持戒兼忍辱

無常諸法行,
心疑罪便生。
本來無一物,
非種亦非萌。

日日薱境時,
景景從心出。
心境本來無,
處處巴羅密。

喫草與喫肉,
種生各所食。
春來百草生,
何處見罪福。

持戒兼忍辱,
招罪不招福。
欲知無罪福,
非持戒忍辱。

如人上樹時,
安中自求危。
如人不上樹,
風月何所為?

 

Trì giới kiêm nhẫn nhục

Vô thường chư pháp hành,
Tâm nghi tội tiện sinh.
Bản lai vô nhất vật,
Phi chủng diệc phi manh.

Nhật nhật đối cảnh thời,
Cảnh cảnh tòng tâm xuất.
Tâm cảnh bản lai vô,
Xứ xứ ba-la-mật.

Khiết thảo dữ khiết nhục,
Chủng sinh các sở thực.
Xuân lai bách thảo sinh,
Hà xứ kiến tội phúc?

Trì giới kiêm nhẫn nhục,
Chiêu tội bất chiêu phúc.
Dục tri vô tội phúc,
Phi trì giới nhẫn nhục.

Như nhân thượng thụ thì,
An trung tự cầu nguy.
Như nhân bất thượng thụ,
Phong nguyệt hà sở vi?

 

Dịch nghĩa

Tất cả mọi hiện tượng đều luôn luôn biến diệt,
Khi “tâm” đã ngờ thì “tội” liền sinh ra.
Xưa nay không có một vật nào hết thảy,
Chẳng có gốc cũng chẳng có mầm để cho chúng xuất hiện.

Hàng ngày khi ta đối diện với ngoại cảnh,
Thì cảnh này cảnh nọ đều từ tâm sinh ra,
“Tâm” và “cảnh” vốn đều là không,
Khắp nơi đều là ba-la-mật.

Ăn thịt và ăn cỏ,
Chúng sinh loài nào có thói quen của loài đó.
Như mùa xuân đến, trăm hoa cỏ sinh sôi,
Có chỗ nào nhìn thấy tội hay phúc đâu?

Trì giới và nhẫn nhục,
Chỉ chuốc tối chứ không chuốc phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Thì đừng trì giới, nhẫn nhục.

Như khi người trèo lên cây,
Là đang trong bình an lại tự tìm lấy nguy hiểm.
Nếu người ta không trèo cây,
Thì gió lay, trăng dọi, có làm gì được.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Huệ Chi

Mọi pháp đều biến diệt,
Tâm ngờ tội liền sinh.
Xưa nay không một vật,
Mầm mống hỏi đâu thành?

Ngày ngày khi đối cảnh,
Cảnh cảnh từ tâm ra.
Cảnh, tâm không có thật,
Chốn chốn bà-la-mật.

Ăn thịt và ăn cỏ,
Chúng sinh từng loài đó.
Xuân về cây cỏ sinh,
Hoạ phúc nào đâu có?

Trì giới và nhẫn nhục,
Chuốc tội chẵng chuốc phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Đừng trì giới nhẫn nhục.

Như khi người leo cây,
Đang yên bỗng tìm nguy.
Không trèo lên cây nữa,
Trăng gió làm gì được?

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Các pháp thường biến ảo
Lòng mê tội dễ sinh
Từ xưa không một vật
Không hạt lại mầm xanh

Khi ngày ngày trước cảnh
Mọi cảnh ra từ tâm
Tâm cảnh vốn là không
Nơi nơi Ba-la-mật

Ăn thịt hay ăn cỏ
Thức ăn riêng mỗi loài
Xuân trăm cỏ hoa khai
Có thấy đâu tội phúc

Trì giới cùng nhẫn nhục
Rước tội chẳng rước phúc
Muốn biết tội phúc không
Đừng trì giới nhẫn nhục

Giống khi người trèo cây
Đang yên tự cầu hoạ
Nếu người không trèo cây
Gió trăng làm gì đây?

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nhất Nguyên

Sự vật vô thường cả
Tâm ngờ tội liền sinh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống chẳng nảy mầm

Ngày ngày tâm đối cảnh
Cảnh cảnh tuỳ tâm sinh
Xưa nay không tâm cảnh
Chốn chốn tự viên thành

Ăn thịt với ăn cỏ
Loài nào theo thức đó
Xuân về cây cỏ sinh
Tìm đâu ra tội phúc?

Trì giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tộ chẳng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc
Chẳng trì giới nhẫn nhục.

Như người leo cây cao
Trong yên lại chuốc nguy
Như người chẳng leo cây
Trăng gió làm được gì?


* Tức chẳng tác ý trì giới và nhẫn nhục chứ không phải Ngài khuyên đừng trì giới nhẫn nhục.
Nhất Nguyên
25.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hiện tượng luôn biến diệt,
“Tâm” ngờ “tội” liền sanh.
Xưa nay không một vật,
Chẳng gốc chẳng mầm thành.

Hàng ngày khi đối cảnh,
Mọi cảnh từ tâm sinh,
“Tâm”, “cảnh” vốn không thật,
Khắp chốn ba-la-mật.

Ăn thịt và ăn cỏ,
Chúng sinh quen loài đó.
Xuân đến, sinh hoa cỏ,
Tội phúc thấy đâu có?

Trì giới và nhẫn nhục,
Chuốc tội không chuốc phúc.
Muốn biết không tội phúc,
Đừng trì giới, nhẫn nhục.

Như khi người trèo cây,
Đang an tự tìm nguy.
Nếu không trèo cây nữa,
Làm gì trăng gió lay.

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Thích Thanh Từ

Vô thường các pháp hạnh,
Tâm nghi tội liền sanh.
Xưa nay không một vật,
Chẳng giống cũng chẳng mầm.

Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.

Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?

Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.

Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?

Chưa có đánh giá nào
Trả lời