Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Thằng đó chơi được hôn?”



SGTT.VN - Hồi mới về Sài Gòn sống, tôi ít có cảm nhận mình là dân ngụ cư, đơn giản vì khu phố tôi ở có mấy người là dân Sài Gòn chính gốc đâu. Hỏi ra, toàn là người quê Long Xuyên, Châu Đốc, Bến Tre, Bà Rịa, Thái Bình, Hà Nội, Huế…

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=172938
Đằng sau xe bắp rong trên đường Pasteur này là một số phận nhập cư, một mơ ước thị dân. Ảnh: Trần Việt Đức



Hàng ngày, tôi gặp đủ giọng nói, đủ loại trang phục: xường xám người Hoa, áo dài của các bà các cô đi nhà thờ, xà-rông của người Khme, váy áo khăn quàng cổ kính người Chăm… Trong căn nhà trọ, tôi miệt mài làm việc, tha hồ đi sớm về khuya, chẳng mấy ai để ý đến mình, nếu như mình chân chất làm ăn, đóng đủ tiền nghĩa vụ: dân phòng, khu phố, khuyến học… Ngay từ ngày đầu tiên về thành phố này, tôi cảm nhận xứ này rất dễ sống, nếu mình là người lương thiện.

Tôi nhận ra một Sài Gòn thân thiện và năng động qua các tờ báo. Nhà văn Sơn Nam từng mách nước “Làm thế nào để có một cây (vàng)”. Ngẫm ra, cách đây vài thập kỷ, kiếm “một cây” bằng nghề viết lách không khó. Hồi đó (những năm 1990), báo Sân Khấu trả nhuận bút một truyện ngắn hơn một chỉ vàng. Kịch bản một phim truyện mua được hơn 20 lượng vàng. Giam mình trong căn phòng trọ nóng bức, chật chội hết mấy năm ròng rã, tôi viết truyện phim Người đẹp Tây đô, được TFS trả nhuận bút 14 lượng vàng. Vậy là người ngụ cư như tôi có được nhà, dù là căn hộ chung cư tận tầng 5. Ngày nhận nhà, tôi ngơ ngác: “Con nhỏ tỉnh lẻ, dân ngụ cư này có nhà sao?” Tôi nhận ra Người Sài Gòn không chỉ thân thiện mà Đất Sài Gòn tiếp nhận mọi tính cách, nếu nỗ lực ai cũng có thể sống được (cho tôi được phép viết hoa hai từ Người và Đất).

Nhiều doanh nhân thành đạt ở Sài Gòn là dân ngụ cư. Chị Trần Thị Lâm – bà chủ của Việt Nam Thương Tín, chủ tịch khu Y tế kỹ thuật cao, năm 1990 đã dũng cảm rời quê hương Quảng Ngãi vào Sài Gòn lập nghiệp. Chị từng trải qua những ngày lang thang trên đường phố, sống trong căn phòng trọ chật hẹp, vẫn không nản lòng khi nhìn ra một tiềm năng to lớn của Sài Gòn. Và cứ thế, kiên trì, nỗ lực từng chút một, người phụ nữ bé nhỏ từng bước một đã vươn đến những mơ ước thật đáng trân trọng. Hàng ngày, tôi đi qua những chiếc xe cóc, ổi, bánh mì, hủ tíu… lòng tự hỏi, ngày mai của những người ngụ cư ấy sẽ ra sao? Ai trong số đó sẽ vươn lên trở thành những ông chủ, bà chủ lớn và ai trong số đó bị đẩy vào những hố thẳm cuộc đời? Sài Gòn phồn hoa, sẽ cuốn bao nhiêu con người vào dòng xoáy khốc liệt của cơ chế thị trường nhưng cũng là mảnh đất tạo ra nhiều cơ hội cho những ai biết kiên trì, nỗ lực. Tôi tận mắt chứng kiến chị bán bánh ướt trước nhà từ một xe đẩy bé nhỏ, nở nòi thành quán đông đúc bởi bánh chị rất ngon, do nước chấm chị pha chế thật tuyệt vời. Tôi cũng chứng kiến những đại gia có hàng ngàn lượng vàng trong phút chốc bay biến vì một trận cá cược.

Sài Gòn là vậy đấy, chẳng mấy khi phân biệt dân ngụ cư hay nhập cư. Cư dân Sài Gòn chỉ hỏi: “Thằng nhỏ (con nhỏ) đó chơi được hôn?”

Trầm Hương
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Gửi ông bà "mắc bệnh" U-net-cô



Dạ thưa ông bà, hôm qua em nghe kể chúng ta đang chuẩn bị lập hồ sơ trình UNESCO công nhận hát ví, dặm là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Em choáng cô ạ, thật sự choáng, vì những lý do sau đây:

Một là, em thấy ở ta bây giờ hình như mắc cái bệnh thích… UNESCO quá đà, nên gần như bất luận cái gì, từ ca trù, chầu văn, hầu đồng… đều xin được UNESCO công nhận cả. Em chả biết cái ông U - nét - cô kia có công nhận mọi đề xuất của ta hay không, nhưng em thấy: được UNESCO công nhận thì cao quý, hãnh diện thật đấy, song cái gì cũng U - nét - cô như thế thì nhàm lắm. Mà bất luận cái hay ho tử tế  nào một khi biến dạng thành cái nhàm thì ôi thôi cũng đều trở thành bi kịch!

Hai là, theo thiển ý của em, UNESCO là  mẫu số chung, công nhận mọi di sản văn hóa của thế giới, nhưng tuyệt nhiên không phải là cái mẫu số duy nhất để nuôi dưỡng, gìn giữ, bảo tồn những di sản văn hóa của từng dân tộc. Có những loại hình văn hóa đôi khi cứ để nó âm thầm bình dị chảy trong tâm linh văn hóa dân tộc còn có giá trị hơn là cứ phải cố đấu tranh để được khoác lên nó một chiếc áo U - nét - cô lộng lẫy. Hầu đồng, hay hát ví, dặm chẳng hạn - nó là những loại hình văn hóa bình dị, mang nặng tính dân gian Việt Nam, chuyển tải suy nghĩ và tâm hồn Việt Nam. Những loại hình văn hóa như thế bỗng nhiên được "quốc tế hóa" rồi được "UNESCO hóa" em thấy nó sẽ mất đi sự thiêng liêng vốn có của mình.

Ba là, trong vấn đề bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của ta hiện nay, chúng ta đang mắc bệnh hình thức trầm trọng. Và căn bệnh ấy đôi khi đã biến dạng chúng ta thành những kẻ… chẳng giống ai. Ví dụ như cách đây không lâu, sau khi xuất hiện phong trào tìm quốc phục, rồi quốc hoa, rồi quốc tửu - những cái "quốc" mà em cho là rất thú vị thì chúng ta lại suýt nữa bình chọn lục bát làm… quốc thơ. Quốc phục có thể được bạn bè nước ngoài ngắm nghía bằng mắt, quốc tửu có thể được họ thưởng thức qua cái dạ dày thì "quốc thơ lục bát" (nếu có) - hỡi ôi, các ông tây bà đầm có thể thẩm thấu bằng gì đây? Bằng tâm hồn chăng? Xin lỗi, nếu chẳng phải người Việt Nam, nếu không có một bộ não, một con tim Việt Nam người ta không bao giờ hiểu nổi sự bình dị mà thăm thẳm sâu xa của những câu lục bát.

Em nhớ, bên Nhật có thơ Haiku nổi tiếng lắm, bên Trung Quốc có thơ Đường cũng nổi tiếng y như thế, nhưng người ta có bao giờ phong những thể thơ ấy thành quốc thơ - một biểu hiện nghiêm trọng của cái thói chạy theo hình thức và bị nô lệ bởi hình thức như cách mà chúng ta suýt nữa thực hiện đâu! Với một góc nhìn như thế, em cho rằng việc người ta sắp sửa đấu tranh để hát ví, dặm được UNESCO công nhận cũng là một biểu hiện của việc chạy theo hình thức và bị nô lệ bởi hình thức một cách quá đà. Hay là người ta cũng biết cả đấy, nhưng vấn đề là phải được cái ông U - nét - cô kia công nhận thì mới oai, mới có tiền và mới có điều kiện để đếm tiền? Không, chắc chắn không thể như vậy, bởi nếu đúng vậy thì thôi, chẳng có gì nói nữa…

Em sẵn sàng viết như thế chứ, vì rốt cuộc là đến lúc này em đã giải tỏa xong rồi và điều quan trọng hơn: em biết là sự giải tỏa khôn ngoan nhất là những sự giải tỏa không vượt khỏi cái vòng kim cô vốn được tạo nên bởi những cái gật, lắc của các ông bà!

Ngày U tháng NÉT năm CÔ TRÒ CHẾT RÉT

Phan Đăng


(Công an nhân dân Online)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đà Lạt



Vừa tới đà Lạt tôi gọi cho một người bạn hỏi  nơi đây có gì hay. Anh bạn tôi, người Sài Gòn xịn, bảo: “Đà Lạt là thành phố du lịch. Những người mới đến lần đầu thì không biết thế nào nhưng đối với bọn tôi bây giờ nó mất đi tám mươi phần trăm rồi. Ngày xưa, từ sài Gòn lên, đến Prenn là thấy nó hiện ra trong sương…”

http://vanhoanghean.vn/media/images/Da%20lat1.jpg



Tôi tới Đà Lạt lần đầu năm 1991, cách đây hai mươi mốt  năm. Hồi ấy Đà Lạt dường như sau một hồi bị bỏ quên đang được người ta làm cho sống lại. Từ Sài Gòn lên tôi cũng thấy có sương mù. Ngồi trong xe nhìn ra, ấn tượng nhất là những bông dã quỳ uể oải khoe mình trong cái nắng lành lạnh.

Hồi ấy, hồ Xuân Hương còn vắng tanh vắng teo. Mặt hồ buồn rười rượi. Chợ đêm Đà Lạt chỉ có vài ba người bán hàng ngồi xo ro ở cổng chợ.

Trong một lần dạo chơi tôi đã mua được một cái gạt tàn. Cái gạt tàn bằng đất nung, to và nặng chình chịch, nhưng cái hay của nó là trên đấy là một quần thể tượng gồm hai người lính xoay tròn bên một khẩu thần công. Những người lính đội nón dấu, đi chân đất, thân hình khoẻ mạnh, chất phác, từ bàn chân đến khuôn mặt đều thể hiện một nhịp điệu rất khẩn trương. Vì mua cái gạt tàn đó mà tôi đã được làm quen với người bán hàng lưu niệm và được anh mời đến nhà chơi. Nhà anh nằm trên một ngọn đồi cách chỗ tôi ở không xa. Một căn nhà  ghép gỗ với những ô cửa kính, nó gợi một cái gì đó vừa đơn sơ, vừa đàng hoàng, nó có vẻ châu Âu chứ không có gì giống với những căn nhà truyền thống của ta. Đó là buổi tối. Chủ nhà và một người bạn của anh ta nữa đã chờ tôi bên một chiếc bàn kê ở giữa nhà, trên bàn đã đặt sẵn một đĩa thịt thỏ và mấy chiếc  ly. Họ mời tôi uống thứ rượu làm từ hoa quả do gia đình anh tự chế. Câu chuyện vừa cởi mở, vừa dè dặt. Cả hai bên đều kín đáo tỏ lòng quý trọng lẫn nhau, quên đi những khác biệt trong quá khứ. Từ ngoài cửa vọng vào những tiếng cười khúc khích. Thấp thoáng bên ô cửa kính bóng một hai thiếu nữ. Có lẽ đấy là  con gái người chủ nhà và cô bạn đồng trang lứa. Có lẽ đấy là kỉ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong chuyến đi Đà Lạt năm ấy.

Đang là mùa hè. Hà Nội như tan chảy ra dưới ánh nắng gay gát. Đến Đà Lạt, lòng người ta như bỗng thấy dịu đi. Trong sắc nắng vừa phải,  từ đất đai, cây cối đến nhà cửa dường như đều sạch sẽ, tinh khôi như sau một trận mưa rào. Trong khí sắc của đất trời ở đây có lẽ những bông hoa vàng là đẹp và quyến rũ hơn cả. Những bông dã quỳ trên tầm cao của một bờ rào, những bông bồ công anh nhỏ nhoi, đơn lẻ bên những gốc thông…Tôi nhớ đến quê nhà, những tháng Giêng, Hai, dạo chơi trên những cánh đồng, màu vàng của những bông hoa cúc, hoa cải, hoa rau diếp dại luôn làm cho tôi mê mẩn, ngỡ ngàng.

Trên một ngả đường vào thành phố có những ngôi nhà nhỏ đứng chụm lại với nhau với những biển hàng đủ các loại. Một hai chiếc xe tải nhỏ đi lại chậm chạp. Vài ba người lái xe ôm mặc áo rét  đứng chụm lại với nhau bên chiếc xe máy của họ. Tôi nghĩ đến một thị trấn vùng cao Tây Bắc. Trên các sườn đồi, chạy dài xuống các thung lũng san sát cơ man nào là những khung kính nhà vườn. Trong đó là hoa. Đủ các loại hoa. Hoa mang lại sự giàu có cho từng nhà. Sự giàu có đang diễn ra âm thầm.

Từ một con đường trên cao nhìn xuống, Đà Lạt là một cái thung lũng rộng với trung tâm là hồ Xuân Hương. Xung quanh nó nhà cửa xây san sát, người xe đi lại tấp nập. Ven hồ có nhà thuỷ tạ, có những tụ điểm ăn uống, giải trí. Những con thuyền mang hình thiên nga bơi giữa mặt hồ. Chiều đến có vô số những con diều thả lên bầu trời.

Khác với hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương không có mấy bờ. Thường là sát mép hồ đã là đường đi, sang bên đường là chân đồi. Ven hồ không có mấy cây. Cả một phía bên hồ chỉ có vài cây thông cọc còi, không biết được trồng từ bao giờ, trụi hết cả lá và dường như không thể lớn lên được. Có lẽ ở đây không nắng nóng nên người ta không cần có cây che phủ mặt hồ. Không có cây, bờ hồ  như bị bỏ hoang, nhưng có lẽ vì thế những mẩu đất ở sát mép nước vẫn giữ  nguyên màu hoang sơ. Con hồ như một cô gái vùng cao thẹn thùng và cô độc giữa một nơi phố thị.

Những cái mái nhọn của nhà thờ Con Gà vẫn nổi bật giữa nền trời xanh, bên cạnh nó là một chiếc cần cẩu đứng lừng lững chìa cánh tay thép vạch ngang ra ở một độ cao không kém. Khắp xung quanh  đều lổn nhổn, lô xô những mái nhà màu đỏ, những bức tường nhà đủ các màu sắc, tựa như một bãi gạch vỡ khổng lồ người ta vừa đổ xuống đây.

Đó đây, bên những sườn dốc ta luôn gặp những biệt thự được xây mới hoặc sửa sang lại, người ta trang trí, trồng  hoa khắp xung quanh với một nỗ lực cao nhất để ngôi nhà mang một vẻ sang trọng. Xen vào đó là những ngôi biệt thự không một chút giấu diếm thời gian và sự tàn tạ mà nó mang trên mình. Những ngôi biệt thự này thường do một cơ quan không có mấy tiền bạc được phân cho làm văn phòng hoặc một, hai hộ gia đình khó khăn lấy làm nơi ở tạm. Có những con phố ngắn một mẩu, cũng có một vài con phố khá dài, nhà cửa lúp xúp, rõ ràng là thường được xây vội, nó cũng từa tựa như những con phố vùng ven Sài Gòn hay bất kì một đô thị nào đó của miền Nam.

Ở Đà Lạt, một trong những cái sướng nhất có lẽ là đi lang thang. Đi bộ hoặc đi xe máy. Đạp xe thì với những triền dốc dài, lúc xuống hẳn là thích nhưng lúc lên thì e sức mình không nổi. Buổi sáng, trong cái rét ngọt như thế ai mà chẳng muốn ra đường. Chiều đến, trong tiếng ve râm ran, trong tiếng gió vi vu, đến những người ù lì nhất cũng không nỡ ngồi trong phòng. Cả những khi mưa, những hạt mưa nhỏ mang theo nỗi buồn man mác cứ len lén chui vào da thịt người ta.

Ở Đà Lạt, ve chỉ kêu vào những buổi chiều nắng ấm, mà cũng chỉ trong chừng vài tiếng từ lúc nắng tàn cho đến khi nắng tắt. Tiếng ve ở Đà Lạt dường như không ầm ĩ và đông đúc như ở Hà Nội. Tôi có cảm tưởng như con ve ở đây to hơn. Con ve ở đây đơn lẻ hơn nên tiếng ngân của nó phải to và dài hơn, cái nín hơi và thót bụng của nó phải kiệt cùng hơn.

Ở Đà Lạt, mây không trôi lang thang. Những đám mây mỏng mảnh cứ nối theo nhau trên một con đường dường như đã được định sẵn trên bầu trời, mải miết đi về một hướng. Sao Đà Lạt có lẽ sáng hơn cả so với những nơi tôi từng đi qua. Đáng yêu biết bao những quả đồi, những con đường dốc, nhờ nó mà ở đây người ta vẫn còn có khá nhiều khoảng không để nhìn ngắm sao trời.

Trâm có đôi mát một mí, hơi xếch, đuôi mắt dài, khuôn mặt buồn buồn. Tôi bảo cô giống phụ nữ Nhật. Cô bảo: “Vậy hả? Có người lại bảo em giống người Hàn Quốc.” Người Hàn Quốc với người Nhật Bản chắc na ná như nhau. Tôi đã từng thực sự tiếp xúc với họ bao giờ đâu, chỉ biết sơ sơ qua văn chương, phim ảnh. Nhưng mà tôi có cảm tưởng rằng phụ nữ Nhật trầm lắng và sâu sắc hơn. Tôi có cảm tưởng rằng phụ nữ Nhật Bản giàu nam tính và đàn ông Nhật lại giàu nữ tính hơn ai hết.

Tôi bảo cô trùng tên với một nhân vật  trong một cuốn tiểu thuyết. Cô bảo cô có đọc cuốn tiểu thuyết  đó. Bạn bè thế hệ cô không mấy ai biết, chỉ  một lần có một ai đó buột miệng gợi ra làm cho cô phải tìm đọc. Cô sinh năm 1974, bố mẹ cô đều là người Đà Lạt, hẳn là họ có biết tên nhân vật đó. Nếu biết tên nhân vật đó hẳn là họ đã tránh đặt tên cho con gái mình. Có thể vì biết mà họ vẫn cứ làm như thế để chứng tỏ rằng họ bất chấp.

Tôi nhớ đến một buổi sáng cách đây hai mươi mốt năm, một buổi sáng tinh sương, trên đường tản bộ từ khách sạn xuống trung tâm thành phố, tôi đã nhìn thấy một cô gái. Cô gái đang độ tuổi trăng tròn, mặc một chiếc áo dài màu tím nhạt,  khoác ngoài một chiếc áo len màu trắng, mỏng, ôm cặp sách trước ngực, đứng đợi bạn bên một gốc thông trên một sườn dốc.

Cô gái đó không xinh, trên khuôn mặt bầu bĩnh của cô còn có cả những vết mụn trứng cá, nhưng sự trẻ trung, thơ ngây, dáng đứng e ấp của cô làm cho tôi thật sự ấn tượng.

Tôi nhớ tới tiếng khúc khích của những cô gái bên cửa sổ căn nhà của người bán đồ lưu niệm. Những thứ như thế qua thật rồi, tôi chẳng bao giờ có dịp gặp lại.

Chắc là ở thời con gái Trâm xinh đẹp hơn cô gái mà tôi đã gặp bên gốc thông ngày nào. Nhưng có gì đảm bảo rằng đó không phải là chính cô. Tôi hơi ngỡ ngàng khi cô bảo rằng cô đã là mẹ của hai đứa con, đứa đầu đang học lớp mười hai.

Tôi hỏi Trâm con gái Đà Lạt có xinh không. Cô bảo không xinh. Người vùng cao ở các tỉnh phía Bắc mới xinh. Vì rằng ở đây quanh năm mát mẻ, người ta không đổ mồ hôi bao giờ. Phải ra mồ hôi thì mới tốt cho cơ thể.

Trâm là người xinh đẹp. Vẻ đẹp của cô không làm cho ai phải loá mắt nhưng bất kì ai cũng đều có thể lấy làm hãnh diện vì được ngồi bên cô.

Qua cửa công viên Hồ Than thở tôi không thấy muốn đi tiếp. Không biết có phải có phải những quầy bán hàng linh tinh trước mặt làm cho tôi hết thấy hứng. Hôm trước, ở Thung lũng Tình yêu tôi cũng chỉ đứng bên những con hươu con hổ đắp bằng xi măng, sơn trát loè loẹt mà nhìn xuống dưới. Có mấy bộ bàn ghế kê bên những gốc thông. Tôi ngồi vào một chiếc ghế. Người phụ nữ ăn mặc tuyềnh toàng mang đến cho tôi một phin cà phê đặt trên một cái cốc. Chiếc phin nhỏ làm bằng nhôm mỏng mang màu sỉn ố và có những vết bẹp. Cà phê chỉ chảy tới lưng chừng cốc. Tôi uống thứ nước đen  đặc sánh ấy và thấy nó khá ngon. Tôi định chỉ ngồi bên gốc thông này một lúc rồi ra về. Đến Đà Lạt mà chưa từng ngồi bên một gốc thông thì chưa nên đi. Cây thông to, thẳng đứng, những chùm lá lơ thơ, nó như  thông lòng ta với trời xanh. Dù sao thì đi hàng nghìn cây số tới đây chỉ để ngồi bên một gốc thông như thế này cũng không phải là uổng. Chợt có mùi thức ăn đưa tới. Đó là mùi xúc xích nướng. Tôi nhìn qua cổng công viên, phía bên kia đường có một bãi đỗ xe, một dãy những đầu xe chở khách du lịch đậu ở đấy, liền đấy là một dãy nhà bán hàng. Chắc hẳn mùi xúc xích nướng bay ra từ đó. Ôi con người ta, sao đi đâu cũng phải ăn, ở chỗ nào cũng phải có ăn nhỉ. Ngay trước mặt tôi, một người bán hàng từ lúc nào đã bầy ra một cái quầy nhỏ, chị ta đang vớt khoai tây rán lên một chiếc rổ nhỏ. Tôi đành phải đứng dậy. Những người dắt ngựa chào mời tôi khi tôi đi tới. Tôi ngắm những con ngựa. Chúng có vẻ cao, to, lông mượt hơn những con nghẽo mà đôi khi tôi thấy được dùng để kéo xe chở hàng ở ngoài Bắc. Có lẽ chúng là giống ngựa lai, được người Pháp đưa vào cùng với những chiếc xe thế này. Những chiếc xe có vành bánh rộng bọc lốp cao su, hai lớp nhíp chồng lên nhau. Tôi như thấy lại những ngôi biệt thự tàn tạ có ống khói lò sưởi trong ấy có những người tóc xoăn, mũi lõ sống với gia đình của họ.

Đi xuống một đoạn tôi gặp một căn nhà nhỏ. Nó có vẻ là nơi ở của một gia đình hơn là một quán giải khát. Chủ nhà là một người đàn ông tuổi ngoài sáu mươi, cả dáng dấp, giọng nói đều còn đặc sệt người Bắc. Hỏi ra thì mới biết ông người Hà Tây, vào đây sau năm 75. Ông kể đi kể lại một cách say sưa những truyền thuyết về hồ Than thở và đồi thông Hai mộ. Đến Đà Lạt tôi luôn được nghe kể về sự tích núi Langbiang mà người ta ví như chuyện Rômêô và Juliét. Chuyện về đôi trai gái của hai bản làng người dân tộc có vẻ thật. Chuyện về một viên tướng đi đánh giặc cứu nước thời Tây Sơn chắc là bịa. Chuyện của cô sinh viên văn khoa với ngôi mộ vẫn còn có thể đến xem được thì lại thật quá. Không hiểu tại sao, dường như không ở đâu có nhiều những câu chuyện tình lâm ly bi đát chồng chéo lên nhau đến vậy…

ĐẶNG HỒNG NAM
HN 20-7- 2012
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Một cuộc giải oan tận tâm và nhọc nhằn



TT - Sau hai tuần dẫn dắt cảm xúc khán giả với việc tái diễn vở kịch Bí mật vườn Lệ Chi, vở kịch mới Vua thánh triều Lê ra mắt vào ngày 29-7 cũng tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM).

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/579/579579.jpg
Vua Lê Thánh Tông (NSƯT Thành Lộc) trong quá trình minh oan cho Nguyễn Trãi trong vở Vua thánh triều Lê - Ảnh: T.T.D.



Ðó là một vệt kịch lịch sử nhiều tâm huyết được một sân khấu tư nhân quyết tâm vẽ nên và bền bỉ thực hiện gần mười năm qua.

Án oan tru di tam tộc của đại công thần Nguyễn Trãi - điều lớn nhất ám ảnh người xem sau khi kết vở Bí mật vườn Lệ Chi (tác giả Hoàng Hữu Ðản, đạo diễn NSƯT Thành Lộc) - lại là cảnh mở đầu của vở Vua thánh triều Lê (tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn Vũ Minh). Chữ "oan" lớn nhuộm đỏ màu máu cũng được dùng làm phông nền trong hầu hết những cảnh diễn của Vua thánh triều Lê. Ðó gần như là sợi dây xuyên suốt kết nối hai vở kịch lớn, cũng là niềm thôi thúc những nghệ sĩ của Idecaf thấy cần thiết phải bước tiếp vào một cuộc giải oan ngay trên sân khấu.

Minh quân "trừ bạo an dân"
Cuộc giải oan đó được đặt trong tay vua Lê Thánh Tông (NSƯT Thành Lộc) khi ông lên ngai vàng vào 20 năm sau. Vị vua trẻ luôn trăn trở về nhiều câu trong Bình Ngô đại cáo vẫn đang được truyền tụng trong chúng dân dù bị cấm, luôn day dứt về một bản án thảm khốc và kỳ lạ của một gia tộc đã có công khai quốc, cô độc giữa một triều đình nhiễu nhương lộng quyền.

Và chính vua Lê Thánh Tông - chứ không ai khác - phải tự mình giải quyết tất cả những trăn trở, day dứt, cô độc ấy bằng một hành trình nhọc nhằn. Bởi trong hành trình đi tìm chân lý đó, nhà vua - người đứng trên vạn người và nắm quyền sinh sát trong tay - cũng phải đối mặt với những bí ẩn của quá khứ, những rào cản của hiện tại, những biến ảo của lòng người và cả những ranh giới ngay giữa lòng mình.

Một cuộc giải oan cho một bậc hiền tài đã đồng thời là một cuộc đi đến tận cùng bản ngã của một bậc minh quân. Ở đó, vua đã nhận ra nhiều điều, rằng nỗi oan khuất thấu trời của Ức Trai tiên sinh năm xưa sẽ mãi là nỗi đau khôn nguôi của triều Lê, rằng ngai vàng vừa là đỉnh cao chói lọi của quyền lực lại vừa là hố sâu hun hút chia cắt tình người gây nên bao oan trái, rằng phải làm sao để vừa giữ nghiêm phép nước vừa trọn đạo với thần phi Nguyễn Thị Anh (người được xem là chủ mưu trong vụ án Lệ Chi viên), rằng làm thế nào để trị nước bằng "vương đạo" thay cho "bá đạo" khi "vương đạo lấy dân làm gốc, bá đạo xây quyền chức làm nền"...

Vở kịch vì thế đã trở nên nóng rẫy và thâm sâu khi ước muốn "trừ bạo, an dân" của một vị minh quân chỉ thành khi ông dũng cảm bước qua những danh lợi, định kiến và vị kỷ. Hơn nữa, có vị vua nào lại muốn tự phạt mình hay sẵn sàng công khai xin lỗi trước muôn dân khi mình làm sai như vị vua của Vua thánh triều Lê? Dù chỉ là những tình tiết hư cấu, nhưng những cảnh đối thoại đầy ưu tư giữa vua Lê Thánh Tông và Nguyễn Lê quốc công (NSƯT Hữu Châu) hay cảnh cả triều đình công khai xin lỗi gia tộc Nguyễn Trãi đã thật sự gây ấn tượng mạnh cho người xem. Bởi ở đâu đó trong những hoài niệm và tưởng tượng là những ước muốn lớn lao được gửi gắm về một vị "vua thánh"... không chỉ của ngày xưa. Và bởi chuyện sử hay chuyện kịch thì cũng là những câu chuyện đời bất tận.

Phiêu với kịch lịch sử
"Làm kịch lịch sử thì phải "phiêu", nếu không sẽ thấy oải lắm!" là lời tâm sự chân thành của NSƯT Thành Lộc - "linh hồn" của những vở kịch lịch sử tại sân khấu Idecaf trong nhiều năm qua. Bí mật vườn Lệ Chi, Ngàn năm tình sử hay Vua thánh triều Lê đều là những kịch bản rất nặng về ý nghĩa, tình huống, lời thoại, tâm lý nhân vật.

Ðể hiểu và nhập vai người xưa sống cách đây hàng nhiều thế kỷ, hơn nữa những người xưa đó đều là những bậc anh hùng kỳ tài, những nhân cách lớn nên đòi hỏi người nghệ sĩ phải có một sự tôn trọng và cẩn trọng bắt buộc. Chính vì sự nghiêm túc đó nên diễn xuất của các nghệ sĩ trong Vua thánh triều Lê đã thật sự là một điểm cộng cho vở diễn. Không thể kiếm ai có được khả năng diễn xuất nội tâm chân thật và sâu sắc như NSƯT Thành Lộc trong vai vua Lê Thánh Tông, dù anh đã qua cái độ tuổi đôi mươi của nhân vật từ lâu.

Hay cũng khó mà tìm được người nào có nội lực mạnh mẽ và bản lĩnh sân khấu như NSƯT Hữu Châu để tạo nên cái thần sắc uy nghiêm của một vị quốc công quyền lực. Sự xuất hiện của các nghệ sĩ Hoàng Trinh, Ðại Nghĩa, Xuân Thùy, Bạch Long... dù là một trường đoạn dài hay chỉ vỏn vẹn một cảnh ngắn cũng đều là những sự góp mặt chỉn chu, đáng quý.

Vua thánh triều Lê còn được đánh giá cao ở sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của đạo diễn Vũ Minh. Nói chuyện lịch sử bằng giọng kể mang hơi thở đương đại là cách mà Vũ Minh đã làm trong một không gian kịch sang trọng, đầy ẩn ý. Vẻ đẹp tinh tế của cách xử lý ánh sáng trên sân khấu, cách dàn dựng đại cảnh đông người, sự phối hợp với âm nhạc ở những khoảnh khắc sâu lắng hay trầm hùng đều góp phần đem lại ấn tượng mỹ cảm cho khán giả.

Tuy nhiên, tất cả những cái phiêu của tác giả, đạo diễn, diễn viên đều sẽ khó mà thành hình nếu không có sự phiêu của... ông bầu Huỳnh Anh Tuấn. "Phiêu" với ông bầu không hẳn là "phiêu linh" như nghệ sĩ, mà là "phiêu lưu" bởi tổng số tiền đầu tư cho vở diễn đã lên gần 600 triệu đồng. Nhờ đó mới có một sân khấu hoành tráng và lộng lẫy mà người xem sẽ không cần phải ước lệ hay tưởng tượng nhiều về cung đình xưa, bởi mọi đạo cụ và phục trang đều được chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Và mỗi suất diễn chỉ bán ra 500 vé (dù nhà hát Bến Thành có hơn 1.000 chỗ ngồi) để "chống loãng" cho không gian sân khấu cô đặc cần thiết của một vở kịch đặc biệt. Và tất cả những sự phiêu linh hay phiêu lưu nhọc nhằn này, đơn giản chỉ là để khán giả "xem cho sướng!" như mong muốn của NSƯT Thành Lộc.

HOÀNG OANH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Các cụ bà Buranov” sau vinh quang Eurovision



TTCT - Không mắc bệnh ngôi sao, duy trì nếp sống khiêm tốn như trước cho dù vẫn cần tới... bảo vệ. Đó là ghi nhận của báo chí Nga với sáu cụ bà của nhóm nhạc dân tộc "Các cụ bà Buranov" một tháng sau Eurovision 2012.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/949/575949.jpg
Các cụ bà Buranov vẫn sống đơn giản như xưa - Ảnh: K.P



Tới thăm các cụ bà tại làng Buranovo của Cộng hòa Udmurtia (Nga), các nhà báo của tờ Komsomolskaya Pravda kể lại ngôi làng trở nên sống động hơn từ khi các cụ bà trở về: họ góp tiền làm đường, lắp hệ thống nước. Những người trước kia không hài lòng vì các cụ bà hát nhạc hiện đại bằng tiếng Udmurtia đã trở nên hòa hoãn hơn vì sự đóng góp của các cụ bà vào đời sống cộng đồng sau khi đoạt giải nhì tại Eurovision 2012.

Tại nhà một trong các ca sĩ của ban nhạc - cụ bà Galina Nhikolayevna, mọi thứ vẫn như trước. Bà Galina vẫn nhào bột làm bánh bằng tay, không cần "bộ dụng cụ làm bánh hiện đại" vẫn thấy quảng cáo trên tivi. "Chúng tôi sống như thế nào thì vẫn như thế ấy, không có gì thay đổi" - bà khẳng định. Quanh vườn họ vẫn trồng khoai tây, rau, cà như mọi khi. "Thế tiền thưởng các cụ dùng làm gì?". "Chúng tôi xây nhà thờ" - cụ nghiêm trang cho biết.

Thật sự làng Buranovo đã dành cho các ngôi sao của mình trở về từ cuộc thi một niềm vui lớn: họ đã dựng nền cho nhà thờ mới, ước mơ của các cụ bà. Để xây nhà thờ cần tổng cộng 4 triệu rúp. Chính quyền hỗ trợ 1 triệu, các cụ bà đã góp 1,5 triệu rúp. Để có đủ 1,5 triệu rúp còn lại, các cụ bà không từ chối những lời mời đi biểu diễn. May mắn là giá catsê đã khác trước bởi từ sau Eurovision, "Các cụ bà Buranov" đã là một thương hiệu. Nếu trước đây ban nhạc có giá 5.000 euro/sô diễn, sau vòng loại giá đã là 11.000 euro và catsê hiện nay là 20.000 euro.

Tại câu lạc bộ của làng, hai ngôi sao khác trong nhóm đang ngồi phân loại thư. Những bức thư với địa chỉ đơn giản là "Làng Buranovo", người nhận: "Các cụ bà". Bà Alevtina Beghisheva cho biết họ nhận đủ loại thư, từ thư cảm ơn tới thư mời các cụ bà đến diễn hoặc tới sống hẳn ở làng mình.

Bà Alevtina thừa nhận: "Chúng tôi cũng nhận được thư chỉ trích nữa. Họ bảo chúng tôi đi sai đường rồi, rằng cần phải biết suy nghĩ chứ". Bà Olga Nhikolayevna cười: "Chúng tôi không giận đâu. Chúng tôi trả lời hết mọi thư, nhưng dĩ nhiên thật tình là chúng tôi cũng mệt. Các bạn có biết bài hát Nỗi buồn của Victor Tsoi? Đấy, tâm trạng chính xác hiện giờ của chúng tôi là thế đấy".

Nói gì thì nói, phía trước các cụ bà là những chuyến lưu diễn căng thẳng. Trước mắt họ phải tới các thành phố như Novosibirsk, Yaroslav. Rồi tháng 7 họ đã nhận lời biểu diễn cho "Phiên chợ Slavơ" ở Vitebsk. Và mùa thu này, album đầu tiên của họ sẽ ra đời, dù vẫn chưa quyết định sẽ đưa vào những bài "hit" nào. Họ cũng được mời đóng phim quảng cáo cho các nông sản Nga.

Những người quản lý cho biết các "ngôi sao" của họ hoàn toàn không mắc bệnh ngôi sao. Cuộc sống các cụ bà vẫn như trước. Nếu đi diễn xa, họ chỉ đi loại vé thường với các phương tiện máy bay hay tàu hỏa. Dọc các thành phố thì họ đi xe buýt, ở khách sạn vẫn là loại phòng đơn và ăn uống vô cùng giản tiện. Nhưng gần đây họ đã xin được bảo vệ: họ từng bị những người ái mộ bao vây quá trớn, và không chống cự nổi những kẻ thiếu thân thiện. Nhưng các cụ cũng chỉ đề nghị vỏn vẹn hai cận vệ cho cả nhóm!

NG.THANH (Theo KP, myudm.ru)


"Các cụ bà Buranov" là một nhóm nhạc dân tộc của Cộng hòa Udmurtia (một cộng hòa tự trị nằm ở phía tây Liên bang Nga), được thành lập nhiều năm trước tại làng Buranovo. Có công lớn trong việc đưa các cụ ra thế giới là đạo diễn người Udmurtia Pavel Pozdeev. Khi Bộ Chính sách dân tộc Nga đề nghị Pozdeev thực hiện dự án bảo tồn ngôn ngữ Udmurtia, anh đưa ra dự án "Muốn tin", với niềm tin giới trẻ Udmurtia sẽ hát bằng tiếng dân tộc mình.

Phát hiện chất giọng tuyệt vời của nhóm "Các cụ bà Buranov", anh đề nghị họ hát những bài hát của các nhạc sĩ Nga hiện đại là Boris Grebenshikov và Victor Tsoi bằng tiếng Udmurtia. Thành công thật đáng kinh ngạc. Các cụ được tiến cử dự thi Eurovision từ năm 2011. Tháng 5-2012 nhóm đoạt giải nhì cuộc thi Eurovision với bài hát Party for everybody.

Trong các chương trình lưu diễn gần đây, những bài hát được yêu thích của nhóm là Nỗi buồn (Victor Tsoi), Ðó là tất cả của nhóm DTP, Chân trần dưới nước của nhóm Nautilus Pompilius và Let it be của The Beatles.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giám đốc bất động sản có hơn 20 tấn sách



Kinh doanh địa ốc nhưng đam mê lớn nhất của Nguyễn Đình Tùng là sách, với hơn 20 tấn sách các loại được anh sưu tầm và lưu giữ qua nhiều năm.

Nickname Tùng Book của vị giám đốc bất động sản xuất hiện trên các diễn đàn ttvnonl từ thời mua bán online còn lạ lẫm ở Việt Nam, đến lúc quán café sách của anh ra đời.

Từng bán sách vỉa hè, bán sách ở nhà, mở café sách và sau này là siêu thị sách ở Vincom Long Biên, anh Nguyễn Đình Tùng còn là ông chủ một công ty trong ngành không mấy liên quan đến sách – Công ty cổ phần địa chính và phát triển đô thị Hà Nội. Với anh, bất động sản là chuyện làm ăn, còn sách là niềm đam mê bất tận.

Quán cafe Tùng Book ra đời trên một con phố nhỏ ở Thái Thịnh cách đây 3 năm, ẩn trong một khu tập thể nhỏ, cũ kỹ. Đến đây, người ta bắt gặp thế giới của sách một cách đúng nghĩa, với hơn 10.000 đầu sách, từ văn học nước ngoài, văn học Việt Nam, đến sách chính trị, kinh tế, ngoại ngữ, sách khoa học hay thậm chí là truyện thiếu nhi. Thông tin thú vị nhất là ông chủ dành riêng một không gian 70m2 ở tư gia để lưu trữ kho tàng sách nặng… hơn 20 tấn!

Để có kho sách khổng lồ đó, vị giám đốc thuộc thế hệ 8X phải dành đến 25 năm “chơi sách”. Anh từng một thời tìm mua sách cũ ở phố Lý Thường Kiệt, những bà bán đồng nát, những thư viện thanh lý, “lùng” mua được tủ sách gia đình quý nào đó hay nhờ bạn bè mua hộ ở nước ngoài. Kho sách của anh Tùng cứ như vậy lớn dần theo năm tháng.

Mơ ước hiện tại của anh là xây dựng được một thư viện quy mô 500-1.000 m2, nơi trưng bày và bán sách. Ở đó, mọi người có thể dạo chơi, tham quan và tìm hiểu về sách. Là người làm kinh doanh, việc đầu tư lên đến tiền chục tỷ như vậy đang được tính toán kỹ lưỡng, nhất là trong thời khủng hoảng thì đó không đơn thuần là thú chơi nữa.

Thừa hưởng tình yêu sách từ người cha, lên 7 lên 8 anh Tùng đã được tiếp xúc với những cuốn sách kinh điển, từ Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ Grim, Andersen hay những bộ sách cổ như Tam quốc chí, Thủy hử… Niềm yêu thích sưu tầm sách từ thời đi học cứ thế theo anh lên giảng đường đại học.

Từ năm thứ nhất đại học, anh Tùng bắt đầu tập tành kinh doanh sách cũ trên vỉa hè dọc đường Láng và Nguyễn Chí Thanh. Cóp nhặt từng đồng từ mỗi cuốn sách cũ mang lại cho anh nhiều trải nghiệm sâu sắc, về đồng tiền, về sự mưu sinh và cả những điều luật bất thành văn trên vỉa hè.

Năm cuối đại học, anh góp tiền cùng nhóm bạn mở cửa hàng bán café với số vốn 100 triệu tích cóp trong mấy năm bán sách. Nhưng bộ máy quản lý lên đến 30 người khiến mô hình này đóng cửa sau 10 tháng hoạt động. Vốn liếng đi tong nhưng thứ để lại là bài học vỡ lòng về quản lý và cách làm việc tập thể hiệu quả.

http://bee.net.vn/dataimages/201207/original/images949878_2.jpg
Cafe Tùng Book hiện tại ở phố Thái Thịnh 2.



Ra trường, với tấm bằng đại học chuyên ngành kinh tế và quản lý đô thị, anh Tùng xin được một vị trí “chắc chân” ở Bộ Tài nguyên – Môi trường. Nhưng với đồng lương “quèn” 1,5 triệu/tháng của một công chức nhà nước, sách một lần nữa thành hậu phương “chống lưng” cho anh. Thời điểm đó, thường trực ở nhà anh luôn có đến vài chục tấn sách, việc bán sách đem lại cho anh nguồn thu cỡ 7-8 triệu đồng mỗi tháng (!)

Sau ba năm làm việc ở cơ quan nhà nước, anh quyết định nghỉ việc. Chung vốn với 2 người bạn, anh mở công ty cung cấp dịch vụ địa chính, bất động sản và quy hoạch đô thị. Sự nghiệp ngày hôm nay của ông chủ 8X này là một chuỗi những cố gắng, học hỏi và rút kinh nghiệm từ những thất bại, từ trường đời và từ sách.

Khác với các quán café thông thường, khách đến café sách thường là những doanh nhân, trí thức… Họ sành café, nghiền sách và muốn đi chậm lại cùng không gian của quán, trong lúc ai cũng sống vội, nghĩ vội, làm vội như ngày nay. Nếu là dân ghiền đọc sách, khách đến có thể tìm được những bộ sách cũ, đặc biệt là sách văn học từ thế kỷ trước, nếu không có thể cập nhật những đầu sách văn học mới nhất hiện nay.

Hiện tại, ở địa chỉ mới có 3 tầng phục vụ café sách. Đây vừa là nơi kinh doanh vừa là nơi nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè và thậm chí là bàn bạc công việc của giám đốc Nguyễn Đình Tùng (văn phòng Công ty địa chính và phát triển đô thị Hà Nội ở tầng 4-5).

Anh Tùng chia sẻ: “Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tìm được những bài học vượt khủng hoảng hữu ích từ sách, qua những thất bại và thành công có thật trên thương trường. Kiến thức và thông tin mà bộ sách "Dạy con làm giàu" mang lại có thể tương đương một chương trình MBA dành cho các nhà quản lý.

Khi đối mặt với thực tế không như ý sách giúp ta tĩnh tâm để suy xét mọi việc một cách thấu đáo và chắc chắn hơn. Trước những quyết định khó khăn và quan trọng, tệ nhất là việc đóng cửa doanh nghiệp, nhờ động lực từ chính những cuốn sách hay, con người ta vẫn có thể lạc quan bắt đầu lại “ván cờ” của mình".

(Theo CafeF/TTVN)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Văn hóa và sự biến thái đáng sợ của ngôn ngữ

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 3/8/2012 09:39

Có thể nói sự biến thái này như một tiếng chuông báo động về nền văn hoá nước ta đang bị xâm thực, cưỡng dâm một cách vô lối, mất dần bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ.

Ngôn ngữ - tiếng nói - phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Đứng về mặt nào đó ngôn ngữ là một tấm lăng kính phản ảnh khá trung thực hình thái xã hội và văn hóa của con người.

Nhìn vào thực trạng ngôn ngữ trên bình diện là một đối tượng nghiên cứu, và nghe tiếng nói, có thể nhận ra xã hội đó đang ở giai đoạn nào, những hình thái chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của giai đoạn đó ra sao.

"Tử ngữ", "sinh ngữ"...

Thầy tôi, GS Đinh Gia Khánh từng nhấn mạnh ngôn ngữ cũng như một sinh vật có thể sinh ra và mất đi. Chính vì thế nên ngôn ngữ luôn tồn tại hai trạng thái.

Một là tử ngữ (những tiếng mất đi), hai là sinh ngữ (những tiếng phát sinh). Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có sự biến thái - hiện trạng biến đổi nhóm ngôn ngữ của nhóm người theo từng nghề nghiệp, tầng lớp xã hội chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, quan niệm, trình độ văn hoá giáo dục.

Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 kinh thành Thăng Long dần dần được đô thị hoá. Tầng lớp quí tộc mới, thương gia hình thành. Phương tiện giao thông hồi đó dành cho tầng lớp này ngoài ngựa, còn có các loại cáng, đểu (một thứ giống như kiệu). Những người phục vụ hai phương tiện này gọi là phu cáng, phu đểu, bị coi là tầng lớp thấp hèn, bị khinh miệt nhất xã hội dạo đó.

Vì quan niệm này nên trong ngôn ngữ dậy con thời này có câu răn dậy "mày không học hành tử tế lớn lên cũng chỉ làm đồ đểu cáng thôi". Lâu dần danh từ chỉ hai nghề này đựơc ghép lại thành một tính từ miệt thị -  "đồ đểu cáng".

Hà Nội vốn là thành phố nhiều cây me, cây sấu, khi mùa hè về xuất hiện nhóm thanh, thiếu niên trèo me trèo sấu để hái, lượm hai loại quả này. Thời Pháp thuộc quan niệm những người làm nghề này "trèo me trèo sấu" là hạng cùng đinh, mạt hạng trong xã hội.

Danh từ này lâu dần trở nên duy danh để chỉ những kẻ ăn cắp vặt, lang thang, lưu manh, vô giáo dục, cơ nhỡ chốn Hà Thành - "đồ trèo me trèo sấu"... Dẫn 2 ví dụ về sự chuyển hoá ngữ nghĩa của ngôn ngữ để càng thấy rõ tác động của hoàn cảnh xã hội lớn lao như thế nào trong việc làm thay đổi trạng thái ngôn ngữ.

Bên cạnh sự biến thái đó thì các nhà ngôn ngữ học luôn luôn khẳng định ngôn ngữ Việt Nam là một trong những ngôn ngữ thuộc vào loại có sức sống nhất trên thế giới.

Trải qua mọi thăng trầm, biến động của lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam chẳng những không mất đi, bị nghèo nàn, biến dạng mà còn ngày càng phong phú, sinh động vì biết chọn lọc, hoà đồng và du nhập một cách hợp lý mọi loại ngôn ngữ ngoại lai khi du nhập vào nước ta.

Sự biến hoá của tiếng Hán trở thành tiếng Hán Việt nhập vào hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Mường cổ (ngôn ngữ gốc của tiếng Việt), rồi sự du nhập của tiếng Pháp được chuyển hoá vào dòng chảy tiếng Việt là những ví dụ sinh động.

Ngày nay dân tộc ta trong giao tiếp hàng ngày đã sử dụng thành thạo vốn ngôn từ có những từ xuất phát từ tiếng Hán, chiếm đến trên dưới 67% trong ngôn ngữ nước ta. Và hàng loạt ngôn từ có gốc tiếng Pháp đã đựơc Việt hoá một cách tài ba như "xà phòng, tăm, xích, líp, xích lô, ba gác..."

Tất cả sự chuyển hoá đều có qui luật trong ngôn ngữ...

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/03/09/20120803093600_Ngonngu1.jpg
Cuốn "Sát thủ đầu mưng mủ" đã gây nhiều tranh cãi về ngôn ngữ
được sử dụng trong tác phẩm


... Và sự "thoái hóa"

Nhưng đến giai đoạn hiện nay nghe cách nói thường ngày của một số tầng lớp, nhất là giới tuổi trẻ thì có thể nhận ra tình trạng ngôn ngữ nước ta hay nói cụ thể hơn là tiếng Việt của chúng ta đang bị biến thái theo hướng... "thoái hoá".

Có thể nói sự biến thái này như một tiếng chuông báo động về nền văn hoá nước ta đang bị xâm thực, cưỡng dâm một cách vô lối, mất dần bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ. Tiếng nói mà cha ông ta dầy công xây dựng và giữ gìn suốt cả chiều dài phát triển của nền văn hoá Việt Nam.

Thực trạng của sự biến thái này ra sao? Chỉ cần nghe qua trong giao tiếp hàng ngày đã thấy.

Một ông/ bà ở thành phố hay ngoại đô, cả đời không biết một chút tiếng Anh nào nhưng gặp nhau là phụt ra câu chào như người Mỹ: Hê lô! Để biểu hiện sự ưng thuận sau khi bàn bạc một công việc gì đấy bất kể trong lĩnh vực nào, người ta cũng hạ một câu "ô kê", hoặc "ô kê nhé". "Ô kê đi", "ô kê ạ"...

Một đứa trẻ lên ba tuổi tập nói khi ra về chào ông bà nội, ngoại, cũng đựơc bố mẹ nhắc: Con "bai" ông bà đi! Và đứa trẻ như một con vẹt bập bẹ: "Bai bai ông. Bai bai bà".

Trong quán bia nơi ngôn ngữ được thả phanh, sự biến thái này càng được gia tăng đến ghê gớm. Các bia sĩ nói với nhau: Hết tiền thì anh em mình phải ju ven tút đấy. Còn tớ, uống thế thôi, không tớ lại "ác dê nôn xong li véc phun" một trận thì mệt lắm!

Trong lớp học, học sinh thì thào với nhau khi thầy giáo vắng mặt: Thầy đi đâu mà "đầu lâu" thế. Đã vậy thì bọn mình cứ "thoải con gà mái" đi.

Giới trẻ không chỉ đàm thoại với nhau bằng thức thứ ngôn ngữ biến dạng, bất chấp tất cả qui luật của ngôn ngữ, mà còn đua nhau biến tấu, trình diễn, xem đó như một thứ mốt thời thượng.

Tệ hại hơn, thứ ngôn ngữ "ma muội" cần lên án này lại còn được Nhà xuất bản Mỹ Thuật thuộc ngành văn hoá sưu tầm, tập hợp trong một cuốn sách mang tên "Sát thủ đầu mưng mủ", nhân vụ án về tên sát nhân ngàn lần đáng lên án Lê Văn Luyện, khi sát hại cả một gia đình lương thiện.

Trong "tác phẩm" khủng khiếp này các "nhà văn hoá" đã liều lĩnh đưa ra những mẫu câu đáng sợ như "tự nhiên như cô tiên"," ngất ngây con gà tây", "tào lao bí đao", "đã xấu lại còn xa"...

Sự biến thái, phá vỡ mọi qui luật của ngôn ngữ này càng có đất tung hoành dụng võ hơn trong các tin nhắn, trong chát, trong thư điện tử của lứa trẻ.

Tôi tình cờ biết được một số từ vựng của kiểu nhắn tin trao đổi cho nhau giữa các bạn trẻ. Xin đưa ra đây 1số trong hàng trăm, nghìn từ vựng các bạn trẻ đã sử dụng, mà nếu tình cờ chúng ta đọc được thì cũng chịu, không hiểu nổi nếu không nắm được loại từ điển quái dị này.

Oki được hiểu là đồng ý. Li là chào. Del là sửa bỏ, gạt đi. Ngơi là ngăn lại. Humni là hôm nay. Iu là yêu. No table là không bàn...

Xin được trích một câu nhắn tin của bạn trẻ khi sử dụng loại ngôn ngữ đặc chủng này: Tối này go uot nhé. Nếu OK thì phone cho tui. Đồn có địch, no table!

Tạm dịch: Tối này đi nhé. Nếu được thì gọi điện cho tôi. Nhà đang có khách. Không bàn tiếp...

Đó là chưa kể việc ưa nói tục, nói trống không theo kiểu ngoại ngữ càng làm cho sự biến thái ngôn ngữ phát triển theo chiều hướng đáng ngại.

Nguyên nhân của sự biến thái đáng sợ

Hơn 20 năm nay Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá. Nếu trong thời kì bao cấp dân ta chỉ được tiếp xúc với văn hoá cộng đồng các nứơc XHCN trong đó chủ yếu là văn hoá Liên xô, Trung Quốc.

Ngoại ngữ được học trong trường từ hệ phổ thổng đến đại học là Trung văn, Nga văn, đến giai đoạn này, văn hoá thế giới tràn ngập vào nước ta, trong đó với thế mạnh tiếng Anh là ngôn ngữ đựơc sử dụng phổ cập trong giao tiếp và trong nhiều lĩnh vực toàn cầu, đã dần dần có vị trí quan trọng. Điều này cắt nghĩa vì sao tiếng Anh lại có ảnh hưởng mạng mẽ ở nước ta cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt như vậy .

Thời bao cấp việc có một điện thoại để bàn ở gia đình được qui định từ cấp vụ trở lên, thì nay chẳng những điện thoại để bàn đã trở thành phương tiện thông dụng cho mỗi gia đình Việt Nam mà cùng với sự phát triển nhẩy vọt của công nghệ thông tin , người Việt cũng tiến nhanh, từ chỗ dùng máy nhắn tin đến điện thoại di động.

Bên cạnh đó máy tính để bàn, máy tính xách tay cũng dần dần trở nên thông dụng cho hầu hết gia đình và cho đa số dân chúng, nhất là giới trẻ... Điện thoại di động, máy tính kèm theo hàng loạt những ứng dụng của các phương tiện công nghệ thông tin như nhắn tin, chát, trò chơi điện tử... đã trở thành thông dụng đựơc ngưòi Việt, đặc biệt giới trẻ ưa thích.

Một trong những ứng dụng quan trọng ra đời là nhắn tin tất phải có một công nghệ kèm theo. Làm sao trong khoảng thời gian ngắn chuyển tải được lượng thông tin cần thiết đến ngưòi nhận là một yêu cầu.

Đây chính là cơ sở để tạo ra số từ vựng "nhắn tin" cũng đồng thời sinh ra sự biến thái của ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ. Sự chế biến vô tội vạ cách viết trong nhắn tin cộng với sự sùng tiếng Anh coi đó như một kiểu chơi, khẳng định giá trị con người đã thêm một lần làm gia tăng biến thái ngôn ngữ.

Ở bài viết này, tôi chưa nói nhiều đến sự ưa nói tục của giới trẻ như một mốt sành điệu. Mà chỉ xin nói đến ảnh hưởng của lối nói trống không, cụt lủn không chỉ trong nhắn tin mà còn trong giao tiếp hàng ngày của giới trẻ.

Ở một số tiếng nước ngoài, ngữ điệu trong giọng nói khi dùng đại từ nhân xưng khẳng định thái độ tình cảm và cả thứ bậc xưng hô, khác hẳn đại từ nhân xưng đa dạng của tiếng Việt. Ở chỗ nó có đầy đủ các thang bậc từ ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác..., đến cả những đại từ nói lên sự khinh miệt hay tôn kính, gần gụi hay xa lạ.

Đáng tiếc các bạn trẻ ít nhiều biết ngoại ngữ lại bị ảnh hưởng lỗi diễn đạt "vô nhân xưng" này nên thường đổ đồng "cá mè một lứa" trong giao tiếp thường nhật.

Trong sự mở cửa chấp nhận sự hoà đồng thì bên cạnh những cái hay, cái tốt của các trào lưu văn hoá trên thế giới chúng ta cũng phải đối đầu với những gì độc hại, những gì không phù hợp với truyền thống, tập tục  tính cách của dân tộc ta.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/08/03/09/20120803093600_Ngonngu2.jpg
Ảnh minh họa


Bên cạnh đó ngành giáo dục dường như còn có lỗ hổng rất lớn trong việc dạy người. Nặng về dạy chữ,  mà quên đi việc giáo dục truyền thống, lịch sử, nhân cách, đạo đức làm người...

Các quan niệm sai trái về giá trị con người cũng vì thế lan toả. Phải chăng đây cũng là nguyên nhân sâu sa tạo ra sự biến thái đáng sợ của ngôn ngữ?

Cách đây gần một thế kỉ, chí sĩ Phạm Quỳnh đã có câu nói nổi tiếng, đại ý:  Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn thì nước Việt tồn tại.

Sự biến thái về ngôn ngữ đáng lo hiện nay chứng tỏ các nhà quản lý chưa biết khơi gợi niềm tự hào về tiếng Việt, bảo tồn vốn quí báu của ngôn ngữ dân tộc. Sự chế biến vô tội vạ tiếng Việt như hiện nay đâu chỉ thuần tuý ở sự băng hoại trong ngôn ngữ mà nó còn là sự băng hoại trong lối sống của một tỉ lệ không nhỏ người Việt trẻ.

Đáng buồn thay, trong sự tác động để làm biến thái tiếng Việt có tác động không nhỏ của các nhà làm văn hoá. Ngoài trường hợp Nhà XB Mỹ thuật cho ra ấn phẩm "Sát thủ đầu mưng mủ", thì gần đây việc không ít ngưòi cổ vũ cho thứ thơ viết và nghĩ lai căng, rập theo cách viết và lối tư duy nước ngoài của đôi ba nhà thơ thạo ngoại ngữ cũng là sự góp phần... không nhỏ.

Đáng ra nhà thơ hơn ai hết phải làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng trong sáng hơn, dân tộc hơn. Vậy mà...

Tôi nhớ trong tiểu luận "Hawthorne và tiểu thuyết Rêu trên nhà mục sư", nhà văn Mỹ nổi tiếng Herman Melville tác giả hai tiểu thuyết lừng danh thế giới "Typee"," Omoo" người cùng thời với Whitman, tác giả tập thơ Lá cỏ, khuyên các nhà văn, nhà thơ Mỹ không nên viết như một người Anh, người Pháp.

Ông khẳng định "các nhà văn chúng ta là nhà văn Mỹ... Thất bại trong việc sáng tạo ra cái độc đáo vẫn tốt hơn là thành công trong việc bắt chước"

Vậy mà những câu thơ loằng ngoằng, bất chấp ngữ điệu, ngôn từ nhịp điệu của tiếng Việt, cách nghĩ của dân tộc ta đã từng sáng bừng trong những trang viết của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính... lại được ca ngợi, tán thưởng... thì trách chi các cháu thanh, thiếu niên không từ tấm gương mờ đó mà làm hỏng tiếng Việt thân yêu bằng những trò ảo thuật bậy bạ trong ngôn ngữ của họ.

--------------------

(Nguồn: Blog Lê Thiếu Nhơn. Tuần Việt Nam biên tập, đặt lại tít, và các tiêu đề nhỏ)

Nguyễn Hiếu

TK thêm:

Ngôn ngữ còn là phương tiện lưu trữ, truyền tải kiến thức, suy nghĩ. Vì vậy, nếu ngôn ngữ hỏng thì ý thức và tư duy cũng hỏng theo. (Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Văn hóa đọc ở VN chỉ rộn ràng bề nổi



Một bạn trẻ chen chân mua sách của GS Bảo Châu sau đó đành bỏ vì 'đọc không vô'. Bạn khác háo hức rinh bằng được 'Lolita' về để rồi ngậm ngùi: 'Không hiểu'. Hai cuốn sách này thuộc loại best-seller, nhưng thực chất số người tiếp nhận được chúng không nhiều.

Hội thảo "Sách và chấn hưng giáo dục" do dự án Sách Hay và nhiều đơn vị phối hợp thực hiện vừa qua tại TP HCM thu hút hàng trăm người tham dự, gồm những bậc tri thức, các nhà văn, nhà khoa học, nhà giáo... và nhiều người trẻ. Tại buổi gặp gỡ, nhiều bậc đàn anh, cha chú thay vì lên tiếng, đã nhường lời cho người trẻ nêu ý kiến.

Những lời phát biểu từ các sinh viên đại học còn ngượng ngùng, lúng túng và dông dài, nhưng tựu trung là lời nói thật về việc đọc sách của họ hiện nay.

Trinh, một sinh viên khoa du lịch, Đại học Văn Hiến TP HCM, khiến không ít người bất ngờ khi cho biết: "Từ hồi tiểu học đến hết phổ thông, em chưa bao giờ có quan niệm nên đọc thêm sách nào ngoài sách giáo khoa. Em đọc và học sách giáo khoa chỉ để lấy điểm tại nhà trường. Từ nhỏ em đã không thích đọc sách rồi, chỉ đọc truyện tranh. May mắn là khi vào giảng đường đại học em mới nhận ra được một thực tế là: sách hay lắm. Nhưng giờ nhận ra được thì lại không có thói quen đọc, nên đọc sách rất lâu, thấy rất khó để đọc. Em cũng không biết bây giờ có bao nhiêu bạn sinh viên thấy sách là hay nữa?".

Phi Vũ, sinh viên của đại học Y dược TP HCM lại bày tỏ trăn trở về chuyện đọc sách để làm gì. "Tôi thấy hiện nay có rất nhiều sách hay nhưng đọc sách để làm gì? Đọc cho vui, đọc để... chém gió với bạn bè hay đọc để tiếp nhận tri thức, để thay đổi?", anh nói.

Một sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM nói, nhìn lại 12 năm phổ thông, bạn thấy các sách về Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, hay các sách chuyên ngành kỹ thuật trong nhà trường chỉ đủ cung cấp kiến thức mà "học để thi thôi, xong rồi quên ngay". Bạn trẻ này trăn trở, làm thế nào để những kiến thức trong thời gian ngồi ở ghế nhà trường ứng dụng được thật sự vào cuộc sống, vào nghề nghiệp của mỗi người.

Ngoài chuyện phàn nàn giá sách cao, sách các thể loại chưa hấp dẫn, phát biểu của nhiều người trẻ tại hội thảo cho thấy một điều chung: Họ chưa có tình yêu đọc sách. Họ hoang mang với việc đọc sách gì, như thế nào. Thậm chí, có người còn không biết, đọc sách mang lại "lợi lộc gì?".

http://evan.vnexpress.net/News/doi-song-van-nghe/2012/05/10729-van-hoa-doc-o-vn-chi-ron-rang-be-noi/hoi-sach-tp-hcm.jpg
Người trẻ Việt Nam hiện nay chưa được trang bị thói quen, kỹ năng đọc sách.



Từ những ý kiến này, nhìn lại những hoạt động cổ vũ sôi nổi cho nền văn hóa đọc trong nước hiện nay, dễ thấy tồn tại nghịch lý.

Hội sách TP HCM vừa qua đón tiếp hàng chục nghìn người, Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2012 mở rộng quy mô, tưng bừng ở Hà Nội. Vẫn có những cuốn sách best-seller được độc giả rộn ràng đi mua như: Ai và Ky ở xứ sở của những con số tàng hình, Lolita, hay các sách của Nguyễn Nhật Ánh...

Không chỉ vậy, những cuộc bình chọn sách hay, sách yêu thích luôn được chú trọng tổ chức. Gần đây, Fahasa công bố giải "Sách được bạn đọc yêu thích bình chọn lần một" và hứa hẹn những lần tổ chức tiếp theo ở các năm sau. Thành đoàn TP HCM cũng có giải thưởng "Sách Việt tôi yêu"... Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều hoạt động diễn ra hiện nay trên cả nước để khuyến khích, cổ vũ, kêu gọi xây dựng một nền văn hóa đọc.

Nhìn vào các hoạt động này, khó để nói rằng người VN đang quay lưng với việc đọc sách. Nhưng việc hàng dài người xếp hàng chờ mua một quyển sách của giáo sư Ngô Bảo Châu nói lên được điều gì về sự đọc?

Một bạn trẻ thú nhận, sau khi chen chân mướt mồ hôi để mua được cuốn sách mà mọi người đang kháo nhau "hay lắm!", hí hửng về nhà thưởng thức ngay rốt cuộc đành bỏ nửa chừng vì "toàn con số, khó 'xơi' quá!".

Một nhóm khác háo hức đi tìm mua cho bằng được cuốn Lolita vừa xuất bản vì nghe nói "cuốn này dữ dội lắm!". "Về nhà tôi lật được mươi trang đã tuyên bố xin đầu hàng vì không thể nào hiểu nổi. Anh bạn tôi cố gắng đọc được hơn 100 trang cũng buông sách vì rối rắm quá", bạn Thanh Huyền, một nhân viên văn phòng 27 tuổi, cho biết.

Nhìn vào bảng danh sách công bố giải "Sách được bạn đọc yêu thích bình chọn lần một" của Fahasa, một người trong giới xuất bản lắc đầu chán nản, bởi quanh đi quẩn lại độc giả chỉ bình bầu cho vài tác giả, vài cuốn sách quen.

Giải thưởng "Sách Việt tôi yêu" của Thành đoàn cũng không ngoại lệ. Top 10 cuốn sách do các bạn trẻ bình chọn vẫn chỉ là tác phẩm của Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Sáng... "Đó là những tác phẩm giá trị. Nhưng bao nhiêu năm trôi qua, mà giới trẻ Việt vẫn chỉ đọc như thế thì là vấn đề đáng nói. Nếu xem đọc sách là để "chấn hưng giáo dục" thì sự đọc ấy phải được nâng tầm, phải chuyển động, vận động theo dòng chảy về phía trước của tri thức", một đại diện NXB chia sẻ với eVan.

Tại hội thảo "Sách và chấn hưng giáo dục", GS-TS Chu Hảo nhắc đến 3 yếu tố cấu thành cái gọi là "văn hóa đọc sách": thói quen đọc sách, phương pháp chọn sách, kỹ năng đọc sách. Ông cho rằng, cả 3 điều này chỉ có thể hình thành khi một con người được huấn luyện từ khi còn nhỏ.

Ở các nước tiên tiến, từ cấp một, các em đã được hướng dẫn để lựa chọn sách hoặc đọc những cuốn sách do thầy cô hướng dẫn, thảo luận. Từ đó hình thành nên những thói quen như phương pháp học tập nhóm, làm việc theo nhóm từ tiểu học, trung học phổ thông đến đại học.

"Tiếc rằng nền giáo dục của chúng ta từ mấy chục năm nay rồi cũng không bao giờ coi trọng điều này. Chúng tôi nghĩ có một cái hại lớn là ngay cả thế hệ ông bà, cha mẹ của các em bây giờ cũng không được dạy điều đó nên không có khả năng hỗ trợ cho nhà trường để giúp các em ngay từ nhỏ", giáo sư Chu Hảo nói.

Nếu xem những hoạt động phong trào cổ vũ tinh thần đọc sách hiện nay là những "phép thử" đo lường văn hóa đọc của Việt Nam, thì có lẽ, những phép thử ấy chỉ mới đo được bề nổi. "Mua nhiều, đọc nhiều sách dễ tạo ra sự ngộ nhận bởi văn hóa đọc không chỉ là như thế. Đọc quá nhiều cũng tệ như đọc quá ít. Sẽ rất dở khi độc giả đến với sách không mục đích, không có khả năng tự định hướng, phân tích... và họ sẽ dễ bị chùn chân", anh Minh Đức, người từng công tác ở Phương Nam Book, nói.

THOẠI HÀ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điều kỳ diệu của bài vọng cổ



Trong nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ, có nhiều mỹ danh gắn liền với những nghệ sĩ tài hoa: Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn, vua ca vọng cổ hài Văn Hường, vua xàng xê Minh Chí, hoàng đế đĩa nhựa Tấn tài, nữ vương sầu nữ Út Bạch Lan, nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, nữ hoàng kiếm hiệp Mỹ Châu… Đối với tất cả các nghệ sĩ thành danh này, một trong những thước đo chính để trao vương miện cho họ chính là tài năng ca vọng cổ.

Nói cách khác, trên sân khấu cải lương, bản vọng cổ được xem là bài bản “xương sống”. Ra đời cách đây hơn 90 năm, đến hiện tại dù cải lương đang hồi khó khăn, nhưng bản vọng cổ dường như vẫn khỏe mạnh và tiếp tục phát triển. Vì sao thế? Bởi vì bản vọng cổ có những điều kỳ diệu của nó.

Từ cuộc tình chung thủy đến bản Dạ cổ hoài lang
Bài tổ của bản vọng cổ chính là bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Sự ra đời của bài ca này gắn với một cuộc tình son sắt.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tức Sáu Lầu) sinh năm 1892 tại rạch Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, bây giờ là Mỹ Thuận, Tân An, Long An. Năm lên 6 tuổi, gia đình của cậu bé Sáu Lầu cùng với 19 gia đình khác dắt dìu nhau về lập nghiệp tại Gia Hội, Bạc Liêu. Ở đó, cậu bé Sáu Lầu đã thọ giáo với nhạc sĩ Hai Khị, một nhạc sĩ đàn ca tài tử có tiếng khắp lục tỉnh Nam Kì lúc bấy giờ.

Năm 21 tuổi, chàng thanh niên Sáu Lầu được mai mối kết hôn với cô Trần Thị Tấn. Dù trong cảnh nghèo khó, nhưng đôi vợ chồng son vẫn yêu thương nhau rất mực. Số phận trớ trêu, tám năm ân ái mà họ vẫn chưa có được mụn con nào. Theo đúng truyền thống phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” (cưới nhau đã ba năm mà không thể sinh con thì không được xem là vợ nữa), mẹ ông đã buộc ông phải trả vợ.

Nếu phải chìu lòng thân mẫu vì cái câu ác nghiệt “Tam niên vô tử”, thì chàng thanh niên Sáu Lầu cũng hiểu rõ cái câu “Nhất nhật phu thê bá dạ ân” (Một ngày là vợ chồng thì trăm năm ân nghĩa). Bởi thế, Sáu Lầu ngày đêm thương nhớ vợ hiền, mong mỏi ngày đoàn tụ. Trong tâm trí, ông nghĩ rằng vợ ông chắc cũng đang chịu cảnh sầu thảm nhớ nhung giống như ông. Cám cảnh thay cho người vợ tuổi mới đôi mươi buộc phải xa chồng, chịu bao tiếng đời ác nghiệt, để rồi đêm đêm mong ngống chồng mòn mõi như thiếu phụ trông ngóng chinh phu ngoài vạn lý xa xôi.

Tức cảnh sinh tình, người chồng Sáu Lầu đã viết nên một bài ca mang tên là “Hoài Lang” (Trông chồng), như để nói dùm nổi lòng của người vợ tào khang. Sau đó ông Bảy Kiên đề nghị thêm vào chữ “Dạ cổ” (Tiếng trống đêm khuya). Và thế là bài “Dạ cổ hoài lang” (Đêm nghe tiếng trống nhớ thương chồng) đã ra đời.

Nỗi lòng ông đã được người mẹ vợ cảm thông nên bà âm thầm tạo điều kiện cho hai người được bí mật gặp nhau. Trời như thương kẻ có lòng, chính những lần gặp gỡ âm thầm đó, vợ ông đã có mang. Gia đình ông Sáu Lầu vui mừng đến đón dâu trở lại. Vợ chồng đoàn tụ trong niềm hân hoan. Sau đó bà sinh cho ông đứa con trai đầu lòng trong tổng số bảy người con, năm trai, hai gái sau này.

Ông Sáu Lầu mất ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Bạc Liêu. Mộ hai vợ chồng ông hiện được đặt cạnh nhau như một minh chứng cho cuộc tình thủy chung gắn bó của đôi vợ chồng nghèo dẫn đến sự ra đời một bài bản bất hủ của sân khấu cải lương Nam Bộ.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/3db97f21.jpg
Cố nhạc sư Cao Văn Lầu




Từ tác phẩm cá nhân trở thành sáng tác tập thể
Bài “Dạ cổ hoài lang” được nhạc sĩ Sáu Lầu viết vào năm 1919. Khi ấy bài này có 22 câu nhịp đôi. Theo soạn giả Viễn Châu-danh cầm Bảy Bá, ông Sáu Lầu đã bỏ hai câu cuối để còn 20 câu nhịp đôi. Từ nhịp đôi lúc mới vừa được sáng tác, bài “Dạ cổ hoài lang” dần phát triển theo thời đại để đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thưởng thức của khán giả.

Theo giáo sư Trần Văn Khê, năm 1922, ông Phạm Công Bình đặt vở tuồng “Tối độc phụ nhân tâm” trong đó có bài “Dạ cổ hoài lang” nhịp hai. Năm 1925, ông Huỳnh Thủ Trung, tức Tư Chơi, sáng tác lời ca cho bài “Vọng cổ” nhịp tư mang tên “Tiếng nhạn kêu sương” trong đó có đoạn:

“Nhạn đành kêu sương nơi biển Bắc
Én cam khóc hận dưới trời Nam”.

Đến năm 1935, ông Lư Hòa Nghĩa, tức nghệ sĩ Năm Nghĩa, ca bài “Văng Vẳng tiếng chuông chùa” vọng cổ nhịp 8. Năm 1938, nhạc sĩ Vĩnh Bảo đàn cho cô năm Cần Thơ ca vọng cổ nhịp 16. Đĩa Beka thâu vọng cổ nhịp 8, nhịp 16. Khoảng đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn đã khởi đầu ca bài vọng cổ nhịp 32 mà đa số nghệ sĩ cải lương hiện nay vẫn còn hát. Vọng cổ nhịp 64 và 128 cũng bắt đầu phát triển, nhưng không mấy phổ biến.

Đi vào chi tiết về ngày tháng, tên họ của các nhạc sĩ, nghệ sĩ góp phần phát triển cho bản vọng cổ từ nhịp 2 đến nhịp 128, hiện còn khá nhiều điểm chưa tương đồng giữa các nhà nghiên cứu cổ nhạc. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là, bản “Dạ cổ hoài lang” của cụ Sáu Lầu ngày ấy đã không ngừng lớn lên theo năm tháng, đặc biệt là có biết bao nhạc sĩ, nghệ sĩ đã đóng góp cho việc định hình một bài vọng cổ nhịp 32 hoàn hảo cho người mộ điệu thưởng thức như ngày nay.

Bài ca vua của sân khấu cải lương
Bản vọng cổ được xem là “Bài ca vua” của sân khấu cải lương. Có nhiều lí do để giải thích cho “cái vị thế” đó. Trước tiên, bài vọng cổ được xem là thước đo chính để khán giả đánh giá nghệ sĩ, các nghệ sĩ muốn được nổi tiếng và thành công thì phải hát thật mùi bài vọng cổ. Nó giống như cái dáng vẻ bên ngoài của một con người, dù chưa biết tâm tính thế nào, lòng dạ ra sao, nhưng nếu có dáng vẻ bên ngoài dễ nhìn, thì tất nhiên đó là một lợi thế để lấy được thiện cảm của người khác. Đối với nghệ sĩ, nếu ca vọng cổ mà khán giả nghe mùi, thì nghệ sĩ sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình của khán giả. Nếu ca vọng cổ mà được khán giả chấp nhận, thì tức là người nghệ sĩ đã có được một giấy thông hành loại ưu tiên để tiếp tục con đường chinh phục trái tim người mộ điệu. Bởi vậy mà tất cả các đào kép chánh đều buộc phải ca vọng cổ cho hay. Và hầu như tất cả những nghệ sĩ thành danh, khán giả nhớ đến họ trước hết là nhớ đến một giọng ca vọng cổ đặc sắc nào đó.

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/21e82a0a.jpg



Còn khi đến rạp xem diễn cải lương trực tiếp, trên sân khấu, nghệ sĩ ca, múa biết bao nhiêu bài bản cải lương. Nhưng lạ thay, như một luật bất thành văn, hễ nghệ sĩ trên sân khấu vô vọng cổ, là lập tức khán giả im phăng phắt để lắng nghe từng câu, từng lời, từng cách nhả chữ, luyến láy, đến khi nghệ sĩ xuống vọng cổ thì lập tức cả khán phòng vỗ tay tán thưởng. Trong khi các bài bản cải lương khác, dù nghệ sĩ có ca thật hay, thật mùi, cũng không hề được ưu ái dành cho một luật bất thành văn như vậy.

Một thế mạnh nữa của bài vọng cổ để giúp nó ngồi vững trên ngai vàng, đó chính là tính phổ biến của nó trong xã hội, đối với người mê cải lương cũng như người thích tân nhạc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, cái thời mà hằng ngày bằng phương tiện này hoặc phương tiện khác, người ta đều nghe nói đến cái gọi là “cải lương xuống dốc”, “cải lương suy thoái”… nói chung là những từ ngữ chỉ sự suy yếu của cải lương trước những loại hình giải trí hiện đại khác. Ấy thế mà, dù mê cải lương hay không, có mấy ai ở Miền Nam Việt Nam khi nghe nói đến từ “vọng cổ” lại không biết đó là cái gì. Còn khi nghệ sĩ cải lương phải chạy sô cho các chương trình tân nhạc, thì khi nhìn thấy họ trên sân khấu, khán giả có mấy ai yêu cầu họ ca một bản Nam ai hay một bài Trường tương tư, mà hầu như chỉ yêu cầu duy nhất vọng cổ và vọng cổ.

(Mời xem tiếp phần sau}
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Điều kỳ diệu của bài vọng cổ

(tiếp theo đoạn trên)

Sáu câu vọng cổ nghe hoài không chán
Nhờ bài vọng cổ mà biết bao giọng ca đã trở nên bất tử trong lòng người mộ điệu: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Thanh Sang, Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng, Tấn Tài, Hà Bửu Tân, Út Bạch Lan, Thanh Hương, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Mộng Tuyền, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ… và còn biết bao giọng ca bất tử khác nữa. Thế nhưng mà lạ thay, trong rất nhiều giọng ca nổi danh ấy, không giọng nào giống giọng nào, mỗi giọng có một nét rất riêng mà hễ vừa nghe là khán giả nhận ra ngay, không nhầm lẫn vào đâu được.

Dù nhiều nhà nghiên cứu cố gắng xếp nhiều nghệ sĩ vào trong một trường phái ca vọng cổ cụ thể, thế nhưng sự phân chia đó vô cùng tương đối, bởi cái tính đa dạng trong giọng ca giữa những nghệ sĩ qua cách nhấn nhá, vô vọng cổ, xuống xề, xấp chữ… Ngay cả đối với bản thân nghệ sĩ, thì trong mỗi bài vọng cổ, tùy theo nội dung và tâm trạng họ cũng có những cách nhấn nhá khác nhau. Thế mới biết, chỉ có sáu câu vọng cổ nhưng lại hàm chứa muôn hình vạn trạng kiểu ca, cách hát: Như cách xấp chữ và ca chẻ nhịp của nghệ sĩ Út Trà Ôn đến hiện tại vẫn chưa có ai kế thừa, hay lối xuống xề ở cuối câu 5 và 6 của Sầu nữ Út Bạch Lan cũng là có một không hai, hoặc cách dứt câu 2 ngân dài của nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng là độc nhất vô nhị trong làng cổ nhạc Miền Nam.

Nhờ sự đa dạng này, mà bản vọng cổ chỉ có 6 câu ca tới ca lui từ xưa đến giờ với biết bao ngàn bài, thế mà mỗi lần nghe, là người ta có cảm giác như mới vậy. Khi một soạn giả viết ra một bài ca vọng cổ mới, thì cái mới ở đây chỉ là lời ca, chứ còn bản đờn 6 câu vọng cổ vẫn y vậy, không có gì thay đổi. Tuy nhiên, với lời ca mới, khán giả khi nghe không hề thấy nhàm chán với 6 câu đờn, mà lời ca mới đã khiến cho cả bản vọng cổ trở nên hoàn toàn mới. Hơn nữa, cùng một bài vọng cổ, nhưng mỗi nghệ sĩ có cách thể hiện khác nhau, bởi thế nó vẫn luôn như mới.

Vọng cổ đâu chỉ có u buồn!
Khán giả tìm đến với cải lương bởi ở đó là một cuộc đời thu nhỏ. Các bài bản cải lương rất đa dạng, có thể diễn tả được đủ loại thất tình lục dục của con người. Thường thì sân khấu cải lương có 20 bài bản tổ bao gồm:
- Ba bài Nam: Nam Xuân, Nam Ai + Nam Ai Lớp Mái , Đảo Ngũ Cung + Song Cước .
- Sáu bài Bắc: Lưu Thủy, Xuân Tình, Phú Lục , Bình Bán, Tây Thi, Cổ Bản.
- Bảy bài Lễ: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc.
- Bốn bài Oán: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu.
- Bốn bài Oán phụ: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Quyên, Xuân Nữ.

Hai mươi bản tổ này chia ra bốn loại theo bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông) và bốn hướng (Ðông, Tây, Nam, Bắc), được sử dụng biểu đạt những cung bậc tình cảm khác nhau. Chẳng hạn như để diễn tả tình cảm vui tươi rộn rã thì sử dụng bài Xuân Tình, sự hùng tráng uy nghi thì có điệu Xàng Xê, buồn ão não thì có Phụng Hoàng, Tứ Đại Oán hay Nam Ai, biểu lộ sự sảng khoái thì dùng điệu Nam Xuân, thổ lộ tâm tình trong tâm trạng u hoài thì có Văn Thiên Tường….

Thế còn bài vọng cổ thì sao? Vọng cổ có thể diễn tả được hết thảy các loại tình cảm đó.

Trước tiên, vọng cổ là u buồn ão não. Bản “Dạ cổ Hoài Lang” vốn là một bài buồn tê tái, thì bản vọng cổ ngày nay đương nhiên phải đượm nét u sầu. Đã có biết bao bài vọng cổ kể lể chuyện thương đau làm rung cảm biết bao con tim mộ điệu: Tình anh bán chiếu-Út Trà Ôn, Tiếng Ve Sầu-Út Bạch Lan, Cô gái bán đèn hoa giấy-Thanh Hương, Bạch Thu Hà-Lệ Thủy, Bông Ô Môi-Tấn Tài, Hòn Vọng Phu-Mỹ Châu, Tình là dây oan-Hữu Phước+Thanh Nga, Tình mẫu tử-Ngọc Giàu...

Thế nhưng, bài vọng cổ không chỉ có u sầu, mà còn có thể khiến người nghe cười ra nước mắt. Người mê vọng cổ làm sao quên được giọng ca độc nhất vô nhi của vua vọng cổ hài Văn Hường, với hàng loạt các bài vọng cổ để đời: Vợ tôi nói tiếng Tây, Chó mực đầu cáo, Lá sớ táo quân, Văn Hường đi Suzuki, Tề Thiên đại thánh, Văn Hường đi hớt tóc, Tư ếch lên sài Gòn, Tư Ếch đại chiến Văn Hường… Hay giọng ca Hề Minh trong bài Tôi mến làng tôi, Hề Sa với bài Pháp sư giải nghệ.

Trong cuộc sống, những bậc anh hùng có khi cũng phải lệ rơi vì một hoàn cảnh trái ngang nào đó. Giọt nước mắt ở đây không phải là giọt nước mắt “bi lụy” mà là giọt lệ “bi hùng”. Cũng vẫn là những câu vọng cổ quen thuộc, nhưng người ca đòi hỏi phải cho khán giả cảm được nỗi u buồn, nhưng buồn với khí khái anh hùng. Những bài vọng cổ cho thể loại này cũng không hiếm: Nguyễn Trãi-Út Trà Ôn, Phàn Lê Huê-Út Bạch Lan, Hận Kinh Kha-Tấn Tài, Trống Loạn Thăng Long thành-Minh Cảnh, Men Rượu Sa Kê-Hữu Phước…

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/VHVN/6451513b.jpg
Đờn ca tài tử miền sông nước Nam bộ.



Cái hồn của bài vọng cổ
Bài vọng cổ được xem là một bản nhạc cho người ca nhiều tự do nhất. Ví dụ như đối với bản vọng cổ 6 câu nhịp 32, người ca chỉ cần giữ đúng nhịp ở cuối câu, còn trong lòng bản thì hoàn toàn tự do nhấn nhá, luyến lái, xấp chữ ... Chính nhờ có tự do mà các nghệ sĩ tha hồ sáng tạo ra cái riêng để người nghe không nhàm chán. Thế nhưng, cũng như khi nấu một nồi canh chua Nam Bộ, tùy ý thích mà người ta có thể nêm gia vị chua nhiều hoặc ngọt nhiều, nhưng phải nêm nếm làm sao để cho nồi canh chua còn là nồi canh chua, chứ để nhiều đường quá cũng không được mà bỏ nhiều me quá cũng không hay. Bản vọng cổ cũng vậy, nó “tự do” mà không “vô lối”, tức dù có tự do, nhưng phải giữ những điểm cơ bản nhất của nó, nếu không nó sẽ không còn là vọng cổ nữa.

Những điểm cơ bản nào?
Vọng cổ trước tiên là “tự sự”, tức “kể chuyện lại cho người ta nghe”. Trong câu chuyện dĩ nhiên tùy lúc sẽ có Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn). Như vậy, mỗi bản vọng cổ đòi hỏi người viết phải cho nó một cốt truyện, người nghệ sĩ phải dùng lời ca để truyền tải cho được nội dung và tinh thần của cốt truyện đó đến người nghe.

Thứ hai, phải hiểu rằng nhiệm vụ chính của người thể hiện bài vọng cổ là “ca”, và cái đích chính đó là làm thỏa mãn sự “nghe” của người thưởng thức. Bởi vậy mà người ta thường nói “ca vọng cổ”, nhưng “hát cải lương”. “Ca”, tức là người nghệ sĩ phải sử dụng giọng ca của mình để biểu đạt nội dung và sắc thái tình cảm của bài vọng cổ, làm sao để cho người thưởng thức chỉ nghe giọng ca cũng cảm được những cung bậc tình cảm mà người viết bài ca gửi gắm. Trong khi đó, cái chính của cải lương là “hát”, tức “biểu diễn” để cho khán giả “xem”, lời ca khi ấy đóng vai trò bổ trợ cho động tác diễn. Hồi trước, trong rạp hát, khi nghệ sĩ trên sân khấu chuẩn bị vô vọng cổ là lập tức hệ thống chiếu sáng được tắt bớt, ánh sáng chỉ còn giữ đúng cho khán giả nhìn thấy người nghệ sĩ đang vô vọng cổ. Trong bóng đêm, âm thanh của câu vọng cổ ngân vang, người nghe tập trung vào âm thanh đó, lời vọng cổ bổng nhiên trở nên trang trọng và hay làm sao! Thế mới biết các bậc tiền bối coi trọng việc “nghe” vọng cổ đến dường nào.

Vọng cổ là “bình dị” bởi nó xuất phát từ nơi thôn dã, bởi nó giống như câu hò điệu lí của Miền Nam. Chính vì thế mà nó mới được công chúng yêu thương đến như vậy. Do đó, phải ca làm sao cho đúng cái thần của âm nhạc miền nam là “Chân phương hoa lá”. Tức khi ca vọng cổ là phải ca chân phương, nhưng không phải để bài ca chết khô, mà phải dùng chất giọng riêng tô điểm thêm hoa lá cho bài ca được tươi, được đẹp.

Ngày nay, có nhiều người lạm dụng quá mức các màn múa bổ trợ cho bài vọng cổ. Đến mức mà, khi nghệ sĩ đang vô vọng cổ trên sân khấu, người ta vẫn để đèn đuốc sáng trưng, nghệ sĩ ca đứng giữa, các nghệ sĩ múa chạy qua chạy lại tấp nập. Trong điều kiện như vậy, khán giả bị phân tâm, không thể tập trung vào việc “nghe” được, còn nghệ sĩ biểu diễn thì cũng không thể tập trung chăm sóc tối đa cho giọng ca của mình do bị chi phối bởi việc kết hợp cùng đội múa. Và kết quả là: người ca thì không thể “ca” hết mình, mà người nghe thì cũng không thể “nghe” hết sức.

Nhận định về thế hệ ca vọng cổ ngày nay qua các cuộc thi vọng cổ, Vua soạn lời vọng cổ Viễn Châu cho biết: “Hầu hết các cuộc thi tôi đều theo dõi, cảm thấy vô cùng vui mừng khi bộ môn cải lương vẫn còn nhiều người trẻ nối tiếp kế tục, sẵn sàng dấn thân đeo đuổi. Nhưng thú thật, có nhiều nghệ sĩ trẻ hát vọng cổ điệu đà, làm dáng quá đáng không đúng với cái chất của vọng cổ lắm. Theo ý kiến riêng của tôi, thể hiện bài hát vọng cổ cần phải thật giản dị, nhẹ nhàng giống như những lời mẹ ru, ngọt ngào và êm ái đưa con trẻ vào giấc ngủ say”. Đấy có phải chăng là lời cảnh báo cho thế hệ nghệ sĩ hiện tại đừng rời bỏ “cái hồn” của bản vọng cổ, để bảo tồn và phát huy “Bài ca vua của sân khấu cải lương”?

LÊ PHƯỚC
Đài RFI, ngày 8.8.2012
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối