Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Loài người giấu cái đuôi ở đâu?


Có thể lắm, khi minh định được loài người thoát thai từ đâu, hẳn đó là giai đoạn đầu của sự hủy diệt. Nhân loại bằng tiến bộ vượt bậc của khoa học thực nghiệm, những bí mật lớn về tâm linh đã phần nào hé lộ, rọi ra tia hy vọng cứu rỗi giống loài trên hành tinh này. Nhưng nỗ lực vén bức màn vô minh để thấu triệt chân tướng vũ trụ sẽ vô vọng nếu không dựa vào khoa học huyền bí. Phật pháp mênh mông vi diệu nếu biết nương vào sẽ là sinh khí của bất kỳ quốc gia nào.
Chúng ta biết, trái đất từng trải qua thảm họa Đại hồng thủy cuốn sạch người Át-lan; riêng đỉnh Hi-ma-lai-a và Tây Tạng nước không vươn tới, nên hiển nhiên là nơi cất giấu hạt giống loài người. Ngành khảo cổ học cũng tìm thấy trong các hang động cổ xưa hình vẽ mô tả các loại máy móc về Y học hiện đại hơn cả bây giờ. Xem là nền văn minh tiền sử bị lấp vùi. Việc phát hiện ra các bích họa tuyệt mỹ ở dãy núi Alps; những dấu chân hóa thạch có niên đại cách nay mấy trăm triệu năm đã cho thấy người tiền sử từng sinh sôi rực rỡ, vượt xa nền văn minh chúng ta. Rồi giới khảo cổ còn tìm ra các di vật cách hàng tỷ năm, khi mà vỏ trái đất chưa thật hoàn thiện... Nên biến cố “trùng tang” giữa các hành tinh sẽ gây nên bão từ như dự lịch của người Maya đâu gì lạ. Có một hội nghị khoa học khám phá ở Sydney năm ngoái, trọng tâm vẫn là bàn về Ngày tận thế. Bản tổng kết không báo động cũng không đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên điều đáng lưu ý, họ “hy vọng cư dân trên địa cầu từ nay đến thời điểm đó có thể thức tỉnh, mọi người đều có thể làm đến được "bỏ ác dương thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm””.
Nền văn minh vật chất càng phát triển, người người chạy theo lối sống vật chất, nhân tâm suy đồi khô cằn hoang mạc. Một số cường quốc tự hào về việc chế tạo các loại vũ khí tối tân, tự hào về việc khám phá các hành tinh khác ngoài trái đất, mà không mấy để ý đến những khám phá tâm linh mang tính quyết định cho tương lai hoàn cầu. Mun đa sép - Gs. Y học, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt Liên bang Nga, ông đã hành trình qua Tây Tạng chụp lại những “con mắt thứ ba” trên các đền đài cổ, dùng kỹ thuật hiện đại dựng lại hình dáng của một loại người có tên Xô-ma-chi. Người Xô-ma-chi đã rời thế gian hoặc vẫn ngụ trong lòng các ngọn núi, như là sự di truyền hạt giống cho nền văn minh hậu trái đất; trong đó Hi-ma-lai-a, Tây Tạng được xác định là trung tâm quỹ gen của nhân loại. Qua tiếp xúc với các Lạt ma, Gu-ru, khám phá của Mun đa sép là kho tư liệu quý giá vô ngần về huyền bí phương Đông chưa từng đạt tới trong giới khoa học nghiên cứu tâm linh trước ông.
Hẳn bây giờ khái niệm  linh hồn cũng không xa lạ lắm tại Việt Nam. Viện Tiềm năng con người hiển nhiên là cầu nối thông tin giữa cõi sống và cõi chết, dẫu cho  sự biết đó vô cùng hạn hẹp tại bề thấp nhất của cõi Trung giới và giai đoạn Thân trung ấm. Nếu người đời vẫn cần một sự tường giải thực nghiệm, e muộn mất. Khoa học gia như Mun đa sép, lúc qua Tây Tạng mới làm quen được khái niệm Từ Bi, thế mà trong thời gian ngắn ông đã lưu cữu vào tâm thức các thức [bất tử] sau kiếp người; có khiến chúng ta chột dạ? Âu là do bức màn vô minh giăng phủ. Vô minh - danh từ này dùng để đeo trước ngực tất cả những ai chưa trực ngộ, chưa thấm Đạo, chưa hề chiêm nghiệm về “tánh không” mà không vin vào tri kiến, vào bàn cân khoa học. Ai rồi cũng đến được bờ giải thoát, có thể trong chúng ta “đang là” đây sẽ cán đích trong kiếp này hoặc nhiều kiếp nữa, cũng có thể trôi lăn trong luân hồi cả đại A Tăng Kỳ kiếp. Một người nông dân ngộ Đạo, nếu tính trên mặt bằng cõi nhân, họ tiến bộ hơn nhiều một trí giả coi thường Phật pháp. Danh giá bây giờ, song họ phải nhận thêm nhiều kiếp nữa để được như người nông dân kia. Đó là chưa dám nghĩ đến chuyện, vì mê lầm chấp trước gây nghiệp không khéo rẽ qua lục đạo luân hồi [không ngoại trừ] nếm mùi đời súc sinh. Việc hành Đạo có quan trọng và việc cự tuyệt hành Đạo có nghiêm trọng, tưởng đâu cần trả lời.
Quay lại với nguồn gốc loài người. Ở đây không nhất thiết lật lại vụ nổ Big Bang; cũng không cần soi lại thuyết Tiến hóa. Mun đa sép bước đầu cảm nhận chủ nhân của các Kim tự tháp là người Át-lan có tuổi thọ 78.000 năm (trong lúc nếu là của người Ai cập thì mới chỉ khoảng 4 - 5000 năm). Vậy các Pharaông từng được xem là xác ướp, có thật? Giả thuyết: đó có thể là những Xô-ma-chi tạm thời gửi xác lại trong các “tháp mộ”; thời điểm loài người hủy diệt, [hồn] họ sẽ quay [sống] lại nhập vào xác duy trì giống người. Học thuyết bí ẩn  của học giả người Nga E.P. Bờ-la-vát-cai-a xuất bản năm 1937 viết: “Tại nơi bây giờ là hồ nước mặn và những sa mạc cằn cỗi hoang vu, đã từng có một biển cả nội địa rộng lớn, trải dài từ dãy núi Hi-ma-lai-a hiên ngang và các nhánh phía tây qua Trung Á đến phương Bắc. Trên đó có một hòn đảo đẹp vô song là nơi cư trú của những người còn lại cuối cùng của Chủng tộc trước chúng ta…”.
Xô-ma-chi cũng gần với trạng thái “nhập định viên mãn” trong Thiền Phật giáo Nguyên thủy. Người trần tu đắc quả La hán hoặc cao hơn, tế bào của họ sẽ được thay bằng vật chất cao năng lượng, có thể đưa xác lên cõi khác hoặc xác ấy để lại trần gian mãi mãi không hư hoại (một dạng như đang có ở chùa Dâu). Trường hợp Xô-ma-chi tạm thời gửi xác lại ở dạng đá, trong lòng đất hoặc cũng có thể dưới đại dương; họ sẽ trở lại trái đất lấy xác hoặc không, bởi chính [hồn] họ, bằng năng lực siêu nhiên hoàn toàn tạo được một thân hình vừa ý để “khoác” vào. Ở Tây Tạng có người Xô-ma-chi mật tu trong các hang động, song người đời không được phép vào trừ những ai thực sự đã tịnh hóa thân Tâm đạt đến cấp độ Nhị Thiền trở lên; hoặc người xin vào với sứ mệnh lớn lao thức tỉnh nhân loại… Điều này hoàn toàn lô gích, nếu chúng ta nhớ lại số người từng thiệt mạng tại hầm mộ Pharaông trong các Kim tự tháp. Hiểu cách khác, xác ướp ấy có thể được gửi lại trần gian theo kiểu Xô-ma-chi. Đó có thể là quy luật được an bài bởi các cõi trên, và vĩnh viễn bất khả tri với “người thường” dẫu có sáng chế ra kính thiên văn nhìn thấu thiên hà.
Dĩ nhiên, người đạt được trạng thái Xô-ma-chi xuất hồn gửi xác hàng triệu năm, thì họ hoàn toàn chủ động kiếm phần xác thích hợp khác hay tự tạo ra phần xác cho mình để sinh ra một giống người mới trên trái đất sau thảm họa... Đã đến lúc cần ngẫm kỹ khái niệm Nghiệp. Nghiệp là “bộ máy” tinh vi phân tích nhân  tạo  quả  chi phối xuyên không gian và thời gian. Trong giới động vật mỗi loài đều do quy định của nghiệp quả. Trong vũ trụ có vô số cảnh giới khác nhau được tạo ra để phân loại cho giới loài sinh sống. Danh sư Di Pama chui được xuống đất song khi lên thì người ướt rượt, để thấy ở cảnh giới bà thâm nhập, mặt đất không còn là mặt đất mà lại là nước. Cũng như trong không gian ta đang sống, trong ngôi nhà rỗng của chúng ta, nhìn thì trống không song thực tế có cảnh giới cõi âm, “người” vẫn tồn tại [trong cảnh giới của họ]. Thấp hơn là cảnh giới của ngạ quỷ, súc sanh, cảnh giới địa ngục... và nhiều cảnh giới nữa vẫn “tận dụng” không gian của loài người mà xem ra chẳng ảnh hưởng gì đến nhau. Loài tinh tinh thông minh nhất trái đất hiện thời, khoa học giải mã bộ gen của nó gần trùng khớp với người. Cũng yêu ghét giận hờn, sẻ chia vui buồn, cũng tham sân như ai, nhưng tí chút khác biệt chính là cái nghiệp khiến nó phải là con tinh tinh trọn kiếp!
Đạo Phật có danh từ rất dễ nhớ: Ngộ. Có điều để phá mê, con người phải trải qua nhiều kiếp, ngắn gọn hơn là đánh đổi sự tu tập trọn đời. Kinh Phật vẫn từng nhắc đến rất nhiều vị La Hán, Bồ Tát, Phật Đà thần thông quảng đại, dời chuyển không gian. Mục Kiền Liên xuống Địa ngục để thăm mẹ, xem Bồ Đề Đạt Đa bị đọa như thế nào; Di Pama có thể quay về ngồi chung với các tỳ kheo nghe Phật giảng Tứ thánh đế,… Người chứng Đạo hầu như có thần thông. Vậy tại sao tất thảy họ không tiêu trừ hết khổ đau cho nhân loại? Thực ra như đã nói, con người rớt xuống cõi này đều do lãnh nghiệp báo từ các cõi trên, đòi hỏi phải tự ngộ; Phật chỉ cho lối thoát và ai nấy tự thắp đuốc mà đi. Nếu khả năng kỳ diệu [do đắc Pháp mà có] phơi lộ trước mặt, chúng ta sẽ nổi tham; tu tập mong đạt khả năng đó, như vậy đâu phải ngộ. Ngược lại nếu họ đem huyền năng khoe khoang trục lợi, phô bày bản ngã, chắc chắn sẽ bị rút phép thông công. Bởi thế ngoài một số hiện tượng linh hiển, tiến trình lên [hay xuống] trong Ta bà phụ thuộc vào nhân tâm.
Thật nghiêm trọng nếu nghĩ Phật giáo chỉ dành cho một bộ phận người, ai không theo thì không cần giữ giới,  học và hành. Thực tế Phật pháp dành chung cho nhân loại. Cõi người là tầng rất thấp trong Tam giới. Chúng ta “rớt” xuống đây xem như cõng nghiệp, duy trì thân mạng cốt tạo phước hầu trả nghiệp tiêu nghiệp, nhẹ gánh mà bay lên. Muốn tìm lại đúng con đường trở về Tây Phương thế giới, không ngọn đèn nào soi tỏ ngoài ánh hào quang của Phật pháp. Chúng ta không nên học Phật qua “tảng băng nổi” mà phải học bằng Tâm ở phía sau văn bản, tức chặt đứt “ngón trăng”. Cho dù “triết học Kinh Phật là nền triết học cao nhất của triết học thế giới” (như nhận xét của Giáo thọ Đông Phương Mỹ) thì sau sở học là  hành. Hành, trước hết đào luyện tâm, tẩy rửa bợn nhơ uế trược. Cao nhân Phật pháp, họ cũng chỉ nhận mình là hành  giả chứ không gắn hàm  học giả bao giờ. Nếu cảm Phật bằng Tâm, chúng ta sẽ không mất quá nhiều thời gian chờ đợi ngành vật lý lượng tử chứng minh bí mật của vũ trụ mà Đức Phật nói không sai trật gần ba ngàn năm trước.
Tu thời nay không nhất thiết phải cạo đầu lên chùa. Từ Phật giáo Tiểu thừa đến Phật giáo Đại thừa  là một quá trình biến đổi lớn về tư duy hành đạo. Ta vẫn có thể “trà trộn” vào dòng đời, lấy đời làm trường tu luyện để nhiếp phục tâm, nâng cao chân tánh. Khi miếng ăn bị xâm hại, nếu ta biết đặt sự nhường nhịn lên trên hẹp hòi ích kỷ thì xem như đã vượt qua một [trong số nhiều] cửa ải tử sinh. Khi biết chịu thiệt về mình để ban phát tình thương lên vạn vật thì nỗi sợ hãi và nghiệp nạn sẽ không chạm được vào cánh cửa tử sinh kế tiếp. Nếu trái đất bị đảo chiều suy biến, khi đó tâm từ mà ta luyện thành sẽ là nơi an trú an toàn nhất.
Hoặc giả, nếu thế giới ấn định thời gian (kiểu như giờ trái đất chẳng hạn) và đúng khoảng thời gian bao lâu đó toàn nhân loại đều thanh sạch nguyện cầu, thiết nghĩ nạn nghiệp sẽ được đẩy lùi.
Nếu như trái đất không lâm nạn, hoặc cộng nghiệp sai số hàng chục, hàng trăm nghìn năm thì tương lai gần của loài người cũng không sáng sủa cho lắm. Đại thế chiến tiền ẩn. Bom nguyên tử chờ kích hoạt… Sự lệch quỹ đạo trái đất sẽ tạo nên địa chấn, đại dương trồi lên và phần đồng bằng đồi núi bị lún xuống. Điều này lý giải nguyên do chúng ta tìm thấy những thành phố chìm dưới đáy đại dương. Hay hiểu thô mộc hơn, thời điểm nền văn minh vật chất “lên đỉnh”, thời điểm các cường quốc “chơi cờ người” phục vụ cơn ngông cuồng của nhóm người băng hoại đạo đức, hẳn sẽ có bàn tay thiên tượng xóa bàn cờ thế sự tạo nên giống người mới cho một nền văn minh mới. Đừng bao giờ nghĩ điều đó bất công. Sẽ chẳng có bất công khi tất cả cùng lâm nạn song người xấu xuống địa ngục còn người tốt lên thiên đàng; người xấu bị đầu thai làm súc sinh còn người tốt hưởng phước tại các cõi cao hơn. Đó là thuyết luân hồi nhân quả không thể nghĩ bàn nếu con người không chịu khai tâm mở não.
Trong lịch sử Việt Nam đã có thời thịnh trị Lý - Trần dựa nền trên lưng Phật giáo; lại là thời có phương sách giữ nước kinh điển. Chúng ta thừa nhận thơ Thiền Lý - Trần là đỉnh tót vời trong kho tàng văn học nước nhà. Nếu chúng ta gạn khỏi “bể khổ” lớp váng vô minh và không nhìn Phật pháp qua lớp kính màu của mê tín, của chính trị và quyền lực thì miền huyền nhiệm trong mỗi người sẽ tự thắp sáng sau những bể dâu.

Nhụy Nguyên
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chuyện nhỏ, trách nhiệm to

Bài đăng trên Tiền Phong 07:52 | 10/08/2012

TP - Việc du khách nước ngoài bị đội quân bán hàng rong “quây” ở khu vực phố cổ Hà Nội không còn là chuyện lạ. Có chăng việc họ được thư thái vãn cảnh Hồ Gươm, ngắm phố cổ rêu phong đất kinh kỳ ngàn năm tuổi, mà không bị đeo bám mới là lạ.

Chuyện này tưởng nhỏ hóa ra không nhỏ. Du khách chưa kịp cảm nhận nét đẹp của văn hóa Việt khi vừa đặt chân đến thủ đô đã lãnh đủ những chiêu trò vô văn hóa, thậm chí là lừa lọc của một số người bán hàng rong nơi đây.

Tưởng người Việt thân thiện, được mời chụp ảnh cùng gánh hàng rong bên vỉa hè, nào ngờ bị đè ra tính phí “đạo cụ”; chưa kịp ngồi thưởng thức chén trà xu nơi phố cổ, cả đám người đã nhào tới, người gạ mua nón, mua tranh, kẻ quạt tới tấp, nếu không mua xin thanh toán tiền... công quạt mát.

Tệ hơn, có kẻ vừa gạ gẫm bán hàng giá cắt cổ, vừa tranh thủ hành nghề hai ngón. Chắc hẳn cô gái người Scotland bị giật hộ chiếu ngay trên phố cổ, phải khóc lóc van xin, chuộc lại bằng tờ 100 USD – như các báo mạng vừa đưa tin – sẽ có một ký ức kinh hoành trong chuyến du lịch tới Hà Nội của chúng ta.

Chúng ta đều cảm thấy vô cùng xấu hổ và bất bình khi hình ảnh văn minh, thanh lịch của Hà Nội bị ảnh hưởng chỉ vì một nhóm nhỏ những người bán hàng rong nói trên.

Cũng có thể chỉ vì miếng cơm, manh áo, nhưng điều đáng buồn là họ đã đánh mất lòng tự trọng. Đáng lo ngại hơn, hành vi đó của họ vô tình xóa đi biết bao công sức tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh văn hóa và du lịch của đất nước trong con mắt những du khách này.

Rất có thể cô gái người Scotland kia và nhiều “khổ chủ” khác trên phố cổ sẽ một đi không trở lại.

Cuối cùng, một câu hỏi muôn thủa nhưng vẫn cần đặt ra, phải có ai chịu trách nhiệm chứ? Chẳng lẽ chỉ loanh quanh vài con phố, diện tích chừng 1 km2 mà không dẹp nổi tệ nạn đáng xấu hổ này sao?

Trách nhiệm trực tiếp có chính quyền phường, quận sở tại với đủ các lực lượng từ dân phòng, tự quản tới công an..., cao hơn nữa có các sở, ban ngành liên quan như Du lịch, Văn hóa... Vấn đề là có quyết tâm làm bằng được hay không mà thôi.


Đừng để một hiện tượng nhỏ lẻ, không mấy khó khăn để dẹp bỏ, song lại gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh văn hóa – du lịch của thủ đô, của đất nước. Chuyện nhỏ nhưng gây tác hại lớn và trách nhiệm cũng không hề nhỏ.

Việt Hùng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dịch phẩm và tạp phẩm



SGTT.VN - Để biến một kiệt tác văn học trở thành một cuốn sách với hàng đống ngôn từ bò lổn ngổn khiến người ta vừa đọc vừa ngớ người không khó, hãy trở thành một trong số những dịch giả – dịch ẩu ở Việt Nam.

Nơi này có những guồng máy sản xuất ra những dịch phẩm nhanh đến chóng mặt. Trong vòng vài ba tháng, người ta có thể dịch xong một tập sách dày vài trăm trang, được viết bởi một nhà văn nước ngoài với tư duy ngôn ngữ và văn hoá hoàn toàn khác. Khi về đến Việt Nam, nó được đưa vào cái máy xay dịch thuật – biên tập – phát hành siêu tốc để trở thành một tác phẩm mang ngôn ngữ Việt mà chính người Việt cũng không hiểu.

Vậy xuất bản nó để làm gì? Với mục đích gì? Cho ai đọc? Đọc để hiểu cái gì?

Có hàng trăm cái “giá như” vào mỗi buổi sáng đọc phải những tin tức như cuốn này dịch sai be bét, cuốn kia dịch lỗi ngớ ngẩn, cuốn nọ chẳng chú giải gì cả nên không ai hiểu được. Đến đây, chắc bạn đọc không cần phải hỏi thêm, cũng biết tôi “giá như” cái gì.

Còn nhớ trong bài viết Bao giờ mới có dịch trường của tác giả Bùi Văn Nam Sơn, ông mô tả việc Huyền Trang dịch kinh: “Hãy nghe đệ tử của Ngài là Huệ Lập kể lại: “Ngài ở chùa Từ Ân, chuyên lo phiên dịch, ngày nào gặp việc, dịch chưa xong, thì đêm đến, dịch thế lại, dịch cho đến chỗ làm dấu trước trong nguyên bản mới dừng lại, cho tới canh ba. Sang canh năm, Ngài đã trở dậy, đọc to bản kinh chữ Phạn, lấy điểm son làm dấu thứ tự, dịch trước những đoạn sẽ dịch trong ngày (…) Vua Đường Cao Tông quý Ngài, muốn đến thăm, nhưng thỉnh thoảng thôi vì cũng không dám quấy rầy” Đó là sức làm việc. Còn đây là cách làm việc: “Ngài lấy ba bộ Đại Bát Nhã không cùng một mẫu đem từ Ấn Độ về, hễ đến đoạn nào ngờ, thì đem ra so sánh, hiệu duyệt cẩn thận đến hai, ba lần mới dám hạ bút. Là một dịch giả tinh thông, nghiêm cẩn, Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề phương pháp luận dịch thuật để tạo cơ sở vững chắc cho việc phiên dịch sách kinh điển”. Huyền Trang là người khai sáng thời đại tân dịch (phương pháp mới về phiên dịch kinh điển), kế thừa và phát triển hai truyền thống trước đó là trực dịch (dịch sát, thời Hán) và ý dịch (dịch thoát, thời Lục Triều). Sở dĩ gọi là tân dịch, theo Lương Khải Siêu, là vì: “Dịch sát và dịch thoát, phối hợp hài hoà, đó chính là phương pháp phiên dịch tốt nhất” (trực dịch ý dịch, viên mãn điều hoà, tư đạo chi cực quý dã)”.

Và ông kết luận: “Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật: bao giờ ở ta mới có được những dịch trường đúng nghĩa? Mười ba thế kỷ sau Huyền Trang!”

Vậy đến bao giờ mới thực sự có một dịch trường ở Việt Nam, nếu không có những con người được học hành có đầu có đuôi, bắt đầu bằng những kiến thức căn bản nhất rồi từ đó mà tiếp thu những kinh nghiệm của người đi trước? Và về cơ bản, người dịch thuật cũng phải được chia theo các lĩnh vực, từ đó người ta tự trau dồi kiến thức, thu thập tài liệu để am hiểu thật sâu những gì người ta cần khám phá từ một thứ ngôn ngữ khác, một nền văn hoá khác. Mặt khác, khi tạo ra một hệ thống xuất bản sách, đặc biệt ở những tác phẩm dịch thuật, người ta cũng cần phải tuân thủ những chuẩn mực cơ bản để không biến những dịch phẩm thành tạp phẩm.

Một nền giáo dục nhằm tạo ra những con người hoàn chỉnh (thay vì chỉ tạo ra những con người phục vụ cho một mục đích nào đó), phải bắt đầu giáo dục từ ý thức nhỏ nhất về sự tử tế. Và người dịch thuật càng cần điều ấy.

Hồ Trần
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

“Vua Đường Cao Tông quý Ngài, muốn đến thăm, nhưng thỉnh thoảng thôi vì cũng không dám quấy rầy”

“Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật: bao giờ ở ta mới có được những dịch trường đúng nghĩa? Mười ba thế kỷ sau Huyền Trang!”
Bao giờ nước ta có ông vua muốn thỉnh thoảng đến thăm dịch giả.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Có một Viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ



Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston, Hoa Kỳ. www.trannhantong.net

http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/trannhantong.jpg
Phật hoàng Trần Nhân Tông



Viện được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.

Điều gì khiến vị giáo sư này quyết định trở thành chủ tịch Viện Trần Nhân Tông (Tran nhan tong Academy)? Giáo sư Thomas Patterson cho biết: “Khi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện Trần Nhân Tông, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi cùng vợ đến viếng Yên Tử ở Quảng Ninh. Chính vào thời điểm này tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh lớn lao của ông đối với đất nước. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sự quan tâm của mọi người ở Việt Nam và nơi khác”.

Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu. Trung tâm Shorenstein cũng là nơi tổ chức các giải thưởng báo chí lớn như Goldsmith và các hội nghị Theodore H. White nổi tiếng thế giới về báo chí và chính trị.

Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm (1) Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, (2) Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, (3) Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.

Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2017, viện này dự kiến tổ chức Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương hằng năm. Nhân dịp công bố giải thưởng này, dự kiến vào tháng 9 tới đây sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế Trần Nhân Tông tại Boston.

Ý tưởng về một  Viện Trần Nhân Tông
Thật ra ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập VietnamNet, đề xuất từ năm 2009. Sau đó được cụ thể qua buổi trình diễn nhạc giao hưởng chủ đề “Hòa giải và yêu thương” ngày 22-4-2010 tại Nhà hát Lớn của thủ đô Hà Nội. Hiện nay ông Tuấn đang làm công việc nghiên cứu tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein – Đại học Harvard. Ông cho biết, sáng kiến thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương của ông đã nhận được sự ủng hộ của các giáo sư có uy tín tại Đại học Harvard.

Vào ngày 16-2-2011, tại Hà Nội, một hội nghị về vấn đề này cũng được tổ chức với sự có mặt của nhiều học giả trong đó có cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga.

Chính Giáo sư Thomas Patterson là người đề xuất ý tưởng và phương án để Viện Trần Nhân Tông triển khai xây dựng bảo tàng Trần Nhân Tông ở Hà Nội. Ông cũng động viên vợ là nhà làm phim tài liệu có uy tín ở Mỹ bà Lorie Conway sang Việt Nam làm phim tài liệu về vua Trần Nhân Tông.

Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Như vậy, cùng với Hòa nhạc Trần Nhân Tông chủ đề Hòa giải và Yêu thương được tổ chức hằng năm vào tháng 8 tại Boston, Viện Trần Nhân Tông đã nhận được sự đồng hành của một số nhà lãnh đạo có uy tín, của các học giả lớn ở Harvard và vùng Boston, cùng với tâm huyết của các nhà khoa học, nhà văn hóa tại Việt Nam như nhà văn hóa Việt Phương, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Phan Huy Lê, Phó giáo sư Trần Ngọc Vương…

Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên vị vua Việt
Ngày 19-6 vừa qua, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 22-9 tới đây tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.

http://trannhantong.net/wp-content/uploads/2012/08/photo2-VH_1344502073.jpg



Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.

Hội đồng cố vấn giải thưởng bao gồm nhiều nhân vật uy tín như bà Vaira Vike-Freiberga, cựu Tổng thống Latvia; ông Michael Dukakis, cựu Thống đốc bang Massachusetts; bà Ann Mc Daniel, Phó chủ tịch thường trực Washington Post; bà Robin Sproul, Phó chủ tịch – Giám đốc chi nhánh Washington DC, ABC News; ông Phil Barboni, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Global Post và nhiều học giả trong nước.

Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.

Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.

Sau buổi hòa nhạc lần thứ hai hồi tháng 8-2011, mới đây Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với Dàn nhạc Landmark Boston và Quỹ văn hóa Free for All Concert (Quỹ Âm nhạc Miễn phí cho mọi người) tổ chức buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” lần thứ ba vào ngày 11-7-2012 tại Boston với sự tham dự của hơn 10.000 người. Dịp này nhạc trưởng Armand Diangienda người Congo đã nhận lời làm đại sứ Quỹ Trần Nhân Tông tại châu Phi.

Hiện nay, địa chỉ Trannhantong.net đã được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước truy cập, đây vừa là cổng thông tin hoạt động của Viện Trần Nhân Tông vừa là một diễn đàn giữa những người muốn đến với viện.

Tại cổng điện tử này bước đầu đã có các tư liệu giới thiệu những nghiên cứu, các thành quả trong việc ứng dụng tư tưởng, giá trị cao quý của Trần Nhân Tông vào cuộc sống, những sáng tác văn hóa nghệ thuật về Trần Nhân Tông. Đây cũng là cổng tích hợp, kết nối tất cả các tư liệu về Trần Nhân Tông.

HOÀNG VĂN  (trannhantong.net)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:

“Vua Đường Cao Tông quý Ngài, muốn đến thăm, nhưng thỉnh thoảng thôi vì cũng không dám quấy rầy”

“Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật: bao giờ ở ta mới có được những dịch trường đúng nghĩa? Mười ba thế kỷ sau Huyền Trang!”
Bao giờ nước ta có ông vua muốn thỉnh thoảng đến thăm dịch giả.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Irony%20and%20Philosophy/366e3595.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Giời đất ơi ! Tất cả cảm động quá lưỡi líu hết cả rồi à ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Vì sao ít trí thức Việt kiều về nước làm việc?



Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo, Sydney… các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...

Tuy nhiên vì nền kinh tế Việt Nam được thoát thai từ chế độ bao cấp, doanh nghiệp tư nhân chưa phải là chủ lực, tính cạnh tranh trong thương mại chưa cao nên mối liên hệ giữa viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp chưa được quan tâm. Vai trò của trí thức, nhất là ở đại học và viện nghiên cứu rất mờ nhạt. Chính vì vậy “kho tàng kiến thức” của những nhà khoa học tên tuổi, những chuyên gia đầu ngành Việt kiều ở nước ngoài không được thực sự quan tâm (thậm chí hầu như bị lãng quên).

Có thể khẳng định, nếu có sự hợp tác về giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của trí thức Việt kiều, dưới bất cứ hình thức nào, cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hoá đất nước.
Nhưng tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ? Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

► Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;

► Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên...) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;

► Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong     hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;

► Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;

► Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;

► Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.  

Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều.

NGUYỄN QUỐC VỌNG
Đại học RMIT, Melbourne Vic 3001, Australia
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vấn đề ở đây là vì  "GHẾ" chứ không phải vì ĐN tiến lên với tiến xuống, tiến nhanh hay tiến chậm. Các nước khác họ vì ĐN thì tất khác với ta. Họ so sánh sao với ta được !!!!!!!!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

LTS: Ứng xử thế nào với đô - thị - phi - đô - thị Đà Lạt để vừa bảo đảm mục đích phát triển, vừa giữ được hồn phách của thành phố trong rừng là băn khoăn chung của những nhà quy hoạch và kiến trúc. TTCT giới thiệu một số ý kiến từ bài “Nhân hội thảo khoa học mở rộng Đà Lạt: Không chỉ là một nơi sống, mà là một cách sống” (đăng trên TTCT số 32).

Để Đà Lạt là “thành phố ở trong rừng”



TTCT - Ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã gọi đô thị Đà Lạt mới là “thành phố ở trong rừng”. Một tên gọi thật thiên nhiên và thơ mộng. Nhưng cho đến nay chưa có quy định thế nào là một “thành phố ở trong rừng”.

http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/397/583397.jpg
Rừng đã giúp Đà Lạt trở thành một “cái máy điều hòa nhiệt độ” khổng lồ, nhờ đó nơi này được mệnh danh là “thiên đường” nghỉ dưỡng - Ảnh: Hoài TrANG



Thành phố Đà Lạt dự kiến mở rộng đến 3.308km2 sẽ ôm trọn toàn bộ vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà và các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Rừng chiếm đến 69% tổng diện tích của thành phố. Rừng có giá trị rất cao về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, tạo môi trường trong lành cho du lịch nghỉ dưỡng... Rừng sẽ là văn hóa của kiến trúc đô thị mới.

Một đô thị hiện đại, văn minh, đẳng cấp trước hết thể hiện ở cách ứng xử của con người với rừng và thiên nhiên. Vì vậy rừng và kiến trúc không thể tách rời nhau, không phải là hai vòng tròn cạnh nhau, mà một vòng tròn có hai màu hòa hợp với nhau. Có 47% diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ nằm trong thành phố mới, nhưng nếu muốn chuyển sang mục đích khác thì phải xin Quốc hội cho phép theo nghị quyết số 49/QH-12.

Cái hồn của đô thị
Kiến trúc là hình thức của đô thị, con người là hồn của đô thị. Thành phố Đà Lạt mới có khoảng 70% dân số là đồng bào dân tộc. Kiến trúc những biệt thự kiểu Pháp trong thành phố hiện nay xen lẫn với rừng thông liệu có phù hợp với vùng thành phố mở rộng, khi những đô thị mới cho người Việt, đặc biệt là đồng bào dân tộc, ra đời?

Chúng ta có thể xây một đô thị trong 4-5 năm, nhưng để chuyển hóa nếp sống của đồng bào vốn ở rừng núi thành người đô thị thì tốn nhiều thời gian. Vì vậy, các nhà quy hoạch thành phố Đà Lạt mới cần quan tâm đến ý nghĩa nhân văn của đô thị. Trong tâm thức của mọi người, Đà Lạt là một thành phố cao nguyên, mang bản sắc văn hóa của đồng bào K’Ho, vốn là người bản địa của Đà Lạt. Tên gọi “Đà Lạt” cũng vốn là tên của ngôn ngữ K’Ho được gọi chệch đi. Đà Lạt mới sẽ có kiểu kiến trúc gì để chứa đựng và lưu giữ được cái hồn của rừng, đất, nước và con người bản địa?

Điểm nhấn của Đà Lạt mới
Vùng xã Lát ở huyện Lạc Dương, nơi cư trú của đồng bào Lạch và Chil bản địa, nên là điểm nhấn của thành phố mới. Nên xây dựng vùng này thành một đô thị hiện đại của phần lớn người dân tộc bản địa, mang đậm bản sắc văn hóa của họ. Vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà với khu rừng nguyên sinh ngàn năm sẽ trở thành một công viên khổng lồ của thành phố.

Một khu vườn thực vật sẽ được thành lập với kiểu kiến trúc đặc thù để bảo tồn các loài thực vật vốn có của vùng Đà Lạt. Một khu vườn động vật để bảo tồn các loài động vật vốn có của vùng Đà Lạt sẽ được xây dựng ở khu Hồ Tiên, có suối, có hồ, đa dạng các loại rừng, các sinh cảnh tự nhiên... Một “đô thị đại học” sẽ được xây dựng có tầm cỡ quốc tế để đào tạo các kỹ sư và nhà khoa học về rừng, nông nghiệp, công nghệ sinh học, hạt nhân và kiến trúc.

Hãy tưởng tượng xem như thế có phải là một “thành phố ở trong rừng” mà ông chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đã đặt hàng cho các chuyên gia quy hoạch đô thị?

TS NGUYỄN CHÍ THÀNH
(giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối