Chưa có đánh giá nào
Thể thơ: Lục bát
Thời kỳ: Nguyễn

Đăng bởi tôn tiền tử vào 01/11/2024 19:42

Bài thơ có 2 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:

1 Bản Nôm Quan Văn đường khắc in (1910), Hoàng Thị Ngọ phiên âm

2 Bản chép tay gia đình cụ Phan Huy Diêu, Hoàng Thị Ngọ phiên âm

1. Đêm thu thẻ dán canh tà,
Liễu gầy đỡ gió, sen già chống sương.
Phòng văn rủ bức rèm Tương,
Hương trầm nghi ngútngại đốt, quyển vàng biếng trông.
5. Héo tươi ai tỏ tấmrửa cuống lòng,
Dưới màn haichiếc bóng bạn chung một đèn.
Trong giường nghe chạnh gót sen,
Tiếng đâu đồng vọng rén bên thoắt chường:
“Rằng đâynơi Kim Mã, Ngọc Đường,
10. Bấy lâu hơi tiếng cũng thường có tôi.
Khi ăn khi nói khi cười,
Khi nằm khi dậy khi ngồi khi đi,
Dự trong chỉ xích tương tuỳ,
Vậy nênLoàn đan dám hỏi mọi bề gần xa.
15. Vả người là đấng danh gia,
Đường mây nhẹ bước chốc đà bấy nay.
Thân danh chẳng bận mảy may
Cớ sao thắc mắc niềm tây một mình?
Đêm đêm chong bóng tàn canh,
20. Chưa hề chiếc gối bên mình đặtđược yên.
Hay là nhớnghĩ nỗi thân duyên,
Tản kiều trông nẻo oanh thiênkhuyên cách vời.
Rừng hàn mũi bút dùi mài,
Công danh nên bận lòng người kẻo đâu?
25. Hay là nghị nỗi quế châu,
Ba thu dặm khách đôi bầu gió đưa.
Phong lưu cùng khổ khácphết xưa,
Nỗi nay dìu dặt khôn bềvừa tính quen?
Hay là nỗi ở chưa yên,
30. Gánh cầm thư lạitrải mấy phen nhắc lần.
Bèo mây nênh nổi vòng trần,
Tưởng màu cô lữ xoayquen vần đòi nơi?
Hay là bầu bạn thiếu người,
LứaTác giao du biết lấy ai cho vừa.
35. Cùng ai cuộcđiếm rượu, câuđàn thơ,
Cùng ai sóng gió đèn mưa tả phiền?
Hay là nhớtưởng cuộc ca diên,
Nhịp tiên tơ trúc vẻ chen yêu kiều.
Trên lầu Vương, Tạ dập dìu,
40. Tay chầu điểm nhặt thẻ lèo thưởng đua?
Hay là nhớ cuộc xuân du,
Trước đèn kẻ được người thua tơi bời.
Lá bài ngọn bố đua vui,
Trải chơi lại nhớ chuyện chơi kẻo nào?
45. Hay là nghĩ bạn thuần giao
Lại khi rầu rĩ mượn vào làm khuây
TrămMuôn điều dễ gác cơn say,
Tiếng tăm vả lại chốn này phải e?
Hay là vắng vẻ hương khuê,
50. Sớm khuyaHôm mai phó mặc lũ hầu túi khăn.
Từng khi sương nắng nhọc nhằn,
Nâng niu ai kẻ sánh gần gối loanquyên?
Hay là tưởngnghĩ thú lâm tuyền,
Đầu non chuốc chén trên chiền nghe kinh.
55. Bấy lâu lầndấn bước thị thành,
Lâu ngày tưởng chốn di tình thêm trông?
Hay là chật hẹp của dùng,
Bấy lâuTừng khi xoay tạm thêm chồng một hai.
Tháng người thôi vốn thời lời,
60. Lâu nayThêm dầy giật giạ nên người cưu lo.
Một lòng trăm mối tơ vò.
Cho nên trằn trọc giấc hồ phải thân?”
Thấy điềuNghe lời hỏi gạn ân cần,
đâyđà gần gũi thời thân thỉ cùng:
65.Bấy lâuRằng đây lòng những hay lòng,
Lấy ai gắn bó mà cùng nhỏ to.
Mình đây trước đắn sau đo,
Lặng ngồi ta sẽ như cho ít nhiều.
Hỏi thưa nghe cũng phải chiều,
70. Lòng đànày há bận những điều thế đâu.
Dặm trường vả chí cung dâu,
Nhỏ nhen cũng đã bắc cầu thanh vân.
Miễn lòng chăm chữ thiện cần,
Đường danh ắt cũng bước lần vội chi.
75. Tuổi xanh từng điểm chữ thì,
Đã khi ra bể lại khi vào ngòi.
Ở đời tuỳ lúc chuyện đời,
Có an ngộ mới là người trượng phu.
Lần lừa cầm hếthạc mấy thu,
80. Mặc dầu lữ xá mặc dù quan san.
Càn khôn một nóc thảo đình,
Dẫu đâu mà gửi được mình cũng xong.
Anh em bốn bể là chung,
Thiếu gì tri hữu trong vòng cân đai.
85. Tịnh du đương buổilúc đua tài,
Thần Châu há phải như ngoài Dương Quan.
Tiệc vui bậc hát cung đàn,
Bấy lâu thị xướng tuỳ ban cũng thường.
Vả từ sinh chốn cẩm đường,
90. Tai này dường đã chán chường trúc tơ.
Ngày xuân bài bạc thói xưa,
Có chăng cũng mặc mà chừa cũng nên.
Vả từai hồ thỉ mấythiếu niên,
Ít nhiều cũng đã trải phen thân nhàn.
95. Hồ tôn là cuộc vi hoan,
Song đà đeo việc từ hàn phải chăm.
Dầu khi nhớbuồn nỗi xa xăm,
Nương song chuốcrót chén quỳnh châm hệ gì.
Phong lưuhoa từng trải một thì,
100. Nâng khăn chen lũ kiều nhi là thường.
Khách tình khôn tiện đa mang,
Thư đồng cũng đủ sửa sang chăn màn.
Đô kỳ nayhiếm chốn du quan,
Kìa non Thiên Mụ nọ ngàn Đàm Lâm.
105. Trước hoa đối ẩm hiên ngâm,
Cũng thường vui vớikẻ tri âm một vài.
Của tiêu dành cũng hẹp hòi,
Rày người chi tráchkhỏi ép nài phú nhi,
Người còn của đến có khi,
110. Nợ dành trả nợ bận gì mà e.
Niềm tây mau kể cho nghe,
Nỗi mìnhnhà xốc nổi nỗi quê ngại ngùng.
Dấu bèo vả chút nhà dòng,
Văn chương võ vẽ thư song rạng hồ.
115. Tập rèn còn hổ nghiệp nho,
Bể dâu trải cuộc thế đồ đổi thay,
Muôn nhờ ấm tý hậunặng dầy,
Sân ban nay lại xum vầy thần hôn.
Cúc tùng nhận lối hoang tồn,
120. Mùi vi khuyết chốn sơn thôn lần hồi.
Quạt nồng ấp lạnh khi rồi,
Một song khoá tử theo đòi bút nghiên.
Lâm tuyền một lối đã quen,
Dám mong thân phận sánh chen ao hoàng.
125. Ngờ đâu vị bố bậc thường,
Tính danh sớm đã bợn gương tể đài.
Nước non xa ruổi tin vời,
Nửa mừng nửa sợ lòng người bâng khuâng.
Kể từ cầm sách khơi chừng,
130. Nỗi nhà ấm lạnh ngại ngùng tấc gang.
Đã đành dưới gối chen hàng,
Lập thânPhận mình hồ dễ rằng đường ngu thân.
Cành dâu bóng xế nhà xuân,
Thẻ tiên chốc đã giáp tuần cổ hy.
135. Quân thân nay thử tính khisuy,
Ngày dài ngày ngắn xiết chi sự lòng.
TuổiTác già đứng cửanương bóng xa trông,
Mà ta ngầm ngập bụi hồng bấy nay.
Ngọt bùi biết lấygửi chi đây,
140. Chẳng qua thỉnh thoảng đường mây đưa lời.
Lòng riêngTấc lòng nhũ bú dây dâyngùi ngùi,
Áo xiêm ràng buộc cách vời sân ban.
Non Yên cành quế sánh đoàn,
Chốn đình vi buổi thừa hoan giữ thường.
145. Riêng ai hồ thỉ diễn đường,
Cánh hồng lẻ tẻ trong sương xao tình.
Bèo mây từng chạnh nỗi mình,
Nước non lại tưởngthêm nghĩ nỗi anh em nhà.
Trong bàn thủmục túc suông xa,
150. Tháng ngày đắp đổi ràychốc đà đủ chưa?
Tưởng bao giờ nhớ bây giờ,
Hoa đường nay với ngày xưa thế nào?
Buồn trông non thẳm mây cao,
Cơ hồ xuân mấy chiêm bao mơ màng.
155. Tuổi xanh kết sợitừng kết chỉ hồng,
Trăm năm kinh bố giữlựa dòng gia thanh.
Những là thắc mắc khuê tình,
Đau lòng phiền não giật mình tang thươngthương tang.
Trâm vòng gối nếp đài trang,
160. Cười trôngCưỡi rồng mong mỏi chia san có ngày.
Bắc nam cách lệgián bấy chầy,
Giấc tà chưa dễ đổi thayquan san luống tỉnh say canh dài.
Sung giền giữ mãi một mùi,
ta kiển bộ luỵ người tao khang.
165. Đìu hiu bốn bứcvách gió sương,
Phòng khuê vò võ tay mang tay bồng.
Đứa anh ngoài tuổi thành đồng,
Song mây võ vẽ thủ công ít nhiều.
Nỗi nhà vắng vẻ hôm dao,
Khi thăm lệnh mẹ khi bìu ríu em.
Bẫm hèn mà lại bận thêm,

Bút nghiên biết có chăm nhìnmiền hay không?
Thư đường lầngác đoái mấy chồngtrùng,
170. Lại thêm ràng buộcđùm bọcđồnghài nhi nay.
Từ vâng khoá lễ mấy ràydùng tháng ngày,
Nhắn nheQuyển bài chưa dễ được ngay chogửi tới đây được tường.
Đứa con măng sữa lại càng,
Khi đi chỉ một lên đàng theo cha.
175. Vó câu khi trở lại nhà,
ẮtHẳn nay nhìn mặt nó đà quên tôilạ thôi.
Trăm tình như đốt như mài,
Suốt năm canh những như xui mối sầu.
Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu,
180. Dẫu lòngmong khuây khoả dễ hầu được đâyđâu”.
Suốt thôi nghe lọt canh chầyhơi may,
Rùng mình dậy mới biết này rằngtrong mơ.
Nghĩ mình trằn trọcthắc mắc hồn sơ,
Bởi đường sự dụclục khắc giờ chưa nguôi.
185. Bằng như thân ấy mấy đời,
Rủi may là phận một hai đã đành.
Bóng kia cũng vật ngoại mình:
“Nhẽ đâu mà lấy thường tình đọ ta.
Chẳng qua mặc nghĩ đó mà”.
190. Mấy lời vấn, đáp gọi là chép chơi.


Bài thơ Nhân ảnh vấn đáp hiện nay còn thấy 3 văn bản bằng chữ Nôm: 01 bản in và 02 bản chép tay.
- Bản khắc in năm Duy Tân Canh Tuất (năm 1910) do Quan Văn đường tàng bản. Văn bản được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VNb.91. Bản khắc in đề rõ tên ghép của cả 2 bài thơ do Phan Huy Thực sáng tác: Nhân ảnh nhân nguyệt vấn đáp 人影人月問答. Theo thứ tự, bài Nhân ảnh vấn đáp ở phần đầu từ trang 2 đến hết trang 17; bài Nhân nguyệt vấn đáp từ trang 18 đến hết trang 22.
- Bản chép tay Nhân ảnh vấn đáp thứ nhất được chép cùng nhiều tác phẩm khác trong Chinh phụ ngâm khúc, ký hiệu VNv.288, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong văn bản này không có bài Nhân nguyệt vấn đáp.
- Bản chép tay thứ 2 là bản của gia đình cụ Phan Huy Diêu (Hà Nội). Bản này do con cháu trong dòng họ chép lại theo trí nhớ. Bản này chỉ có bài Nhân ảnh vấn đáp mà không có bài Nhân nguyệt vấn đáp.

So với bản in thì bản chép tay đầy đủ hơn, có thêm một đoạn 4 câu sau câu 167 làm cho ta cảm thấy bớt sự hẫng hụt ở bản in. Hơn nữa, phần kết thúc ở bản in còn bỏ lửng. Theo bản chép tay thì Nhân ảnh vấn đáp có đầy đủ 194 câu lục bát là hợp lý hơn. Về mặt ngôn ngữ sử dụng trong các bản Nhân ảnh vấn đáp, có thể thấy sự khác biệt thể hiện rất rõ. Bản chép tay trong Chinh phụ ngâm khúc rất gần với bản in. Bản chép tay của gia đình Phan Huy Diêu ngôn ngữ cổ hơn, lời lẽ, ngôn từ về cơ bản hợp lý hơn nếu đặt văn bản vào thời của Phan Huy Thực. Ngược lại, có thể thấy rõ bản in đã có sự thay đổi ngôn từ theo hướng hiện đại hơn, dễ hiểu và gần với người đọc ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hơn, có thể thấy sơ bộ qua một số ví dụ sau:
- Câu 14 (Loàn đan dám hỏi mọi bề gần xa): “Loàn đan” là từ cổ có nghĩa vô phép, không phải phép. Bản in chữa thành “Vậy nên...”
- Câu 27 (Phong lưu cùng khổ phết xưa): “Phết” là từ cổ có nghĩa là nết ăn ở; phong cách; dáng điệu (ví dụ: “Phết phong lưu đương chừng niên thiếu, Sánh nhau cùng dan díu chữ duyên” - Chinh phụ ngâm). Bản in là: “... cùng khổ khác xưa”.
- Câu 43 (Tác giao du biết lấy ai cho vừa): “Tác” là từ cổ có nghĩa tuổi; bạn cùng trang lứa. Bản in là: “Lứa giao du...”
- Câu 79 (Lần lừa cầm hạc mấy thu): “Cầm hạc” là cái đàn và con hạc, ý có liên quan đến điển tích Triệu Thanh Hiến đời Tống, làm quan trấn giữ đất Thục. Khi đi nhậm chức ông không đem theo vợ con, đầy tớ mà chỉ mang theo một cái đàn và một con hạc. Người ví mình đi làm quan ở chốn kinh kỳ cũng gần giống như vậy. Nhưng ở bản in là “... cầm hết mấy thu”, nghĩa câu thơ đã bị thay đổi.

Hai bản được đăng ở đây đều do Hoàng Thị Ngọ phiên âm, chú thích.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]