Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Nguyễn Du » Bắc hành tạp lục
河北道中五尺豐碑當大路,
中有楷字大書騏麟墓。
道傍故老為余言,
永樂四年貢麟道死喪此土。
官命立碑用存故,
此事迄今已經古。
但見官道蕩蕩無丘陵,
其旁不封亦不樹。
片石傾欺苔蘚蔓,
淒風朝吹暮苦雨。
吁嗟麟兮何由睹,
吁嗟麟兮天上祥。
骨肉委之虫蛾蠹,
麟兮麟兮爾何苦。
何況燕棣何如人,
奪姪自立非仁君。
暴怒一逞夷十族,
大棒巨鑊烹忠臣。
五年所殺百餘萬,
白骨成山地血殷。
麟兮果為此人出,
大是妖物何足珍。
或是爾生不忍見殺戮,
先就此地捐其身。
吁嗟仁獸兮騏麟。
於世不見以為祥,
見之不過同犬羊。
若道能為聖人出,
當世何不南遊翔。
Hà Bắc đạo trung ngũ xích phong bi đương đại lộ,
Trung hữu khải tự đại thư kỳ lân mộ.
Đạo bàng cố lão vị dư ngôn,
Vĩnh Lạc tứ niên cống lân đạo tử táng thử thổ.
Quan mệnh lập bi dụng tồn cố,
Thử sự hất kim dĩ kinh cổ.
Đãn kiến quan đạo đãng đãng vô khâu lăng,
Kỳ bàng bất phong diệc bất thụ.
Phiến thạch khuynh khi đài tiển man,
Thê phong triêu xuy mộ khổ vũ.
Hu ta lân hề hà do đổ,
Hu ta lân hề thiên thượng tường.
Cốt nhục uỷ chi trùng nghĩ đố,
Lân hề lân hề nhĩ hà khổ.
Hà huống Yên Đệ hà như nhân,
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân.
Bạo nộ nhất sính di thập tộc,
Đại bổng cự hoạch phanh trung thần.
Ngũ niên sở sát bách dư vạn,
Bạch cốt thành sơn địa huyết an.
Lân hề quả vị thử nhân xuất,
Đại thị yêu vật hà túc trân.
Hoặc thị nhĩ sinh bất nhẫn kiến sát lục,
Tiên tựu thử địa quyên kỳ thân.
Hu ta nhân thú hề kỳ lân.
Ư thế bất kiến dĩ vi tường,
Kiến chi bất quá đồng khuyển dương.
Nhược đạo năng vị thánh nhân xuất,
Đương thế hà bất nam du tường.
Trên đường đi Hà Bắc có tấm bia cao năm thước dựng bên đường cái.
Trong có mấy chữ viết to theo lối chữ chân: “Mộ Kỳ Lân”
Ông lão ở bên đường bảo ta rằng:
“Năm Vĩnh Lạc thứ tư, con kỳ lân đem cống vua, chết giũa đường, chôn tại đây.
Quan trên cho dựng bia để ghi lại việc cũ.”
Việc ấy đến nay đã lâu rồi,
Nay chỉ còn thấy con đường cái quan bằng phẳng không gò đống
Cạnh bia chẳng đắp mộ cũng không trồng cây.
Phiến đá xiêu vẹo, rêu phủ mờ,
Sáng gió lạnh thổi, chiều mưa dầm dề tuôn,
Than ôi, kỳ lân vì đâu mày hiện ra?
Than ôi, kỳ lân là giống vật báo điềm lành ở trên trời!
Nay xương thịt bỏ cho sâu kiến đục.
Ôi kỳ lân! Ôi kỳ lân! Sao mày khổ thế!
Huống nữa Yên Đệ là người như thế nào?
Cướp ngôi của cháu để tự lập làm vua, y không phải là bậc nhân quân.
Để hả một cơn giận y giết cả mười họ (người ta)
Giết trung thần bằng cách đánh bằng gậy lớn và nấu trong vạc dầu lớn.
Trong năm năm giết trên trăm vạn mạng người,
Xương trắng chất thành núi, đất ngập máu.
Ôi kỳ lân! nếu mày vì kẻ ấy mà hiện ra,
Thì mày chỉ là đồ yêu quái, có gì đáng quý?
Hoặc là mày sống ở đời không nỡ nhìn cảnh chém giết,
Nên đến chỗ này mày chết trước.
Than ôi! kỳ lân là loài thú có đức nhân!
Trên trời chẳng thấy nên cho là điềm lành.
Thấy thì chẳng qua cũng như loài chó dê.
Nếu bảo kỳ lân vì thánh nhân mà hiện ra.
Thì thời ấy sao không lượn chơi sang phương Nam?
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 20/12/2005 01:08
Đường đi Hà Bắc ngay đường cái,
Bia cao đề chữ khải Kỳ Lân.
Bên đường ông lão kể rằng,
Đời vua Vĩnh Lạc có lần cống lân.
Nhưng giữa đường bất thần lân chết,
Quan trên truyền để vết về sau.
Dựng bia đào mộ chôn sâu,
Việc này thuở đó đã lâu lắm rồi.
Nhìn chẳng thấy gò đồi đâu cả,
Đất không bồi, cạnh mả không cây.
Đá bia nghiêng đổ, rêu đầy,
Sớm mai lạnh gió, chiều rày dầm mưa.
Lân ơi hỡi, hiểu chưa chưa hiểu,
Trên trời kia báo hiệu điềm lành.
Thịt xương sâu kiến đục quanh,
Lân ơi, lân hỡi, sao đành khổ thân.
Còn Yên Đệ thêm phần nhơ nhuốc,
Cướp ngôi vua thân thuộc cháu mình.
Nổi cơn chẳng chút thương tình,
Mười dòng họ cả gia đình diệt luôn.
Trung thần cứ luông tuồng đánh giết,
Nấu vạc dầu đến chết vạn trăm.
Năm năm bách hại muôn vàn,
Xương cao chất núi, máu tràn ngập sông.
Lân hỡi, nếu vì ông vua đó,
Mà ra đời thì có gì hay.
Đúng là yêu quái chi đây,
Quý gì thứ đó mà ai đem thờ.
Hoặc đau lòng cuộc cờ chém giết,
Nên đến đây mi chết cho rồi.
Lân ơi, lân hỡi, lân ơi,
Người ta chưa thấy nên đời dị đoan.
Thấy rõ rồi cũng toàn dê chó.
Bảo thấy lân là có thánh nhân,
Nước Nam thời đó nhân quân,
Sao không bay liệng một lần sang chơi?
Gửi bởi tran hoang xa ngày 30/10/2012 05:06
Có 1 người thích
Tên người dịch là Đặng Thê Kiệt ( xem http://nguyendu.com.free.fr )
Gửi bởi Trương Việt Linh ngày 27/10/2014 09:53
Đường Hà Bắc tấm bia còn đó
Rành rành ghi là ‘mộ kỳ lân’
Bên đường ông lão tỏ phân
Thứ tư Vĩnh Lạc chết chôn nơi này.
Quan khắc bia để lưu việc cũ
Đến nay thành chuyện cổ xa xưa
Đường quan lồng lộng bạt gò
Cây không mọc nổi, nấm mồ tả tơi.
Tấm bia đổ bời bời rêu mọc
Suốt ngày đêm gió khóc mưa than
Tìm đâu mày hỡi kỳ lân
Phải chăng vật báu báo sanh điểm lành.
Nay xương thịt kiến ăn sâu đục
Ôi kỳ lân mày thực tội thân
Huống chi Yên Đệ bất nhân
Cướp ngôi của cháu, quỉ thần cũng căm.
Khi nổi giận giết phăng mười họ
Vạt dầu to hại kẻ trung thần
Gớm thay xương trắng máu tràn
Năm năm đã giết hơn trăm vạn người.
Nếu ra đời chỉ vì kẻ ấy
Thì lân là quỉ quái đáng khinh
Hay mầy ngán cảnh chiến chinh
Đến đây tìm chốn bỏ mình cho xong.
Ôi! Kỳ lân là dòng có đức
Đời ít trông tưởng phúc điềm lành
Đến khi tường tỏ dáng hình
Cũng phường dê chó hôi tanh thôi mà.
Nếu vì chúa thánh sinh ra
Sao không hiện nước Nam ta một lần.
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 10/06/2018 15:11
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Lương Trọng Nhàn ngày 24/10/2020 18:30
Bia cao Hà Bắc bên đường.
Trong bia ghi rõ “Mộ đường Kỳ Lân”
Bên đường ông lão bảo rằng:
Năm tư Vĩnh Lạc, có lần cống lân,
Giữa đường lân chết bất thần
Nơi chôn bia dựng ghi lần đó thôi.
Xảy ra việc ấy lâu rồi,
Nay còn đường phẳng không đồi không cây
Cạnh bia chẳng đắp mộ xây.
Vẹo xiêu phiến đá, rêu đầy mờ câm
Sáng chiều gió lạnh, mưa dầm,
Vì đâu mày lại sai lầm hiện ra?
Kỳ lân giống báo điềm lành
Bỏ sâu kiến đục tan tành thịt xương.
Ôi kỳ lân! lại vấn vương!
Xuống đời cho khổ thân đường đường sang
Huống chi Yên Đệ làm càng?
Cướp ngôi của cháu không màng cười chê
Y là bạo chúa gớm ghê.
Giết mười họ bởi lời phê trung thần
Đánh côn lớn nấu vạc dầu.
Năm năm lấy gọn trăm đầu người ta,
Máu xương ngập núi sông nhà.
Ôi kỳ lân! nếu kẻ ấy mà hiện ra,
Thì mày đáng quý hay là yêu tinh?
Hoặc mày sống không nỡ nhìn,
Cảnh người chém giết nên đành chết thôi.
Đến đây mày chết trước rồi,
Kỳ lân loài thú sống đời “đức nhân”.
Trên trời chẳng thấy phân vân
Cứ theo truyền miệng vẫn cho điềm lành.
Nếu mà thấy rõ mối manh,
Cũng phường dê chó hôi tanh khác gì.
Nếu vì bậc thánh hiện thì.
Sao phương Nam chẳng lượn đi một lần?