Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 10/03/2006 05:45 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 04/04/2007 07:40 bởi
Vanachi Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt. Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh.
Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính quyền bảo bộ Pháp đày sang đảo Réunion, châu Phi. Cụ là bạn văn chương và cũng là bạn thanh khí của các cụ Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Hiếu tức Gilbert Chiếu. Năm 1934, nhằm lễ Hai Bà Trưng, báo Phụ nữ tân văn có mở một cuộc thi văn chương. Cụ chiếm giải nhất với bài Văn tế Hai Bà. Nhưng cụ nổi danh và tên tuổi đặng lưu truyền hậu thế là nhờ mười bài Khuê phụ thán, mà người đương thời ai nấy cũng đều công nhận là tuyệt tác, đăng trên tạp chí Nam phong số 21 (tháng 3-1919) do Phạm Quỳnh làm chủ bút. Bài đó cụ thay lời bà phi vợ vua Thành Thái “than về nỗi chồng (vua Thành Thái), nỗi con (vua Duy Tân) muôn dặm xa cách, đi không hẹn ngày về, đi mất biệt, đến chết cũng chẳng về”.
Vì tình hình chính trị lúc đó các báo trong Nam không báo nào dám đăng. Túng thế cụ phải gởi ra Bắc kèm một bức thơ cho Phạm Quỳnh là chủ bút tạp chí Nam phong. Phạm Quỳnh đã xin phép cụ sửa bốn chữ, và đăng vào Nam phong. Bài thơ đề Nguyễn Thị Phi làm và thêm: “nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục”. Vì bài thơ được nhiều người cho là một kiệt tác văn chương mà cụ lại giấu tên nên có nhiều kẻ hám danh mạo nhận chính họ là tác giả. Vì vậy đã xảy ra bao sự hiểu lầm, bao bàn cãi và cả bút chiến nữa. Mãi đến năm 1932 mới có sự công nhận bài thơ ấy thật sự là của Thượng Tân Thị, Phan Quốc Quang, khi ái nữ của cụ là cô Phan Sơn Đại, bấy giờ đã trở thành một cô giáo, lên tiếng cũng trên tạp chí Nam phong và cho đăng lại mười bài Khuê phụ thán kèm thêm mười bài Tục khuê phụ thán trên số 169 (tháng 2-1932).
Về xu hướng chính trị, cụ là một nhà thơ yêu nước, thuộc phái bảo hoàng. Tác phẩm của Thượng Tân Thị ngoài các bài trên còn có hơn hai mươi bài khác.
Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt. Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh.
Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính…
Thơ dịch tác giả khác