Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dòng chảy riêng trong đời sống giải trí



SGTT.VN - Bên cạnh rạp chiếu phim, sân khấu nhạc, kịch phổ biến, gần đây giới trẻ Sài Gòn có xu hướng tìm đến những địa chỉ giải trí, thưởng thức nghệ thuật với các mô hình mới. Xu hướng này tuy còn nhỏ hẹp nhưng vẫn phát triển như một dòng chảy riêng…

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122226
Xem kịch ở Càphê Bệt. Ảnh: Nguyễn Trâm Anh




Càphê không của đám đông
Khi quán càphê đầu tiên ở châu Âu ra đời tại Venice vào thế kỷ 17, giới nghệ sĩ đã xem đây là nơi sinh hoạt không chính thức của mình. Sự tồn tại của văn hoá giao lưu tại quán càphê trải qua bao đời, từ Tây sang Đông càng lúc càng gần với trải nghiệm lý thú của nhà văn Áo Alfred Polgar “Quán càphê là nơi người ta đến để thưởng thức cảm giác cô đơn nhưng lại mong muốn có bầu bạn để cùng chia sẻ cảm giác đó”.

Mô hình Càphê Thứ Bảy do nhạc sĩ Dương Thụ điều hành, hoạt động hơn một năm nay chính là đang đi theo xu hướng càphê văn hoá mang tính giao lưu tưởng chừng như có thời gian biến mất khỏi Sài Gòn. Cứ mỗi sáng thứ bảy tại đây đều có một buổi giao lưu, sinh hoạt mang tính học thuật. Các chủ đề khá đa dạng: từ triết học, hội hoạ, nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, điện ảnh đến giới thiệu những tài năng, những gương mặt độc đáo trên mọi lĩnh vực. Khán phòng giao lưu của quán chỉ đủ cho 30, 40 người, khách đến đa phần đều có nhu cầu thực sự về sẻ chia kiến thức và thông tin. Nhà văn Linda Lê, các gương mặt đạo diễn phim Mỹ gần đây khi sang Việt Nam, bên cạnh các buổi giao lưu chính thức đều có những chương trình gặp gỡ thân mật tại đây. Các chủ đề gần nhất như giới thiệu tác giả Nobel Văn học 2010, giao lưu với các nhà làm phim trẻ… đều đáp ứng khá sát sườn nhu cầu giới trí thức trẻ.

Địa chỉ của công chúng điện ảnh
Cộng đồng mê phim tại Việt Nam thời gian qua đã rỉ tai nhau về chuỗi bốn quán càphê Bobby Brewers tại quận 1 và quận 3. Nhìn bề ngoài, Bobby Brewers cũng giống các quán càphê khác nhưng đây là địa chỉ mà mọi người có thể xem được những bộ phim hay và hiếm. Có một website với lịch chiếu phim cập nhật rõ ràng, chi tiết đến từng thông tin về phụ đề, thuyết minh… Bobby Brewers đã tồn tại âm thầm trong thời gian qua.

Cũng là hình thức giải trí, xem phim nhưng Future Short lại mang tính lưu động. Vào thứ bảy đầu tiên mỗi tháng, khán giả cập nhật chương trình xem phim của Future Short tại website và các địa chỉ trên mạng xã hội Facebook, Twitter. Chương trình có thể diễn ra tại quán bar, càphê, trường học, thậm chí là một nhà kho. Future Short như là một mô hình liên hoan phim thu nhỏ, diễn ra cùng thời điểm từ New York (Mỹ) đến Sydney (Úc), từ Hà Nội, Sài Gòn đến Berlin (Đức)… với các bộ phim tham dự trình chiếu đến từ khắp nơi trên thế giới và cả phim của nhà làm phim địa phương.

Nơi phát hiện gương mặt mới
Không thể không nhắc đến hình thức càphê kịch đang khá đình đám trong dòng chảy ngầm. Mở màn là Bệt với dàn diễn viên là sinh viên cao đẳng Sân khấu điện ảnh, diễn viên chuyên nghiệp tại sân khấu Hoàng Thái Thanh. Sân khấu nhỏ gọn vài mét vuông, trang trí đơn giản, âm thanh mộc, khán giả ngồi bệt khi xem, tính tương tác giữa diễn viên và khán giả cao, Bệt đã trở thành một “món lạ”. Chính tại Bệt, khán giả đã đem lòng yêu mến Lương Duyên, Thế Sơn, Quốc Thịnh, Tuyết Mai, Thanh Tuấn, Nguyễn Long…, những diễn viên kịch mà tại sân khấu 5B hay Hoàng Thái Thanh, họ thường chỉ được sắm những vai phụ. Vở Ngao sò ốc hến của Bệt đã diễn được hơn 20 suất mà suất nào cũng kín khán giả. Chị Bùi Hoàng Phượng, giáo viên, cho biết là chị đã xem vở này tại Bệt đến năm lần, bởi “Cái cảm giác được nhìn và nghe diễn viên diễn chỉ cách mình một, hai mét nó lạ và thú vị lắm”.

Nhiều mô hình tương tự Bệt ra đời tại quận Gò Vấp, quận 5, quận Phú Nhuận… nhưng dần biến mất bởi khó khăn trăm bề từ kịch bản, đội ngũ diễn viên đến dàn dựng… Càphê Lít tại quận Phú Nhuận là một trong những quán đã ổn định với nhóm diễn viên Đời, sau khi nhóm NNCK (Những người cùng khổ) tan tác.

Càphê nhạc với các ca sĩ hát mộc, những giọng ca không chuyên chiếm nhiều hơn trong số những quán càphê dạng này. The Journey, Princess And The Pea, Vừng Ơi Mở Ra, Cooku’s Nest Café, Yên… là những địa chỉ thường xuyên của giới trẻ thích sự độc đáo trong thưởng thức. “Các sân khấu ca nhạc tạp kỹ thì nhiều khi bát nháo; các phòng trà thì không phải lúc nào mình cũng đủ tiền để đến xem nên các quán càphê nhạc gần gũi dạng này phù hợp với mình nhất. Đặc biệt, mình thích sự trong trẻo trong xử lý âm nhạc và trình diễn của các ca sĩ không chuyên”, Nhã Đoan, một khách hàng quen thuộc của quán The Journey cho biết. Cũng chính tại những mô hình nhỏ gọn, ấm cúng này, khán giả biết đến Lê Cát Trọng Lý trước khi Lý thành công tại Bài hát Việt. “Chàng ca sĩ xứ sương mù hát tình ca” Lee Kirby, “hoạ mi Lenka Việt Nam” Thái Trinh… cũng nổi lên từ những địa chỉ này.

Gần gũi với một bộ phận giới trẻ muốn tìm kiếm cho mình hình thức thưởng thức nghệ thuật độc đáo, từng ngày, những địa chỉ giải trí này dần thể hiện một sức sống âm thầm mà rộn rã trong đời sống giới trẻ Sài Gòn.

NGUYỄN TRÂM ANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Sự ra đời của thần Vệ nữ




http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=119656



SGTT.VN - Nguyễn Văn Tiến, sau vụ lùm xùm ở Văn Miếu cách đây mười năm, lần này tham gia vào nhóm khoan cắt bêtông và trở lại “thú đập phá” bằng dự án Xà Bần 2, chủ đề là Sự ra đời của thần Vệ nữ có ý giễu nhại bức thần Vệ nữ giáng trần, nhưng lại sinh ra ở vỉa hè giữa rác, bụi… Xà Bần 2 diễn ra tại 46/6A đường Kha Vạng Cân, Q. Thủ Đức, TP.HCM.

Nhóm của Tiến vừa triển lãm tranh, sắp đặt và trình diễn theo lối ứng tác. Xuất phát từ quan niệm nghệ thuật trình diễn phải gắn liền với đời sống, Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1979, mong muốn phá bỏ những thành luỹ của quan điểm nghệ thuật cũ. Một giám tuyển đã nhận xét: “Tác phẩm của Tiến làm người ta sốc. Nhưng đúng là chúng đã phản ánh chân thật đời sống nội tâm của anh”.

HỒ TRẦN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Người hồi sinh chữ Thái



TT - Đó là ông Hà Nam Ninh (62 tuổi, dân tộc Thái), trú tại khu phố 2, thị trấn Cành Nàng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa).Ông Ninh là người có nhiều bộ tài liệu chữ Thái cổ quý giá bậc nhất xứ Thanh hiện nay.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=467485
Ông Hà Nam Ninh bên cuốn tài liệu chữ Thái cổ do ông sưu tầm - Ảnh: Hà Đồng




15 năm biên soạn
Là một người công tác trong ngành giáo dục huyện Bá Thước lâu năm, thầy giáo Ninh luôn trăn trở khi tiếng nói, chữ viết của người dân tộc Thái bản địa ngày càng mai một.

Trăn trở với việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, suốt những thập niên 1980, 1990... bước chân ông Ninh lặn lội khắp vùng Mường Khòong, Mường Khô, Mường Ca Da thuộc huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước - nơi có đông đồng bào Thái sinh sống để tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu liên quan đến tiếng nói, chữ viết Thái cổ.

Sau những chuyến đi thực địa, gặp các già bản am hiểu văn hóa, truyện cổ, chữ Thái, về nhà ông Ninh lại cặm cụi, miệt mài tập viết chữ Thái cổ như trẻ vào lớp 1.

Hơn 15 năm qua, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc, miệt mài, ông Ninh đã biên soạn được nhiều tài liệu về chữ Thái cổ như: bộ chữ Thái cổ Thanh Hóa; bộ dạy chữ Thái Việt Nam tại Thanh Hóa, tài liệu dạy tiếng dân tộc Thái dành cho giáo viên, bộ đội biên phòng, cán bộ kiểm lâm...

Từ những bộ tài liệu này, những năm qua ông Ninh đã được Sở GD- ĐT, Sở Nội vụ, Bộ đội biên phòng tỉnh mời tham gia biên soạn tài liệu tiếng Thái, chữ Thái để dạy cho giáo viên, cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại các huyện miền núi, vùng cao, biên giới - nơi có đồng bào Thái sinh sống.

Ông Ninh cũng là giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy tiếng Thái, chữ Thái cho gần 2.000 giáo viên, cán bộ, chiến sĩ suốt những năm qua. Hiện nay ông Ninh vẫn đang tham gia giảng dạy chữ Thái cho cán bộ, giáo viên ở các bản trong huyện Bá Thước.

Sưu tầm sách cổ
Bên cạnh việc dạy tiếng Thái, chữ Thái, ông Ninh còn dày công sưu tầm những cuốn sách Thái cổ. Trong kho sách gần 100 cuốn của ông Ninh, các bộ tài liệu, hiện vật bằng chữ Thái cổ chiếm phần lớn. Bộ tài liệu chữ Thái cổ của ông Ninh được chia thành các thể loại như: sách lịch sử, hành chính, địa lý, y học, kinh nghiệm làm ăn, truyện thơ, ca dao, tục ngữ...

Bộ sách bằng chữ Thái cổ nhất mà ông sưu tầm, lưu giữ được cho đến hiện nay là bộ Dư địa chí vùng Mường Khoòng (huyện Bá Thước ngày nay) có từ thế kỷ 16. Chữ dân tộc Thái của bộ sách này được viết trên chất liệu giấy dó, bằng bút lông, mực tàu; nội dung rất phong phú về vùng đất này.

Lần giở những cuốn sách quý viết về văn hóa dân tộc mình, ông Ninh tâm sự: “Khi tiếp cận, nghiên cứu kho tri thức từ sách chữ Thái cổ tôi mới thấy có rất nhiều bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống của người xưa để lại thật quý giá. Từ cách ứng xử đến sinh hoạt, địa chí hiện vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Yêu tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cũng là yêu Tổ quốc mình. Kho sách của tôi luôn chào đón các nhà nghiên cứu và những người đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái. Tôi sẵn sàng dạy tiếng Thái, chữ Thái miễn phí cho những ai muốn học”.

Đặc biệt, ông đã sưu tầm được bộ truyện thơ Khăm Panh - một trong ba bộ truyện thơ hay nhất của người dân tộc Thái Việt Nam (ba bộ truyện thơ nổi tiếng này gồm: Tiễn dặn người yêu, Khun Lù - Nàng Ủa và Khăm Panh).

HÀ ĐỒNG


Ngoài ra, hàng chục năm qua ông Ninh còn sưu tầm, lưu giữ được nhiều bộ sách được dịch từ chữ Hán Nôm sang chữ Thái như: Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Phạm Tải - Ngọc Hoa...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ba “bữa tiệc” âm nhạc đặc biệt



TT - Lúc 19g30 ngày 7-1 tại tư gia GS Trần Văn Khê (32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) sẽ có buổi trò chuyện về âm nhạc đặc biệt.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=473858
Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên (phải) và GS Salil Sachdev - Ảnh: ban tổ chức cung cấp




Theo thông tin từ GS Trần Quang Hải - con trai GS Trần Văn Khê, chương trình sẽ có các màn biểu diễn các loại nhạc cụ với sự tham gia của cha con GS Trần Văn Khê, con dâu Bạch Yến, và Nguyễn Lê Tuyên - nhạc sĩ người Úc gốc Việt được thế giới biết tới với phát minh kỹ thuật “Staccato - Harmonic duotone” (đồng song âm họa ba ngắt - đây là sự phát âm cùng một lúc hai âm nốt (tone) trên cùng một dây đàn guitar).

Được biết, năm 2010 tại Paris, GS Trần Quang Hải và nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đã có màn trình diễn đặc biệt thể hiện tài năng kỹ thuật bồi âm của nhạc sĩ Trần Quang Hải cộng với tiếng đàn guitar song âm được nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên mang từ Úc đến.

Ngoài ra, cặp song tấu GuiHangTar sẽ mang đến hai chương trình âm nhạc khác cũng đặc biệt không kém vào 14g ngày 7-1 tại Nhạc viện TP.HCM (112 Nguyễn Du, Q.1) và sáng 8-1 trước cửa Nhà hát TP.HCM.

GuiHangTar là tên viết gộp nhạc cụ guitar của nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên và trống “hang” của giáo sư âm nhạc người Mỹ Salil Sachdev. Trống “hang” là nhạc cụ đặc biệt được sáng chế năm 2000 ở Bern (Thụy Sĩ). Buổi biểu diễn được chờ đợi là sự kết hợp giữa âm nhạc Úc, Mỹ với âm hưởng và cảm hứng từ âm nhạc Việt Nam. Trước đó, chương trình từng được biểu diễn tại Đại học Quốc gia Úc và Đại học Bridgewater (Mỹ).

K.LOAN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sẽ số hóa chữ Thái cổ

TT - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2011 với nội dung: “Nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tài liệu, xây dựng font chữ và số hóa chữ Thái cổ Thanh Hóa”, do Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa chủ trì.

Mục tiêu của đề tài nêu trên là nghiên cứu đặc điểm chữ Thái cổ được viết tay trong các tác phẩm còn lại hiện nay ở Thanh Hóa; nghiên cứu đặc trưng chữ Thái cổ Thanh Hóa trên cơ sở so sánh với chữ Thái cổ ở khu vực Tây Bắc nước ta; nghiên cứu xây dựng font chữ và số hóa tác phẩm viết tay bằng chữ Thái cổ Thanh Hóa; đào tạo 500 học viên sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm font chữ Thái cổ; in ấn các tác phẩm bằng chữ Thái cổ Thanh Hóa để làm tài liệu truyền dạy, học chữ Thái cổ...

HÀ ĐỒNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tình e-mail



TT - Một email đi lạc, rồi những email sau không còn đi lạc nữa dù vẫn cùng địa chỉ email ấy. Họ đã gắn kết với nhau, cảm thông, chia sẻ rồi yêu nhau qua những con chữ...

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=474519
Từ email đến đời thường, tình yêu phải vượt qua nhiều khoảng cách (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: Mai Vinh



Tình yêu trong bộ đôi tiểu thuyết Cưỡng cơn gió bấc và Con sóng thứ bảy được hàng triệu độc giả toàn thế giới say mê. Và trong cuộc sống cũng có không ít những mối tình email như thế.

Đừng cưỡng lại trái tim mình
Câu chuyện cổ tích thời hiện đại không dành cho những cô bé quàng khăn đỏ mà dành cho quý cô mặc váy công sở và quý ông đeo cà vạt ngày tám tiếng gí mắt vào màn hình máy tính. Đó là một ngày đẹp trời, trong hộp thư điện tử của Leo Leike xuất hiện email gửi lạc của một Emmi Rothner nào đó. Anh lịch sự trả lời. Emmi thấy thú vị trước bức thư trả lời ấy nên cô cũng viết email đáp lại.

Ngày tháng cứ dần trôi, những bức email vẫn tiếp tục và họ đã phác thảo trong đầu mình chân dung về người đã viết ra những bức email kia. Như lời Emmi thú nhận: “Các dòng chữ của anh cộng với suy luận của tôi - chúng cho ra kết quả là bóng dáng một người đàn ông, như tôi bỗng dưng hình dung là có thể con người như thế tồn tại thật”. Leo cũng như thế. Anh hình dung về cô, nghĩ về cô và cuối cùng thì... cơn gió bấc thổi đến, làm sao cưỡng được tình yêu!

Toàn bộ hai quyển tiểu thuyết đều là những bức email trao đổi. Thế nhưng chúng cuốn hút lạ lùng và tạo được sự đồng cảm của hàng triệu độc giả. Đến nỗi khi Cưỡng cơn gió bấc kết thúc mà Leo và Emmi không đến được với nhau, độc giả đã nhao nhao phản đối tác giả bằng hàng ngàn bức thư gửi về nhà xuất bản. Thế là Daniel Glattauer đã phải viết tiếp Con sóng thứ bảy để thỏa lòng độc giả.

Làn sóng hâm mộ bộ đôi tiểu thuyết này cho thấy một hiện thực đang tồn tại trong đời sống tình cảm của giới trẻ. Họ thật sự khao khát, mong mỏi và tìm kiếm những tình yêu đẹp, những tình yêu của sự sẻ chia, sự đồng cảm và sự giãi bày những nỗi niềm sâu kín với người mình yêu.

Bạn gái Linh Nhã chia sẻ: “Tôi thích tình yêu của họ. Đó không đơn thuần là tình yêu mà còn là sự đồng cảm giữa con người với con người, sự chia sẻ và khao khát giãi bày với người mình yêu mà không e ngại bất cứ điều gì”. Anh Trọng Văn, một doanh nhân trẻ, chia sẻ: “Tôi cảm nhận được sự lãng mạn rất hiện đại trong sách. Câu chuyện ấy nói với tôi rằng đừng cưỡng lại trái tim mình. Thật sự ai cũng khao khát yêu và được yêu... Nhưng nếu chỉ yêu qua email thì cũng khó, bởi vì nếu gặp phải những người có khả năng sáng tác mà không có sự chân thành thật sự thì sẽ là một tai họa”.

Có ai lường được con sóng thứ bảy?
Nếu quan sát sóng vỗ bờ trên bãi biển, người ta sẽ thấy sau sáu đợt sóng vỗ bờ đều đặn sẽ có đợt thứ bảy như con ngựa bất kham, đầy ngổ ngáo, có thể ập vào bờ rất mạnh hoặc tan chảy nhẹ nhàng...Không ai đoán được quy luật của nó. Con sóng thứ bảy là không có quy luật. Cũng như một ngày tình yêu ập đến bất ngờ, có thể chỉ là qua những bức email.

Thế nhưng, sau khi con sóng thứ bảy ấy ập đến, ta còn lại gì? Những mối tình email liệu có vượt qua thử thách khắc nghiệt của thực tế? Hồng Hoa, một thư ký văn phòng trẻ, kể lại: “Tôi và ông xã biết nhau qua một lần gửi mail nhầm. Y như Leo và Emmi vậy. Khi chúng tôi gặp nhau, ban đầu cũng có chút... sốc vì ngoài những gì đã chia sẻ và bày tỏ trên email, chúng tôi còn có những góc khuất khác, những cá tính khác, những thói quen khác mà chúng tôi không kể cho đối phương biết trên email. Hai bên phải tự điều chỉnh nhiều để phù hợp với nhau và tìm được tiếng nói chung”.

Không phải con sóng thứ bảy nào cũng dịu dàng và êm ái như tình yêu của Hồng Hoa. Với Thùy Linh, cô sinh viên du học tại Mỹ, lại là câu chuyện bi kịch. Yêu một người qua email suốt hai năm, Thùy Linh bay về Việt Nam trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm nay để gặp người ấy. Và đáng buồn khi cô phát hiện những bức email ấy là kết quả của một sự lừa dối và trò làm xiếc ngôn từ.

Con người thật của người cô yêu luộm thuộm, bừa bãi, lười biếng, tự cao tự đại và tệ nhất là cư xử không tốt với người xung quanh... Linh cay đắng: “Tôi học được một điều là những con chữ có khi chỉ cho ta một mặt của bức tranh tâm hồn người viết thôi, cái mặt sáng láng và đẹp đẽ nhất. Còn góc khuất và mặt trái của tâm hồn thì phải qua thực tế mới nhận biết được”.

Cuộc sống xã hội thay đổi, tình yêu cũng vì thế mà thay đổi theo. Nhưng dù với hình thức nào thì sự chân thành sẽ vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất để nuôi dưỡng cây tình yêu trưởng thành và kết nụ hạnh phúc. Tình email tự bản thân không có lỗi nếu như vì nó mà bạn tan vỡ giấc mơ yêu của mình. Yêu qua email cũng cần tỉnh táo để tìm thấy sự chân thành...

AN LAM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đờn ca tài tử: Triển vọng thành di sản nhân loại



TT - Sáng 9-1, hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” đã khai mạc trong không khí “rất tài tử” qua phần biểu diễn mở màn với bốn tiết mục đàn, ca: Ngũ đối hạ 20 câu, Tống tửu Đơn Hùng Tín, Kim Trọng ngộ Thúy Kiều và Trường tương tư lớp 1 qua Duyên kỳ ngộ, do các nghệ nhân, nghệ sĩ danh tiếng thể hiện tại khách sạn Rex (TP.HCM).

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=474711
GS Trần Văn Khê đơn ca bản Ngũ đối hạ trong phần giao lưu phục vụ Hội thảo quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tối 9-1 - Ảnh: Trần Tiến Dũng



Hội thảo (diễn ra trong ba ngày 9, 10 và 11-1) là hoạt động nằm trong khuôn khổ các nội dung của đề án xây dựng hồ sơ quốc gia nghệ thuật đờn ca tài tử trình UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hơn 120 đại biểu tham dự chính thức với 33 tham luận khoa học (trong đó có bảy tham luận của các đại biểu quốc tế đến từ Pháp, Cộng hòa Cyprus, Ðức, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) tập trung vào năm nội dung chính: Lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử; Những phát hiện về giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử qua các góc nhìn đa diện hay chuyên sâu; Những quan niệm, khái niệm, thuật ngữ và những vấn đề khác liên quan đến đờn ca tài tử; Những phát hiện mới, những so sánh, đối chiếu trong phạm vi âm thanh học, âm nhạc học...; Vấn đề thực trạng, sức sống cũng như những đề xuất về kế hoạch hành động mang tính chiến lược hoặc biện pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử trong cuộc sống đương đại.

Không chỉ ngẫu hứng
Hội thảo đã nhận được rất nhiều tham luận có ý nghĩa và thú vị như: Nghệ thuật đờn ca tài tử trong không gian văn hóa Nam bộ (GS-TS Trần Văn Khê), Về thuật ngữ điệu và hơi trong nhạc tài tử - cải lương (Bùi Trọng Hiền), Âm nhạc tài tử cải lương trong đào tạo tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (Ðoàn Quang Trung), Âm nhạc đờn ca tài tử - nhìn từ quan điểm âm thanh học (GS-TS Trần Quang Hải), Âm nhạc tài tử Nam bộ - một lối tư duy của người phương Nam (GS-TS Gisa Jaehnichen - Ðức), Ứng xử xã hội và quá trình nhận thức của âm nhạc tài tử - một cái nhìn của người ngoài cuộc (TS Panicos Giorgoudes - Cộng hòa Cyprus), Quỹ đạo đường đi của đờn ca tài tử và phần mềm ứng dụng (Singapore)...

Riêng GS-TS Yamaguti Osamu (Nhật), người đã giới thiệu nhã nhạc cung đình Huế đến Nhật Bản và thế giới, đã có một tham luận rất sát chủ đề hội thảo với tiêu đề Ngẫu hứng - một đặc điểm nổi bật của các truyền thống âm nhạc: để có thể hiểu hơn về đờn ca tài tử. Trong tham luận ông đã đề xuất một số "kết cấu giới thiệu" và những câu hỏi có tính xây dựng mong có thể có ích trong việc mô tả truyền thống đờn ca tài tử với sự chú ý đặc biệt vào khía cạnh ngẫu hứng của nó.

Các đề xuất kết cấu giới thiệu gồm: cấu trúc chung, cấu trúc âm nhạc, cấu trúc sắp đặt, cấu trúc sân khấu... với các câu hỏi: Ðờn ca tài tử được biểu diễn ở đâu và khi nào? Kết cấu của buổi diễn, ai là người có quyền quyết định người tham gia trình diễn, người trình diễn có được thảo luận về tiết mục biểu diễn không? Những chuẩn mực để người xem/nghe đánh giá, nhận xét? Những chuẩn mực để người diễn theo đó tự nâng cao khả năng trình diễn của mình? Có quy định nào về việc ngẫu hứng không? Ý nghĩa của dạng thức tô điểm trong ngẫu hứng?...

Không chỉ trình bày tham luận, các đại biểu sẽ thảo luận đến nơi đến chốn xung quanh các vấn đề đang tồn tại trong đời sống đờn ca tài tử, để có được những bổ trợ quý giá trong đề án xây dựng hồ sơ quốc gia nghệ thuật đờn ca tài tử. Ðược biết, ban tổ chức hội thảo lần này đã thiết kế một chương trình thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử tại những nơi mà lâu nay nghệ thuật này vẫn "sáng đèn" hằng ngày, hằng tuần như: khu du lịch Bình Quới 1, khu du lịch Một thoáng quê hương (Củ Chi)...

Tin tưởng sẽ được công nhận
Theo TS Lê Thị Minh Lý - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa, thời hạn cuối cùng để chúng ta trình hồ sơ này lên UNESCO là ngày 31-3-2011. Và nếu hồ sơ chúng ta đạt yêu cầu thì khoảng tháng 6 hoặc 7-2011 nghệ thuật đờn ca tài tử sẽ được công nhận và ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Về mức độ thành công của hồ sơ, tiến sĩ Lý cũng cho biết dù thời gian chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ quốc gia nghệ thuật đờn ca tài tử khá ngắn (từ tháng 8-2010 đến tháng 3-2011) nhưng do đã có kinh nghiệm từ năm lần lập hồ sơ quốc gia cho các di sản tiêu biểu ở miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên nên Cục Di sản văn hóa tin tưởng hồ sơ sẽ thỏa mãn các quy định của UNESCO và được chấp thuận. Cục sẽ không vội vã nộp hồ sơ nếu đến tháng 3 năm nay hồ sơ vẫn chưa đầy đặn, đúng với yêu cầu của UNESCO.

Tuy nhiên, TS Lý cũng khẳng định nếu đã nộp là phải được. Bởi theo đánh giá của GS-TS Trần Văn Khê - thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc (UNESCO), cố vấn khoa học của bộ hồ sơ quốc gia đờn ca tài tử, nghệ thuật đờn ca tài tử sẽ được ghi danh bởi cơ bản đã đạt hết mọi tiêu chí mà UNESCO đưa ra: có tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, có giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng là nghệ thuật tài tử có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang "sống" và "sống rất khỏe" tại một số địa phương.

QUỲNH NGUYỄN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đờn ca tài tử và bốn kiến nghị



TT - Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” (diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 tại khách sạn Rex, TP.HCM) đã khép lại trong không khí hết sức thân thiện, cầu tiến, hòa đồng và chia sẻ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=475148
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Thuận Thắng



Hội thảo đã phần nào đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản của loại hình âm nhạc này trong đời sống tinh thần của người dân Nam bộ, cũng như với nền văn hóa thế giới.

33 tham luận của các đại biểu trong và ngoài nước cũng như tất cả các phần thảo luận trong khuôn khổ hội thảo đều được ban tổ chức lưu lại và đưa vào kỷ yếu hội thảo, để bổ trợ cho Hồ sơ quốc gia về đờn ca tài tử trình UNESCO vào thời gian tới.

Với cương vị là chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, GS Tô Ngọc Thanh đã khép lại chương trình hội thảo với 10 vấn đề đã được thông qua cũng như những vấn đề còn bỏ ngỏ, sẽ tiếp tục được tranh cãi và tìm ra hướng giải quyết. Về tên gọi của hồ sơ lần này vẫn chưa được thống nhất do những ý kiến trái chiều về hai chữ “tài tử”.

Về nguồn cội của đờn ca tài tử, hội thảo đã xác nhận chung rằng nó xuất phát từ 20 bài tổ lấy từ âm nhạc cung đình Huế và đã được dân gian hóa (cũng có ý kiến cho rằng đờn ca tài tử xuất phát từ nhạc ngũ âm hoặc từ những người lái ghe bàu).

Hội thảo cho rằng tính ngẫu hứng đều có trong quan họ, hát ví, hát dặm... nhưng lại là nét đặc trưng hết sức tiêu biểu trong nghệ thuật đờn ca tài tử.

Việc xác minh xem đờn ca tài tử là nhạc chuyên nghiệp hay nhạc dân gian vẫn còn bị bỏ ngỏ. Hội thảo coi đó là thứ âm nhạc ở trình độ của một nền văn hóa chuyên nghiệp nhưng vận hành theo phong cách dân gian. Nghệ thuật đờn ca tài tử ở mỗi vùng miền có đặc điểm riêng, đó là ưu điểm thể hiện năng lực sáng tạo vượt trội của nhân dân các vùng miền, cần được lưu giữ và trân trọng xứng đáng...

Sự có mặt của Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, TS Hồ Anh Tuấn, vào những phút cuối của hội thảo đã tiếp thêm sức nặng cho những băn khoăn, kiến nghị của các đại biểu, trong đó bốn kiến nghị lớn nhất là: đề nghị bộ cần phải có một chính sách thỏa đáng để thể hiện sự nâng niu, tôn trọng dành cho các nghệ nhân đờn ca tài tử, Sở VH-TT-DL TP.HCM cùng bộ nên tiếp tục tổ chức những hội thảo chuyên sâu tương tự để tìm ra hướng đi cho nghệ thuật đờn ca, công tác đào tạo nguồn nhân lực mới theo cả hai hình thức đào tạo tại chỗ (cha truyền con nối) và đào tạo trường lớp cần được đẩy mạnh hơn.

Và cuối cùng mối quan hệ giữa đờn ca tài tử và du lịch cần có những chính sách phù hợp.

Trả lời cho những băn khoăn này, thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết: “Hiện nay bộ đang xây dựng một đề cương về phát triển văn hóa dân gian đến năm 2020, song song đó là đề án về giáo dục văn hóa dân gian ở trường học”.

GS Trần Văn Khê, cố vấn khoa học của hồ sơ lần này, đúc kết: “Tôi đã dọn đường cho việc đưa đờn ca tài tử trở thành di sản văn hóa phi vật thể nhân loại từ cách đây gần 50 năm. Năm 1963, tôi đã nói chuyện với giám đốc Nhạc viện Paris đưa đờn ca tài tử vào loạt đĩa nhạc Unesco Collection. Năm 1972, Unesco đã đưa đờn ca tài tử vào bộ đĩa Nguồn gốc âm nhạc của mình thì không lý gì sau chừng ấy năm, với sự tiến bộ và phát triển không ngừng của nghệ thuật đờn ca tài tử, chúng ta lại không có quyền hi vọng đờn ca tài tử sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Hội thảo đã khép lại sau ba ngày trao đổi và bàn bạc, nhiều đại biểu đều có chung một cách nhìn: việc Việt Nam có được tiếp nhận hay không di sản văn hóa phi vật thể thứ sáu này đã không còn quan trọng, mà cái cốt lõi là sự quan tâm, giáo dục và định hướng phát triển trong tương lai của loại hình nghệ thuật này sẽ được thực hiện như thế nào (như lời nhạc sư Vĩnh Bảo) mới là điều quan trọng.

Q.NGUYỄN - M.TRANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

*
Sàigòn sụp đổ như thế nào. Qua cái nhìn của tờ The Independent. Mời kích   vào đây  
để đọc.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lễ hội đường sách mừng xuân Tân Mão

TT - Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM vừa thông báo kế hoạch tổ chức lễ hội đường sách trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, diễn ra từ ngày 31-1 (28 tháng chạp) đến 6-2 tại đoạn đường Mạc Thị Bưởi (nối Đồng Khởi và Nguyễn Huệ, Q.1).

Đây là chương trình do các nhà xuất bản, các công ty phát hành và nhà sách tư nhân cùng chung tay thiết kế nội dung. Lễ hội sẽ có các hoạt động nhằm tôn vinh sách và người yêu sách, như: triển lãm sách mới, sách bán chạy, biểu diễn thư pháp và cho chữ ngày xuân, giao lưu với tác giả sách, giới thiệu sách điện tử, sách cho người khiếm thị, trưng bày và trao đổi, mua bán sách...

Đường sách còn có một khu vực sách dành cho thiếu nhi, với ý nghĩa năm 2011 được HĐND thành phố chọn là năm “Vì trẻ em”, tại đây các em có thể đọc sách tại chỗ và tham gia các cuộc giao lưu.

Đặc biệt, công chúng đi dạo đường sách xuân này sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các sách cổ, sách quý hiếm do Thư viện Khoa học tổng hợp thực hiện, như: Technique du peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam - 2 tập), Hoàng triều ngọc điệp, Hoàng tử phổ, Hoàng nữ phổ, Hoàng triều tôn phổ tiền biên, Gia Định báo...

Đây là lần đầu tiên TP.HCM tổ chức lễ hội đường sách bên cạnh đường hoa Nguyễn Huệ đã thành truyền thống. Thông tin về lễ hội đường sách được cập nhật trên website http://duongsach.com.


* Năm nay Hội báo xuân TP.HCM sẽ diễn ra hai ngày 20 và 21-1 tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch) với 45 gian hàng triển lãm trưng bày sản phẩm ấn phẩm báo in, tạp chí, báo hình, báo nói, báo điện tử.

Tại đây sẽ có các hoạt động: giao lưu với các nhà báo, chương trình Thư quán báo xuân với khu vực đọc báo trực tuyến trên iPad dành cho khách tham quan, gửi phiếu bình chọn tờ báo xuân mình yêu thích, tặng báo xuân cho sinh viên và những bạn đọc xa quê...

Đặc biệt, tại hai ngày hội báo xuân có chương trình tạp kỹ Chân dung mùa xuân với các chương trình ca múa nhạc, xiếc ảo thuật và trò chơi trúng thưởng nhằm quảng bá hình ảnh báo chí đến với công chúng. Bên cạnh đó, đêm 20-1 sẽ có chương trình gala Thông điệp xuân 2011 (19g30-21g) với các tiết mục văn nghệ đón xuân, giao lưu với nhà báo Lê Minh Quốc, MC Quỳnh Giang và biểu diễn bộ sưu tập thời trang áo dài Chào xuân 2011.

LAM ĐIỀN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối