Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Cần một tiêu chuẩn đô thị khác cho Đà Lạt



Quy hoạch Đà Lạt phải bắt đầu từ việc khẳng định không gian xanh và các giải pháp quy hoạch kiến trúc. Không gian xanh nên được phát triển song song với phát triển đô thị mới, theo giải pháp cài răng lược. Đô thị Đà Lạt cần đặt ra tiêu chuẩn diện tích xanh tối thiểu cao hơn gấp đôi các đô thị khác của Việt Nam.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/398/583398.jpg
Đà Lạt đang nóng lên. Một trong những nguyên nhân được nhắc tới là do nhà kính trồng rau - Ảnh: Hoài Trang



Thử thách lớn nhất trước mắt là có nên phát triển Đà Lạt theo tiêu chí hiện nay của đô thị loại 1 trực thuộc trung ương hay không. Theo đó, cái lợi trước mắt sẽ là được ưu tiên nhận nguồn ngân sách của trung ương và tài trợ hoặc vay vốn ưu đãi, được áp dụng các chính sách ưu tiên giúp phát triển thành phố về mọi mặt. Tuy nhiên, cái hại có thể lớn hơn nhiều do Đà Lạt phải được quy hoạch với mức dân số, mật độ xây dựng và nhà cao tầng cao gấp nhiều lần hiện nay thì quy hoạch mới có thể được duyệt.

Theo hướng đó, Đà Lạt chắc chắn sẽ không còn là thành phố trong rừng nữa, mà sẽ nóng lên và ô nhiễm, mất dần các giá trị vốn có như cảnh quan thơ mộng, khí hậu mát mẻ và vai trò của một trung tâm nghỉ dưỡng quốc tế. Nói cách khác, càng phát triển theo hướng này Đà Lạt càng “đập bể nồi cơm” của mình.

Các lãnh đạo của Bộ Xây dựng cũng đã nhìn ra bất cập của cách phân loại đô thị hiện nay, qua việc thiếu vắng một loại hình đô thị đặc biệt trực thuộc trung ương dành cho đô thị như Đà Lạt và Huế, với yêu cầu cao về bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn di sản kiến trúc thay cho yêu cầu về quy mô thành phố và mật độ dân số.

Nếu như tiêu chuẩn phân loại đô thị này không thể được điều chỉnh trước khi bắt tay vào làm quy hoạch cho Đà Lạt đến năm 2030, hi vọng các nhà lãnh đạo sẽ xem xét hoãn lại mục đích đưa Đà Lạt trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương vào giai đoạn sau năm 2030, vì trong vài thập niên tới Đà Lạt vẫn có tiềm năng phát triển nhanh và bền vững, qua đó bảo vệ được tài nguyên của mình.

TS.KTS NGÔ VIẾT NAM SƠN


Đà Lạt dành cho ai?



Ban đầu chỉ là khu nghỉ dưỡng của người Pháp trốn chạy xứ sở thuộc địa nóng bức và ẩm thấp, Đà Lạt dần trở thành nơi sinh sống, nghỉ dưỡng của người Việt. Theo thời gian Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch độc đáo, một thành phố trên cao với bản sắc rất riêng, một thành phố mà có những lúc du khách đông hơn dân bản xứ.

Và bây giờ Đà Lạt trở nên chật chội, những cảnh quan nổi tiếng đang dần bị xây chen, xuống cấp, những hàng thông đang nhường chỗ cho các dự án. Mở rộng Đà Lạt để đạt mục đích gì chưa rõ, bởi Đà Lạt được mệnh danh là thành phố trong rừng, một thành phố phi đô thị. Đà Lạt có cần đô thị hóa, hiện đại hóa không? Có cần tăng diện tích gấp chín lần hay không? Có cần nhà cao tầng, đường cao tốc, phá bỏ rừng thông che phủ để tạo ra các khu dân cư, chung cư và các dịch vụ đi kèm?

Đà Lạt có phải là một thành phố đang phát triển, hay chỉ là một thành phố dành cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và nông nghiệp, một nơi nghỉ dưỡng và hoài niệm? Đà Lạt đem đến cho người dân sở tại điều gì, và đem đến cho người dân cả nước điều gì cần thiết và quý giá nhất? Công ăn việc làm, đi lại, giáo dục, nghỉ dưỡng đối với thành phố này phải được ứng xử ra sao khi có quá nhiều mục đích đối lập?

Ứng xử với Đà Lạt không thể áp dụng những lý thuyết quy hoạch đô thị cứng nhắc của thế giới để biến Đà Lạt phi đô thị trở thành một siêu đô thị lớn nhất nước. Tạo ra một siêu đô thị như vậy trên nền của một thành phố đã tạo dựng được cái hồn đô thị, thực chất là đang trùm phủ lên Đà Lạt một cái lưới quy hoạch áp đặt các lối mòn đô thị bình thường của thế giới... Bởi thế, công tác quy hoạch đối với Đà Lạt cần diễn đạt được quyền lợi của người dân với những nhu cầu, ý nguyện của họ, liên quan các vấn đề tác động đến đời sống hằng ngày, chất lượng của môi trường, bản sắc hiếm có của một đô thị phi đô thị.

Trong ứng xử và quy hoạch Đà Lạt, nếu tiếp nhận, lắng nghe nhiều tiếng nói, sẽ góp phần tạo sự gắn bó về mặt xã hội của đông đảo dân cư sở tại và người dân cả nước.

KTS NGUYỄN NGỌC DŨNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ngôn ngữ “bẩn” tấn công diễn đàn “sạch”



(Nguoiduatin.vn) - Ngôn ngữ sử dụng trên diễn đàn được dân chủ hóa một cách thái quá đang là một thực trạng nhức nhối hiện nay. Rất nhiều topic biến việc trình bày quan điểm cá nhân thành nơi tranh cãi kịch liệt với những ngôn ngữ lệch chuẩn.

Nick name Honey bee là một thành viên quen thuộc của diễn đàn web trẻ thơ chia sẻ: Đôi khi tôi rất tâm đắc với những bình luận sâu sắc, ý nhị, hài hước của các thành viên nhưng cũng không hiếm phen “nóng mắt” khi gặp những bình luận thô thiển.

http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/11/nguoiduatin-ky1.jpg
Diễn đàn webtretho vẫn được coi là diễn đàn sạch nhưng cũng “vấy” ngôn ngữ bẩn



Lượn một vòng qua một topic bình luận về sự nuối tiếc khi bộ phim hút khách “Cầu vồng tình yêu” kết thúc trên diễn đàn eva.vn. Một nick name có tên Hoanang không ngần ngại “quăng bom": “Ôi cái phim ấy mà bạn cũng thích à, mình thấy nó như dở hơi chả hiểu sao có người lại thích được." Lạ lùng thay nick name hoanang được hàng chục người nhấn “thanks” bày tỏ sự đồng tình. Và một cuộc “bút chiến” chính thức “nổ”.

Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự trên một diễn đàn có tên lamchame.com. Người viết cũng không khỏi choáng váng khi bắt gặp cái nick có tên Metun ngoa ngoắt mắng một thành viên khác khi thành viên đó bình luận không ăn nhập với nội dung topic. Thay vì nhã nhặn nhắc nhở thì nick name này không ngần ngại mắng xa xả. Một số người khác còn mạt sát nhau, thậm chí không ít mẹ thể hiện sự bất bình với người khác một cách thái quá mà quên mất một điều các thiên thần bé nhỏ của mình hẳn cũng phát hoảng khi thấy mẹ lớn tiếng chỉ trích người khác như thế.

Ở diễn đàn web trẻ thơ, ngôn ngữ “bẩn” xuất hiện trên nhiều mục. Nếu bất ngờ xuất hiện một ý kiến trái chiều thì sẽ có một vài nick "gạo cội" nhảy vào chê bai đả kích, dè bỉu, cười chê với những ngôn từ rất cay nghiệt nhằm hạ nhục danh dự người vừa phát ngôn ra cái tư tưởng ấy. Liền sau đó, một loạt fan nhảy vào tung hô, ấn "cảm ơn" ầm ầm cho đến khi đối tượng không đủ sức đỡ lại thì sẽ phải rút lui. Và những người đang theo dõi topic, cùng quan điểm với ý kiến trái chiều đó vì sợ cãi nhau nên cũng im lặng.

Còn nếu nick có tư tưởng trái chiều kia là một người không vừa thì một cuộc chiến chính thức “nổ” ra. Một loạt người vốn dĩ sợ cãi nhau sẽ đăng nhập vào để "cảm ơn" người vừa dám tranh đấu lại. Bây giờ thì hai phe chính thức cãi nhau. Cuộc chiến này có thể kéo dài vài chục trang cho đến khi mod (người quản lý) phải khóa topic lại.

Thành viên Mekun trên diễn đàn webtretho chia sẻ: “Tôi cũng vào web trẻ thơ được một thời gian nhưng chủ yếu là để đọc. Tôi thấy rất nhiều người vào chỉ để lướt qua rồi sau đó viết bình luận, chửi rủa, chọc ngoáy. Ngạc nhiên hơn những bài viết đóng góp ý kiến nghiêm túc thì chẳng ai quan tâm, còn chính những bài đá đểu, chọc ngoáy kia thì lại được chú ý, được nhấn nút “thanks” nhiều. Một số khác kêu gọi không nên như vậy thì không ai để ý lại còn bị phản pháo một cách ngoa ngoắt. Thậm chí, những nick name ghét nhau còn lập hẳn topic mới để chửi cho đã.

Tham khảo về một số nội quy trên diendan.zing.vn đồng thời cũng là tiêu chí chung của hầu hết các diễn đàn hiện đang hoạt động có quy định: Không viết bài có nội dung khiêu khích, lăng mạ người khác hoặc dùng từ ngữ quá khích, nói tục, chửi thề. Thế nhưng, Minh Thu, quản lý một diễn đàn nổi tiếng (đề nghị giấu tên) chia sẻ: “Trên thực tế, tình trạng này vẫn liên tục diễn ra khiến các Mod (người quản lý) vô cùng vất vả bởi chỉ tính riêng việc xóa các bình luận “bẩn” cũng đủ mệt mỏi”.

Linh Nhi
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
@Bác Vodanhthi: Xin phép Bác cho em đăng lại bài này vào mục "Sắc màu văn hoá" của Bác, ĐN trộm nghĩ "ăn" cũng có sắc màu văn hoá Bác ạ.

ĂN BẨN

Có cơ quan nhà nước
Quảng cáo tuyển nhân viên,
Đến thì được ra giá
Chừng ấy, chừng ấy tiền.

Mà giá đòi cao lắm,
Đến hàng trăm triệu đồng
Cho một chỗ khiêm tốn.
Các bác có tin không?

Mà ông quan tuyển dụng,
Các bác không tin đâu,
Công khai nêu con số,
Thậm chí ngẩng cao đầu.


Chắc ông không ăn cả,
Còn phải chia nhiều người.
Chia cho cả hệ thống.
Ngẫm mà chán mớ đời.

Chán nữa là điều ấy
Đã thành lệ xưa nay.
Ăn bẩn cấp nhà nước,
Móc túi có đường dây.

Người ta còn đồn đại,
Thậm chí chức quan to
Cũng tiền tỉ mới có,
Chứ tự dưng ai cho?

Không cần nói cũng biết
Tiền tỉ ấy đi đâu.
Tất nhiên quan liêm khiết
Sẽ dấm dúi chia nhau.

Tôi là công dân tốt,
Không bôi nhọ nước nhà.
Nhưng sự thật thế đấy.
Ôi, nước ta, nước ta.

Chỉ tội mấy đứa nhỏ,
Trường dạy toàn điều hay.
Học xong, ra xin việc
Lại gặp cảnh thế này.

•Thái Bá Tân


Nguồn: Thaibatan.com
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Chắc chắn rằng "ăn" là một sắc màu văn hóa rồi, ông Đồ ạ. Mời ông Đồ và các bạn tham khảo bài viết về ăn uống sau đây nhé:

Quán chè 70 tuổi ở Sài Gòn



Đó là một xe bán chè nằm lọt thỏm trong trạm biến áp ở khu thương xá Đồng Khánh, quận 5, TP HCM. Đơn sơ là vậy, quán chè đã tồn tại hơn 70 năm nay, truyền qua 4 thế hệ của một gia đình.

Quán chè ấy vẫn thường được gọi là chè “nhà đèn”, tên chính thức là Châu Giang. Quản lý quán bây giờ là chị Lý Thanh Hà, gọi người khai sinh quán chè là cụ cố. Là thế hệ thứ tư tiếp quản quán chè, chị Hà chỉ được biết về nguồn gốc của quán có tuổi gấp đôi tuổi mình qua lời kể của mẹ và bà ngoại. Đã một thời gian dài trôi qua, những câu chuyện ấy cũng phai dần.

Những năm 30 của thế kỷ trước, khi bà Phùng Hạnh Phan từ Quảng Đông (Trung Quốc) một thân một mình sang Việt Nam lánh nạn, cả gia đình đã tử nạn trong chiến tranh. Trên đường đi, bà nhận một đứa trẻ lạc làm con nuôi, đặt tên là Lý Ái Quỳnh. Hai mẹ con lưu lạc nhiều năm ở miền Bắc, sau đó vào Sài Gòn lập nghiệp theo mách bảo của nhiều người.

Vào Sài Gòn lúc ấy, cuộc sống của mẹ con bà Phan cũng chẳng khá hơn. Bà sống lay lắt ở lề đường, xin làm đủ mọi nghề để đổi lấy thức ăn. Những ngày lang thang qua các hàng quán bán đủ loại đồ ăn thức uống luôn đông khách, bà bỗng nghĩ đến việc cũng bán một thứ gì đó để kiếm tiền.

Gom hết số tiền còn lại, bà Phan đánh liều nấu một nồi chè đậu xanh theo cách người mẹ quá cố hướng dẫn ngày trước, rồi ngồi bán ở ngay góc ngã tư Châu Văn Liêm - Nguyễn Trãi bây giờ. Món chè dân dã được người dân xung quanh ưa thích. Một thời gian sau, số tiền dành dụm từ việc bán chè đủ để bà mua một chiếc xe đẩy và thuê một căn phòng để ở. Xe chè với thực đơn ngày càng nhiều món được bà đẩy đi bán hàng ngày, vào mỗi buổi chiều tối.

Yên ổn được ít lâu, chính quyền Pháp lúc bấy giờ truy quét gắt gao những người bán hàng rong. Bà Phan đánh liều cất xe vào trong khoảng sân trước trạm biến áp gần đó, mong sẽ không bị phát hiện. Buổi tối, bà đặt vài chiếc ghế cho khách ngồi ăn trước khoảng sân hẹp. Sáng ra lại dọn dẹp sạch sẽ, cất xe chè vào lại một góc khuất của trạm biến áp.

May mắn cho bà, 70 năm qua, chiếc xe chè ngày nào cũng tấp nập khách vào ra, ở chính trạm biến áp cũ bà lập nghiệp ngày xưa. Chỉ khác là các thủ tục thuê mướn mặt bằng, đăng kí kinh doanh đã hoàn thành, không còn nơm nớp sợ chính quyền phát hiện.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b3/ba/che_4.jpg
Quán chè nằm trong trạm biến áp vẫn không thay đổi nhiều sau một thời gian dài. Ảnh: Xuân Hường



Bà Phan già yếu rồi qua đời. Người con gái nuôi tiếp tục công việc theo bí quyết nấu chè mẹ truyền lại. Cứ thế, những thế hệ tiếp nối được sinh ra, trưởng thành từ xe chè nhỏ, và tiếp nối công việc truyền thống của gia đình.

Chị Lý Thanh Hà đã thay mẹ phụ trách quán chè Châu Giang hơn 10 năm nay. Chị kể, ngày còn bé thường chạy theo mẹ ra quán chơi. Lớn lên một chút, chị bắt đầu được mẹ dạy từ việc chọn mua nguyên liệu đến cách chế biến từng món chè. Từ những món cơ bản, chị Hà tìm hiểu thêm nhiều công thức mới để làm phong phú thực đơn. Những bí quyết gia truyền ấy được chị giữ gìn, không truyền dạy cho bất cứ ai bên ngoài dòng họ dù nhận được nhiều lời đề nghị với giá cao.

Thực đơn hơn 20 món chè ở quán “nhà đèn” mang đậm bản sắc của người Hoa. Những tên món như quy linh cao, hoài sơn hay sự kết hợp của bạch quả, bo bo, tàu hũ ky và trứng cút có thể sẽ làm khách hàng bỡ ngỡ khi đến lần đầu tiên.

“Đối với một số món đặc trưng, khi khách gọi, tôi phải hỏi xem họ đã ăn bao giờ chưa. Nếu chưa, tôi sẽ giới thiệu một món khác thay thế, vì phải là khách quen hoặc đã từng ăn thì mới thấy ngon được”, chị Hà nói. Nữ chủ quán này vui vẻ cho biết khách tìm đến ăn ở quán ngày càng nhiều, vì họ biết đó là những món ăn bổ dưỡng và không nhiều chỗ bán.

Ông Từ Sơn là khách quen ở quán chè này nhiều năm nay. Cứ mỗi lần thấy thèm bột củ năng nấu với hột gà (trứng gà) là ông lại chạy xe từ nhà ở quận Bình Tân đến quán để ăn cho thỏa. Ông nói, món ấy ít người biết ăn, chỉ có ở quán chè này là có bán.

Chị Hà kể, chị quen mặt nhiều khách hàng tới đây ăn suốt mấy chục năm từ lúc chị còn nhỏ. Thỉnh thoảng, họ lại đưa cả gia đình, con cái tới và ôn lại chuyện ngày xưa, kể cho chị nghe những chuyện mà chính chị cũng chưa hề biết. “Chính vì những tình cảm tồn tại lâu như thế, tôi chẳng bao giờ có ý định rời bỏ chỗ này dù đã có điều kiện mở ra những quán lớn hơn, ở những vị trí đẹp hơn”, người chủ quán thuộc thế hệ thứ tư bày tỏ.

Quán chè “nhà đèn” mở cửa hàng ngày từ 4h chiều đến 12h đêm, vẫn giữ nguyên giờ bán từ 70 năm trước. Khoảng sân trước trạm biến áp không thay đổi nhiều, vẫn chỉ đủ để đặt 4 chiếc bàn nhỏ. Chiếc xe chè cổ được chị Hà gia cố lại để tiếp tục sử dụng, di ảnh của bà cố Phùng Hạnh Phan được treo trang trọng ở phía trên.

Không cần bảng hiệu, quảng cáo, quán chè nhỏ vẫn lặng lẽ hoạt động như cách nó tồn tại hàng chục năm qua giữa Sài Gòn nhộn nhịp, như thách thức mọi đổi thay.

Xuân Hường
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chùa Trăm Gian bị hủy hoại:

Báu vật không người trông coi



TT - Chùa Trăm Gian tuổi ngót ngàn năm, di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại mà không ai hay. Chỉ có thể nói là một vụ việc bi hài khó tưởng tượng đã diễn ra.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/877/584877.jpg
Gác khánh và nhà tổ cổ kính còn vững chãi bỗng dưng bị đập bỏ để dựng các công trình... một ngày tuổi - Ảnh: quân anh



Chùa Trăm Gian danh tiếng ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội khởi dựng từ thời Lý, được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ. Vậy mà bao năm nay nó liên tục bị trùng tu tôn tạo kiểu làm hỏng di tích, vụ nào cũng thuộc diện “không thể nào quên”, và ở tình trạng khi phát hiện nó đã “lỡ” rồi, đành lặng lẽ... rút kinh nghiệm, bỏ qua. Sơn lại tranh tượng quý bằng sơn công nghiệp Nippon; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng ximăng, gạch ốp lát công nghiệp xanh đỏ tím vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni. Chưa hết, một bãi chiến trường của gạch, đá, gỗ lạt đang ngổn ngang trưng ra trong những ngày cuối tháng 8-2012 này ở chùa Trăm Gian.

Làm mới cho nó vững bền
Suốt hơn 100 ngày thi công ầm ĩ vừa qua, nhiều tỉ đồng được “tài trợ” làm hủy hoại di tích quốc gia rồi, mà cơ quan chức năng từ thôn, xã, huyện, thành phố, trung ương không ai hay biết. Đến khi nhận được tin “sét đánh” thì ôi thôi nhà tổ, gác khánh tuyệt đẹp, cổ kính ngàn năm của chùa đã bị đập ra, xây mới hoàn toàn. “Công trình trái phép” cơ bản đã “kịp tiến độ” - làm mới di tích 100% trước khi thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cùng Cục Di sản văn hóa... về thị sát. Ngày 24-8, ngay lập tức, biên bản yêu cầu đình chỉ thi công “làm mới” chùa Trăm Gian được ký tại sân chùa. Nhưng đã quá muộn. Sự đã rồi. Giờ biết kêu ai?

Các bức ảnh cũ còn nguyên. Bậc đá cao vút dẫn vào chùa bao năm nay rêu phong cổ kính, đá được đẽo gọt thủ công tuyệt mỹ, giờ bị đập ra toàn bộ, ném di vật chỏng chơ ngay sân chùa, để đá xẻ thời nay thay thế. Khu gác khánh vững chãi, thâm nghiêm, cột lim to, nền gạch vững hơn bàn thạch tọa lạc cạnh chùa chính, gần nhà tổ, gần cây hương nghi ngút khói ngàn năm lịch sử giờ mở lại xem trong ảnh vẫn thấy rõ cả trống đại, khánh lớn, rồi các cụ vãi vui vầy cửa Phật. Vậy mà những người chủ trương làm mới chùa Trăm Gian bảo với các quan thanh tra rằng: “Di tích cổ sắp đổ, chúng tôi phải dỡ ra khẩn cấp trước mùa mưa bão 2012” (!). Kết quả là từ đá tảng xanh chân cột, đá gạch cổ viền quanh di tích, các cấu kiện gỗ, ngói, rui mè..., tất cả đều bị đập phá bằng búa tạ, dỡ ra ném bỏ. Một gác khánh mới toanh từ nền đất lên đến đỉnh nóc đã hình thành, khi đoàn thanh tra đến đơn vị thi công chỉ còn thiếu lợp nốt ngói lên nóc nữa là coi như xong “gác khánh và nhà tổ... một ngày tuổi”.

Nhà tổ thì nhiều cột mục hơn so với gác khánh quá vững chãi vừa bị “chết oan” kia, nhưng như các chuyên gia bảo tồn từng nhiều lần khuyến cáo, cột lim nào cũng dễ bị tiêu tâm rỗng lõi. Nhưng nó mục rỗng lõi thì không có nghĩa là buộc phải dỡ ra thay mới. Nếu để yên thì nó vẫn cứ vững chãi mãi. Mà nếu trùng tu thì cần thay thế có tính toán, thậm chí chèn, kê, luồn gỗ vào các khúc tiêu tâm đó để có một cái cột vững chãi theo đúng nghĩa bảo tồn. Nhưng dù ai nói ngả nói nghiêng, nhà chùa vẫn dỡ toàn bộ nhà tổ, bỏ tất tật cấu kiện gỗ, gạch, đá cũ, bóc cả nền lên, đào hoắm xuống hơn chục xăngtimet, đổ bêtông toàn bộ, 100% vật liệu mới, dựng một cái nhà tổ mới toanh. Cụ Tuệ, năm nay 82 tuổi, được bà con “chuộng xây mới” bầu ra làm người chấp tác vinh dự nhất, được leo lên cất nóc cho di tích đang được làm mới. Cụ khoe: “Di tích còn tốt, gỗ lạt còn tốt, nhiều cái không cần thay, cứ để vậy thì còn lâu mới hỏng, nhưng có điều kiện thì chúng tôi tổ chức dỡ ra, thay mới toàn bộ cho nó bền. Không lấy lại một cái cấu kiện cũ nào cả. Thay tất”.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện đơn vị tổ chức thi công “dự án tự phát” đầy bất cập kể trên, bà Khoa (người trụ trì chùa Trăm Gian) cũng thừa nhận: người ta đã dỡ gác khánh, nhà tổ ra, thay mới toàn bộ. Tiền do các nguồn vận động, đóng góp “bên ngoài” chứ không phải từ ngân sách nhà nước.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/875/584875.jpg
Những tác phẩm điêu khắc cổ vô giá (ảnh trên) đã được làm mới lòe loẹt bằng sơn Nippon - Ảnh: Q.anh



Nỗi đau ở bên ngoài việc “phá” chùa Trăm Gian
Đau xót là ngay cả khi nhà tổ và gác khánh bị phá bỏ như đã kể trên thì chính quyền địa phương, ngành văn hóa địa phương không hề có động thái can thiệp hữu hiệu nào, đặc biệt là nhiều cán bộ lẽ ra phải sâu sát thực tế (như trưởng, phó ban quản lý di tích chùa Trăm Gian, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã) thì họ lại thản nhiên “không biết, không biết và không biết”. Đến giờ phút này, chính quyền xã Tiên Phương vẫn không biết gì về những “nỗi đau” diễn ra ầm ầm ở gần trụ sở UBND xã mình. Trưởng phòng văn hóa huyện càng không biết, Ban quản lý di tích của Hà Nội không biết, lãnh đạo Cục Di sản khi được hỏi cũng chỉ nói “sẽ kiểm tra”...

Trước khi thông tin về việc làm mới chùa Trăm Gian được đưa đến cơ quan chức năng để có sự kiện đoàn thanh tra về xem xét, thì phóng viên chúng tôi đã hỏi rất nhiều bô lão và cán bộ đương chức ở địa phương. Họ đều tỏ ý bất bình vì không được thông báo, không được hỏi ý kiến trước các việc “sửa chữa” kia. Bài học ở đây là: thiết chế quản lý của chúng ta với di sản quá lỏng lẻo. Lẽ nào chính quyền xã không biết và không dám đòi hỏi bằng được quyết định, văn bản, giấy tờ, chủ trương trùng tu, trước khi bất kỳ ai phá dỡ di tích quốc gia trên địa bàn của mình? Lẽ nào (giả dụ) không ngăn chặn được việc sai trái kia, mà người dân rồi chính quyền lại không đi báo cấp trên, báo lực lượng chức năng để xử lý? Giả dụ có ai đó gọi điện thoại cho Cục Di sản hay thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch thông báo việc khởi công ầm ĩ trong khuôn viên báu vật chùa Trăm Gian thì có lẽ mọi việc sẽ không sầu thảm như lúc này.

Báu vật không có người trông coi. Nó bị “tàn sát” cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

“Đờn ca tài tử”: dịch đúng, là không dịch



SGTT.VN - “Tham dự nhiều cuộc hội thảo quốc tế về âm nhạc, điều mà tôi bức xúc nhất là nghe cả người Việt lẫn người nước ngoài dùng từ “amateur music” hay “music of talented amateurs” để gọi loại hình âm nhạc đờn ca tài tử của miền Tây Nam bộ. Gọi như thế hoàn toàn sai!” – nghệ sĩ Nguyễn Lê Tuyên, giảng viên âm nhạc đại học Quốc gia Úc bức xúc.

http://tourdulich.co/upload/images/tai(1).jpg



Theo Đại từ điển Tiếng Việt do trung tâm Ngôn ngữ Việt Nam thực hiện thì “tài tử” có hai nghĩa: nếu là danh từ thì “tài tử” là người đàn ông có tài (Dập dìu tài tử giai nhân. Ngựa xe như nước áo quần như nêm – Kiều). Nếu mang nghĩa tính từ thì “tài tử” nói về tính không chuyên nghiệp đối với người chơi thể thao, trình diễn, biểu diễn môn nghệ thuật; hoặc mô tả việc học việc làm không chuyên tâm, thích thì làm còn không thích thì thôi. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp thì nghĩa của từ “amateur” chỉ giống nghĩa tính từ “tài tử”.

Có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế, nhạc tài tử được biến tấu trở nên gần gũi hơn với người dân thường. Điều đó không có nghĩa đó là nhạc không chuyên nghiệp. “Đó là tính quần chúng, tính cộng đồng và tính nhân văn của một loại hình âm nhạc đã đi vào cuộc sống đời thường của con người một vùng miền. Nhiều người chơi loại nhạc này cũng là những nghệ sĩ bậc thầy, chuyên nghiệp, ưu tú, được học hành bài bản, công phu. Trước chưa có trường lớp thì học theo các bậc thầy hay, hiện có những chương trình học trong các viện âm nhạc, nhưng những người đam mê và muốn theo học vẫn đi kiếm các bậc thầy và việc chơi những nhạc cụ cho loại hình âm nhạc như đàn tranh, đàn sến, đàn kìm thậm chí là guitar phím lõm rất công phu”, ông Tuyên khẳng định.

http://www.cinet.gov.vn/upLoadFile/HTML/11_0_38_2222011/images/Cataitunambo.jpg



Điểm lại trên báo chí, chính kênh thông tin chính thống như VietNam News, Sài Gòn Giải Phóng hay VOV tiếng Anh cũng dùng chữ “amateur music” để dịch “đờn ca tài tử”, lúc thì viết hoa, khi viết thường. Nhiều người Việt dùng từ “amateur” dịch cho người nước ngoài, do tra từ điển hay theo cách hiểu loại nhạc này không được chơi trong thính phòng, hay trên sân khấu chuyên nghiệp mà chỉ được hát trong các cuộc gặp gỡ trò chuyện, vui chơi hay trong lễ hội vùng miền. “Điều này vô tình hạ thấp một loại hình âm nhạc độc đáo và khiến cho chính người Việt và người nước ngoài đều hiểu sai. Nhưng vì sao “chèo”, “quan họ” Bắc Ninh hay “nhã nhạc” cung đình Huế đều được giữ nguyên tên, thì lại đi dịch “đờn ca tài tử”? Việt Nam có rất nhiều nét văn hoá riêng mà ngôn ngữ khó chuyển tải hết thì nên giữ nguyên”, ông Tuyên bày tỏ.

GS Trần Văn Khê cũng đồng ý rằng không nên dịch “đờn ca tài tử”, bởi đã có nhiều từ tiếng Việt được giữ nguyên khi ra quốc tế và được ghi vào từ điển thế giới như “phở”, “áo dài”... Ông cũng thừa nhận, ngày xưa trong nghiên cứu, ông từng dịch “đờn ca tài tử” thành “amateur music”, nhưng vì phát hiện dịch như vậy chưa đúng nghĩa và có thể dẫn đến hiểu lầm, chính bản thân ông đã phải đính chính.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRleD7Jlx414gNg1X7X9dhXj7QN6cfebfy-7s2XJ0OV_m1TdhjvYg&t=1



Một học viên lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch khoá 10 đang học tại trường Du lịch Sài Gòn mới đây đứng trên lớp thực tập thuyết trình về đờn ca tài tử cho khách nội địa, đã dõng dạc nói: “Người ta gọi là đờn ca tài tử vì đây là loại âm nhạc không chuyên nghiệp và do những người chơi không chuyên nghiệp”. 50 thành viên trong lớp và cả giáo viên không hề có ý kiến phản đối trước giải thích của hướng dẫn viên du lịch tương lai này. Rõ ràng chữ “tài tử – amateur” đã khiến rất nhiều người hiểu sai về một loại hình âm nhạc độc đáo đang được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam.

Kim Dung
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vodanhthi đã viết:
Chùa Trăm Gian bị hủy hoại:

Báu vật không người trông coi



TT - Chùa Trăm Gian tuổi ngót ngàn năm, di tích quốc gia đặc biệt quý hiếm đã bị hủy hoại mà không ai hay. Chỉ có thể nói là một vụ việc bi hài khó tưởng tượng đã diễn ra.

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/877/584877.jpg
Gác khánh và nhà tổ cổ kính còn vững chãi bỗng dưng bị đập bỏ để dựng các công trình... một ngày tuổi - Ảnh: quân anh


Di tích là tài sản của ai?



TT - Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) sau vụ mất trộm bốn bức "Thập điện Diêm Vương" suốt 10 năm mới tìm lại được, người ta đã gia cố rất nhiều khóa và then cửa gỗ, sắt. Ðúng là nội bất xuất, ngoại bất nhập.

Nhưng sự "kín đáo" đó ai ngờ lại là tiền đề để người ta tàn phá di sản nhanh hơn...

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/299/585299.jpg
Gác khánh ở chùa Trăm Gian cổ kính rêu phong, với cột lim và bệ đá của cha ông. Nhà tổ là di tích lô xô ngói âm dương phía sau gác khánh. Nhưng giờ đây, tất cả đã bị dỡ bỏ - Ảnh: Quân Anh



Ấy là khi nhà chùa "vận động" đủ tiền tỉ, ngẫu hứng và thiếu hiểu biết, thuê thợ hò nhau dỡ bỏ nhiều hạng mục tuyệt mỹ của di tích cổ có từ thời Lý ra, xây mới 100%!

Vì sao có chuyện khó tin nhưng có thật này? Vì chúng ta đã để những lỗ hổng quá lớn trong quản lý di tích. Báo Tuổi Trẻ từng có loạt bài "Báo động từ di tích!" (Tuổi Trẻ từ 24 đến 28-3-2009) cũng như cả hệ thống bài "tố cáo" việc những báu vật kiến trúc, văn hóa, lịch sử bị người dân, ban quản lý di tích ở địa phương và cả các ban bệ thiết kế thi công coi thường giá trị cha ông "phá ra làm mới", "bóc ra sơn lại", "đang tốt cũng cứ muốn sửa". Người ta bảo nhà báo ơi, đóng góp vài đồng đi, cứ có đủ vài triệu đồng là "chúng em đi sơn lại tất tật các pho tượng trong đền (chùa) này". "Dân tôi thì muốn xây đình làng hai tầng cơ, lắp cái điều hòa vào cho nhà thánh được mát mẻ". Ngay ở chùa Trăm Gian đang ầm ĩ "bê bối" lúc này, nhiều người cũng rất tự hào vì "nhà chùa giỏi ngoại giao", xin được nhiều tiền, dân thôn thích thú phá bỏ hết gỗ lạt, ngói gạch, cấu kiện cũ ra làm mới.

Một số người dân và vài kẻ "mê muội" đôi khi thiếu hiểu biết đã đành, kẽ hở trong quản lý của cơ quan chức năng mới là đáng sợ. Chùa Trăm Gian bị dỡ, phá, xây mới suốt hơn 100 ngày, chính quyền thôn, xã, huyện, sở, cục... không biết gì. Ðặc biệt kinh hãi hơn nữa là việc mập mờ, mặc kệ trong vấn đề quy định và ràng buộc trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ di sản. Di tích quốc gia đã bị hủy hoại nhiều hạng mục cực kỳ quan trọng ở rất nhiều nơi. Thử hỏi có ai bị xử lý, truy tố, đền bù thiệt hại, mất chức mất quyền?

Không ai cả! Không ai chịu trách nhiệm hoặc bị xử lý kỷ luật xứng tầm cả.

Di tích quốc gia đền Và (Sơn Tây, Hà Nội) bị trùng tu sai, phá dỡ bừa bãi, làm mới di sản khi nó còn vững chãi. Khi Tuổi Trẻ lên tiếng ("Bức tử đền Và!", Tuổi Trẻ ngày 14, 15 và 16-1-2009), rồi VTV và các báo vào cuộc, phó chủ tịch thành phố (nay là thị xã) Sơn Tây yêu cầu đình chỉ, kiểm tra công trình. Rồi đâu vẫn vào đó, di tích vẫn mới toe mọc lên, công trình hơn chục tỉ vẫn vô tư nghiệm thu và không ai bị làm sao cả.

Cạnh đó, thành cổ Sơn Tây liên tục bị làm mới, mỗi dự án hàng chục tỉ đồng, phá cổng thành, phá tường thành, đến khi Cục Di sản cho trùng tu thì làm sai so với các nội dung mà cục yêu cầu tuân thủ ("Thành Sơn Tây lại thất thủ", Tuổi Trẻ ngày 18, 19 và 20-11-2010). Lại đình chỉ và lại cho thi công theo đúng... hệ thống sai đó. Tòa thành mới nghiễm nhiên mọc lên với lồ lộ những cái sai. Và không ai làm sao cả.

Kế đó, đình Mông Phụ bị trùng tu theo lối dỡ trắng, cấu kiện gạch, gỗ đều sai. Sở văn hóa bấy giờ phải về yêu cầu làm lại, đơn vị thiết kế, thi công xin lỗi dân. Họ phải đổi ban bệ nghiệm thu mấy lần. Nhưng rồi cũng xong. Cũng không ai bị gì.

Nội trong làng cổ Ðường Lâm, năm 2012 báo chí lại thống thiết lên tiếng khi người ta lập dự án bừa bãi, lấy tiền thuế của dân gồm nhiều tỉ đồng làm con đường bêtông như lưỡi dao bầu sáng loáng xẻ đôi và chọc tiết di tích quý ("Ðường bêtông... xiên vùng lõi di sản", Tuổi Trẻ ngày 15, 17-11-2011). Sai đến thê thảm, kệch cỡm đến kinh hoàng. Lãnh đạo, chuyên gia đều thừa nhận là sai. Sai vẫn làm, làm vẫn xong, xong vẫn sử dụng và... không ai bị làm sao cả. Những tiền lệ đáng sợ để kẻ xấu tiếp tục xông lên, phá di tích xây mới để kiếm lời.

Nếu tội phá đình, phá chùa, phá di sản trước đây được xử lý nghiêm, các công ty, đơn vị chuyên làm mới di tích, chuyên vẽ dự án nói là chùa đình hỏng đến nơi cần mua vật liệu đắt đỏ thay thế vào... kia sẽ không tác yêu tác quái như lâu nay. Nếu người dân và ngành văn hóa, chính quyền cơ sở thực hiện chức năng giám sát của mình; bất cứ ai cũng không thể tự ý làm mưa làm gió giết chết di tích để rồi nước mắt ngắn dài nhận lỗi là xong!

Và sẽ không có hệ lụy mang tên chùa Trăm Gian hôm nay ("Chùa Trăm Gian bị hủy hoại", Tuổi Trẻ ngày 26 và 27-8-2012). Di tích vẫn bị hủy hoại một cách có hệ thống. Hỏi, di tích là tài sản, báu vật của ai? Chẳng biết trả lời thế nào. Nó là của ai mà không ai giữ cả như thế nhỉ? Cũng có thể nó là của chung, cha chung không ai khóc.

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chỗ nào chả hổng. Đâu riêng lĩnh vực này.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ đã viết:
.
@Bác Vodanhthi: Xin phép Bác cho em đăng lại bài này vào mục "Sắc màu văn hoá" của Bác, ĐN trộm nghĩ "ăn" cũng có sắc màu văn hoá Bác ạ.

ĂN BẨN

Có cơ quan nhà nước
Quảng cáo tuyển nhân viên,
Đến thì được ra giá
Chừng ấy, chừng ấy tiền.

Mà giá đòi cao lắm,
Đến hàng trăm triệu đồng
Cho một chỗ khiêm tốn.
Các bác có tin không?

Mà ông quan tuyển dụng,
Các bác không tin đâu,
Công khai nêu con số,
Thậm chí ngẩng cao đầu.


Chắc ông không ăn cả,
Còn phải chia nhiều người.
Chia cho cả hệ thống.
Ngẫm mà chán mớ đời.

Chán nữa là điều ấy
Đã thành lệ xưa nay.
Ăn bẩn cấp nhà nước,
Móc túi có đường dây.

Người ta còn đồn đại,
Thậm chí chức quan to
Cũng tiền tỉ mới có,
Chứ tự dưng ai cho?

Không cần nói cũng biết
Tiền tỉ ấy đi đâu.
Tất nhiên quan liêm khiết
Sẽ dấm dúi chia nhau.

Tôi là công dân tốt,
Không bôi nhọ nước nhà.
Nhưng sự thật thế đấy.
Ôi, nước ta, nước ta.

Chỉ tội mấy đứa nhỏ,
Trường dạy toàn điều hay.
Học xong, ra xin việc
Lại gặp cảnh thế này.

•Thái Bá Tân


Nguồn: Thaibatan.com
Thêm một bác chân đã tiếp đất.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói không với "thằng" hay nói không

Bài đăng trên Nhà Văn tpHCM 28.8.2012-22:35

NVTPHCM- Bệnh sính nói chữ (tức là bệnh uốn éo - một loại thuộc hạ của thói đạo đức giả) thời nào cũng có. Nhưng dâng lên thành khẩu hiệu treo ngoài đường chắc hiếm nơi nào nhiều như xứ ta.

Nhất là khi tệ nạn xã hội càng nhiều, biểu ngữ mang những chữ sáo rỗng treo cao càng lắm.

Công bằng, nếu viết giản dị và sử dụng chừng mực, ít nhiều nó cũng có giá trị hướng dẫn cho một hành vi, một thái độ ứng xử tích cực mang tính xã hội nhất thời. Nhưng nhiều quá, uốn éo quá lại thành ra sự nhảm.

Thậm chí chả ai buồn đọc, đừng nói làm gì hoặc nghĩ gì. Bởi vì đó là lối sáo ngữ nên thoạt đầu, người ta chỉ cảm thấy ngồ ngộ, buồn cười. Kiểu: “Tập thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ” (thánh biết đấy là loại thuốc gì, bổ gì), bảo tập thì cứ tập cái đã.

Đấy là ngày xưa, dù hời hợt, nhưng được cái mộc mạc, thuần túy. Ngày nay “huếnh” hơn nhiều. Cũng chẳng rõ mót ở đâu thứ cú pháp rối rắm, sượng xạo, dân ta chẳng ai nói thế bao giờ: “Nói không với Leeat Shop” - liệu các bác nông dân có biết người ta đang khuyên mình từ chối cái gì không?

Nhan nhản trên các đường phố từ huyện đến các tỉnh thành, trường học, cơ quan... đi đâu cũng gặp toàn “nói không” và “nói không”: “Nói không với ma túy”; “Nói không với bia rượu”; ”Nói không với phong bì”; “Nói không với bệnh thành tích”; “Nói không với Game Online”; “Nói không với mật gấu”; “Nói không với túi nylon”; “Nói không với mại dâm”; “Nói không với sừng tê, cao hổ”; “Nói không với váy ngắn”...

Đưa một ông bạn Tây thạo tiếng Việt đi ăn nhà hàng. Ông bạn trỏ món thịt quay: “Con này đã bị “nói không” chưa?”. Giải thích: “Đây là lợn mường”. Khách vẫn đầy vẻ hồ nghi: “Chúng mày “nói không” rất nhiều. Nhưng làm ngược lại cũng rất hăng”. Đành cười trừ vì ông bạn nói trúng phóc.

Gấu vẫn bị moi mật; buôn lậu ma túy vẫn bắt hàng xâu; rác thải nylon vẫn vứt đầy đường; bia rượu vẫn khiến xe điên húc chết người, đổ quán… Ngẫm ra, muôn sự dường như đều từ thói “nói không” trơn luốt mà ra cả. Chợt nghĩ, có khi treo ngay cái khẩu hiệu “Nói không với... “thằng” hay nói không”, biết đâu lại mới mà hay!

NGÔ MAI PHONG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối