Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyệt Thu hòa nhạc vì trẻ em bệnh tim

Nhạc viện TP.HCM, Lãnh sự quán Hàn Quốc, Lãnh sự quán Pháp cùng Cơ quan thường trú báo Hàn Quốc tại VN sẽ cùng phối hợp tổ chức chương trình hòa nhạc "Chamber music concert", với mục đích gây quỹ hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim tại Việt Nam.

Chương trình diễn ra vào 20g ngày 16-12 tại phòng hòa nhạc Nhạc viện TP.HCM. Nghệ sĩ piano Joo Eun Young (Hàn Quốc), nghệ sĩ clarinet Patrick Messina (Pháp), nghệ sĩ cello Jerome Lefrance (Pháp) và các nghệ sĩ của Nhạc viện TP như: Nguyệt Thu (viola), Hữu Nguyên (violin),  Khôi Nam (violin)... sẽ biểu diễn các tác phẩm lừng danh của W.A.Mozart, G.Gershwin, C.Franok, J.Bramhs.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Báo The Los Angeles Times viết về “Người ăn chay sexy nhất” đề cập đến việc ăn thịt chó tại Việt Nam.

Mời kích vào đây để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

GreenZoom – khi người trẻ đến với nghệ thuật cổ



SGTT.VN - Trong khi các nhà hát, sân khấu nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, ca trù… phải hoạt động cầm chừng vì không có khán giả thì một nhóm thanh niên không quá 15 người lại thực hiện được những chương trình nghệ thuật hàng tháng với lượng khán giả có khi tới hàng trăm.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122630
Thích thú khi hiểu hơn về nghệ thuật truyền thống.




Nguyễn Thu Thuỷ, điều phối viên dự án Trò chuyện nghệ thuật nhớ lại: “Một người bạn trong nhóm chúng tôi nói rằng anh ấy rất thích những bức tranh sơn dầu nhưng lại chỉ thích một cách cảm tính và không hiểu gì. Và anh ấy gợi ý ai biết về tranh sơn dầu hãy chia sẻ với mọi người”. Buổi trò chuyện nghệ thuật đầu tiên của GreenZoom vào tháng 9.2008 đã ra đời như vậy với diễn giả là hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Tùng. Hôm đó có 30 người tham dự.

Tiền thân của nhóm GreenZoom là một dự án nhiếp ảnh môi trường do vài sinh viên Việt Nam đang du học nước ngoài thực hiện. Sau thành công của dự án, những bạn trẻ đó tìm đến nhau. “Cho tới tận bây giờ, chúng tôi vẫn là một nhóm hoạt động tự phát. Khi đặt ra cái tên GreenZoom, những thành viên đầu tiên cũng không tưởng tượng nổi một ngày nào đó nó sẽ trở thành một dự án lôi kéo được hàng trăm bạn trẻ Hà Nội”, Thu Thuỷ chia sẻ.

Nhiều nhà chuyên môn, dư luận và báo chí đã nói rất nhiều về việc giới trẻ quay lưng lại hoặc thiếu hiểu biết với những giá trị nghệ thuật truyền thống. Liệu có phải người trẻ thực sự thờ ơ?

Mai Đức Tuấn, sinh viên đại học Luật đến với buổi Trò chuyện nghệ thuật thứ bảy do nhóm GreenZoom tổ chức với chủ đề Đánh thức tuồng. Gần hai giờ đồng hồ, được xem, được nghe và thậm chí được đóng thử tuồng khiến Tuấn hoàn toàn bị chinh phục bởi một di sản văn hoá của ông cha: “Trước khi đến tham dự buổi sinh hoạt này, em chỉ biết tuồng là một loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhưng chưa bao giờ em được dạy về lịch sử của tuồng, biết tuồng hay như thế nào và không bao giờ nghĩ có lúc được thử đóng tuồng”. Tuấn không phải ngoại lệ. Gần như hai trăm bạn trẻ trong khán phòng rạp Hồng Hà hôm đó đều chưa hiểu gì về tuồng. Nhưng tại sao họ vẫn tới để thưởng thức tuồng thay vì dành buổi tối cuối tuần cho những hoạt động giải trí khác của giới trẻ? “Chúng em đến vì bạn này rủ bạn kia và thích mô hình tổ chức trò chuyện nghệ thuật của GreenZoom”, Hà Thu, sinh viên trường Ngoại thương giải thích.

Mỗi buổi nói chuyện của GreenZoom thường được tổ chức thành hai phần “nói” và “làm”. Khách mời là những nghệ sĩ hoặc nhà nghiên cứu sẽ giới thiệu về loại hình nghệ thuật là chủ đề của buổi sinh hoạt. Nhưng sức hút của mỗi buổi sinh hoạt chính là phần thực hành nghệ thuật. Khán giả sẽ được tập một điệu múa tuồng, hát vài làn điệu quan họ hay thử một nhịp phách ca trù.

http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122632
Thực hành vẽ mặt nạ trong buổi trò chuyện nghệ thuật về mặt nạ tuồng




Xúc động trước sự quan tâm của giới trẻ với nghệ thuật truyền thống, NSND Hoàng Khiềm, giám đốc nhà hát Tuồng trung ương bày tỏ: “Chúng tôi phải cảm ơn các bạn trẻ. Phải nói là họ đã dạy cho chúng tôi rất nhiều điều. Họ chỉ cho chúng tôi cách để lôi kéo khán giả đến với nhà hát”. Còn nghệ sĩ Bạch Vân, người nhiều năm gắn bó với câu lạc bộ ca trù Bích Câu chia sẻ: “Vẫn luôn có những bạn trẻ yêu ca trù và tìm đến với chúng tôi để thưởng thức ca trù. Dù không nhiều, nhưng chính họ tiếp thêm niềm tin cho chúng tôi mỗi đêm diễn”.

Tính đến tháng 5.2010, GreenZoom đã thực hiện được 16 buổi Trò chuyện nghệ thuật với các chủ đề đa dạng, từ nghệ thuật truyền thống tới nghệ thuật đương đại. Những buổi sinh hoạt đã kết nối được người nghệ sĩ với những người trẻ có nhu cầu muốn tìm hiểu và thưởng thức những giá trị nghệ thuật đích thực. Điều lớn hơn, hoạt động của nhóm đã minh chứng được nhu cầu thưởng thức của một bộ phận giới trẻ Việt hiện nay. “Chúng tôi thu hút được đông đảo các bạn tham gia sinh hoạt bởi chúng tôi chính là họ. Vẫn có rất nhiều những bạn trẻ như chúng tôi muốn được hiểu những giá trị truyền thống ông cha”, Thu Thuỷ nói.

Không thể đòi hỏi mọi người Việt trẻ phải biết thưởng thức nghệ thuật di sản. Nhưng vẫn luôn có một bộ phận trong giới trẻ có nhu cầu nghệ thuật truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc sẽ còn có thể phát triển. Giống như trong lời giới thiệu về dự án, những bạn trẻ của GreenZoom đã viết: “Chúng tôi tin tưởng rằng có hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật mới yêu và mong muốn phát triển, bảo tồn nghệ thuật”.

bài: Dung P.
ảnh: GR
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ẩn ức đàn bà - cọp



SGTT.VN - Tranh hổ rất phổ biến ở Việt Nam. Hổ là chúa sơn lâm, là biểu tượng cho sức mạnh của tự nhiên và trong con người. Hổ linh thiêng như mặt hổ phù trên kiến trúc, hình hổ diễu võ dương oai bên gốc tùng ở miếu hay ngồi uy nghi như ngũ hổ trắng – đỏ – vàng – xanh – đen trên tranh thờ.

Nhiều hoạ sĩ ta rất thích vẽ hổ, từ Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng tới Ngọc Thọ, Thành Chương… vì cái oai linh kỳ bí có tính tượng trưng của nó hấp dẫn những nghệ sĩ yêu cái bạo liệt mà uyển nhã, hoang dã mà thanh cao… và đơn độc.


http://sgtt.com.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122476





Các hoạ sĩ phái tượng trưng châu Âu thường ghép hình tượng đàn bà nhục dục với hổ, báo hoặc sư tử. Nguyễn Linh (sinh năm 1960) ở tranh này như đi giữa hai làn đường ấy.

Người đàn bà phồn thực, không rõ mặt bao nhiêu thì rõ thân thể, cơ bắp sức mạnh nhục cảm tiềm ẩn bấy nhiêu. Người đàn bà là đối tượng của tình yêu ào ạt đến mất trí hay là chủ thể của nhục dục đê mê? Thân thể này quá phồn thực có làm ta vừa ham vừa sợ? Vừa thấy quá đẹp mà quá tầm thường, không chút lý tưởng hoá. Nó là một khối lớn đung đưa và đông cứng khó nhận biết hình thù và chuyển động. Màu sắc tinh tế nhưng thô sơ, không có chút mơ mộng ngon lành nào như các anh chàng lãng mạn thường tưởng tượng trong đầu. Người ấy quá cụ thể, đang vật vã một mình hay vật lộn với ta. Ta là con hổ, còn nàng vừa là con mồi vừa là chủ nhân của ta? Tôi chợt nhớ tới hình hổ đấu với dũng sĩ ở trần trên một thạp gốm thời Trần. Thực ra không có sự phân vai diễn ở đây. Người với hổ là một: là sự vật lộn và ẩn ức muốn bung ra. Nền tranh là một mạng trang trí dày đặc với các dấu chỉ không rõ nghĩa. Chúng được tạo bởi một ngôn ngữ thị giác khác, giàu chất trang trí đối lập với hình.

Nguyễn Linh từng là sinh viên giỏi khi học hội hoạ, tay nghề rất nhuyễn, buông xuôi để làm việc khác gần hai mươi năm. Từ 2005, hoạ sĩ là đứa con lưu lạc trở về của hội hoạ. Anh vẽ hối hả, liền tay với một cường độ điên rồ, xông xáo vào bốn năm khuynh hướng tạo hình khác nhau. Hoạ sĩ như muốn tự vớt lại thời gian đã mất, đòi lại niềm say mê của tuổi trẻ.

Loạt tranh này của hoạ sĩ được thực hiện hai năm gần đây và được triển lãm tại trung tâm nghệ thuật Việt, Hà Nội.

NGUYỄN QUÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

 Anhdepblog.com
Thân chúc bác Vodanhthi & Gia đình có một mùa Noel hạnh phúc.
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Họa mi hát trong nhà thờ



TT - Đêm nay 25-12, Khánh Linh - ca sĩ có giọng hát thánh thót như họa mi - sẽ cùng bạn bè tổ chức một đêm nhạc trong nhà thờ Hàm Long (Hà Nội). Đêm nhạc có chủ đề Opera cho mọi người hoàn toàn miễn phí.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=471573
“Họa mi” Khánh Linh giữ vai trò đầu mối tổ chức đêm nhạc Opera cho mọi người - Ảnh: Na Sơn




Như tên gọi chủ đề, chương trình sẽ cố gắng chọn những ca khúc thính phòng gần gũi, quen thuộc nhất với tai nghe của công chúng, đồng thời cũng mang đậm màu sắc và hương vị Giáng sinh nhất - vì làm sau Noel có một ngày mà lại ngay dưới mái vòm nhà thờ.

Ca sĩ Khánh Linh - người đề xướng chương trình này - cho biết: “Thật ra Opera cho mọi người chính là đêm thứ ba của chuỗi chương trình Music Nite - một chương trình ca nhạc hoàn toàn miễn phí do một nhóm các ca sĩ, nhạc sĩ và bạn bè ở Hà Nội tự nhóm họp và phối hợp nhau”. Mỗi chương trình Music Nite chọn một chủ đề riêng, hai chương trình trước đã rất thành công với dòng nhạc pop và các ca khúc của Giáng Son, Ngọc Châu... qua giọng hát Khánh Linh cùng các ca sĩ rất trẻ: Hà Linh, Đinh Mạnh Ninh, Ngọc Minh... tại một phòng trà ca nhạc.

“Nhưng chúng tôi vẫn khao khát một chương trình khác, thật sự đẳng cấp, có sự xuất hiện của những giọng ca bậc thầy - bậc thầy theo đúng nghĩa: họ ít được công chúng biết đến nhưng được người trong nghề nể trọng và đang đứng trên bục giảng - Khánh Linh tâm sự - Trong các chương trình trước tôi là chủ lực, còn trong chương trình này tôi chỉ góp giọng cho vui và giữ vai trò đầu mối tổ chức”.

Chương trình sẽ bao gồm những bản aria trích từ những vở nhạc kịch kinh điển nổi tiếng thế giới như La Bohem, Cây sáo thần, Đám cưới Figaro, Nàng tiên cá... Các tiết mục này đã được giảng dạy và biểu diễn tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, các buổi hòa nhạc lớn... từ trước đến nay.

Các nghệ sĩ rất ít được truyền thông và người xem rộng rãi biết tên biết giọng, nhưng đều là những giọng belcanto (một kiểu hát thính phòng được coi là chuẩn mực, xuất phát từ Ý) rất “đỉnh cao” đã nhận lời tham gia đêm nhạc đặc biệt này: nghệ sĩ Ngọc Mai - giải nhất thính phòng 2009, Anh Vũ (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam), nghệ sĩ Phúc Tiệp và Ngọc Dung - giảng viên thanh nhạc cổ điển Học viện Âm nhạc quốc gia, ca sĩ Đăng Dương - cũng là giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia.

Nhiều nghệ sĩ của Nhạc viện Hà Nội đã tình nguyện tham gia chương trình: Đăng Khánh (thạc sĩ chuyên ngành piano, giảng viên piano), nghệ sĩ Anh Tú và tứ tấu đàn dây... Khánh Linh - giải 3 concours nhạc thính phòng 2004 - sẽ hát bè cao cùng các bạn.

“Khán giả mà chúng tôi hướng đến là tất cả bạn trẻ đã tham dự các đêm Music Nite của chúng tôi và các bạn bè trên Facebook - Khánh Linh nói - Hi vọng qua đêm diễn này mọi người sẽ bớt “ngại opera”, sẽ thấy đó là loại hình âm nhạc gần gũi và có thể hiểu được, dần dần hướng đến những đêm opera bài bản hơn.

Một điểm thú vị nữa là chất lượng âm thanh trong nhà thờ rất tốt. Mọi ca sĩ hát belcanto đều mơ ước được biểu diễn trong một không gian có độ cộng hưởng âm thanh lý tưởng. Đây là một cơ hội hiếm hoi để chúng tôi thể hiện giọng ca của mình”.

THU HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hòa nhạc cho thiếu nhi



TT - Bắt đầu từ tháng 12-2010, mỗi quý một lần, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sẽ có chương trình biểu diễn dành cho đối tượng trẻ em yêu thích âm nhạc cổ điển.


Tiến sĩ Tạ Quang Ðông - giảng viên khoa piano, người khởi xướng và tổ chức chương trình - cho hay: "Hiện nay công chúng không biết nhiều đến âm nhạc cổ điển, một phần do giáo dục về âm nhạc của chúng ta làm chưa tốt. Thực hiện chương trình hòa nhạc định kỳ này, chúng tôi chú trọng đến lớp khán giả nhỏ tuổi. Chúng tôi hi vọng chương trình này sẽ mang tới cho các bạn, các em những rung cảm thật sự, những cảm nhận tinh tế về âm nhạc cổ điển châu Âu, vốn là dòng nhạc được hàng triệu trái tim trên thế giới đón nhận nhiều thế kỷ nay".

* Ông đánh giá thế nào về thực trạng biểu diễn nhạc cổ điển tại Hà Nội?

- Hiện nay tại Hà Nội mỗi năm có 100-150 buổi hòa nhạc do Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội (thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia), Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam biểu diễn nhưng số buổi hòa nhạc cổ điển rất hạn chế.

Tất cả chương trình hòa nhạc nói chung vé được bán ra rất ít, chủ yếu dành cho khách mời. Ví dụ, một buổi biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội tại Nhà hát lớn chỉ bán vé được khoảng 10 triệu đồng, thậm chí không đủ để chi phí cho sân khấu và catsê nghệ sĩ.

* Nếu các buổi hòa nhạc thường phát vé mời như vậy, người yêu thích âm nhạc cổ điển cũng dễ dàng tiếp cận với những buổi biểu diễn?

- Không hẳn thế, nhất là các cháu thiếu nhi, bởi có những buổi biểu diễn thường không dành cho đối tượng là trẻ em. Chính vì nghĩ đến điều đó mà chúng tôi tổ chức chương trình hòa nhạc cổ điển cho trẻ em. Âm nhạc cổ điển chính là cái gốc của nhạc, người học nhạc trước tiên phải làm quen với âm nhạc cổ điển, sau đó mới rẽ sang các chuyên ngành khác.

Hiện nay đời sống kinh tế của người dân đã tốt hơn nhiều, vì vậy đời sống tinh thần cũng được nâng cao. Rất nhiều gia đình chú trọng cho con em học nhạc, không phải để kiếm sống mà để nâng cao tính thẩm mỹ và hòa nhập với cộng đồng quốc tế.

Khi đối tượng thiếu nhi có thể tiếp cận một cách gần gũi nhất với âm nhạc cổ điển, chúng ta có thể hi vọng trong những năm sau số người yêu thích, hiểu biết về âm nhạc cổ điển sẽ tăng lên.

* Hòa nhạc dành cho người lớn còn không bán được vé, vậy ông có tự tin về số vé bán ra cho đối tượng trẻ em?

- Ðêm diễn đầu tiên tối 11-12, chúng tôi đã bán được hết số vé phát ra bên cạnh 1/3 vé mời. Chương trình của chúng tôi cũng không hẳn là hoàn toàn cho trẻ em vì còn hướng đến nhiều đối tượng yêu các loại hình âm nhạc khác: bộ gõ, cello, đàn dây...

Sở dĩ chúng tôi dám nghĩ đến đối tượng trẻ em vì đây cũng là chương trình một phần do trẻ em biểu diễn. Ðó là những hạt giống âm nhạc do học viện đào tạo và đoạt giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế: Ðỗ Hoàng Linh Chi, Nguyễn Thế Vinh, Hồ Thu... Ðối tượng biểu diễn là các nghệ sĩ nhí nên chương trình cũng gần gũi hơn với khán giả nhí.

Ðối với các cháu thiếu nhi, đây cũng là cơ hội để được chơi trước khán giả, nếu chờ đợi những chương trình biểu diễn lớn thì rất khó khăn.

* Ông có thể cho biết về chương trình tiếp theo?

- Trong chương trình đầu tiên chúng tôi chú trọng nhiều hơn đến khoa piano, nhưng trong chương trình tháng 3-2011, chúng tôi sẽ mời thêm hai nghệ sĩ múa ballet của Nhà hát Nhạc vũ kịch biểu diễn cùng một số "hạt giống" của các khoa dây, thanh nhạc để mang đến một chương trình phong phú và thú vị.

Hiện có một vài đạo diễn rất sẵn lòng tham gia, góp sức để chương trình được dàn dựng một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn đối với các cháu.

HOÀNG ĐIỆP thực hiện
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Múa cổ: không khó phục dựng mà khó giữ gìn



TT - Hội thảo "Thẩm định và phương hướng phát huy múa cổ Thăng Long - Hà Nội" do Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội tổ chức vừa diễn ra vào sáng 15-12 tại Hà Nội. 10 tham luận của các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ múa tại hội thảo đã nói lên phần nào sự vất vả của việc phục dựng và bảo tồn các điệu múa cổ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=469610
Múa bài bông - một trong những điệu múa cổ có tuổi đời gần 700 năm  - Ảnh: H.Điệp





Thông qua ba kỳ liên hoan múa cổ (2008, 2009, 2010), đã có 40 điệu múa tồn tại trong dân gian được Hội Nghệ sĩ múa cùng các nghệ nhân đưa đến cho công chúng. Ðộc đáo, đặc sắc, mang đậm yếu tố văn hóa và tâm linh là những gì mà các nhà nghiên cứu nói về múa cổ.

Tuy nhiên, sự khó khăn để bảo tồn một cách nguyên trạng là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay của những người làm nghề. Bởi hầu hết các điệu múa còn lại đến ngày nay thông qua phương thức truyền khẩu trong dân gian nên đã bị biến tấu đi rất nhiều.

Nghệ sĩ Thái Phiên băn khoăn: nhiều khi các biên đạo muốn tạo dấu ấn của mình trong những điệu múa dân gian mà không ngần ngại "thọc tay" vào biến đổi. Thậm chí, việc mang các điệu múa cổ ra khỏi không gian thực hành của nó đã làm cho điệu múa mất đi ý nghĩa.

Ông Triệu Ðình Hồng (64 tuổi, làng Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) - nghệ nhân múa trống bồng - bức xúc: Ðiệu múa trống bồng được múa trong đình Triều Khúc khi làng có hội hoặc tế lễ đã được gìn giữ qua hàng ngàn năm. Thế nhưng khi được các nhà nghiên cứu sưu tầm và học hỏi, điệu múa đã bị biến cải đi rất nhiều.

Trước câu hỏi Hội Nghệ sĩ múa sẽ làm gì với múa cổ, ông Nguyễn Văn Bích - chủ tịch hội - nói: "Chúng tôi sẽ hoàn chỉnh các điệu múa cổ và đề tài múa cổ sẽ được hoàn thiện như một công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Việc múa cổ có trở thành di sản hay không thì đó là việc của các nhà quản lý văn hóa có cho rằng nó quan trọng và mang tầm cỡ di sản hay không".

HOÀNG ĐIỆP
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bún gỏi dà



SGTT.VN - Biết tôi đi tìm nguyên ngữ của hai chữ “gỏi dà”, bà Trịnh Thị Ngọc Nữ, 64 tuổi, chủ nhân quán Bún Gỏi Dà ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng, người đoạt giải Danh hiệu truyền thống về món ăn này giải thích: thay vì làm gỏi cuốn, người ta cho bún vào tô, trộn thêm thịt, tép, rau và tương xay trộn đều... Mãi sau này các bà nội trợ có sáng kiến cho thêm nước xúp vào tô, thành món “bún gỏi dà”.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=121577
Bún gỏi dà dễ chế biến, tép, thịt luộc, tương xay cùng một ít gia vị, nước xương hầm ăn với rau sống. Ảnh: Hoài Phương





Lúc đầu gọi là “gỏi và” – “và” đây có nghĩa là lùa, và như và cơm; rồi lâu ngày nói theo giọng Nam bộ mà thành… gỏi dà.

Chưa ưng cách giải thích của bà chủ quán Ngọc Nữ, tôi lại tìm đến gia đình của một người mang tên cô Năm Gỏi Dà ở đường Nguyễn An Ninh, Cần Thơ. Cô Năm bán món gỏi dà lâu năm đã thành danh dù cô đã qua đời. Con cháu cô Năm kể rằng “gỏi dà” là món bún tép, có thêm thịt luộc và rau sống, là món ăn xuất phát từ bún khô. Đây là món ăn thuần Việt, rẻ tiền lại ngon nên được nhiều người ưa thích. Nước bún gỏi dà không có hương vị mắm đồng hoặc mắm prohok như bún nước lèo Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh.

Ai cũng có thể nấu được bún gỏi dà. Món này nước xúp đậm đà, thoảng mùi vị tương xay và dường như bí quyết của món này là tép và nước xúp, nước me chua. Tép đất mới ngọt đậm. Tép luộc xong lột vỏ, để nguyên con màu đỏ gạch tàu. Nồi nước xúp hầm bằng xương heo với nước tép luộc, nêm ít đường, ớt và nước me chua. Món này hơn thua nhau ở thành phần gia vị và sự tinh tế trong chế biến các món tương xay trộn với đậu phộng rang đâm nhuyễn và tỏi phi. Ba thành phần đó hoà lại tạo nên một mùi vị riêng biệt, không lẫn vào đâu được. Nếu muốn cho khẩu vị thêm đậm đà, vắt thêm chút chanh và cho vào chút tương ớt mới đúng điệu.

Một tô bún đặc sắc nhờ hội đủ “ngũ vị” và “ngũ sắc” cộng thêm các chất đạm, chất béo, rau tươi và nhiều thứ gia vị khác. Nước bún gỏi dà ngọt tự nhiên, không cần cho thêm bột ngọt. Tép nguyên con vừa mềm vừa ngọt, còn thịt đùi luộc xắt nhỏ vừa giòn vừa béo, thêm chất cay cay, bùi bùi của tương và ớt làm cho thực khách mãi có ấn tượng và khó quên.

Nếu tô bún riêu đậm đà hương vị của cua đồng, bún nước lèo nồng nàn hơi mắm thì tô bún gỏi dà lại mang mùi vị đặc trưng của tép, mùi me chua, tương xay và một số gia vị đầy sức thuyết phục đối với người sành ăn.

HOÀI PHƯƠNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhà sách trực tuyến vào cuộc đua



TT - Mô hình nhà sách trực tuyến đã có mặt tại VN khá lâu (từ năm 2004), tuy nhiên đến năm 2010, cùng với sự tăng trưởng ấn tượng về lượng người dùng Internet (26 triệu người, tương đương 30% dân số), xu hướng mở nhà sách trực tuyến trở nên mạnh mẽ.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=472710
Một vài nhà sách trực tuyến:
Davibooks.com.vn, Nhasachtritue.com, Nhasachphuongnam.com, Sach365.com, Tiki.vn, Vbook.com.vn, Vietnamsach.com.vn, Vinabook.com, Xbook.com.vn, Zokik.com, Bookbuy.vn, Saharavn.com.




Không chỉ những nhà sách truyền thống nay có thêm website (Minh Khai, Nhân Văn, Trí Tuệ) thị trường cũng xuất hiện những nhà sách hoàn toàn trực tuyến mới như: Tiki.vn, Xbook, Zokik...

Theo thống kê ban đầu, hiện đã có trên 20 website chuyên kinh doanh sách. Ðó là chưa kể chính các NXB, công ty phát hành sách cũng phát triển website của mình từ việc chỉ đăng thông tin sách, tiến tới bán và giao hàng các đầu sách (NXB Trẻ, Alphabooks, Thái Hà, Chibooks, Phan Thị...). Fahasa, anh cả trong ngành bán lẻ sách, cũng cho biết đang trong giai đoạn gấp rút "làm lại" website của mình thành trang web thương mại điện tử và dự kiến ra mắt vào năm 2011.

Sở dĩ có sự bùng phát như vậy, ngoài tăng trưởng về lượng người dùng Internet còn do nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến "thời cơ vàng" của thương mại điện tử VN, giai đoạn 2010-2015.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình - tổng giám đốc Peacesoft/Chợ điện tử, thương mại điện tử sẽ đạt doanh số khoảng 2 tỉ USD đến năm 2012. Các công ty có tham vọng trở thành "Amazon Việt Nam" đều học tập mô hình của Amazon, sử dụng sách như một sản phẩm truyền thống để xâm nhập thị trường thương mại điện tử.

Bạn yêu sách cũng đã dần làm quen và chấp nhận hình thức mua sắm trên mạng bởi các ưu điểm: dễ tìm kiếm, tham khảo thông tin, không tốn thời gian đi mua, giao hàng
tận nhà, trả tiền sau...

Thị trường còn nhỏ bé
Nếu như ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật... cuộc đua đã ngã ngũ với phần thắng nghiêng hẳn về các công ty trực tuyến (Amazon tại Mỹ, Dangdang tại Trung Quốc) thì tại Việt Nam vẫn còn quá sớm để kết luận.

Một vài số liệu chính thức lẫn không chính thức cho thấy thị trường nhà sách bán lẻ của VN năm 2009 khoảng trên 2.000 tỉ đồng, trong đó tổng doanh số của các nhà sách trực tuyến dự đoán chỉ khoảng 1-2% thị trường. Fahasa, chuỗi nhà sách offline lớn nhất với 56 cửa hàng khắp cả nước vẫn chiếm khoảng 50% doanh thu (theo Fahasa, doanh thu năm 2010
là 1.250 tỉ đồng).

Lợi thế ở thời điểm hiện tại vẫn nghiêng về các nhà sách truyền thống là vì giá (ở các khu phố sách như Nguyễn Thị Minh Khai ở TP.HCM, Nguyễn Xí - Ðinh Lễ tại Hà Nội, khách hàng khi mua luôn được giảm 20-30% so với giá bìa; trong khi các nhà sách trực tuyến thỉnh thoảng mới có chương trình giảm giá, khuyến mãi), sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, thời gian giao hàng (Việt Nam với văn hóa mua sắm đường phố, hầu hết khách hàng ở các tỉnh thành lớn chỉ cần bỏ 30 phút chạy ra tiệm sách gần nhà là có ngay cuốn sách cần mua).

Tuy nhiên, các nhà sách trực tuyến cũng đã và đang có những bước tiến đáng kể để bắt kịp với các nhà sách truyền thống về ba điểm nêu trên. Ngoài việc giảm giá, hầu hết các nhà sách trực tuyến đều có chính sách miễn phí vận chuyển khi đơn hàng đạt đến một mức giá trị nào đó.

Các đơn vị cũng cố gắng mở rộng và phong phú ngành hàng trên website của mình, như Vinabook đã triển khai kinh doanh phim, nhạc, thẻ cào; website Tiki.vn ngoài sách tiếng Việt, sách tiếng Anh, sách điện tử, quà tặng, đồ chơi, thiệp... còn có dịch vụ giúp khách hàng đặt sách ngoại văn, thỏa mãn nhu cầu tìm sách chuyên ngành, sách hiếm...

Trước sự phát triển ồ ạt của các nhà sách trực tuyến, các nhà sách truyền thống cũng tích cực phát triển website như một kênh bán hàng mới cho mình.

Cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ
Trước một cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ ngày càng quyết liệt hơn, các nhà sách trực tuyến đều cố gắng phát huy và tìm ra điểm khác biệt của mình.

Vinabook hai năm gần đây đã tích cực thực hiện nhiều đợt giảm giá, khuyến mãi. Tiki.vn ngoài việc giảm giá và mở rộng ngành hàng còn chú trọng mang lại những dịch vụ "chăm sóc" khách hàng, như tặng bọc sách cho mọi cuốn sách bán ra, tặng quà cho khách hàng thân thiết. Nhasachphuongnam.com của Tổng công ty Văn hóa Phương Nam dù mới ra đời cũng mạnh mẽ tuyên bố sẽ mang lại dịch vụ khách hàng tốt nhất với chính sách hoàn tiền nếu không hài lòng.

Không chỉ vậy, cả ba nhà sách trên đều có chính sách giao hàng miễn phí, thậm chí một số chương trình khuyến mãi cũng rất giống nhau.

Ví dụ cả Tiki.vn và Nhasachphuongnam.com trong tháng 12 đều có chương trình khuyến mãi mua hàng tặng iPad, Kindle. Hay khi tựa sách mới của Nguyễn Nhật Ánh vừa rục rịch ra mắt, Tiki.vn đã tung chiêu giảm 20% cho khách hàng đặt trước cuốn này và giảm 20% cho toàn bộ sách của Nguyễn Nhật
Ánh trong dịp này, Vinabook.com và Nhasachphuongnam.com cũng ngay lập tức có chương trình tương tự, kéo theo một loạt nhà sách
trực tuyến nhỏ lẻ khác vào cuộc.

Cho dù thế nào thì người dùng là đối tượng có lợi nhiều nhất với xu hướng giá sách sẽ ngày càng cạnh tranh hơn, đồng thời dịch vụ khách hàng cũng ngày càng nâng cao. Các công ty xuất bản sách cũng là ngư ông đắc lợi khi hệ thống phân phối được mở rộng.

SƠN TRANG


Độc giả Nguyễn Thị Minh Trang, giáo viên Trường THCS Phan Công Hớn, Hóc Môn, TP.HCM: “Tôi mua sách trực tuyến thấy có cái lợi là không phải di chuyển, thoải mái lựa chọn và danh mục sách được chọn lọc sẵn, chỉ vài thao tác là xong. Những quyển sách cũ, xuất bản đã lâu cũng dễ tìm hơn và có khi mua được dù nhiều lần tìm ở nhà sách offline. Tuy nhiên, mua sách trực tuyến vẫn có bất lợi như chi phí giao hàng ở một số nhà sách khá cao. Mua sách trực tuyến không có được không khi “vào nhà sách”, tận hưởng không gian sách vở và không giáo dục được cho con trẻ niềm yêu thích sách vở. Cảm giác khi mình lật giở từng trang sách trong nhà sách cũng rất đặc biệt”.

AN LAM ghi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối