Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 06/05/2006 08:18 bởi
Vanachi, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 05/04/2008 07:51 bởi
Vanachi Viễn Phương (1/5/1928 - 21/12/2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó thuộc tỉnh Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên rồi tham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ. Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ đăng báo Tiếng súng kháng địch của Khu 9 Nam Bộ. Trường ca Chiến thắng Hoà Bình của ông được xếp giải nhì về thơ Nam Bộ và sau đó Viễn Phương được bầu vào Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn. Ở Sài Gòn, ông dạy học, làm thuê để kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân loại, Hừng sáng, Công lý. Năm 1960, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam. Sau khi ra tù năm 1962, Viễn Phương chiến đấu ở Củ Chi. Sau khi đất nước thống nhất, ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn và cũng sáng tác cả văn xuôi. Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác (Hoàng Hiệp phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.
Tác phẩm:
- Chiến thắng Hoà Bình (trường ca, 1952)
- Không có đâu như ở miền Nam (in chung, 1968)
- Mắt sáng học trò (thơ, 1970)
- Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
- Như mây mùa xuân (thơ, 1978)
- Phù sa quê mẹ (thơ, 1991)
- Thơ với tuổi thơ (thơ thiếu nhi, 2002)
- Gió lay hương quỳnh (thơ, 2005)
- Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968)
- Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981)
- Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988)
- Ngàn say mây trắng (truyện và ký, 1998)
- Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982)
- Miền sông nước (truyện và ký, 1999)
- Tháng bảy mưa ngâu (truyện và ký, 1999, đã dịch sang tiếng Anh)
- Đá hoa cương (truyện và ký, 2000)
- Ngôi sao xanh (truyện thiếu nhi, 2003)
- Hình bóng thương yêu (ký, 2005)
Viễn Phương (1/5/1928 - 21/12/2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (thời đó thuộc tỉnh Long Xuyên), quê gốc ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên rồi tham gia Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ. Trong thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ đăng báo Tiếng súng kháng địch của Khu 9 Nam Bộ. Trường ca Chiến thắng Hoà Bình của ông được xếp giải nhì về thơ Nam Bộ và sau đó Viễn Phương được bầu vào Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ Nam Bộ. Năm 1954, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn. Ở Sài Gòn, ông dạy học, làm thuê để kiếm sống nhưng công việc chủ yếu vẫn là sáng tác văn thơ với bút danh Viễn Phương đăng trên một số tờ báo ở Sài Gòn như Nhân…