Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chuyện vặt ở đám tắc đường


Tắc đường cũng hệt như tắc một cái cống nước. Dòng người đang “chảy” từ từ trên đường, như một thứ chất lỏng mà càng đến gần giờ tan tầm càng đặc sánh lại. Thế rồi bất đồ, chỉ vì một thứ hết sức bé nhỏ ngáng qua đường thôi - tương tự như một chùm tóc rối mắc vào miệng cống - có thể là một chiếc xe máy vượt ẩu, một chiếc xe sọt thồ lấn đường, hay tệ hơn là một vụ va quệt nho nhỏ..., thế là cả khối chất lỏng ấy đông cứng lại thành một cái nút kinh hoàng.

Hôm nay cũng thế. Tất cả chỉ vì một chiếc xe máy từ trong ngõ nhao ra tạo thành một mũi “đột phá khẩu” vào giữa dòng xe khổng lồ đang lừ lừ chuyển dịch. Tất cả đều bị kẹt cứng. Cả tuyến đường đều kẹt cứng. Không ai có thể nhúc nhắc được.  

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/Chuyenvatodamtacduong.jpg



Cũng như một nhúm tóc trên miệng cống, nếu được gỡ ngay ra thì dòng nước lại chảy bình thường. Tắc đường cũng thế, phải gỡ từ chiếc xe máy đầu tiên gây tắc ấy. Mỗi người nhường một tí sẽ tống khứ được nó sang làn đường bên kia, tự nhiên đường sẽ thông ngay và ai cũng được về nhà sớm. Nhưng ai sẽ là người gỡ? Mọi người đều cau có nhăn nhó, đều cố nhích lên, đều bóp còi inh ỏi. Và kết cục là đường đã tắc lại càng tắc.

Phải chờ cảnh sát giao thông thôi.

Nhưng cảnh sát giao thông chưa đến, và có thể không đến.

Đúng lúc đó vị cứu tinh trên đường phố xuất hiện.
Đó là một bác già, mặt đen nhẻm, quần áo xốc xếch, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chẳng hiểu sao bác ta kiếm đâu được một cái còi. Thổi toét một cái thị uy, bác ta nhảy ra giữa dòng đường, hô to:

- Nhường nhau một tí nào, bà con ơi. Bà sọt thồ kia, bà lui xe xuống một tí nào. Cô Attila kia, xin cô đừng nhích lên nữa. Cả anh kia - bác ta chỉ thẳng vào mặt tôi - anh nhấc cái đuôi xe anh dẹp hẳn về bên này. Thế nhé, để cho cái cậu tóc vàng này đi trước đi. Cả cậu ở phía sau nữa, sang hết bên kia đường đi. Thế thế...

“Nhúm tóc” đã được gỡ, và đã “trôi” được sang được làn đường bên kia. Bác ta lại chạy theo, hô hào mọi người không nống sang làn trái để cho chiếc xe ấy thoát hẳn. Một tay lái xe tải hùng hùng hổ hổ không chịu nhường đường, nhưng thấy bác ta tả xung hữu đột, xông lên tận cửa cabin cũng đành phải cho xe lui lại.

Dòng xe cộ bắt đầu nhúc nhích được.
Cảm thấy công việc của mình có hiệu quả, lại được mấy cô học trò trong đám kẹt xe vỗ tay hoan hô ầm ĩ, bác ta càng hăng hái muốn thể hiện hơn. Đứng giữa khoảng trống ngã ba, bác ta dang tay, dang chân tuýt còi điều khiển cả dòng xe. Hết làn này đến làn khác. Lúc đầu mọi người còn trật tự nghe theo lời bác ta, sau thấy đi lại đã thuận tiện hơn, họ lại chen lấn, xô đẩy. Mấy cô học trò đi xe đạp yếu thế, bị bẹp vào một góc không sao lách ra được. Tuýt còi chặn dòng xe lại không xong, bác ta lại xông lên dang hay tay chắn cả dòng xe để “giải cứu” cho đám học trò.

Như cởi tấm lòng, đám học trò vừa đạp xe thoát ra vừa ngoái lại hô to nửa đùa nửa thật: Hoan hô vị cứu tinh xa lộ! Hoan hô! Chúng cháu cảm ơn bác nhiều!

Tôi là người thoát ra gần như cuối cùng trong đám tắc đường hôm ấy, đơn giản vì tôi muốn nán lại quan sát người “thổi tù và hàng tổng” đáng kính này. Khi dòng xe cộ đã trở lại bình thường, bác ta mới kéo vạt áo đẫm mồ hôi trở lại chiếc xe máy của mình. Chiếc xe máy của bác đỗ trên lề đường, trên xe lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi phía sau xe là một cô bé bịt mặt kín mít, vai khoác cặp học sinh, chắc là con gái bác. Hẳn là bác ta đi đón con gái về đến đây, gặp cảnh tắc đường, mới xông ra làm “người hùng”.

Bất ngờ, cô bé bỏ bịt mặt ra, chau mày nhìn bố, nói chỏng lỏn:

- Bố vừa làm cái trò gì thế, như cái thằng hề giữa đường. Con thật xấu hổ với đám bạn!

Bác ta lặng lẽ trèo lên xe, nhẫn nại nổ máy.

- Đưa con về đi, muộn hết cả giờ học rồi! - cô bé gắt.

Chiếc xe lặng lẽ đi trong buổi chiều nhập nhoạng. Phố xá vừa lên đèn.
* * *
Cuộc đời là như thế. Đôi khi xả thân vì việc nghĩa, được cộng đồng ủng hộ, nhưng về nhà lại bị chính thân thích mình cười chê.

Theo Thể thao Văn hóa
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

       CÁI KÉN BƯỚM


   Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một cái lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình bằngng cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh thấy mọi việc không tiến triển gì thêm.hình như chú bướm không thể cố gắng hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh lấy cái kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

  Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái lỗ to. Nhưng thân mình chú sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân chú bay cao.

  Nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ bay được. Có một điều mà chàng thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thẻ chú bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

  Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời bình lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi con người đều có. Và, ta sẽ chẳng bao giờ có thể bay được. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.


                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Hai con chim gáy
 


Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù. Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự. Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài cũng tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:

- Tưởng khổ cực lắm, hoá ra phúc đức ông cha bảy đời để lại mới có được kẻ nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.

Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời. Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ra ý định muốn vào trong đó. Nhưng nếu có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó thoát ra để ta vào tha hồ mà chén. Nghĩ vậy anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:

- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy nhanh chân mà tẩu thoát.

Quả thật bằng cách đó anh chim nọ được vùng vẫy nơi trời cao và say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.

Được no nê nhưng anh ta mới nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn săm soi, chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng ai mà dại nữa.

Lúc này, anh chim gáy nọ mới nhận ra rằng: sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.

                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

        Nến


   Có một người rất nghèo, chuyên làm nến và bán nến. Tuy nhiên chẳng mấy ai mua nến cả. Ông cũng ít giao thiệp nên càng ngày càng sống khép kín với mọi người. Cứ mỗi buổi tối ông đóng cửa, tắt đèn, tự giam mình trong nhà và than thầm về số phận.

   Dần dần ông đi tới tuyệt vọng. Ông nghĩ rằng, ông nên kết liễu đời mình là hơn cả. Một buổi tối, ông quyết định thực hiện suy nghĩ đó. Đột nhiên có tiếng nói:
- Ông làm nến, sao không tự thắp cho mình một ngọn nến...
Nghe giọng nói không biết từ đâu, ông hoảng sợ:
- Ai đó...
- Ta là một vị thần. Nếu ngươi muốn, ta có thể thắp sáng ngọn nến hy vọng cho ngươi. Ngọn nến ấy có thể đem lại hạnh phúc cho ngươi đó. Ông lưỡng lự và cuối cùng thì ông ta cũng đồng ý. Ông ta cảm thấy yêu đời hơn. Suốt ngày ông ta chỉ chăm chút cho ngọn nến đó cháy sáng mãi. Tuy nhiên, ngọn nến cũng tàn dần theo quy luật tất yếu.
   Ngày một ngày hai, niềm tin yêu cuộc sống của ông lụi dần, rồi một ngày hoàn toàn ông cảm thấy chán đời và mệt mỏi vì phải sống như thế này. Ông lại tự giam mình trong nhà, khóc lóc. Dĩ nhiên, vị thần giấu mặt kia lại cất tiếng nói.
- Ngươi khóc lóc điều gì... Ngươi đã không dùng ngọn nến đó để thắp sáng những ngọn nến khác trong ngươi. Đó là lỗi của nhà ngươi.

  Hy vọng là một chuyện nhưng phải biến hy vọng ấy thành hiện thực bằng những việc làm hành động thiết thực, đó mới là điều đáng phải bàn.

                                            
ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(Sưu tầm)
Vết thương ngoài da

Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


            Sự bình yên  




Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.

Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

                    ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Nhật Tân.

letam đã viết:
 Câu chuyện về 2 bức tranh...


Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ đuợc bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng ông chỉ thích có hai bức và phải chọn lấy một.

Trong hai bức tranh đó, một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ với những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, trôi hững hờ. Tất cả ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh thật hoàn hảo.

Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng là những ngọn núi trần trụi và lởm chởm đá. Bên trên, bầu trời giận dữ đỗ mưa như trút, kèm theo sấm chớp ầm ầm. Bên vách vúi là dòng thác cuồn cuộn nổi bọt trắng xoá. Thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng sau khi ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe của một tảng đá. Nơi đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, có con chim mẹ đang thản nhiên đậu trên tổ của mình, bên cạnh đàn chim con ríu rít... Bình yên thật sự...

"Ta chấm bức tranh này!" - Nhà vua công bố:   "Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không có khó khăn, không có cực nhọc. Bình yên có nghĩa là ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

            ST[/quote]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu chuyện trái chanh

* Tạp bút của DẠ NGÂN



Căn hộ của ba mẹ con chị, may sao vẫn có một thẻo sân nhỏ bằng chiếc đệm cho mọi thứ.

Một bụi dây lá mơ xum xuê trên tường rào dành khi bụng dạ bất an với thời khí và cuối tuần thì bó túm lại đưa đi đổi lấy mấy trái chanh ngoài chợ. Một chậu cây đinh lăng dành cho những món chấm tương và cho hàng xóm khi họ cần. Một bụi sả vừa cho người vừa cho con mèo mỗi khi nó bị rối loạn tiêu hóa. Hết. Không thể chen nhiều hình ảnh thôn quê hơn nữa vì không gian còn lại là bếp than tổ ong, mấy sợi dây phơi và mấy cái thau chứa nước rửa rau để tái sử dụng vào những việc mà ai là người nghèo đều tiết kiệm như vậy.

Hình ảnh chiếc đòn gánh thật đắc địa để hình dung cảnh ngộ của chị. Góa sớm, một thân một mình, hai đầu gánh là hai đứa con nhỏ, cũng cân đó chứ. Nhưng mà gánh đồ vật thì có thể đặt xuống để lấy hơi, gánh con thì đặt xuống làm sao được và đặt xuống cho ai? Chồng chết trẻ để lại mỗi căn hộ phải kê bếp ra sân nếu không muốn mùi than tổ ong đầu độc sức khỏe mấy mẹ con. Chị tự an ủi, vậy là may mắn hơn những cô nàng chè chai đồng nát phải bỏ quê lên thành thuê một cái “ổ chuột” chui rúc qua ngày.

Chị nuôi con bằng đồng lương công nhân nhẹ bẫng. Ba miệng ăn từ một suất lương còm, gói việc này thì hở việc kia, không sao kín được. Nhưng giấy rách phải giữ lấy lề, cơm nguội nấu thành cháo sáng, những chỗ lành của áo mẹ biến thành quần đùi cho con trai và đêm đêm, một bóng đèn cho hai con học thì mẹ ghé vào làm thêm đủ thứ việc tại gia để kiếm thêm tiền. Quanh năm mấy mẹ con không biết mùi phở, không một lần dám ăn trứng vịt lộn tẩm bổ, ngay cả một gói mì ăn liền cũng phải nghĩ, vì một gói mì là mấy viên than hoặc bằng mấy mớ rau muống. Các con chị cứ thế lớn lên, thẳng thớm, không khí lúc nào cũng trầm buồn nhưng ấm cúng, thanh sạch.

Chị nhìn con gái bước vào tuổi thiếu nữ mà vui: nó đẹp hơn chị hồi đó và trên hết, nó là tấm gương hàng ngày cho đứa em trai còn ở tuổi lật đật. Nó biết ủ tro nguội với những thứ đầu thừa đuôi thẹo của chú mèo để làm phân nuôi bụi lá mơ. Mùa mưa tuần nào hai chị em nó cũng dành một buổi sáng hái lá mơ giao cho hàng cháo lòng, hàng thịt chó và không quên bà cụ ở góc chợ. Bà ngồi trên cái sạp tre, bán đủ thứ rau dân dã mua tom góp từ những nhà nghèo như nhà chị. Bắp chuối hột bào mỏng không ngâm thuốc tẩy, ớt chỉ thiên xanh, dấp cá bó từng nắm, lá chanh lá mơ, rau ngò om, rau muống tím và mùa đông thì có cả những trái gấc nữa. Con gái chị đưa lá mơ ra, đã thuộc tính nhau, bà cụ cứ thế đưa chanh đưa ớt cho nó mang về, không ai kì kèo thêm bớt bao giờ. Chanh của sạp bà là chanh cổ, trái nhỏ nhưng thanh, chanh cho nước rau luộc, chanh pha nước mắm tỏi, chanh cho cốc nước mát mùa hè và vỏ chanh còn để ngâm lại trong nước ấm để gội đầu thay cho bồ kết hay mỹ phẩm.

Sáng hôm ấy chị phát hiện con gái đưa về nhiều chanh hơn ngày thường. Gặng hỏi. Đứa em nói không biết, con chị ấp úng bảo chắc bà cụ thương tình cho thêm. Nó sao vậy, đứa con đang tuổi dậy thì ấy? Nó nói mà không dám nhìn vào mắt chị, sao vậy? Chị bỏ việc đang làm dở, để riêng mớ chanh lên một cái rá, bắt con nhìn kỹ vào chúng và giải thích đi. Hơn hẳn ngày thường tới ba trái, ba trái chanh của một bà cụ lưng còng tuổi hạc, ba trái chanh có thể là một phần mười số tiền bà kiếm được trên cái sạp tre mỗi ngày. Có đúng bà cho thêm hay bà đưa nhầm, hay là… Chị thấy bất an, chị có linh cảm của một người nghiêm ngắn, trong chị có cả một nhà tâm lý về ngoại cảnh đối với hành vi con người và một nhà giáo dục bẩm sinh nữa. Chị khóc khi thấy vẻ hốt hoảng bất thường của con, chị rụng rời vì sự phát hiện của mình, một hành vi ăn cắp mà chị không thể tha thứ, dù mấy trái chanh “chẳng là cái đinh gì” theo cách nói vui của nhiều người.

Lập tức chị đưa con gái ra chợ. Để nó được đối diện với tất cả, thanh thiên bạch nhật. Bà cụ quả quyết rằng chính bà đã ấn ba trái chanh vào tay đứa trẻ, rõ ràng bà đang cố cứu con gái chị khỏi một trận đòn. Nhưng ánh mắt bà như ngầm nói, sao nó đổ đốn ra vậy, nó mà là đứa ăn gian ư, nó nỡ lòng nào ăn gian một người già lụm cụm tận tình như bà?

Mấy trái chanh đã trở lại chỗ của chúng. Đứa con gái có một bài học nhớ đời. Và từ bà cụ ở góc chợ đã hình thành một câu chuyện có hậu, có tiếng thơm, nó làm cho người nghèo tự hào về mình mà cũng làm cho những ai đang giàu lên một cách bất nghĩa phải suy nghĩ. Sinh một đứa con đã khó, nuôi con nên vóc nên hình cũng chẳng dễ dàng gì và để rèn chúng nên người thẳng thớm còn khó hơn. Nghèo cho sạch rách cho thơm chưa đủ cho trường hợp này, nghèo mà vẫn sang được, sự sang của cốt cách, ấy là điều mà ta hằng mong muốn có được, mỗi ngày.


(Nguồn: http://www.phunuonline.co...uyen-trai-chanh.aspx)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đối diện và vượt qua nỗi cô độc, buồn bực

Cuộc sống luôn có những thách thức rất lớn các bạn ạ. Không ai trong cuộc đời này đều luôn luôn vui hoặc luôn luôn buồn. Gặp một nỗi buồn, hãy làm cho nỗi buồn ấy tan biến đi thay vì cứ ôm khư khư để giữ lấy nỗi buồn ấy... Điều này thật khó nhưng không có nghĩa mỗi người chúng ta đều không làm được...

Hãy nhìn nhận một thực nghiệm rất đơn giản để thấy rằng có nhiều lúc con người bi quan quá mức. Nhìn thấy một vệt mực trên tờ giấy, rất nhiều người chỉ nhìn thấy vệt đen hay xanh mà không thấy tờ giấy trắng. Vệt mực chỉ chiếm 1% so với 99% trắng của tờ giấy nhưng nhiều người cứ nghĩ rằng cái trắng ấy là rất bình thường nên không đáng nhớ. Chính vết mực đen mới là cái quan trọng và nổi bật. Cuộc sống của con người cũng như vậy. Thay vì nhìn vào 99% nội lực của con người thì nhiều người chỉ nhìn vào 1% thất bại. Thay vì lạc quan vì triển vọng 99% của mình thì nhiều người chỉ chú ý đến vỏn vẹn 1% khó khăn và thách thức mà họ vừa không vượt qua được...

Nếu bạn tìm đến rượu, thuốc kích thích,...khi cảm thấy cô độc, buồn rầu, bạn chỉ có thể giải tỏa được tạm thời nỗi buồn hoặc làm vơi đi vỏ bọc bên ngoài của nỗi buồn. Nếu bạn chọn một việc làm thật hữu ích dù là rất nhỏ, bạn đã lấy lại được niềm tin của chính bạn trong cuộc sống.

Nếu bạn bi quan về chính mình, bạn hãy bắt đầu tìm niềm vui cho mình dù rằng niềm vui rất bình dị, rất cỏn con. Nếu bạn cảm thấy cô độc, hãy nhìn những người còn khổ đau, còn cô độc hơn bạn hay thậm chí là hãy giúp đỡ họ để thấy mình còn hạnh phúc... Hạnh phúc hay sự lạc quan; buồn rầu hay cô độc được phép tồn tại ở con người bạn hay không do chính bạn.

Hãy tập cho mình một cuộc sống mở, hãy tập cho mình một thói quen biết chia sẻ, biết đối diện với sự thật cũng như làm chủ sự thật thay vì để sự thật hành hạ mình, bạn sẽ lạc quan, tự tin và luôn có ý chí... Sự lạc quan, sự tự tin và sự tích cực trong tâm hồn là món quà bạn hoàn toàn có thể mang lại cho cuộc sống đúng nghĩa của chính mình!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Dại

THẰNG BÉ ĐÁNH GIẦY
 
  Mưa ngớt dần, thằng bé uể oải xách thùng đồ nghề bước ra khỏi hàng hiên.Bên kia đường là một quán phở , chắc vì trời mưa nên còn vắng khách.Mùi thơm của nước phở khiến cho bụng nó thêm cồn cào.Mưa lớn quá,từ sáng tới giờ nó chưa kiếm được đông nào.Nó đang lững thững bước..Chợt có một bà cụ dắt tay một bé gái đi tới trước quán phở,bà cụ lấy khăn lau những giọt nước trên mặt cho bé gái,từ trong túi bà cụ tờ giấy 200 ngàn rớt ra,bà cụ không hề biết,hai bà cháu vẫn thản nhiên bước vô quán.Thằng bé nhìn quanh không thấy ai,nó bước tới,lượm tờ giấy bạc.Rồi bước đi thật nhanh.
  Nó bắt đầu tính toán.Trước tiên,mình phải ăn cho thật no,nó lấy tay xoa xoa cái bụng đang sôi ào ào của mình.Rồi mình sẽ mua một đôi dép mới, nó nhìn xuống đôi dép nó đang mang,bị đứt từ mấy ngày nay ,nó phải lấy tạm sợi dây đồng cột lại,đi trẹo trọ làm trầy cả da chân.Sau đó, nó sẽ mua một món quà nho nhỏ cho em gái nó, con bé đã 8 tuổi rồi mà chưa được cắp sách tới trường.....bấy nhiêu dự tính khiến cho nó cảm thấy thật vui...Bỗng thằng bé khựng lại.Nó chợt nghĩ,hình như hai bà cháu kia từ xa tới,nhìn họ không phải là gia đình khá giả gì,và...biết đâu,họ chỉ có duy nhất tờ hai trăm này thì sao???Thằng bé quay lại quán phở,nó bước tới chỗ hai bà cháu đang ngồi.Nó đặt tờ giấy bạc lên bàn:tiền của bà đánh rơi trước quán.Nói rồi,nó quay đi, bước nhanh ra khỏi quán. Bên ngoài trời lại đổ mưa to...............
Mây vẫn mãi bay
Về đâu mây hỡi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối