Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Phan Lạc Tuyên (1928-2011) quê làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, thuở nhỏ theo cha sống ở Vạn Kiếp, sau ra học ở Hà Nội, ban đầu chịu ảnh hưởng của Rimbaud. Ông bắt đầu viết từ năm 1944, và động viên học trường sĩ quan dự bị năm 1951.
Khi ra trường, ông đi các chiến dịch Tây Bắc, chiến trường Trung Châu, làm trưởng đoàn văn nghệ quân đội tiếp thu Liên khu 5 năm 1955 và được cử làm một trong các đại diện quân đội trong Đại hội văn hoá toàn quốc năm 1957. Ông là người chỉ huy quân sự số 3 trong cuộc đảo chính chống Ngô Đình Diệm của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông vào tháng 11-1960, sau đó đã trở thành người của Mặt trận Giải phóng. Trong cuộc đảo chính trên, ông dẫn vài đại đội Biệt động quân về Sài Gòn tham gia. Sau khi thất bại, ông lưu vong sang Campuchia. Tại đây ông đã được Mặt trận Giải phóng tiếp cận. Năm 1963, ông cùng nhóm Biệt động quân thân cận quay về căn cứ của Mặt trận. Ông sau này ra Bắc, đi học ở Ba Lan, trở thành tiến sĩ sử học, nghiên cứu văn hoá và Phật học.
Từ trước năm 1960, Phan Lạc Tuyên đã sớm nổi tiếng với bài thơ Tình quê hương được Đan Thọ phổ nhạc. Ông đã xuất bản các tác phẩm Phê bình văn nghệ cộng sản, Giải phóng Liên khu 5, Khái luận văn nghệ quân đội, Tìm hiểu thơ tự do, Thi hào Tagore, thi phẩm Mùa hoa mới. Ngoài ra ông còn trong ban chủ trương các báo Văn nghệ tự do (1955), Tầm nguyên (1957), Sinh lực (1958) và cộng sự với các báo Văn nghệ, Tân kỷ nguyên, Mùa lúa mới, Bách khoa, Phụng sự quân đội.
Phan Lạc Tuyên (1928-2011) quê làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, thuở nhỏ theo cha sống ở Vạn Kiếp, sau ra học ở Hà Nội, ban đầu chịu ảnh hưởng của Rimbaud. Ông bắt đầu viết từ năm 1944, và động viên học trường sĩ quan dự bị năm 1951.
Khi ra trường, ông đi các chiến dịch Tây Bắc, chiến trường Trung Châu, làm trưởng đoàn văn nghệ quân đội tiếp thu Liên khu 5 năm 1955 và được cử làm một trong các đại diện quân đội trong Đại hội văn hoá toàn quốc năm 1957. Ông là người chỉ huy quân sự số 3 trong cuộc đảo chính chống Ngô Đình Diệm của Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông vào tháng 11-1960, sau đó đã trở thành người của Mặt trận Giải phóng. Trong cuộc đảo chính trên, ông dẫn vài đại đội Biệt động quân về Sài Gòn tham gia. Sau khi thất bại, ông lưu vong sang Campuchia. Tại đây ông đã…