Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55]

Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Hoa%20va%20hoa%20khe%20da/E_zps4f931e68.jpg



Thềm hoang vắng gót chân người
Ngàn năm nhân loại khát lời hàm châu.
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sự trở lại của đạo diễn Mùa len trâu



SGTT.VN - “Thay vì dùng kỹ thuật số hiện đại theo kiểu Hollywood, bộ phim Việt Nam mở màn cho chương trình Panorama của liên hoan phim quốc tế Berlin hấp dẫn bởi sự tĩnh lặng, hoành tráng và sự xoay chuyển câu chuyện một cách tinh tế từ đề tài tận thế qua kinh dị rồi trở lại với tình yêu. Cơn hồng thuỷ trong bộ phim chỉ là một ẩn dụ: cái gì tưởng chừng đã mất, thật ra vẫn còn ở một nơi khác, sâu thẳm trong tâm hồn của chúng ta”, tờ báo Đức Der Tagesspiegel đã viết như thế về Nước - 2030, bộ phim của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=216165
Cảnh trong Nước – 2030



Mang một hương vị mới mẻ và lạ lẫm, lại gây tò mò bởi sự tổng hợp giữa yếu tố viễn tưởng, sự khải huyền về những điều sẽ xảy đến trong tương lai, một chút kinh dị và câu chuyện tình yêu trai gái, phòng chiếu Nước – 2030 không còn một chiếc ghế trống trong suốt chín suất chiếu của liên hoan phim Berlin. Với bối cảnh ghe xuồng của những cơn thuỷ triều cùng phong cách thi vị, trầm tư, Nước – 2030 được Hollywood Reporter so sánh với bộ phim độc lập đáng chú ý trong năm qua là Beasts of the Southeast Asian Wild.

Nhân vật chính, vai Sáo của diễn viên Quỳnh Hoa, là điểm rất sáng của phim bên cạnh những biểu cảm về mặt hình ảnh đẹp qua góc máy của nhà quay phim Việt kiều Bảo Nguyễn. Quỳnh Hoa đã thuyết phục khán giả châu Âu, đối tượng khán giả bỏ tiền mua vé đến xem bởi sự hoá thân vào vai diễn một thiếu nữ không chỉ tranh đấu để sống còn mà còn phải đương đầu với những mất mát lớn lao. Quỳnh Hoa mang vẻ đẹp của một phụ nữ vừa trưởng thành, tràn trề sức sống nhưng lại sớm chịu đựng những bi thương.

Nhiều khán giả đã xếp hàng trước quầy vé, ngay giờ chiếu của phim Nước – 2030 với hy vọng có người nhượng lại vé vì các suất chiếu đều được nhân viên phòng vé, website bán vé online thông báo “Sold out” (Hết vé). Là bộ phim chiếu khai mạc chương trình Toàn cảnh (Panorama), vào giờ chót, ban tổ chức đã tăng số lượng rạp từ một rạp thành bốn rạp ngay trong đêm chiếu khai mạc. Ngay trong đêm đầu tiên, có hơn 1.000 khán giả đã đến xem phim.

Phản hồi của khán giả sau các buổi chiếu là điều làm đạo diễn, nhà quay phim và nữ diễn viên chính có mặt tại Berlin hài lòng. Các khán giả đã chia sẻ cảm xúc trong phần giao lưu rằng đây là phim có những cảnh quay đẹp, lãng mạn; câu chuyện tình thú vị cùng những câu hỏi về bối cảnh đặc biệt của bộ phim. Hầu hết các câu hỏi đều muốn êkíp thông tin về việc diễn viên chính Quỳnh Hoa đã làm thế nào để vào vai suốt ngày lênh đênh trên biển với nước, mưa, gió; các thông tin về việc quay phim đã vất vả thế nào để có được những thước phim về biển tuyệt đẹp. Vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông, biển hay kiểm duyệt phim tại Việt Nam, cũng được khán giả quan tâm.

Bối cảnh thời gian của Nước – 2030 là năm 2030, khi mà hơn phân nửa đất đai vùng ven biển miền Nam Việt Nam đã bị ngập trong nước do biến đổi khí hậu. Những nông trại nổi to lớn và hiện đại như Đại Thanh trong bộ phim này kiếm được những món lợi lớn từ việc nghiên cứu ra các giống rau cải trồng được trong nước mặn, đáp ứng được nhu cầu rau xanh rất lớn của cả vùng Trung bộ và Nam bộ nhưng lại ẩn chứa những mầm mống nguy hại cho sức khoẻ và tính mạng con người. Trong bối cảnh ấy hiện lên các mối quan hệ đan xen phức tạp về lý trí và tình cảm, về cái tốt và cái xấu, về lợi ích riêng và lợi ích cộng đồng, về tình yêu khó lý giải giữa một phụ nữ trẻ (Sáo) với một nhà nghiên cứu (Giang) bị nghi ngờ là thủ phạm giết chồng của cô (Thi)…

Tiếp sau tiếng vang từ liên hoan phim Berlin, Nước – 2030 đang chuẩn bị cho kế hoạch phát hành tại Việt Nam.

Nước - 2030 là phim Việt Nam đầu tiên trong lịch sử liên hoan phim Berlin được chọn chiếu trong đêm ra mắt chương trình Panorama. Theo ban tổ chức Panorama, lần cuối một phim châu Á có được vinh dự này là một phim Nhật cách đây đã bảy năm.

Panorama là hạng mục dành cho các bộ phim truyện có phong cách thẩm mỹ độc đáo, dòng phim tác giả. Panorama có tầm quan trọng đặc biệt vì trong chương trình này, các xu hướng mới của điện ảnh hay tính sáng tạo cá nhân được đề cao.

PHẠM VI  


Nước - 2030 do công ty Sài Gòn Media sản xuất, kịch bản của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, dựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Diễn viên: Quý Bình, Quỳnh Hoa, Thạch Kim Long, Lê Hoàng Phi, Hoàng Trần Minh Đức…

Bộ phim đã được cục Điện ảnh – bộ Văn hoá, thể thao và du lịch cấp phép phổ biến, dự kiến sẽ ra mắt khán giả Việt Nam trong năm 2014.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Tripitaka/1891124_505657752872970_1237466971_n_zpse28725b7.jpg

Trời sương trăng rụng đêm thầm,
Ai soi bóng lạnh bên đầm nước trong.


Tác giả: Tuyết Đậu thiền sư
Người dịch: Như Hạnh

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sư phạm Đại học, Ngữ Văn Khoa tạp phú


Hà Nhân


Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió văn chương
Lướt bể chơi trăng thi phú
Sớm tìm hiểu chừ tích truyện người xưa
Chiều lần thăm chừ thơ ca hiện đại
Thơ loạn, thơ Điên, cùng là Sáng tạo
Xuân thu, Dạ đài, sánh với cách tân
Nơi có người đi
Đâu mà chẳng biết.


Thế mà
Nhân bọn lý luận quốc doanh gây nỗi phiền hà
Để trong nước lòng khách thơ oán giận
Chuyện Nhã Thuyên li kì đại học nhà ta
Nhóm Mở Miệng xôn xao làng văn chính thống
Giấc mộng tự do học thuật chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều
mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
bèn giữa dòng chừ ngồi suy nghĩ
học Đỗ Phủ chừ bày đặt đau đời


Mới hay:
Đỗ Thị Thoan thạc sĩ cách ba năm
Bị truất phế âm thầm trong bóng tối
Hội đồng xưa chấm được điểm 10
Hội đồng nay tức thì hủy diệt
Chỉ vì nàng Nhã Thuyên dám nói
Về chuyện mấy cậu nhà thơ đòi mở miệng mở mồm.


Hỡi ôi
Bao năm quen nhờ người khác nghĩ hộ
Bây giờ có đứa nó tự nghĩ tự hành văn
thì ô hô, rằng nó có tội với dân ta
Nó phải nghĩ theo “ông cha”
theo Đảng, theo ước mơ của “nhân dân” ta
Tội của nó nghìn lần không tha thứ!

Vậy nên
Đặng Thanh Lê[1], Đoàn Đức Phương[2] “lưu danh sử sách”
Phan Trọng Thưởng[3], Lê Quang Hưng[4] “tiếng để ngàn năm”
Hội đồng xét lại luận văn có một không hai
Công học hành cả đời đem đổ vào tro bụi
Qua cửa công danh
Ngóng bờ quyền lực
Lén lút đến ngồi rỉ rả với nhau
Quyết giết cho được bọn tự do suy nghĩ!


Trọn hay
Đem đại dốt để thắng hiền tài
Lấy chí ngu để thay đẳng cấp
Trận Nhân Văn vùi chôn biết mấy thi gia
Miền Sư Phạm tận diệt bao nhiêu khí phách
Ám khí đã hăng
Tiếng tai càng mạnh

Người hướng dẫn Nguyễn Thị Bình được cho nghỉ sớm an nhàn
Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan bị tước bằng, về nhà thơ thẩn
Bọn văn nhân hẳn đã sức cùng lực kiệt
Ta đây mưu phạt vĩ mô, mới đánh ba mươi mấy bài mà chúng nó đã chịu khuất
Nó chắc sợ chết, im lặng chẳng dám nói gì
Ta muốn toàn quân là hơn, để các giáo sư quốc doanh nghỉ sức
Quả thật mưu kế diệu kì
Cũng là chưa thấy xưa nay!

Giang sơn từ đây không còn bọn mở miệng
Xã tắc từ đây hết kẻ đòi viết lách tự do
Nhật nguyệt sáng rồi lại thôi
Càn khôn thái rồi lại bỉ
Ngàn năm vết nhục nhã in sâu
Muôn thuở muối mặt một nền đại học
Âu cũng nhờ thành quả mấy mươi năm cải cách…


Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, khắp nơi người biết người không biết đều im
Gò đầy xương khô, ai dám nói nhiều kẻo vạ lây như hồi “Nhân văn” thuở trước
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.

Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
"Đây là chiến địa lý luận phê bình được gầy dựng từ hồi “Mác-xít”
Cũng là bãi đất xưa, thuở Đảng ta kêu gọi phải có thép trong thơ".
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Chém cho được mấy đứa ham tự nghĩ tự sáng tạo nhố nhăng

Lòa cho chúng mờ mắt đi, đừng có đòi tự do xúc động.

Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an!
Hội nào bằng hội những người có niềm tin vào lẽ phải, công bằng
Trận nào bằng trận những trí thức vững vàng mặc cho thời cuộc
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.

Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Ngẫm giáo dục chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
"Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Chuyện văn chương, chuyện non sông

Tự do là giấc mộng không thể thành”


=============================================
[1] Thành viên Hội đồng mật xoá luận văn ĐTT
[2] Thành viên Hội đồng mật xoá Luận văn ĐTT
[3] Thành viên Hội đồng mật   xoá Luận văn ĐTT
[4] Thành viên Hội đồng mật xoá Luận văn ĐTT
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giữa bãi hoang, ngó về đền đài



Ngay khi có tin xác định ca sĩ Khánh Ly về nước trình diễn, có thể là buổi duy nhất, ngày 9.5 ở Hà Nội, đã có không ít lời khen tiếng chê lao xao. Và trong đó, không ít lời bình phẩm rằng "thật vô lý khi bỏ ra một số tiền rất lớn để vào nghe một tiếng hát nay đã… phều phào".  

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Showbiz/h2_imqm_deie_zpsafb5ca44.jpg



Không thể không nhìn thấy đó là một quan điểm hết sức thực tế. Rõ ràng việc dùng số tiền bằng cả tháng lương của một người bình thường để vào nghe một tiếng hát nay đã 70 tuổi, thì thật lạ.
Ban tổ chức chương trình biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly cho biết, giá vé thấp nhất là 900 ngàn, còn cao nhất là 3,5 triệu đồng. Đó là chưa nói đến những loại vé ủng hộ và tài trợ riêng.

Cái giá của cuộc thương thuyết để ca sĩ Khánh Ly trở về Việt Nam trình diễn, ở mọi mặt là không đơn giản. Có thể nói là phức tạp nhất trong mọi trường hợp ca sĩ người Việt hải ngoại về nước biểu diễn từ trước đến nay.

Thậm chí để có được ngày diễn chính thức trong năm 2014, nhà tổ chức và ca sĩ Khánh Ly đã thảo luận với nhau hơn một năm trong vòng bí mật. Thế nhưng ngay khi có tin giấy phép biểu diễn đã cấp xong đã có ngay những bình luận rằng "không nên trông chờ gì vào tiếng hát này".

Ấy vậy mà đó lại là chương trình biểu diễn của một ca sĩ từng được rất nhiều nhà tổ chức liên tục ngỏ ý và đàm phán, kể từ năm 1996, tính từ khi ca sĩ Elvis Phương trở thành ca sĩ hải ngoại đầu tiên làm liveshow giữa Sài Gòn, do Trung tâm băng nhạc Rạng Đông, một công ty của người Việt trong nước tổ chức.

Lại có tin như trêu ngươi rằng nữ ca sĩ này có thể sẽ là người lập kỷ lục trong lịch sử âm nhạc Việt Nam về giá cát-sê. Sân khấu có 3.500 ghế, nếu không có gì làm thay đổi, dự kiến sẽ không còn chỗ.

Câu hỏi vang lên, tại sao?

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Showbiz/befd0601cd0d49ebb4938453d73d23b0_iebd_zpsb7c22df1.jpg



Không phải chỉ là Khánh Ly, mà có một chuỗi dài những cái tên ca sĩ hải ngoại, vốn không còn trẻ trung gì, một thời gian cũng đã thay nhau làm náo động sân khấu ca nhạc Việt, không chỉ là người Sài Gòn, mà cả người Hà Nội cũng háo hức chờ đón.

Những đêm diễn của Chế Linh, Thanh Tuyền cũng chật cứng không còn chỗ ngồi. Thậm chí đã có những bình luận về mặt học thuật rằng đó chỉ là những tiếng hát "bình dân", không có giá trị kỹ thuật nào.
Nhưng mặc kệ những trau chuốt thông thái, khán giả tuân theo cảm giác của trái tim, họ vẫn đến và vẫn vỗ tay không ngớt như thưởng thức một đêm nhạc vĩ đại của đời mình. Mọi thứ đó chỉ nhàm chán và nhạt dần do cách nạo vét của nền thương mại giải trí thời nay. Nhưng khi đối diện với những cái tên mới, sự hâm mộ vẫn lại bừng lên.

Khánh Ly là một trong vài cái tên hiếm hoi của âm nhạc Việt Nam trước năm 1975, còn chưa có dịp hát ở quê nhà. Những ký ức vàng son hoài niệm của một thế hệ, vẫn có giá trị như tiếng chuông vang lên trong buổi chiều tà làm người ta nhớ và thương rất nhiều thứ trong đời mình, thông qua một tiếng hát.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/Showbiz/KhanhLy140413_zpsc5476dd5.jpg



Có lần ghé qua một thành phố cao nguyên, tôi nhìn thấy một người già ngồi sang và bán những chiếc băng casette, trong đó là những bài hát đã được ghi âm từ vài mươi năm trước.

Giữa một thế giới tràn đầy cái mới, đến và đi vô hồn, bất ngờ tôi chợt hiểu rằng, ở một nơi nào đó trong cửa sổ của thinh lặng của trái tim, vẫn có rất nhiều người muốn được nhìn thấy lại ban mai đời mình, muốn nghe lại, chạm được với những điều mà nay đã run rẩy già nua, nhưng tràn ngập ý nghĩa.

Tôi thấy mình cũng đã từng chết lặng ngồi ở vỉa hè, khi vô tình nghe tiếng hát Thái Thanh với một bản ghi âm sứt sẹo, hát về những đứa con lớn khôn nay không còn biết thương xóm làng, hay chùng xuống khi nghe câu chuyện chiếc thuyền viễn xứ mịt mờ trong tiếng hát Lệ Thu cũ kỹ. Âm vang đó, tạo nên hành trình vô lượng kiếp để dắt ta thoát khỏi rẻo chật chội của nơi bàn chân đứng.

Có thể vì vậy mà khi tìm về với một Khánh Ly, mặc nhiên người ta không quan tâm đến một tiếng hát có thể đã… phều phào, mà tin rằng có thể bằng nội lực truyền cảm chân thành của người ca sĩ này vẫn có thể tạo ra sự háo hức muốn đọc lại quyển sách ký ức, trong đó có Trịnh Công Sơn, có hình ảnh của ca khúc Da Vàng trên quê hương, và có cả chính mình nhỏ nhoi trong đó.

Với những cách tính thực tế, phí tiền cho một giọng hát già nua là vô lý, nhưng với sự phi thường của vô thức, cầm được chiếc vé đi về ngày hôm qua, thật xứng đáng để rung động. Chắc chắn cũng có những kiểu khán giả khác. Những kẻ học đòi, những trưởng giả làm sang, những kẻ tò mò...

Nhưng với những người yêu âm nhạc, và yêu những giá trị lớn hơn phía sau âm nhạc, đôi khi đi đến nghe một điều cũ kỹ còn là một sự kháng cự tinh thần thầm lặng. Giữa một nền văn nghệ hiện tại không ít hỗn loạn, với những giá trị đảo lộn, thương tích, người  ta vẫn tìm cách tự chữa lành mình, bằng cách ngó về những đền đài đã mất.

TUẤN KHANH (Một Thế Giới)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghịch lý văn chương và thông điệp đẫm máu

(Nhân đọc “PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn”
đăng trên vanvn.net ngày 19.4.2014)


* HÀ NHÂN



Bài nhận xét luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan do PGS.TS Phan Trọng Thưởng viết khá dài, ước chừng khoảng 10 trang A4. Đọc đi đọc lại thì thấy có nhiều chỗ “bi hài thống thiết” nên phải viết ra đây, coi như lời tản mạn, nhàn đàm của một “thảo dân” biết chữ.

1. Nghịch lý thứ nhất: Luận văn phức tạp, còn lời nhận xét thì đơn giản ngoài sức tưởng tượng.

Tôi cho rằng luận văn của Đỗ Thị Thoan rất phức tạp trên nhiều phương diện: vấn đề phức tạp, phương pháp phức tạp, câu chữ phức tạp, kết luận phức tạp, dư luận phức tạp.

     *  Vấn đề phức tạp: vì đối tượng nghiên cứu không chỉ là nhóm Mở Miệng và thơ của nhóm này mà là vấn đề “thực hành thơ” dưới góc nhìn “văn hóa”. Không thể phiên dịch “thực hành thơ” chỉ là làm thơ (bởi nội hàm nó rộng hơn, còn có nghĩa là “nghịch thơ”, “chơi thơ”, v.v…), ở đây cần hiểu là một hành vi sáng tạo chưa định danh, một xu thế về thể loại. Nghiên cứu một xu thế văn chương cũng giống như giải một bài toán về quĩ tích, tìm một điểm M vô hình nào đó luôn động của một tập hợp điểm, phức tạp quá chứ còn gì.

    *   Phương pháp phức tạp: cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong trường hợp này đòi hỏi một phương pháp liên ngành ở chiều sâu (đòi hòi quá nhiều tri thức vệ tinh như lý thuyết thơ đương đại, lý thuyết hậu hiện đại, triết học hậu hiện đại,…), đồng thời phải có bản lĩnh về loại hình học. Chỉ cần đặt câu hỏi thơ nhóm Mở Miệng có phải là thơ không, thì toàn bộ luận văn đã có nguy cơ đổ. Vì thế, cô Thoan thông minh đã đặt “Mở miệng” vào “góc nhìn văn hóa”, vào thế “thực hành”. Đó là cách “thoát” của cô. Xét về bản lĩnh học thuật, cách thoát đó cũng đã đủ làm chứng cho trình độ thạc sĩ của cô rồi.

     *  Câu chữ phức tạp: Cô Đỗ Thị Thoan dùng rất nhiều câu ghép, câu phức, phương tiện liên kết câu linh hoạt, trích dẫn trùng điệp, trộn lẫn câu nghi vấn và câu khẳng định khiến người không quen đọc rất khó tiếp cận. Chưa kể những dẫn chứng về tác phẩm của nhóm Mở Miệng cũng thuộc loại ngôn từ khó đọc.

     *  Kết luận phức tạp: Tuy cô Thoan có viết phần kết luận trong luận văn (theo nguyên tắc trường qui đối với luận văn cao học) nhưng vấn đề về Mở Miệng không thể kết luận, vì tính đương đại của nó, và vì bản chất khoa học xã hội, nhân văn không phải là thứ dễ đi đến một kết luận cuối cùng. Cái thông minh của cô Thoan lại nằm ở mấy câu hỏi.

     *  Dư luận phức tạp: Cô Thoan viết luận văn khi mà trước đó, trong khi đó, và sau này, những đánh giá về nhóm Mở miệng vẫn còn phân hóa cao độ.

Với một núi phức tạp xoay quanh đề tài, có thể nói rằng, luận văn của cô Thoan được viết bằng tất cả sự “ngây ngô chính trị” của một người trẻ ham hiểu biết, ham đọc, ham nghĩ, ham trình bày và diễn giải, ham đặt vấn đề, ham ngắm mình qua vấn đề mà mình tâm đắc đến cao độ. (Tôi phải dùng từ “ngây ngô chính trị” trong ngoặc kép để đối lập cái nhận xét của ông Thưởng dành cho cô Thoan là “kích động chính trị”. Nếu muốn kích động, thì hỡi ôi, Thuyên ơi là Thuyên, dại gì mà viết hàng trăm trang trong một bài tập luận văn để người ta đánh giá, chấm điểm, công bố?). Cô Thoan nói về chính trị bằng sự ngây ngô trong thái độ (sống) và sự già dặn trong nhận thức học thuật (trong tình huống nghiên cứu của cô). Cái “ngây ngô” của cô Thoan rất gần với sự hồn nhiên. Cô không biết (hoặc không chú ý rằng) việc chọn lựa đối tượng nghiên cứu và cách viết của mình sẽ “chạm nọc” một thiết chế cằn cỗi, một hệ thống báo động thuần thục, một cảm hứng “truy xét” vốn tràn trề trong cái bầu khí quyển xứ này.

Ngược lại, người nhận xét (là Phó Giáo sư Phan Trọng Thưởng) lại có vẻ “già dặn” trong thái độ (sống) và “ngây ngô” trong nhận thức học thuật. “Già dặn” vì ông chấm luận văn nhưng toàn nói chuyện “quốc gia đại sự”, ngỡ như giọng của một người “ưu dân ái quốc” xa xưa. “Ngây ngô” vì chỗ cần phân tích thì ông không nói, chỗ cần lý luận thì không bàn, ông chỉ nói cái ông đã “đinh ninh”, cái ông nghĩ trước rồi đặt vào “cho tiện” (một phong cách rất chuẩn “quan cách”). Ông trích dẫn nhiều nhưng không mổ xẻ (chắc ông cũng ngại!), trích dẫn nhiều đến nỗi thi thoảng người đọc có cảm giác ông cũng …ngầm thích mấy cái dẫn chứng đó hay sao (?!), hoặc không đủ sức phân tích cái đống ngôn từ ngồn ngộn mà ông trót trích ra. Thế không “ngây ngô” thì gọi là gì?

Cô Thoan không thể nhân danh một quyền lực chính trị nào để viết (vì làm sao có được một quyền lực nào?). Cô Thoan lập luận nhiều hơn kết luận (vì cô phải cố gắng viết để còn ra bảo vệ trước hội đồng học thuật). Còn ông Thưởng thì không nhận xét mà phán xét (vì ông được cho và tự cho mình quyền đó), không lập luận mà kết luận (vì ông không có thời gian và trình độ để thông diễn). Thái độ hai chiều trong tương quan người viết-người đọc ở đây là rất “bí hiểm”.

Mà mấy cái câu kết luận của ông, hình như câu nào cũng có vấn đề. Ví dụ: “Với quan điểm lựa chọn như trên, có thế nói luận văn đã tập trung nghiên cứu một hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm không chỉ mang ý nghĩa văn chương đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động”. Sao vậy? Sao “một hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm” thì lại “mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động”? Chắc ông lo làm chính trị nên quên cách viết văn sao cho có nghĩa. Viết như thế làm gì có nghĩa gì. Một số kết luận khác trong bài nhận xét của ông Thưởng:

       “Đó là những luận điểm sai trái mang tính kích động chính trị rõ rệt”

       “đây là chương được xem như cơ sở lý thuyết, như là khung lý luận của luận văn”

       “Về thực chất đây là một luận văn chính trị trá hình, văn chương chỉ là cái cớ”.

       “Trong bối cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra khá phức tạp hiện nay, nếu để lưu hành luận văn này sẽ gây tác hại không chỉ đến văn học, nghệ thuật mà còn gieo rắc những tư tưởng nổi loạn, chống đối, gây mất bình ổn trong đời sống chính trị, tư tưởng, tác động tiêu cực tới thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong nhà trường”.

       Về mẫu câu, ta thấy chủ yếu ông dùng mẫu: “Đây là”, “Đó là” (vì nó rất dễ dùng). Ở câu cuối cùng, ngữ pháp tiếng Việt được ông sử dụng “loạn xạ”, ai hiểu được thì hiểu.

Viết như thế, hoặc là ông không thể suy nghĩ được nữa, do tuổi tác, do lạm dụng hay ám ảnh quá khứ quyền lực, hoặc là ông quen với một số “mẫu câu cơ bản” được rèn luyện qua mấy đợt học chính trị cao cấp, dùng để đọc người khác, cái khác, hoặc ông mất khả năng liên tưởng về ngôn từ. Cái nào cũng nguy hại quá chừng!

Dùng một cách viết đơn giản, ngây ngô như một nắm tay sắt để đối chọi lại một hiện tượng học thuật vô cùng phức tạp, đó là “bản lĩnh chính trị” của PGS Thưởng hay thói quen “viết lách” của ông từ trước đến nay? Câu hỏi này làm tôi nghĩ mãi.

2. Nghịch lý thứ hai: Luận văn viết theo phong cách khá nghệ sĩ, bản nhận xét thì có màu sắc lời nghị án của tòa.

Luận văn được viết trong tâm thế cho một người đọc lý tưởng - người đọc được đón đợi nhiều nhất trong tâm lý người viết. Điều này cũng là bình thường. Ai cũng biết đó là qui luật của tâm lý tiếp nhận, mỹ học hồi đáp. Nói như thế để thấy sự đam mê quá đà của cô Thoan trong quá trình viết luận văn. Nhưng đọc kỹ luận văn thì mới thấy là không phải cô đam mê chính nhóm Mở miệng mà cô đam mê những hiện tượng tinh thần và các rắc rối của nhóm Mở miệng xoay xung quanh những dự cảm và hệ lụy của kiểu sáng tác này. Cô đam mê đến mức viết luận văn mà như viết thơ, viết tùy bút, nhiều chỗ phóng bút mạnh mẽ, liều lĩnh để chờ đợi những tri âm của mình. Và đó cũng là điều mà Hội đồng chính thức cách đây hơn 3 năm đã trân trọng đánh giá cô. Điểm 10 của cô là điểm 10 của tiềm năng, hứng khởi chứ không phải là một sự xác quyết về tài năng tuyệt đối hay sự xác lập thái độ phe cánh chính trị. Đó là cái lý của Hội đồng chính thức lần 1. Họ có quyền nghiêng về quan điểm phóng khoáng, nghệ sĩ hay chặt chẽ, kín kẽ trong quá trình đánh giá, phản biện. Sự chênh lệch về điểm khi nghiêng về quan điểm này hay quan điểm khác hoàn toàn nằm trong cái khung đảm bảo những đúng đắn về tiêu chí đào tạo sau đại học; cho nên kết quả của Hội đồng lần 1 không có bất kỳ lý do gì để bị phủ quyết. Họ còn xa lắm mới “thấp xuống” thành cái gọi là “ổ phản động” như nhận định của ai đó trong cuộc chiến nóng hổi “đánh Nhã Thuyên” đã (và đang) diễn ra.

Nhưng có vẻ như ông Thưởng không thuộc vào số người đọc lý tưởng của cô Thoan (đương nhiên, mà ông cũng không muốn thế chút nào!). Ông thuộc vào “số khác”.

Tôi rất lấy làm lạ kỹ năng “đọc nhanh”, “đọc lướt” của PGS Phan Trọng Thưởng (và ngờ ngợ hay giáo sư không quen đọc tiếng Việt, nhất là mấy câu phức khó, dài?). Cô Đỗ Thị Thoan chưa bao giờ từ nhận mình là “chính trị đội lốt văn chương”. Nhưng ông Thưởng thì chắc như đinh đóng cột: “Như tác giả luận văn đã tự xác nhận, đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương””. Nguyên văn đâu phải thế, cô Thoan viết là: “Câu hỏi đây là sự cách tân văn chương mang tính chính trị hay là hành vi chính trị đội lốt văn chương thấm đẫm nguyên lý ý thức hệ và sự lệ thuộc vào một từ chính trị được cắt nghĩa hẹp hòi: Tại sao các anh không cứ cách tân đi, bởi văn chương mới chính là lĩnh vực của anh? Tại sao phải lên tiếng về chính trị và bình luận xã hội? “Nay ở trong thơ nên có thép” có chính trị không? Không phải chúng ta đã bội thực thứ văn chương (phục vụ) chính trị rồi sao?”. Ôi ông Thưởng ơi, đời thuở nhà ai lại có người ngu dại thế, lại tự nhận mình là “chính trị đội lốt văn chương” làm gì cho khổ. Cô Thoan cô ấy nói rằng nếu như đặt hai câu hỏi đối với hiện tượng nhóm Mở Miệng: 1 là “cách tân văn chương mang tính chính trị”, 2 là “chính trị đội lốt văn chương” thì cả hai câu hỏi đó đều bị hạn hẹp bởi cách hiểu thô thiển về chính trị. Sau đó, cô ấy đặt ra mấy câu hỏi mở rộng. Mà mấy câu đó đều xoay quanh vấn đề bản chất của văn chương là gì? Mối quan hệ giữa văn chương và chính trị thực chất là gì? Cô Thoan quan tâm điều đó, chứ cô Thoan không gọi làng nước tới hoặc be be lên chứng minh mình là cừu đen lạc trong đám cừu trắng đâu.

Cái nghịch lý bi hài cao độ của vụ Nhã Thuyên là: Hội đồng chấm luận văn lần thứ nhất (chính thống về học thuật) là một sự hợp nhất của cái nhìn nghệ sĩ (tất nhiên nghệ sĩ tuyệt đối trong học thuật thì cũng có mặt hay dở của nó). Hội đồng thứ hai (chính thống về chính trị) là một sự “thăng hoa” của uy quyền. Điểm 10 được biểu quyết là sự cộng hợp các trạng thái nghệ sĩ của người viết, người chấm. Còn kết luận hủy diệt là sự đồng tình nhất trí của những người “bảo hoàng hơn vua”, quyết tâm sống mái chấm dứt những “thăng hoa” … không giống mình.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghịch lý văn chương và thông điệp đẫm máu  (tiếp theo và hết)

3. Nghịch lý thứ ba: Luận văn thực sự là một hiện tượng trong nghiên cứu và giảng dạy văn học đương đại, bản nhận xét là một “hiện tượng ăn theo” có khả năng “nổi tiếng” hơn “chính chủ”.

Có thể nói, đến giờ phút này, PGS. TS. Phan Trọng Thưởng “nổi tiếng ngoài dự kiến”, đi vào lịch sử ngoài dự kiến. Ông có đến mấy cái nổi tiếng hơn người. Trong danh sách tham gia “thẩm định lại” luận văn cô Đỗ Thị Thoan, ông là người từng có địa vị danh giá nhất (Viện trưởng Viện Văn học). Đó là cái nổi tiếng thứ nhất. Danh giá thế mà lại dự phần vào cái “cuộc nhiễu nhương” này. Đó là cái nổi tiếng thứ hai. Tham gia chấm lại xong, ông rất bình tĩnh đưa bài nhận xét lên báo mạng (tất nhiên là báo chính thống của Hội Nhà văn Việt Nam). Đó là cái nổi tiếng thứ ba. Bài nhận xét, đứa con tinh thần của ông, giờ phiêu bạt chân trời nào, bị thiên hạ đối xử ra sao, chắc ông không thể lường nổi, không thể lường hết. Đó là cái nổi tiếng thứ tư của ông. Và chắc là ông còn được nhắc đến nhiều nữa như một “huyền thoại” của “kỳ tích” đào tạo đại học xứ Việt.

4. Nghịch lý thứ tư: Người viết luận văn thì say cuồng văn chương, người viết nhận xét thì mê mẩn uy quyền

Cô Đỗ Thị Thoan quả là say nghề say chữ. Có lẽ phong cách viết của cô Thoan đã chiếm được cảm tình Hội đồng lần 1 bởi tính chuyên nghiệp và bản lĩnh ngôn từ. Cô Thoan không viết luận văn như học trò làm bài tập mà viết như một trí thức có nhiều suy nghĩ trưởng thành, sắc sảo, có một trình độ diễn đạt nhuần nhuyễn. Đó là một sự khác biệt không thể bỏ qua. Nhưng cô cũng là nạn nhân của chính mình. Cái sai lớn nhất của Nhã Thuyên là (có lẽ do quá say viết) đã chọn nhầm điểm-rơi-thái-độ với đối tượng nghiên cứu của mình: đẩy thực hành thơ của Mở miệng lên góc nhìn mỹ học (Không phải bất kỳ một hiện tượng thực hành thơ nào cũng có một nền tảng mỹ học hoặc có khả năng xây dựng một mỹ học cho mình. Ngay nhóm Xuân Thu nhã tập với hoài bão làm nên một mỹ học về Đạo, về sự trong sáng của thơ, cũng chấp nhận dở dang và không thể xem là đã có một mỹ học, huống gì những bước đi tìm kiếm và bề bộn của Mở miệng). Đó mới là cái lệch lớn nhất của luận văn. Cái lệch ấy, nếu có thể gọi là sai, thuộc về cái sai của một đẳng cấp học thuật, chứ không phải cái sai của tư cách công dân.

Thế nhưng, trong khi người viết say mê văn chương bao nhiêu thì người chấm lại mê mẩn việc tiêu diệt văn chương bấy nhiêu. Cái uy quyền mà PGS Thưởng thể hiện trong bài nhận xét thể hiện ở lượng từ vựng “an ninh” được dùng một cách hào hứng và kiên trì. Đặc biệt, như trên đã phân tích, luận văn được trích trong bài nhận xét rất nhiều (chắc là phải đến gần 80% lượng chữ), không cân đối một chút nào với mấy lời điểm chú rất “quái dị”, tối tăm của ông giáo sư.

Chỉ có sự uyên bác, tài năng và niềm tin vào chân lý học thuật mới là quyền lực cao nhất và cần có nhất ở môi trường trí thức. Ngoài ra, mọi “quyền lực khác” đều là lố bịch.

Trong cuốn tiểu thuyết Vạn Xuân viết về Nguyễn Trãi của một tác giả người Pháp Yveline Féray, tôi nhớ có một câu như thế này: “Bi kịch của Nguyễn Trãi là bi kịch của một vĩ nhân sống trong một xã hội nhỏ bé”. Cái thước thì ngắn mà đo những thứ quá cao quá dài – sự thật đó là bi kịch của cái thước hay bi kịch của cái thứ cao dài kia? Nguyễn Trãi bi kịch vì sinh ra ở Việt Nam, hay Việt Nam bi kịch vì đã giết Nguyễn Trãi? Một môi trường học thuật mà quan hệ giữa thầy và trò trở thành quan hệ dân – quan, quan hệ tử tù và thẩm phán thì hỡi ôi, trước khi cái thước ngắn cũn cỡn kia lâm vào bi kịch bất lực, nó cũng giết đi bao nhiêu thứ dài cao vô hạn; nó đo hết và trảm hết những cái vượt ra ngoài cái nó đo. Ai đã đẻ ra cái thước đó, và ai cho nó quyền được đo tất cả?

5. Nghịch lý thứ năm: Nhan đề phản chủ

Có lẽ ông Phan Trọng Thưởng suy nghĩ rất cẩn trọng để chọn một nhan đề rất nhã nhặn, lịch sự trong bối cảnh “dầu sôi lửa bỏng” hiện nay: “để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn”. Song, chẳng hiểu thế nào mà nội dung bài viết ấy lại làm người đọc hiểu rõ hơn thực chất về… PGS.TS Phan Trọng Thưởng! Đó là sự diễn tiến của chữ nghĩa ngoài đoán định của PGS. Nếu như thế thì chính chữ nghĩa của ông đã nổi loạn với chính ông. Vậy, chẳng phải “nổi loạn là điều kiện để sáng tạo hay sao”, thưa ông? Vậy, sao ông lại bức xúc khi người khác nói về sự “nổi loạn”?

6. Nghịch lý thứ sáu: Viết về “Mở miệng” nhưng bị bắt “Im mồm”  

Cô Đỗ Thị Thoan hẳn không thể tưởng tượng nổi một kết cục cười ra nước mắt: luận văn viết 3 năm được thông qua bây giờ bị hủy, hào hứng viết về “Mở miệng” thì bị tịch thu, đuổi việc và bắt “im mồm”…

Khi viết bài này, tôi luôn ám ảnh trong đầu ông Phan Trọng Thưởng là một “thiên sứ”, hoặc một “sứ giả” mang thông điệp từ một Đấng nào đó để đáp xuống cái Khoa Ngữ văn của Đại học Sư Phạm Hà Nội đang bề bộn bao nhiêu vấn đề… Đúng như cái tên ông vậy, một sự “trọng thưởng” từ phía nào đó vô hình trên cao dành cho cương vị ông có, cho tiếng nói ông nói. Ông viết nhận xét như dạo một bản “nhạc thánh”, tuyên bố về luận văn như tung chiếu chỉ!

Không một trí thức đích thực nào ở nước Việt Nam này không biết đến vụ án Nhân văn Giai phẩm hồi giữa thế kỷ XX; Gọi là một cuộc chơi cũng đúng, một cuộc chiến cũng đúng, một lỡ lầm, một quá đáng, một ăn năn, một uất nghẹn…, đều đúng! Chắc chắn rằng bao nhiêu con người ngậm khối tinh thần đau đớn đem chôn xuống ba tấc đất ngày ấy cũng đã thấm thía những tờ “thánh chỉ” có một không hai kiểu như “bản nhận xét thẩm định” của ông Thưởng. Những thông điệp bên ngoài có vẻ lịch sự, nhã nhặn, trịnh trọng tựa như lời của kẻ “cầm cân nảy mực” cho sơn hà lại chứa đựng nhiều dự cảm đẫm máu (như đã từng xảy ra).

Văn chương, nghệ thuật không nhất thiết phải trở thành nạn nhân trong bất cứ thời đại nào, cũng như không có quy luật nào cho phép khoa học là nạn nhân của thần học cực đoan. Nhưng sự thật là: khoa học vẫn từng chết dưới tay thần học, văn chương vẫn bị chính trị hành quyết. Những cuộc “tuẫn tiết” diễn ra trong quá khứ đã chứng minh rằng khi một nền văn nghệ sống trong sự kiểm duyệt của “văn hóa công an” thì bề nào nó cũng trở thành nạn nhân. Hoặc là nó “vinh dự” trở thành một nạn nhân tự nguyện, tự mình cắt cụt chiếc cánh tự do vô tận, hoặc là nó cam khổ trở thành một nạn nhân bị cưỡng bức, mọc chiếc cánh tự do như một “quái thai” bay tới một chân trời mà điểm dừng của nó là những song sắt nhà tù lè tè dưới mặt đất.

PGS.TS Phan Trọng Thưởng thật “dũng cảm” khi công bố bản nhận xét của ông (“Dũng cảm” trong nhiều nghĩa!). Vậy là vẫn còn những bản nhận xét khác nữa (vì Hội đồng thẩm định đâu chỉ một người). Ai quyết được rằng hàng tá lời thẩm định trong bóng tối kia sẽ không dắt díu tới những ngày buồn đẫm máu một thời của “nạn chữ nạn văn”…?

22.4.2014

HÀ NHÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55]