Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chằn Shrek

@ Nhi:
Chuyện có thật hở Nhi?
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

       Bài học từ loài ngỗng


Vào mùa thu, khi bạn thấy đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào đó có thể rút ra từ đó? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.

Khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nói ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Mỗi khi con ngỗng bay lạc hỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.

Nếu chúng ta cũng cảm nhận sự tinh tế của loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta.
Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

Cuối cùng khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đên khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về Phương Nam.

Nếu chúng ta có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau khi có khó khăn. Lần sau có cơ hội thấy một đàn Ngỗng bay bạn hãy nhớ....bạn đang hưởng một đặc ân khi là thành viên của một nhóm.

 
                     ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

CHUYỆN VỀ SƯ CÔ KHOÁC ÁO BLOUSE TRẮNG


THANH VĂN

http://www.thuvienhoasen.org/ttxh-chuyenve-suco-ao-blousetrang-01.jpg



Người dân nghèo ấp 1A, xã An Phú (Thuận An - Bình Dương) lâu nay vẫn truyền tụng về một cô tiên nhân hậu đã khám - chữa bệnh, phát thuốc và cho họ cả những bữa ăn miễn phí. Người viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại là sư cô, bác sĩ Thích Nữ Liên Thanh (tục danh Nguyễn Thị Kim Anh), trụ trì chùa Long Bửu.

Cô tiên bỏ phố, lên rừng"

Cách đây hơn 40 năm, một vị sư cô trên đường hành khất, vào trú tại một ngôi miếu hoang ở Quảng Trị. Bỗng nhiên, có tiếng khóc oe oe của một đứa trẻ từ xa vọng lại. Vị sư cô này đã lao đến cứu đứa bé dưới làn mưa bom bão đạn. Trở về chùa, đứa trẻ mồ côi ấy được nuôi dưỡng và lớn lên trong sự đùm bọc của mọi người. Cô bé đó chính là sư cô, bác sĩ Thích Nữ Liên Thanh. Tâm sự với tôi, sư cô nói rằng, bà không thể quên người đã cứu mạng mình. Cũng từ đó, bà học được nhiều điều nhân ái ở đời và tự nhủ sẽ làm điều gì đó thật có ý nghĩa để không phụ lòng những người đã nuôi dưỡng, cho bà cuộc sống. Bởi thế, trong những ngày ấu thơ, dù theo chân thầy hành đạo khắp nơi, việc học hành gặp nhiều cản trở, nhưng bà vẫn gắng học và mơ ước trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo.

Sư cô Liên Thanh nói: “Hồi đó, theo thầy hành đạo khắp nơi nên chủ yếu tôi học lỏm những người đi trước. Năm tôi thi đậu vào lớp 10 cũng là lúc thầy nhận trụ trì chùa Trụ Yên ở một huyện ngoại thành TP.Hồ Chí Minh nên tôi được học chính quy”. Để đến trường, bà phải đi xe đạp 30km, hành trang mang theo chỉ là mấy cuốn sách cũ, ít cơm nguội cùng muối vừng... Cực khổ là thế, nhưng năm nào Kim Anh cũng đạt học sinh giỏi. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, bà thi đậu vào Khoa Tim mạch, Trường Đại học Y khoa TP. Hồ Chí Minh với số điểm rất cao. Sau 7 năm trời miệt mài kinh sử, bà tốt nghiệp đại học và được nhận về công tác ở Khoa Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh. Cùng thời điểm đó, bà tốt nghiệp Khoa Sử học Phật giáo, Trường Cao cấp Phật học TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là 2 bằng thạc sĩ xã hội học và thạc sĩ sử học Phật giáo trước sự ngưỡng mộ của mọi người. Có trong tay nhiều bằng cấp, nhiều người nghĩ bà sẽ có vị trí làm việc cao trong xã hội nhưng bà lại xin chính quyền lên vùng sâu, vùng xa lập nghiệp. Duy chỉ có thầy chủ trì chùa Trụ Yên là không nói gì, có lẽ, thầy đã hiểu tâm ý sâu xa của bà

Chọn nơi khổ ải để tôi luyện tâm Phật

Bà làm đơn xin về chùa Long Bửu, một ngôi chùa nằm hẻo lánh bên những cánh rừng cao su hun hút gió. Không những thế, do ngôi chùa được xây dựng khá lâu, thiếu người trông coi nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Với quyết tâm cháy bỏng, sư cô Liên Thanh đã thành lập Phòng khám bệnh đa khoa từ thiện để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại chùa. Bước đầu gặp vô vàn khó khăn, thiếu tiền bạc, thuốc men, nhưng tấm lòng nhân hậu của bà đã được người dân cảm mến. Họ đã cùng bà gây dựng một phòng khám dành cho người nghèo trong chùa. Tâm sự với tôi, bà bảo: “Hạnh nguyện của tôi là đem sở học của mình để chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, làm một chiến sĩ từ thiện xã hội, chữa trị tâm bệnh và thân bệnh cho chúng sinh. Tôi nhận thấy, y phương minh (một trong ngũ minh: nội minh, nhân minh, thanh minh, công xảo minh, y phương minh) là phương thức thực hành công tác xã hội rất thích hợp với lòng từ bi, là phương cách thể hiện tinh thần cứu thế tích cực của đạo Phật”.

Cuối năm 1999, bà trở thành trụ trì chùa Long Bửu. Cũng thời gian đó, nhiều khu công nghiệp được quy hoạch xây dựng gần chùa. Hàng ngàn người đổ về làm công nhân trong các khu công nghiệp. Bà treo bảng khám bệnh miễn phí cho công nhân. Vào những ngày nghỉ, bà con nghèo, công nhân đến khám rất đông, bà phải làm việc từ mờ sáng đến nửa đêm. Một mình làm không xuể, bà lại nhờ các đồng nghiệp ở Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếp sức. Trước nghĩa cử cao đẹp này, Ban giám đốc bệnh viện 175 (TP.Hồ Chí Minh) đã ủng hộ nhiệt tình, luân phiên cử bác sĩ xuống chùa giúp đỡ vật chất, thuốc men và hỗ trợ kiến thức y học để nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh. Điều vui mừng nữa là phòng khám được Sở Y tế Bình Dương cấp giấy phép hoạt động.

Ngoài tấm lòng từ bi của sư cô Liên Thanh, các y - bác sĩ ở đây đều làm việc bằng sự tự nguyện. Y sĩ Đinh Thị Minh Nguyệt bộc bạch: “Nếu ai không có cái tâm thì không thể trụ lại lâu ở đây, vì chúng tôi làm việc không lương, chùa có bồi dưỡng nhưng không đáng kể”. Lương y Võ Thành Thân, công tác ở phòng khám đã 4 năm nói thêm: “Đã làm từ thiện thì phải dẹp bỏ tính toán về danh lợi, phải có tấm lòng và tinh thần phục vụ bệnh nhân”.

Tiễn chúng tôi ra về, sư cô Liên Thanh nói: “Hiện tôi đang xúc tiến làm thủ tục nâng cấp từ phòng khám lên bệnh viện nhân đạo có sức chứa khoảng 500 giường bệnh”. Đây cũng là mong ước của nhân dân địa phương. Được biết, từ đầu năm 2010 đến nay, ni cô Liên Thanh đã tổ chức 4-5 đợt tặng quà, xe lăn, khám bệnh từ thiện cho người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa. Trong 5 năm qua, Phòng khám đa khoa từ thiện Long Bửu đã khám, điều trị, cấp thuốc miễn phí, tặng quà, tặng trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế với tổng trị giá trên 8,5 tỷ đồng.

Mong sao, ý tưởng xây dựng bệnh viện nhân đạo sớm trở thành hiện thực để chùa Long Bửu trở thành điểm đến của nhiều bệnh nhân nghèo, nơi mà họ sẽ được cứu vớt bởi một cô tiên có thực ở trên đời.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@


- Bạch thầy! Vì sao nhân gian luôn vướng vào khổ ải trầm luân?
- Vì đa số người ta không hiểu chữ YÊU
- Hi... người tu hành như thầy mà cũng bàn đến chữ đó sao?
- Người đời vốn tham lam nên thường lầm giữa YÊUDỤC
- ???
- Người tu hành phải vứt bỏ được DỤC... nhưng không được vứt bỏ YÊU
- Thầy càng giảng con càng không hiểu...
- Khi nào con NGỘ con sẽ thấy YÊU không phải là DỤC
- Thưa thầy con yêu một cô gái, con luôn mong cô ấy hạnh phúc, như vậy có phải là DỤC?
- Có thể là có, có thể là không... Sự khác nhau giữa YÊUDỤC đó là YÊUCHO ĐI, còn DỤCNHẬN LẤY
- ...
- Nếu con yêu mà con mong muốn người con yêu đáp lại thì đã là dục... cũng như khi giúp người mà mong chờ sự trả ơn hay cũng như việc kể nể công lao của mình cũng vậy... còn nếu chỉ yêu mà không đòi hỏi sự đáp lại thì đó là tình yêu bao la... Đức Phật dạy TỪ - BI - HỈ - XẢ chính là như vậy.
- Con cảm ơn thầy!
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lớp tình thương của cô giáo xương thuỷ tinh


YẾN TRINH



“Ngày xửa ngày xưa, khi những bông hoa tuyết đang nhẹ nhàng rơi, ở ngôi làng nọ, có một mụ phù thuỷ xuất hiện…” - tiếng đọc truyện ngọt mát như nước suối ấy thường níu chân những ai đi ngang qua ngôi nhà nhỏ của cô giáo Huỳnh Thanh Thảo ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Trong lớp học đơn sơ, cô giáo nằm cong queo trên chiếc giường tre, đám học trò miền quê ngồi xung quanh chăm chú nghe từng lời.

http://sgtt.com.vn/Uploads/Images/3/0c1/30c11f0d1b4539683c929ddbf4596e16.jpg
Lớp tình thương và cũng là thư viện mini của cô Thảo Ảnh: Minh Tâm

Cô giáo xương thuỷ tinh

Tháng 11.1986, Thảo chào đời trong trạng thái tay chân mềm nhũn, cong queo. Bác sĩ cho biết cô bé mắc chứng bệnh xương thuỷ tinh nên có thể suốt đời không đi đứng được.

Những năm sau đó, Thảo lớn lên nhưng tay chân vẫn nhỏ xíu, lồng ngực gồ lên. Các khớp xương thường xuyên sưng tấy, nhức nhối. Chỉ cần một cử động không khéo là gia đình phải đưa cô đi cấp cứu do bị gãy xương. Vì vậy, suốt chín năm đầu đời, cô phải nằm ngửa như một đứa trẻ sơ sinh. Khi bạn bè cắp sách tới trường thì Thảo mới bắt đầu tập lật, tập ngồi.

Cô Nguyễn Thị Xuân – mẹ Thảo nhớ như in: “Có lần đi ruộng về, thấy Thảo gượng ngồi dậy, mặt mày đỏ bừng, mướt mồ hôi. Khi con tưởng chừng sắp ngồi được thì lại ngã chúi xuống giường”. Từ đó, người mẹ ấy hiểu thêm nỗi khát khao của đứa con gái bé bỏng. Biết con không thể đến trường, cô Xuân mua sách rồi dạy bảng chữ cái và bốn phép tính. Có căn bản rồi, Thảo tự học ráp vần, đọc chữ, đặt câu qua sách báo và truyền hình.

Có vốn chữ kha khá, Thảo xin cha mở một tiệm tạp hoá nho nhỏ. Vừa coi quán, cô vừa dạy kèm mấy em hàng xóm cho đỡ buồn. Không ngờ, năm đầu tiên, học trò của cô giáo chưa một ngày đến trường ấy đều đạt học sinh giỏi. Cái nghề dạy học bén duyên với cô gái tật nguyền từ đó.

Lớp tình thương: có thương mới dạy

Mới đó mà lớp học ấp Ràng đã duy trì được mười năm. Cô giáo cũng đã bước qua tuổi 24. Nói theo cách của Thảo: “Lớp tình thương là có thương mới dạy, có thương mới học”. Chị Giang Thị Phượng, một phụ huynh học sinh, chia sẻ: “Đứa con lớn của mình được Thảo dạy cho những con chữ đầu tiên. Bây giờ cháu học lớp 11 rồi. Năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi. Đến khi sinh thằng thứ hai, học lớp một rồi mà không biết mặt chữ, mình lại gửi cho cô, năm sau cháu cũng đạt học sinh giỏi. Thảo dạy không lấy tiền. Có khi em còn giúp mình tiền đóng học phí cho con. Mình nghèo, không biết chữ, không có cô chắc con mình cũng dốt”.

Những học trò đầu tiên của Thảo đã trở thành thiếu nữ và sắp bước qua năm học cuối cấp ba. Riêng cô giáo của ấp Ràng vẫn nhỏ bé với chiều cao sáu tấc rưỡi. Lớp học vẫn chỉ có cái giường tre, cô ngồi, lúc nào mệt lả thì nằm dạy và học trò ngồi xung quanh. Cô giáo vẫn di chuyển bằng cách lật người, lăn từng chút khó nhọc như đứa trẻ vài tháng tuổi. Nhưng trên môi cô luôn là nụ cười và bao câu chuyện hóm hỉnh như xua đi những đau đớn và bất hạnh.

Kết thúc có hậu nào cho Thảo?

Mỗi ngày trôi qua, cô giáo nhỏ bé này phải chiến đấu sinh tử với những cơn đau buốt tận xương tuỷ. Tháng vừa rồi, cô phải nhập viện vì khó thở, các khớp xương lại sưng, nhức nhối. “Em cứ sợ một ngày nào đó, em không còn đủ sức dạy các em được nữa. Ngày đó chắc buồn lắm. Em không cam tâm”, cô giáo nhỏ nói trong nước mắt. Mắt còn đỏ hoe, cô lại cười: “Chị ơi, người ta nói quê em còn nhiều chất độc da cam trong lòng đất. Vùng này có mười mấy người bị nhiễm, chết gần hết rồi, hổng biết chừng nào tới em nữa!”

Nói vậy thôi, chứ vừa xuất viện, Thảo lại lên mạng quyên góp sách cũ để lập một thư viện. Sau nhiều năm vận động, thư viện mini nay cũng có gần 1.000 quyển sách, báo. Nhưng vì là truyện sách cũ cóp nhặt nên nhiều bộ cứ thiếu đầu thiếu đuôi. “Nhiều lúc thiếu ngay đoạn cuối truyện, học trò cứ hỏi kết thúc của câu chuyện thế nào, em bịa ra kể đại. Em cứ cho truyện kết thúc là hoàng tử và công chúa cưới nhau, ở hiền gặp lành. Em nghĩ, lỡ mai mốt học trò đọc được truyện gốc, biết cái kết thúc thật, chắc các em cho rằng em xạo”, Thảo cười giòn. Nhưng lúc nào cũng vậy, sau nụ cười, ánh mắt cô giáo ấy lại long lanh nước mắt.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

         Ba cây cổ thụ

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: "Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy". Cây thứ hai nói: "Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới". Và cây thứ ba: "Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời".

Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.

Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló rạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những ai có lòng.

                ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hiểu về trái tim gây quỹ mổ tim cho trẻ em nghèo


TRUNG UYÊN



TTO - "Hiểu về trái tim" - cuốn sách gồm 50 bài viết tâm lý trị liệu của tác giả Minh Niệm - nhằm gây quỹ giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung, đặc biệt là giúp trẻ em nghèo mổ tim - vừa được ra mắt chiều 15-7 tại TP.HCM.

http://chuyentrang.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Thumbnail/654/434654.jpg



Chương trình do Chi hội từ thiện Hiểu Về Trái Tim (với sự bảo trợ của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, gồm các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, doanh nhân,..) và Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Bến Thành tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên Chi hội từ thiện Hiểu Về Trái Tim chính thức ra mắt.

Cuốn sách "Hiểu về trái tim" chia sẻ những trải nghiệm thực tế để giúp bạn đọc chữa lành những vết thương lòng, khơi gợi sự san sẻ yêu thương đến những cuộc đời khốn khó...

GS.TS Trần Văn Khê đã nói vế cuốn sách này: “Để chữa lành những tổn thương và nỗi đau đó, từ trước đến giờ, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đã có rất nhiều nhà tâm lý và khoa học đã nghiên cứu những phương cách khác nhau để chữa lành một trái tim đang tan vỡ, một tâm hồn bị tổn thương. Và cách tốt nhứt và hữu hiệu nhứt là cần hiểu rõ được trái tim, tâm hồn của mình, và của người khác, cuốn sách Hiểu về trái tim chính là cuốn sách giúp bạn đọc làm được điều đó: Hiểu rõ và chữa lành trái tim, tâm hồn của mình và của những người xung quanh, để mọi người cùng được sống trong hạnh phúc và yêu thương”.

Sách kèm đĩa CD nội dung sách với giọng đọc của 50 nghệ sĩ nổi tiếng trong các lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, thời trang, sân khấu….

Ông Nguyễn Văn Phước - giám đốc công ty văn hóa sáng tạo First News - Trí Việt cho biết, một nhà xuất bản ở Tokyo, Nhật Bản vừa mua bản quyền cuốn sách Hiểu về trái tim, bản dịch tiếng Anh của cuốn sách dự kiến sẽ được giới thiệu tại hội chợ sách Frankfurt (Đức) sắp tới.

Từ đây đến cuối năm 2010, một chương trình dài hơi mang tên "Hiểu về trái tim" với nhiều hoạt động sẽ được tổ chức: giới thiệu sách Hiểu về trái tim tại TP.HCM; giới thiệu chương trình tại các trường đại học, trung học tại TP.HCM; lễ tổng kết và tri ân...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tình Thương, Giàu Sang và Thành Đạt


Một người phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy có 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên phiến đá ở trước sân nhà. Bà không quen biết họ, nhưng với con người tốt bụng, bà lên tiếng nói: "Tôi không quen biết các cụ nhưng chắc là các cụ đang đói bụng lắm, vậy xin mời các cụ vào nhà tôi dùng một chút gì cho ấm bụng nhé... ".

- Ông chủ có ở nhà không, thưa bà? -  Một cụ cất tiếng ái ngại hỏi.

- Dạ thưa không, nhà tôi đi làm chưa về! -  Người phụ nữ trả lời.

- Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của bà bây giờ được, bà ạ.

Đến chiều khi người chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện cho chồng nghe. Nghe xong người chồng bảo vợ: "Vậy thì bây giờ em hãy ra mời ba cụ ông vào, nói với mấy cụ rằng anh đã về và muốn mời họ vào". Người vợ làm theo ý của chồng, bà bước ra sân mời cả ba cụ cùng vào.

- Rất tiếc thưa bà, cả ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được. Họ đồng thanh đáp.

- Vì sao lại thế thưa các cụ.... Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.

Một cụ già bèn đứng dậy từ tốn giải thích:

- Cụ ông này tên là Giàu Sang, còn kia là cụ ông Thành Đạt, và còn lão già đây là Tình Thương. Bây giờ bà hãy vào nhà hỏi ông nhà xem sẽ mời ai trong ba lão chúng tôi vào nhà trước nhé. Người phụ nữ đi vào nhà và kể lại sự việc cho chồng.

- Ồ vậy thì tuyệt quá! Người chồng vui mừng nói.

- "Vậy thì tại sao chúng ta không mời cụ ông Giàu Sang vào trước. Cụ là điềm phước rồi đây, sẽ cho chúng ta nhiều tiền bạc của cải sung túc". Nhưng người vợ lại không đồng ý: " Nếu vậy thì tại sao chúng ta lại không mời cụ Thành Đạt vào trước chứ... Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể". Hai vợ chồng cứ tranh cãi một lúc mà vẫn chưa đi đến quyết định.

Cô con gái nãy giờ đứng nghe yên lặng ở góc phòng bỗng lên tiếng nhỏ nhẹ: "Ba mẹ ạ, tại sao chúng ta không thử mời ông già Tình Thương vào nhà trước đi. Nhà mình khi ấy sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp, và ông già sẽ cho gia đình chúng ta thật nhiều hạnh phúc. "

- "Có lẽ con gái mình nói đúng". Người chồng suy nghĩ rồi bảo vợ, "Vậy thì em hãy mau ra ngoài mời cụ Tình Thương vào trước đi vậy. "

Người phụ nữ ra ngoài và cất tiếng mời, "Gia đình chúng tôi xin hân hạnh mời cụ Tình Thương làm vị khách mời đầu tiên vào với gia đình của chúng tôi". Cụ già Tình Thương từ tốn đứng dậy và chầm chậm bước vào nhà. Nhưng hai cụ già kia cũng từ từ đứng dậy và bước theo cụ già Tình Thương...

Rất đỗi ngạc nhiên, người phụ nữ bước lại gần hai cụ Giàu Sang và Thành Đạt hỏi:

- "Tại sao hai cụ cũng cùng vào theo... Các cụ đã chẳng nói là cả ba cụ không thể vào nhà cùng một lúc sao". Khi ấy cả hai cụ cùng trả lời: "Nếu bà mời cụ Giàu Sang hay Thành Đạt tôi đây, thì chỉ một trong hai chúng tôi vào nhà được thôi, nhưng vì bà mời cụ ông Tình Thương, nên cả hai chúng tôi cũng sẽ vào theo. Bởi vì ở đâu có Tình Thương thì ở đó sẽ có Giàu Sang và Thành Đạt đó bà ạ".

                            ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam



                         Bồ tát hiện hình ở Đà Nẵng


http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/0-1-gd87ba21.jpg

Cụ Hoàng Thị Hồng, Ảnh danang.gov.vn

Một cụ già 78 tuổi bán sổ số. Ta nhắc lại là bán sổ số chứ không làm to như ông Tô ở Hà Giang hay bà Cúc ở Tiền Giang hoặc ông Bình Vinashin. Cụ có tên là Hoàng Thị Hồng sống ở thành phố Đà Nẵng.

Trong suốt 5 năm nay, cụ bỏ tiền của mình ra để lo chỗ ăn, chỗ ở cho những thí sinh nghèo về Đà Nẵng dự thi. Nguyên nhân gì đã khiến cụ làm như vậy? Ta xin trả lời ngắn gọn: Vì cụ có một tấm lòng nhân ái bao la.
Có lẽ chưa một người nào sống cạnh cụ nghe được cụ giảng giải đạo đức cho người khác. Nhưng trái tim cụ lại chứa đầy tình thương yêu con người bởi chính những hành động cụ thể vì con người của cụ. Hơn nữa, nếu cụ là một người quá nhiều tiền thì chuyện này lại khác. Cụ chẳng có tài sản gì trong tay ngoài những đồng tiền mồ hôi nước mắt. Cụ đâu có đất này, đất khác, cụ đâu có nhà này, nhà nọ, cụ chẳng được ai hối lộ hay đút lót bao giờ. Nhưng nhân cách cụ đứng trên đầu bao kẻ tên tuổi.

Xã hội xúc động về cụ bao nhiêu lại đau đớn bấy nhiều về những kẻ đã cướp đi hàng nghìn tỉ của nhân dân, của Nhà nước. Xã hội kính trọng nhân cách của cụ bao nhiêu lại khinh bỉ bấy nhiêu những kẻ vô nhân cách khác, những kẻ vì lợi ích của cá nhân mình, của gia đình mình, của phe nhóm mình mà gây ra bao thiệt thòi, bất hạnh cho người lao động.

Còn lúc này, từ một nơi rất xa Đà Nẵng, ta cúi đầu trước cụ - cụ Hoàng Thị Hồng. Cụ là hiện thân của đức tính đẹp đẽ của con người Việt Nam, cụ là một Ví Dụ đầy tự hào và cũng đầy cay đắng về nhân cách của một xã hội, cụ quả là một vị Bồ tát hiện hình.

Ta đã dùng những từ ngữ như vậy để nói về cụ. Nhưng những lời lẽ đó đã trở nên thật phù phiếm trước lòng nhân ái và nhân cách sống của một con người như cụ.

                  ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Dại

Bài này Nhi đã đăng ở chủ đề Những đoản văn mông lung,Nhi xin chuyển qua đây cho phù hợp hơn với chủ đề



 Nó ráng lê bưóc về nhà.Gọi là nhà nhưng thực ra đó chỉ là nơi được che chắn bởi những tấm liếp tại gầm cầu, nơi ẩn cư của những kẻ lang thang, của những con người khốn cùng không còn nơi nương tựa.Trong tay nó ôm khư khư một con gà đã được luộc chín,với một vẻ mặt hân hoan,nó  đi tới chỗ con bé đang nằm.Dậy đi em, dậy ăn thịt gà nè em!
 Con bé tên là Vân, mới lên chín tuổi,nó bệnh đã hai tuần nay,nằm bẹp một chỗ, nó bị sốt lúc nóng, lúc lạnh.Hai tuần nay, ngày nào thằng bé cũng dậy thật sớm,nó đi nhận báo và chạy dài trên các ngả đường mời mọc.Kiếm được đồng nào ,nó lại mua thuốc và thức ăn về, chăm sóc cho con bé.Chúng không phải là anh em ruột thịt,chúng chỉ là những đứa trẻ lang thang.Trước khi gặp thằng bé,con bé sống với một bà cụ,nhưng bà cụ đã quá già,không chịu nổi cái giá lạnh mùa đông nên đã qua đời từ hai năm trước.Rồi nó gặp đươc thằng bé,chúng thương nhau như  anh em ruột thịt.Từ khi có thằng bé,con bé cảm thấy mình rất hạnh phúc.Thằng bé mang đến cho nó cảm giác ấm cúng và thân thiết biết bao..
 Hôm nay ,một ngày mưa bão,thằng bé chỉ kiếm đươc vài ngàn.Hôm qua,  lúc ăn mẩu bánh mì nguội bé Vân nói:cứ tưởng tượng như đang ăn thịt gà đó anh nhỉ!Vì vậy mà nó muốn mua thịt gà cho bé Vân.Bí quá nó đánh liều lẻn vô chợ ăn cắp con gà của hàng phở.Nó bị người ta đuổi đánh,nên cố chạy.Cũng may mà con gà nó vẫn khư khư ôm trên tay....
 Bé Vân ngồi dậy ,Nó trợn tròn mắt ngạc nhiên:thịt gà?Ở đâu mà anh có nó vậy?Thằng bé xoa đầu em :hôm nay anh gặp may, có một ông nhà giàu mua báo,không hiểu sao ổng cho anh năm chục ngàn đó.Em ăn đi,ráng khoẻ nhé, rồi anh sẽ dắt em vô sở thú coi mấy con khỉ làm trò vui lắm.
 Thằng bé nằm xuống,nó cảm thấy tức ngưc và khó thở, suốt hai tuần nay,nó bươn bả kiếm tiền để lo cho bé Vân,nó đã quá mệt nhọc. Nó bắt đầu lên cơn sốt,có lẽ do cả ngày nó dầm mưa, lại thêm bị đuổi đánh nên nó gần như kiệt sức.Nhìn bé Vân ăn một cách ngon lành ,nó mỉm cười,giữ nguyên nụ cười trên môi,nó thiếp đi....

 Ba ngày sau...Nhiều người đứng nhốn nháo trước "phố" gầm cầu.Ở đó,người ta nghe tiếng khóc nức nở của một con bé,nó cứ ôm lấy một thằng bé mà lay gọi:anh dậy đi,dậy đi,đừng bỏ em một mình...
 ....Từ trong đám đông đó có một  thiếu phụ bước tới.Bà đỡ con bé đứng lên ,ôm nó vào vòng tay.Xoa đầu con bé bà nhẹ nhàng nói:cậu ấy đã đi rồi.Con đừng khóc nữa, chúng ta phải lo cho cậu ấy một chỗ nghỉ thôi...
 Con bé bây giờ đã bước vào tuổi hai mươi,nó đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp.Cứ hàng năm đến ngày giỗ của thằng bé nó lại đến trước ngôi mộ vừa thủ thỉ,vừa khóc và gọi thầm tên..NÓ...
Mây vẫn mãi bay
Về đâu mây hỡi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối