năm rồi mà ký ức về những ngày mẹ con hạnh phúc bên nhau chưa bao giờ phai mờ. Bởi khi có gia đình, sinh con chị mới thấu hiểu những nhọc nhằn mẹ đã trải qua để chăm lo cho cuộc sống tràn niềm vui thuở hoa niên của chị. Những lúc khủng hoảng tâm lý, chị chỉ biết khóc thầm gọi mẹ và rồi cũng nhờ những hình ảnh nghị lực của mẹ giúp chị vượt qua được mọi khó khăn.

Trong lòng chị, mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Chị Thu chia sẻ: “Những ai còn đủ cha mẹ thật hạnh phúc. Trong bao nhiêu năm qua, điều đáng tiếc nhất đối với tôi là mẹ không còn trên cõi đời này để có thể báo hiếu”.

Có bao nhiêu người con cài hoa hồng trắng trên ngực trong lễ Vu lan, hẳn có bấy nhiêu nỗi hoài niệm lớn lao về cha mẹ đã khuất của mình. Những thương nhớ đó theo năm tháng không tàn phai mà vẫn tinh khôi như màu hoa trắng gợi bao mất mát, tiếc nuối trong cuộc đời. Vậy mà không ít người con hoa còn thắm sắc đỏ trong cuộc đời lại không biết trân quý đấng sinh thành...

THÙY THƯƠNG

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=442294
Người mẹ nào cũng muốn được gần gũi con cháu, nhất là ở tuổi xế chiều (Ảnh: Phi Long)


Thấu lòng mẹ cha

Tôi là một cô gái bướng bỉnh, khó bảo, sống khá táo bạo như để “trả thù” bố mẹ mình. Bởi họ nói vì tôi nên mới đến với nhau, hai người sống với nhau mà ai cũng có nơi chốn riêng của mình ở ngoài.

Nhiều lúc tôi ước mình chẳng có trên đời để bố mẹ tôi không hối hận vì có tôi, để tôi không phải là lý do của những cuộc cãi vã trong gia đình, để bố tôi khỏi chì chiết mẹ mỗi lần say xỉn... Đã hơn một lần tôi tự vẫn nhưng không thành.

Một ngày, theo chân người bạn lên chùa. Ba ngày ở chùa là ba ngày tôi gần như sống thật với chính mình, tìm về suối nguồn yêu thương... Hằng ngày tôi dậy sớm, quét cửa chùa, chặt củi, nghe tiếng gõ mõ... và sám hối. Bữa tối ngày cuối cùng tôi được sư cô trụ trì trong chùa nói về đạo làm người, nhất là phận con trong bài “Kinh báo hiếu” - Phận làm con phải hiếu nghĩa, bởi công ơn cha mẹ biển trời chẳng thấu...

Tôi đã khóc, khóc vì những lỗi lầm, thấy bất kính khi để nước mắt mẹ vẫn chảy hằng đêm lúc mình đi chơi thâu đêm, để bố trầm ngâm đốt thuốc tới sáng đợi cửa... Tôi từng xem đó là một cách đấu tranh để bố mẹ phải nhún nhường, thấy có lỗi vì những gì đã để lại trong lòng con trẻ là tôi...

Tôi không cần quan tâm hay để ý những việc của hai người từ bao năm nay dành cho tôi, rõ là bố mẹ tôi đã rất đau khổ khi con mình trở nên ngỗ ngược như vậy... Tôi rời chùa trở về lòng nhẹ nhõm, suốt cả chặng đường ngồi trên xe hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong đầu tôi là mẹ... Tôi hứa với sư cô là sẽ ôm mẹ thật chặt nói câu: con xin lỗi, xin lỗi mẹ...

Mẹ tôi nói trong nước mắt “cảm ơn con”...

HƯƠNG SEN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

        Chim Sơn Ca

Bụi trường xuân vừa ra hoa, Sơn Ca lập tức đoán ra ngay cái nguy cơ rình rập loài có lông vũ. Tập hợp các loài chim lại, nó lên tiếng thuyết phục chúng:

- Tốt hơn hết là nên hạ cây sồi có bụi trường xuân mọc trên đó. Nếu không làm nổi việc đó thì nên bay đến gặp loài người để cầu xin họ đừng dùng bụi trường xuân để săn chim.

Nhưng các lồi chim không nghe lời và chế nhạo nó. Sơn Ca liền bay đi để gặp loài người để xin điều đó. Nhờ sự khôn lanh của nó, loài người đã chịu để nó sống bên cạnh mình. Chính vì thế các loài chim khác đều bị loài người bắt ăn thịt, chỉ riêng có loài Sơn Ca xin được nương náu bên cạnh loài người là không bị đụng đến, được loài người cho phép xây tổ bình yên trong nhà của họ.

Truyện ngụ ngôn này cho thấy ai có khả năng nhìn thấy trước sự việc thì dễ dàng tránh khỏi những cảnh hiểm nghèo.
                         
                                     ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hỡi con người vô danh ấy...

* ĐỖ TRUNG QUÂN
(Tháng bảy - mùa Vu lan 2010)

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=442383
Minh họa: Nguyễn Ngọc Thuần



1. Có người nói thời gian sẽ sắp xếp ngăn nắp cho ký ức mọi người.
Mẹ mất đã hơn 20 năm. Nỗi quạnh quẽ, cái nức nở những năm vắng mẹ đầu tiên đã thay dần bằng mùi nhang khói. Mẹ đã thành “ông bà” từ lâu rồi. Hoa trắng đã hai mươi lần mỗi mùa Vu lan trên áo khi vào chùa rằm tháng bảy, cũng đã bớt dần trong tôi sự thổn thức, bông hoa trắng trở thành ký hiệu của một người lẫn trong mọi người.

Bây giờ nếu vào chùa, tôi tìm sự thanh tịnh trong lòng hơn là nỗi buồn mồ côi, điều gì rồi cũng phải quen khi ta hết trẻ. Vào chùa dâng một nén nhang thơm và im lặng quan sát đám đông thấp thoáng hai màu trắng - đỏ trên áo người qua lại trước mắt. Có khi lẩn thẩn tính xem năm nay màu hoa nào trên áo những người trẻ kia nhiều hơn. Đỏ bao giờ cũng nhiều hơn trắng. Còn trẻ thì hoa đỏ nhiều hơn là lẽ thường tình.

Chỉ gương mặt người đàn ông năm nọ, kẻ không bao giờ tôi còn gặp lại nữa vẫn ám ảnh trong trí nhớ mỗi khi trở lại ngôi chùa cũ. Gương mặt u tối, đen đúa, dữ tợn, gương mặt của một kẻ khó ai tin lương thiện. Gương mặt nếu có một nụ cười đấy cũng sẽ chỉ là nụ cười gằn tàn nhẫn. Người đàn ông lừ lừ tiến đến, trong đám đông mà tôi rợn cả người: “Ông có lửa xin cho mồi điếu thuốc!”. Mồi thuốc, không một lời cảm ơn, hắn lẫn vào đám đông. Thôi thế cũng là hú vía, ta chỉ tốn một cú bật quẹt, chả mất cái bóp hay một lời xin đểu. Thế là may rồi.

Chùa đông, người vào chưa có hoa trên áo. Người trở ra mới có hoặc hoa đỏ hoặc hoa trắng. Hai màu hoa để trên chiếc mâm nhỏ trước bàn Phật người vào viếng chùa tự cài lấy cho mình. Khi trở về bãi giữ xe, bỗng gặp lại bóng dáng con người ghê gớm mấy giờ trước. Cái bóng gân guốc cộc cằn trong bộ quần áo sờn, bạc bụi bặm, lầm lũi, lẻ loi ra khỏi cổng chùa. Thấp thoáng một bông hoa trắng trên ngực áo.

Trong khoảnh khắc tôi thấy mình như kẻ vừa phạm một lỗi lầm khó thể tha thứ. Nỗi hoài nghi, sự ích kỷ của lòng không chia sẻ đã khiến mình thành kẻ đáng xấu hổ nhất thế giới. Người đàn ông vô danh ấy tôi có biết làm nghề gì, ở đâu mà lại ngần ngại, mà nghi ngờ nhân cách họ? Mà nghĩ cho cùng, cho dù đấy là một kẻ giang hồ phiêu dạt thì hôm nay cũng cố quay về mái chùa nào đó, có thể không phải nơi cố hương, chỉ để thắp cho mẹ mình một nén nhang tưởng nhớ. Trời! Sao ta lại có thể tệ đến thế này? Khi ta lưu lạc thì mẹ còn, khi ta có một mái nhà thì mẹ đã mất. Nhưng ta vẫn còn may mắn hơn con người nghèo nàn đang lầm lũi kia cơ mà. Bóng người đàn ông xa lạ khuất trong đám đông. Tôi biết mình suốt đời nợ anh ta một lời xin lỗi.

2. Cứ ngỡ tưởng bài học ngày trước chưa lâu cho mình ít nhiều trải nghiệm sống, nhưng sự đời nghĩ dễ - làm khó. Tôi cũng theo thời mà làm blog, mở một Facebook cho mình. Chỉ là cái nhu cầu giao tiếp, tương tác với cuộc đời vẫn còn nguyên đó.

Có lui về, có từ giã nhiều chốn phù phiếm thì cũng còn thế giới của riêng mình. Quen thêm một người, đọc thêm một người cuộc sống cũng còn vui. Ta đã lánh đời đâu, đã lập am tu hành đâu. Ta còn bụi trần gian chưa rũ bỏ kia mà. Nhưng đôi khi lại thấy quán tính cũ, cứ ai mời ta “add nick” mà mặt mũi trên avatar hầm hố... cô hồn như mặt mũi ta thì lại vờ đi. Lảng tránh. Có người trách vô tình, có kẻ nói kiêu ngạo. Có người im lặng chẳng cần...

Rồi khi nhớ lại bài học cũ, nhớ lại bóng dáng cô đơn với bông hoa trắng trên áo ngày xưa của một người xa lạ từng gặp thì nửa đêm lồm cồm ngồi dậy. Bật laptop và lặng lẽ bấm nhận vào danh sách bạn bè của mình những gương mặt râu ria dữ dằn hay cái đầu trọc lóc hầm hố của những người xa lạ đang muốn trở thành bạn. Bấm và tự nghe tiếng thì thầm trong ta “Xin lỗi nhé anh bạn trẻ!”.

Nhưng tôi vẫn mãi còn là kẻ nợ một con người.

Hỡi người đàn ông nghèo khó vô danh, anh giờ chân trời góc biển nào?
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mẹ của bé gái ung thư gạt nước mắt từ chối tiền từ thiện

* VƯƠNG LINH (VnExpress)



Sau khi VnExpress.net đăng thông tin về bé Mi (Thái Bình) khốn khổ vì khối u ác ở mặt, nhiều độc giả đã gửi tiền trợ giúp em. Tuy nhiên, đến giờ này, mẹ bé muốn chuyển toàn bộ số tiền đó giúp đỡ những bé khác, cần tới nó hơn, bởi theo bác sĩ, con gái chị không còn cơ hội.

Bé Nguyễn Đỗ Trà Mi sinh cuối năm 2007, là con gái thứ hai của vợ chồng chị Đỗ Thị Thanh Nga ở phường Quang Trung, thành phố Thái Bình. Khi con được một tuổi, chị Nga phát hiện trong mũi bé có một nốt mụn nhỏ. Sau vài lần uống thuốc và cắt mụn tại Bệnh viện Nhi trung ương không khỏi, anh chị đã cho con tới Viện Tai mũi họng trung ương khám và choáng váng khi kết quả sinh thiết cho thấy, bé bị một khối u ác tính.

Sau đó, bé Mi được xạ trị và truyền hóa chất tại viện K2 (Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhưng khối u không giảm đi mà lại ngày càng to ra, và di căn xuống vùng cằm, khiến khuôn mặt bé biến dạng. Em còn khó thở, khó ăn và đau đớn vô cùng.

Dù đã được bác sĩ cho biết, cơ hội để cứu chữa cho bé Mi rất mong manh, nhưng vợ chồng chị Nga vẫn nuôi hy vọng, nhất là sau khi đọc được thông tin về một trường hợp tương tự con mình được phẫu thuật thành công. Chị đã gọi tới Vnexpress.net với niềm hy vọng có thể nhận được những sự giúp đỡ của độc giả để tiếp tục quá trình chữa bệnh cho con gái.

Thế nhưng, chỉ ngay sau khi bài viết được đưa lên, bé Mi đã phải nhập viện vì khối u ở cằm em vỡ, chảy máu rất nhiều. Cũng trong ngày hôm đó, anh trai của bé phải vào bệnh viện vì bị va xe trên đường đi học về.

Sáng nay, nghẹn ngào nói trong nước mắt, chị Nga cho biết, các bác sĩ tại viện nhi địa phương nơi bé Mi nằm đã khẳng định, không có cách gì có thể cứu giúp cháu. Hiện tại, nếu có cố gắng lên Bệnh viện Việt Đức - như mong mỏi của vợ chồng chị để tìm cơ hội phẫu thuật cho con - thì việc di chuyển cháu từ Thái Bình bằng ô tô lên Hà Nội cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Chị Nga kể rằng, từ khi có bài báo về trường hợp của Mi trên VnExpress.net, chị đã nhận được một số sự trợ giúp của độc giả từ khắp nơi gửi về.

"Nhưng giờ, số tiền đó cũng không thể giúp được gì cho con nữa rồi. Tôi muốn chuyển tất cả những khoản trợ giúp của các độc giả để dành cho một em bé bị bệnh khác có hoàn cảnh khó khăn, cần đến nó. Mong được tòa soạn giúp đỡ để tôi được nhẹ lòng hơn...", chị Nga nức nở.

Để giúp chị Nga thực hiện ý nguyện cao cả này, các độc giả nếu biết thông tin về bệnh nhi nào có bệnh tình đặc biệt, hoàn cảnh thật sự khó khăn, cần được sự trợ giúp để chữa trị, hãy liên hệ với tòa soạn theo hòm thư: suckhoe@vnexpress.net hoặc tòa soạn Báo điện tử VnExpress.net, tầng 4, tòa nhà Hà Thành plaza, 102 Thái Thịnh, Hà Nội. Bạn đọc tại TP HCM có thể liên hệ với Văn phòng phía Nam báo VnExpress.net, địa chỉ 408 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP HCM.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Quy tai tro mo tim mien phi - VINACAPITAL
                           

Anh chị em thân mến, Anh chị em vui lòng phổ biến thông tin này cho những ai có nhu cầu mà anh chị em biết, rất cảm ơn. QUỸ TÀI TRỢ MỔ TIM MIỄN PHÍ VINACAPITAL Tài trợ mổ tim miễn phí cho trẻ em tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) có gia cảnh đặc biệt khó khăn (phải có xác nhận của địa phương). Các anh chị có con nhỏ cần mổ tim có thể liên hệ trực tiếp với anh Phú ĐTDĐ 0978 161 403 để nộp hồ sơ. Công ty VinaCapital: 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. HCM, Tầng 17, toà nhà Sun Wah Tower Thân ái, Liên bạch hoa.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] ... ›Trang sau »Trang cuối