殷朝六七聖賢君故都

殷朝碑碣倚城頭,
賢聖遺蹤萬古留。
表表哲王昭配澤,
依依來史播徽猷。
暴殘經過獨夫受,
思慕猶勞三紀周。
更有仁人祠屋在,
流風餘韻悵悠悠。

 

Ân triều lục thất thánh hiền quân cố đô

Ân triều bi kiệt ỷ thành đầu,
Hiền thánh di tung vạn cổ lưu.
Biểu biểu triết vương chiêu phối trạch,
Y y lai sử bá huy du.
Bạo tàn kinh quá độc phu thụ,
Tư mộ do lao tam kỷ chu.
Cánh hữu Nhân Nhân từ ốc tại,
Lưu phong dư vận trướng du du.

 

Dịch nghĩa

Bia đá đời nhà Ân vẫn đứng dựa nơi đầu thành cổ,
Dấu tích của thánh hiền còn lưu lại mãi ngàn vạn năm.
Tỏ rõ là bậc vua hiền đức sáng suốt, rạng rỡ ân trạch phối với trời đất,
Rành rành sử sách đời sau còn truyền bá kế sách tốt đẹp.
Thực hiện chính sự tàn bạo, tên vua vô đạo phải chịu tội,
Kính nhớ công lao khó nhọc, của trọn ba đời.
Lại thêm ngôi đền thờ Nhân Nhân vẫn còn đó,
Lòng buồn rười rượi, nghĩ tới bao điều tốt đẹp vẫn để lại cho đời sau.


Nguyên dẫn: “Kỳ huyện thành nam môn ngoại hữu thạch bi khắc thượng hạng cửu tự, hựu thành trung hữu Tam Nhân miếu” 淇縣城南門外有石碑刻上項九字,又城中有三仁庙 (Ngoài cửa nam thành huyện Kỳ có bia đá trên trán khắc chín chữ, trong thành còn có Tam Nhân miếu).

Kinh đô cũ chỉ kinh đô cuối thời Ân, tức là huyện Kỳ, thuộc tỉnh Hà Nam. Nơi đây còn tấm bia đề chín chữ “Ân triều lục thất thánh hiền quân cố đô”. Về con số “lục thất”, có 2 cách giải thích; cách một là: lục, thất không phải số lượng xác định, chính là sáu vị: Thành Thang, Thái Giáp, Thái Mậu, Tổ Ất, Bàn Canh, Vũ Đinh. Còn nếu nói 7 người, thì đương nhiên phải thêm vua Trụ, nhưng người soạn văn bia không dám tính đến. Cách thứ hai là: Vũ Đinh, Vũ Ất, Đế Ất, Đế Tân, cùng với 3 vị tông thất: Cơ Tử, Vi Tử, Tỷ Can.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]