Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

letam

Hi...trong này có nhiều bài được làm thành phim hoạt hình cực ngắn phát trên VTV1 vào lúc 21g hàng ngày trong chương trình Quà tặng cuÔc sống. Những phim này tốn khoảng 5 triệu cho thời gian 5 phút, rất đắt. NL có thể cho bé xem phim, nó dễ tiếp thu.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhà thương thí trong mơ...



TT - Có một bác sĩ đã bỏ gần 20 năm trong cuộc đời mình để xây dựng những nhà thương thí phục vụ người nghèo. Ở đó không có sự miệt thị, lời quát nạt, không có thuốc “hạng hai”... Mỗi bệnh nhân được đối xử bằng với tiêu chuẩn bệnh viện tại châu Âu. Bác sĩ phải ngồi cạnh người bệnh chứ không trốn vào phòng riêng, và bệnh nhân nhi trước khi về quê sẽ được cho tiền trở lại tái khám...

Ngày nào cũng vậy, từ 4-5g sáng những người phụ nữ đội khăn rằn, quấn những chiếc xà rông dài lấm lem bùn đất từ tận những tỉnh quê nghèo xa xôi của Campuchia bồng bế con đứng đợi trước cổng Bệnh viện Kantha Bopha, nằm ngay bên hông ngôi chùa thiêng liêng Wat Phnom ở Siem Reap. Không ai ồn ào. Những đứa bé được ôm trên tay. Có đứa khóc ré lên trong cơn sốt, bà mẹ cầm chiếc khăn ướt chườm mát cho bé.

Những cơ hội sống...

6g, cổng bệnh viện mở. Từng người nhận số, lấy thẻ từ bảo vệ và đi thẳng vào sảnh giữa bệnh viện ngồi xuống chiếu chờ đợi. Sáng hôm ấy, năm bệnh viện Kantha Bopha ở Campuchia đón hơn 1.500 bệnh nhân vào lúc mặt trời vừa ló dạng.

Hàng trăm bà mẹ ngồi bó gối ôm con dưới chiếu, đợi đọc số và bế con lại bàn cân, ghi hồ sơ. Những đứa trẻ có dấu hiệu nguy hiểm nhất: bất tỉnh, sốt nóng quá cao, bị thương... ngay lập tức được đưa thẳng tới các phòng bệnh ICU - nơi đứa bé cần cấp cứu.

Trong phòng dành cho bệnh nhân mới sinh, bà Tau Khau, dì của một đứa bé bị chứng dính phổi sau khi sinh, đang ngồi thực hiện thao tác kích thích hô hấp cho đứa bé bằng túi khí cao su theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đứa bé đến từ tỉnh Kandal. Mẹ bé đã sinh đôi hai chị em và đứa em đã chết.

Hàng xóm mách chị đưa bé còn lại lên Kantha Bopha để tìm cơ hội sống sót. Bác sĩ Dok Busou nói: “Nó sẽ phải ở đây khoảng nửa tháng mới ổn định được”. Phòng bệnh ICU sáng rực trong ánh đèn ấm áp và yên tĩnh so với không khí đông đúc bên ngoài.

Sáng hôm ấy có 340 trường hợp nhập viện vì những bệnh nghiêm trọng. “Đã có năm ca nghi nhiễm tả”- bác sĩ Denis Laurent lo lắng nhìn đồng hồ trên đường đến phòng bệnh trực tiếp xem kết quả. Với cương vị là người quản lý toàn bộ bốn bệnh viện Kantha Bopha I,II, IV, V, Denis Laurent vẫn nắm rất kỹ các căn bệnh có xu hướng chuyển thành dịch hoặc có nguy cơ lớn ở nơi này.

Sáng nào ở Kantha Bopha, các bác sĩ cũng phải đón hơn 1.000 bệnh nhân nhi được đưa đến trong nhiều tình trạng đau lòng: sốc vì sốt xuất huyết, bất tỉnh vì kiệt sức do bệnh tả, đau quằn quại giữa ngực... Suốt ngày đêm, những phòng bệnh từ trẻ sơ sinh vài ngày tuổi đến phòng cho trẻ lớn 15 tuổi lúc nào cũng sáng đèn.

Trong một phòng chuyển bệnh cấp cứu, cô Borou Hul khóc ngất khi đứa con nhỏ nằm duỗi thẳng người trên giường, thở yếu ớt, ánh mắt lạc thần. Con cô bị nghi bệnh tả và đang chờ kết quả xét nghiệm. Cô cho biết hôm đầu tiên bé bệnh cô đã đưa con đến bác sĩ gần nhà, chích mỗi mũi thuốc giá 1,5 USD và đã chích mười mũi như thế trong hai ngày qua.

Cô chỉ đưa bé lên Kantha Bopha khi mấy người hàng xóm ép buộc và mách bảo. Nhà nghèo và ở quá xa Phnom Penh, việc đưa một đứa bé đi xa làm cô lo sợ. Và hôm nay đứa bé đang được theo dõi liên tục bởi một y tá túc trực ngay bên cạnh.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/696/435696.jpg
“Phòng làm việc” của bác sĩ là một bàn lớn, quanh họ là giường bệnh nhân

Bác sĩ ư? Đừng ngồi phòng riêng!

Ở một con đường hướng tới cổng ra bệnh viện, một quầy thuốc mở rộng hai cửa sổ đặt ngay trước một kho dược phẩm khổng lồ của bệnh viện. Những toa thuốc màu trắng, màu vàng được các dược sĩ xem kỹ càng, cấp thuốc và ghi chú liều uống bằng số cho cả những bà mẹ mù chữ và dặn dò kỹ lưỡng.

Quầy thuốc của Kantha Bopha nhập trực tiếp thuốc từ Thái Lan, thông qua các tập đoàn dược phẩm lớn và các sản phẩm mới, ít tác dụng phụ từ châu Âu. Nhận thuốc điều trị không tốn tiền chỉ là khâu cuối cùng trong quy trình điều trị cho bệnh nhân nhi hoàn toàn miễn phí ở bệnh viện này.

Những đứa trẻ bị bệnh lao hoặc bệnh cần theo dõi thời gian dài được nhận thêm món tiền nhỏ, vừa với vé xe đi và về tỉnh nhà, với điều kiện của bác sĩ là phải đưa bé quay lại tái khám đúng thời gian được dặn dò. Cô bé 8 tuổi Ny Rhom ôm túi đồ theo ông nội là nông dân về lại tỉnh Kompong Chnang sau khi nằm tám đêm vì bệnh lao tại bệnh viện. Phiếu tái khám đề ngày 19-8-2010 của em sẽ được lãnh thêm tiền xe về địa phương, cách bệnh viện 200km.

“Tất cả mọi người đều giữ lời hứa đưa các em quay trở lại, chúng tôi rất ít khi gặp phải trường hợp bỏ dở quá trình điều trị. Bệnh lao rất nguy hiểm, nếu uống thuốc và ngưng không đúng sẽ tạo ra lao kháng thuốc. Đứa bé sẽ chết nhanh hơn”.

Các giường bệnh bình thường được đặt gần nhau ở khoảng cách vừa phải. Kế bên giường là một chiếc ghế - dành cho cha hoặc mẹ đứa trẻ ngồi chăm sóc con. Các dãy giường bệnh đều hướng đến một trung tâm duy nhất: bàn làm việc của bác sĩ. Đó là một chiếc bàn lớn đặt giữa phòng với ghế nhựa rẻ tiền và vài chiếc tủ kê sát tường.

Hồ sơ bệnh án và giấy tờ trong tủ. Bác sĩ ngồi ngay giữa phòng cùng với các y tá. Chỉ một tiếng kêu thất thanh của mẹ nếu bé có chuyện bất thường, bác sĩ sẽ là người có mặt đầu tiên. Không có chỗ nghỉ ngơi cho bác sĩ. Không có phòng riêng cho y tá. Chỉ có một chỗ nhỏ xíu để treo áo và thiết bị sau một cánh cửa đóng kín và khuất. Bác sĩ Beat Richner - giám đốc bệnh viện - nói một cách khắt khe: “Chúng tôi không trả tiền để họ ngồi trong các phòng khám và tán dóc hay xem tivi. Họ phải theo dõi bệnh nhân đang nguy kịch!”.

“Ở đây chúng tôi không có vòng luân chuyển của tiền” - bác sĩ Beat Richner tự hào khi nhìn những gương mặt gầy rộc và sạm nắng của những bà mẹ nghèo ánh lên nụ cười khi ôm đứa con khỏe mạnh trở về nhà...

Bài và ảnh: LAN PHƯƠNG (Báo Tuổi Trẻ)

Bác sĩ Beat Richner đến Campuchia từ năm 1974, làm bác sĩ trưởng của tổ chức Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và rời nơi này khi Khmer Đỏ nắm chính quyền. Năm 1991, ông trở lại theo lời mời của nhà vua Campuchia. Bắt đầu với 16 người nước ngoài, hơn 60 giường bệnh và 18 năm trôi qua Beat Richner đã xây dựng năm bệnh viện: Kantha Bopha I, II, IV, V và Jayavarman VII tại Phnom Penh và Siem Reap, hoàn toàn miễn phí cho tất cả trẻ em sinh sống ở Campuchia.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Vodanhthi: Cảm ơn bạn vì những bài báo bạn đã giới thiệu trên Thi Viện. Biết bao giờ Việt Nam ta có một bệnh viện như trong "mơ" thế này? Muốn hỏi Chúa hoặc Đức Phật và Thánh Alla, nhưng lại e các đấng tối cao  sẽ lại trả lời như các Ngài đã trả lời Công Vinh khi chàng ta hỏi Chúa rằng "bao giờ thì đội tuyền bóng đá Việt Nam vô địch World Cup ?"...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Ở Đà Nẵng đang xây một bệnh viện ung thư cho người nghèo, đến năm 2013 sẽ hoàn thành. Hy vọng nó không là cái máy chém người nghèo. Nhưng chủ yếu là cái TÂM của người thầy thuốc. Khó lắm đấy vì bây giờ nhiều người chọn nghề đặt tiêu chí thu nhập cao, còn đạo đức thì tuỳ biến. Thầy thuốc gì mà toàn bán thuốc của hãng chi tiền trình được cho mình, cắt cổ không cần dao. Đến bệnh viện thì bệnh nhiều thấy ít, BS lạnh lùng, thuốc có bảo hiểm thì bèo. Đến phòng mạch thì bệnh ít sít ra nhiều, BS ngọt như chè, thuốc bán cả mở mà chẳng có đơn. ÔI! Bao giờ cho đến giấc mơ kia nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

             Bơ gạo


Tại một xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng. Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.

Dân đen làm huyên náo hằng ngày kể từ khi họ nghe tin đó. Nhưng không có ai vui mừng và "kích động" bằng một người ăn xin trong làng. Vì không biết ngày hoàng tử đến, nên ngày nào ông cũng ngồi bên vệ đường, hy vọng hoàng tử sẽ cho ông ta nhiều tiền, ít nhất là để mua gạo đủ ăn.

Thực ra, người ăn xin có hai cái bơ sắt. Một cái để đựng tiền xin được, và một cái để đựng ít gạo của ông ta. Hằng ngày, người ăn xin vẫn ăn mặc rách rưới, tả tơi với hai cái ống bơ ngồi đó.

Và cuối cùng, không uổng công mong đợi, hoàng tử đã đến và đi vào làng. Khi thấy hoàng tử đi qua, người ăn xin vội chìa tay ra kêu lên:

- Xin bố thí cho kẻ hèn này!

- Hãy cho tôi bơ gạo của ông - Đó là những lời duy nhất hoàng tử nói.

Người ăn xin không thể tin được vào tai mình. Không có một lý do gì để một người giàu có nhất đất nước lại đi xin bơ gạo của một người ăn xin. Người ăn xin định từ chối, nhưng rồi sau khi xem xét lại, ông đổ bớt gạo ra khỏi bơ, chỉ đưa cho hoàng tử nửa bơ gạo. Hoàng tử đổ gạo vào túi mình, rồi cho tay vào túi và lấy ra một nắm vàng, bỏ vào đúng nửa bơ, bằng với số gạo mà hoàng tử nhận được, rồi lại đưa cho người ăn xin. Hoàng tử không bao giờ quay lại, còn người ăn xin thì suốt cuộc đời cứ băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta đưa cho hoàng tử cả bơ gạo.

                                     ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

      Ông ấy cần tôi

Cô y tá nọ hướng dẫn một chàng thanh niên với vẻ mặt hốt hoảng âu sầu tới bên giường bệnh của ông già. Cô nói: "Ông ơi! Con trai ông đã tới đây này!" Cô phải nhắc lại nhiều bận thì ông già bệnh nhân mới mở mắt ra nhìn. Ông bị ảnh hưởng thuốc mê và cơn đau nên chỉ nhìn thấy lờ mờ người thanh niên đứng bên bình dưỡng khí ở đầu giường.

Ông giơ tay quờ quạng nắm lấy bàn tay người thanh niên, xiết chặt, không rời tay ra như cần một sự an ủi. Cô y tá lăng xăng mang một chiếc ghế lại gần giường bệnh cho người thanh niên ngồi. Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn. Người bệnh già thì chẳng nói được câu gì, chỉ biết nắm chặt lấy bàn tay người thanh niên.

Sáng ngày ra, người bệnh nhân thở hắt ra và chết. Người thanh niên bùi ngùi đặt cái bàn tay bất động nọ xuống bên giường, và đi báo tin cho cô y tá. Trong khi cô ý tá làm thủ tục giấy tờ, người thanh niên tần ngần đứng bên cạnh. Khi cô làm xong thủ tục, cô ngỏ lời chia buồn với chàng thanh niên, thì chàng này hỏi cô rằng: "Ông ấy là ai vậy? Tên là gì?". Cô y tá ngạc nhiên: "Tôi tưởng ông ta là cha anh?". Chàng thanh niên trả lời: "Không, ông ta không phải là cha tôi, tôi chưa hề gặp ông ta bao giờ, tôi vào thăm người bạn có lẽ cùng họ, nên cô dẫn tôi nhầm tới đây."

Cô y tá kêu lên: "Ồ, thế sao anh không cho tôi biết khi tôi dẫn anh tới đây!"

Chàng thanh niên nọ chậm rãi: "Khi tôi được biết ông ta bệnh nặng khó qua khỏi, mà ông ta lại đang mong mỏi sự có mặt người con trai chưa tới được. Ông ta đã yếu quá cũng không nhận ra được ai cả, tôi cảm thấy ông ta rất cần tôi, nên tôi ở lại cũng có sao đâu!"


                                 ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Dại

Chằn tinh Shrek đã viết:
@ Nhi:
Chuyện có thật hở Nhi?
@Chằn tinh Shrek:
 Trong cuộc sống đời thường xung quanh ta.Đâu đó có những mảnh đời éo le và nghiệt ngã...mà bất cứ ai trong chúng ta đều ít nhất cũng đã từng chứng kiến một vài lần....Hai câu chuyện mà VN viết "Thằng bé đánh giầy" và "Nó" và cả câu chuyện mà VN viết tiếp theo đây,đều là những nhân vật có thật,tất nhiên cốt truyện không khỏi có những chi tiết hư cấu...
 VN tin rằng mọi người trong chúng ta đều đau lòng trước những cảnh đời đầy cay đắng ấy...và không một ai lại không muốn mở lòng hảo tâm của mình...nhưng bằng cách nào đây??? đó là điều mà chúng ta phải suy ngẫm....VN xin cảm ơn các anh ,các chị và tất cả các bạn đã ghé đọc và cổ vũ cho VN...


BÀ LÃO BÁN VE CHAI

  Từ xa,bé Linh đã nhận ra cái dáng gầy guộc của bà cụ.Bà mảnh mai đến mức tưởng chừng như một cơn lốc nhẹ cũng đủ cuốn bà đi.Bà cụ bước từng bước chậm chạp với gánh nặng trên vai xem ra quá sức đối với bà,nên cứ mươi bước bà lại dừng  chân nghỉ.
  Bà cụ đã 84 tuổi,hàng ngày bà quẩy đôi quang gánh đi khắp mọi nẻo đường thu mua những phế liệu,để kiếm tiền nuôi đứa cháu nội mới lên 8  vì cha mẹ nó đã mất sau một tai nạn xe.Nhà của bà chỉ là một căn chòi tạm ở khu ruộng phía sau lưng một khu phố sầm uất với những dãy nhà cao tầng và hoành tráng.Đó là nơi ẩn cư của những gia đình nghèo...
  Bé Linh biết bà đã hai năm rồi.Nó thường gom nhặt  nào là vỏ chai, lon bia,báo cũ...để dành đem cho bà cụ mỗi khi bà tới.Có lần ,nó thắc mắc :Mẹ ơi!sao không ai nuôi bà hở mẹ?Còn mẹ nó thì mỗi lần gặp bà  chỉ biết thở dài và móc ra cho bà năm mười,ngàn đồng.
  Năm ấy ,một cơn lũ lụt rất lớn đổ xuống thành phố biển.Mẹ nói đã mấy chục năm rồi mới có một trận lụt lớn đến vậy.Sau cơn mưa lụt đó.Bé Linh cứ ngóng chờ bà cụ , nó gom được rất nhiều ""ve chai.Một tuần,hai tuần...trôi qua,vẫn không thấy bóng dáng bà cụ...Nó sốt ruột nói với mẹ:Mẹ ơi! con không thấy bà ve chai nữa.Hay là chúng ta đi thăm bà ấy nhé. Chiều chủ nhật,mẹ cột bịch ve chai sau xe,rối chở bé Linh đi tìm nhà bà cụ.Khi đến nơi ,họ nhìn thấy một quang cảnh đổ nát,tiêu điều,chỉ còn lác đác một vài  mái nhà liêu xiêu...Hai mẹ con dò hỏi một người dân.Người đó nói:Bà cụ đã mất trong đêm cơn lũ đổ về.Cơn lũ quái ác đã cuốn căn chòi và cả bà đi.Cũng may người ta còn kịp cứu thằng bé.
   Bé Linh khóc ngất.Còn mẹ nó,hai mắt cũng đó hoe chỉ còn biết xoa đầu con an ủi......
Mây vẫn mãi bay
Về đâu mây hỡi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sau khi đọc xong bài dưới đây, anh bạn của tôi trầm ngâm khá lâu, tay cầm tách trà mà quên uống. Một lúc sau, anh lắc đầu nói: "Chẳng hiểu cái tâm của những người ấy bỏ đi đâu rồi... Hay là bọn họ có tâm hay không?"

Moi tiền vá xe đêm

Hầu như bất kỳ ai cũng từng một vài lần rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu khi đang chạy xe gắn máy về đêm thì bất ngờ xe xẹp lốp. Và không ít người đã trở thành nạn nhân của những “kỹ nghệ” moi tiền rất tinh vi như: nạy vỏ, tống tiền, mồi chài... của một số tay vá xe.

Anh Nguyễn Minh Thành - lái xe Dream biển số 51Z8..., nạn nhân bị moi tiền của những tay thợ vá xe đêm tại khu vực đường Hai Bà Trưng, TP.HCM - kể năm lần anh phải vá xe vào ban đêm thì cả năm phải trả tiền không dưới 100.000 đồng cho một lần ghé vào vì lần nào cũng bị “phán” ruột xe thủng... 4-5 lỗ. Nếu khách kiên quyết vá thì phải trả 15.000, 20.000, 30.000 thậm chí 40.000 đồng/lỗ (tương đương thay một ruột xe mới) trong khi giá vá xe bình thường chỉ 7.000-10.000 đồng/lỗ, vậy là phải đành thay ruột. Nhưng sau đó còn được các tiệm “khuyến mãi” kèm thêm một số hư hỏng khác của chiếc xe gắn máy cần phải sửa, nếu không, xe không thể nào nổ máy được.

Anh Lê Văn Long - ngụ phường 22, quận Bình Thạnh, từng hành nghề vá xe đêm - nói có cả một “kỹ nghệ” moi tiền khách của vài điểm vá xe đêm mà anh từng chứng kiến. “Thứ nhất là tìm cách thay ruột xe mà phổ biến là nạy sòi (van ruột) cho rách để thay ruột dỏm hiệu Inoue của Thái Lan, mua vào chỉ khoảng 15.000 đồng hoặc vỏ thứ cấp được sản xuất trong nước giá khoảng 30.000 đồng, rồi ép giá cao để thu lợi. Thứ hai là lợi dụng sự sơ hở của khách để phá máy, thay đổi phụ tùng...

Phổ biến là dùng chìa khóa 13 và vít dài, nhích nhẹ ốc côn bên sườn máy thì xe không thể chạy, tinh xảo hơn là dùng nam châm mạnh ấn vào dưới máy xe làm tê liệt những con “kích” để gây chập điện... Và quan trọng là đánh vào tâm lý sợ sệt, hối hả trong đêm của khách mà ép, hù dọa đủ kiểu về hư hỏng của xe buộc khách phải chi tiền” - anh Long kể.

Tại “con đường rải đinh” xa lộ Hà Nội, một số thợ vá xe đêm còn có “chỉ tiêu” phải hoàn thành hẳn hoi. T.M.L., thợ sửa xe gắn máy gần ngã tư Thủ Đức, tiết lộ “chỉ tiêu” của một số chủ tiệm sửa, vá xe đưa ra cho thợ là phải thu vào bình quân 50.000-500.000 đồng đối với những xe cà tàng như các xe gắn máy Trung Quốc, xe Dream II của Thái Lan..., còn đối với các loại xe gắn máy đời mới như Air Blade, Lead đến SH, Dylan... phải từ 100.000 - 1 triệu đồng/xe/đêm.

Mỗi tiệm chỉ cần “làm thịt” 5-10 chiếc/đêm là có thể thu được cả triệu đồng. Thợ sẽ được thưởng trên số lợi nhuận thu vào. Muốn hoàn thành “kế hoạch” được giao, các thợ vá xe đêm phải thi nhau... đâm thủng thêm lỗ trên ruột xe và người này che cho người kia chỉnh lệch máy, mở ốc thắng, làm hư bóng đèn xe và “luộc” luôn phụ tùng xe... của khách.

SƠN BÌNH
(Báo Tuổi Trẻ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Như Diệu Linh

TÂM

Nó vui mừng tung tăng với những bông hoa cúc dại thật xinh, với nó cái gì hoang dại cũng đẹp, tự nhiên là tuyệt nhất!

Nó đang đi "bái sư", ôi, ông "sư" của nó khó lắm, kì kèo mãi ổng mới chịu nhận nó làm đệ tử, ổng cứ bảo "ngòi bút là từ tâm , không cần học bé à",  Ổng ăn mặc thật giản dị, lời nói cũng tự nhiên, chân chết vì thế nó mới mến, nó muốn được ông chỉ dẫn để có được những tiểu thuyết hay như ông. Vì thế nghe ông nói nó chả chịu, tâm nhưng cũng phải có sách có cách mới viết hay được chứ! Sau một hồi thuyết phục, ổng phải nhận nó, ổng bảo " Bé có tâm thế, nhất định sẽ viết văn hay như tôi", hẹn hôm nay ở nhà ổng. Thích thế!

Nó đã tới nơi, nó đi sớm hơn giờ hẹn tận một tiếng, nó muốn làm ông ngạc nhiên. Nhìn ngôi nhà trông hoang dã nhưng xinh phết, bao nhiêu hoa cỏ cây lá đều được ông gom về hay sao ấy nhở, nó mê mẩn như nàng công chúa lạc vào một khu rừng cổ tích, lối đi có sỏi rải dọc theo con đường, một vài bông hoa dại thật xinh xắn, cả chùm hoa tóc tiên leo quanh uốn lượn, nhìn toàn thể kiến trúc, cứ như một mê cung...

_Thế nào! Có khai không- là "sư phụ tương lai" của nó.

Có tiếng roi mây quất vào một cái gì đó, tiếng người rên rỉ

_Con không hái mà ông

-Còn chối hả? Nhà ta kiên cố như thế nay, kẻ ngoài làm sao vào mà hái được, rõ ràng là ngươi đã hái đúng không?

-Không thật mà ông - giọng cô gái, vẻ sợ sệt- con biết cây Mộc Lan đấy ông quý thế làm sao con dám hái.

Nó không nhìn thấy gì bởi bức tường rất cao, nó chỉ nghe thấy tiếng người mà nó định bái làm sư phụ đang đay nghiến "Này, thì không này", kèm theo mỗi câu nói là tiếng roi quất vào cô cái vùn vụt với tiếng hét thất thanh vì đau đớn.

Nó đi về, mặt không còn chút sắc, những đoá cúc dại trong tay nó nát tả tơi, nó không ngờ người viết ra được những câu văn mượt mà, tha thiết tình yêu thương lại có thể đối xử với con người không bằng một...bông hoa như thế.Cái gì tự nhiên cũng đẹp, cũng xinh, nhưng phải coi đó là tự nhiên thật hay là tự nhiên giả tạo. Nó quyết định rồi, ngày mai nó sẽ viết, viết một câu chuyện của chính nó-tự nhiên-như ông bảo...với tựa đề là..."TÂM"

Mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian
Chiếu xuống nhân sinh mải vội vàng
Đâu hay ánh nắng tan vào gió
Rồi hoá thành mây trắng lang thang...

http://i910.photobucket.com/albums/ac302/nhudieulinh/1305086331_12895681291289541360logo.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hãy bước lên.


  Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sẩy chân ngã xuống cái giếng  hoang. Con vật kêu la  thảm thiết trong lúc ông chủ  đang tìm cách  cứu nó lên. Một mình ông kéo không nổi.

Ông mời hàng xóm đến giúp. Mọi người hè nhau ra sức lôi kéo sợi dây thừng để kéo con lừa lên. Nhưng dây đứt mà con lừa càng lún sâu hơn dưới lớp đất đá.

- Khó lắm đây, không thể cứu được. Âu cũng là cái số của nó và nó cũng đã già rồi, chúng ta sẽ hóa kiếp cho nó. Một người lắc đầu.

-  Nó là tài sản duy nhất của tôi, nó gắn bó với tôi bao nhiêu năm nay, nhưng số nó thế đành phải cho nó mồ yên mả đẹp thôi. Bác nông dân chép miệng rưng rưng nước mắt.

Cuối cùng, ông quyết định sẽ hóa kiếp cho nó. Thế rồi mỗi người cầm một cái xẻng, xúc đất đá đổ vào giếng. Con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai oán. Cho đến khi đất đá ngập hết chân, nó chợt bừng tỉnh. Nó cảm nhận điều gì đó đang  xảy đến với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra như một phép nhiệm màu. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rơi xuống dưới chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng và phóng  ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

 Cuộc sống có thể sẽ có nhiều khó khăn  thử thách và cả những sai lầm do chính bạn gây nên. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn không nên để mình bị chôn vùi bởi những khó khăn ấy, mà phải biết rũ nó xuống và bước lên trên. Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để bước lên cao hơn . Chúng ta có thể thoát khỏi những cái giếng sâu nhất chỉ bằng cách không bao giờ bỏ cuộc. Đừng gục ngã và hãy bước lên!

        ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối