Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Phùng Cung (18/7/1928 - 9/5/1998) tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, mất tại Hà Nội. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng trung học. Tháng 4-1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9-1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10-1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn nghệ. Ở quê nhà, gia đình ông bị liên luỵ vì có con đi làm cách mạng.
Năm 1954, thủ đô Hà Nội giải phóng, ông về sống tại Hà Nội và hoạt động văn nghệ. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất, gia đình ông bị quy vào thành phần địa chủ cường hào. Cha ông bị đem ra đấu tố, rồi bị đưa lên giam giữ ở trại Cò Nỉ – Thái Nguyên. Khi ấy, Phùng Cung đang làm việc trong cơ quan văn nghệ kháng chiến ở Tuyên Quang. Năm 1956, do tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm với truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh đăng trên báo Nhân văn số 4, ông bị kỷ luật, tham gia lớp chỉnh huấn ở Thái Hà ấp. Trong suốt thời gian từ tháng 2-1958 (bắt đầu lớp Thái Hà) đến tháng 5-1961, khi ông bị bắt, trong hơn ba năm, Phùng Cung vẫn sáng tác đều và không hề nhụt tay trong việc lên án những bất cập của chế độ.
Tháng 5-1961, công an đến nhà bắt Phùng Cung. Ông bị tịch thu tất cả bản thảo và bị giam vào Hoả Lò Hà Nội, rồi bị chuyển đi các trại Bất Bạt (Sơn Tây), Yên Bình (Yên Bái) và Phong Quang (Lào Cai), bị tù 12 năm, với 11 năm biệt giam, không có án. Suốt trong thời gian bị biệt giam, Phùng Cung bị lao nặng và nhiều bệnh trầm kha khác. Khi được phóng thích ông vẫn bị quản chế rất chặt tại địa phương. Tháng 11-1972, ông được tha về, làm nghề thợ đinh trong những ngày tháng còn lại. Ông vẫn âm thầm sáng tác, vẫn bị công an đến thăm dò và kiểm soát. Ông phải chép bản thảo làm nhiều bản gửi nhiều nơi.
Lần đầu tiên tác phẩm của Phùng Cung xuất hiện trở lại sau thời gian ông bị tù đày, là trên báo Sông Hương ở Huế năm 1988, với các bài thơ Nghiêng luỵ, Bèo, Người làng, Chiếc lá rụng, Cô lái đò. Tập thơ Xem đêm gồm 200 bài thơ của ông được nhà nước cho phép xuất bản vào năm 1995 (NXB Văn hoá - Thông tin). Việc xuất bản tập thơ này có sự giúp đỡ không nhỏ của Phùng Quán và Nguyễn Hữu Đang là những bạn trong nhóm Nhân văn giai phẩm với ông.
Tác phẩm chính:
- Dạ ký (truyện ngắn)
- Mộ phách (truyện ngắn)
- Kép Nghề (truyện ngắn)
- Chiếc mũ lông (truyện ngắn)
- Quản thổi (truyện ngắn)
- Xem đêm (thơ)
- Phùng Cung – truyện và thơ (in tại hải ngoại năm 2003, NXB Văn nghệ, gồm tập thơ Trăng ngục viết trong thời gian ở tù và 11 truyện ngắn)
Phùng Cung (18/7/1928 - 9/5/1998) tại làng Kim Lân, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), quê gốc ở xã Cam Lâm, quận Đường Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây, mất tại Hà Nội. Họ Phùng ở Cam Lâm thuộc dòng dõi Bố cái Đại vương Phùng Hưng. Là con trưởng một gia đình giàu có, đông con, Phùng Cung được gửi đi trọ học ở thị xã Sơn Tây, có bằng trung học. Tháng 4-1945, Nhật đảo chính Pháp, Phùng Cung trở lại quê nhà. Tháng 9-1945, Phùng Cung khi ấy mới 17 tuổi, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy cướp chính quyền, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Liên Châu. Tên xã do ông đặt và tên ấy vẫn còn giữ đến ngày nay. Phùng Cung làm chủ tịch xã được 2 năm. Đến tháng 10-1947, Pháp chiếm Tông và Sơn Tây, Phùng Cung chạy lên Việt Bắc cùng mấy anh em trai. Tại đây ông tham gia công tác văn…
3 phút sự thật của Phùng Quán mang tôi tới đây.
Thơ ngắn gọn đến khó hiểu, dường như là những lúc bất chợt thi hứng đến khi thấy 1 cảnh quen mà sinh tình. Tôi thích những bài thơ này dù tôi chẳng hiểu nó. Cảm ơn PQ, cảm ơn PC, cảm ơn NHĐ,.. những con người mà sau này lịch sử và thế hệ sau sẽ trả lại tên cho các anh
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào