Bài thơ có 5 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:

1 Bản quốc ngữ do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu đính

2 Bản Liễu Văn đường (1866), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm (thiếu câu 2161-2208)

3 Bản Liễu Văn đường (1871), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm

4 Bản Lâm Noạ Phu (1870), do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm

5 Bản Kiều Oánh Mậu (1902), do Nguyễn Thế và Phan Anh Dũng phiên âm

Cửa từ bi lại gặp yêu ma, sa cơ đoạ lạc;
Miền hoa khói trổ nghề trăng gió, gặp gỡ anh hùng.


2035. Chùa đâu trông thấy nẻo xa,
Rành rành “Chiêu Ẩn am” ba chữ bài.
Xăm xăm gõ mé cửa ngoàicửa ướm lời,
Trụ trì nghe tiếng rướcliền mời vào trong.
Thấy màuâu ăn mặc nâu sồng,
2040. Giác Duyên sư trưởng lành lòng liền thương.
Gạn gùng ngành ngọn cho tường,
Lạ lùng, nàng hãy tìm đường nói quanh:
Tiểu thiền quê ở Bắc kinh,
Quy sư, quy Phật, tu hành bấy lâu.
2045. Bản sư rồi cũng đến sau,
Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh.”
Rày vâng diện hiến rành rành,
Chuông vàng, khánh bạc bên mình giở ra.
Xem quarồi, sư mới dạy qua:
2050. “Phải nơini Hằng Thuỷ là ta hậu tình.
Chỉn e đường sá một mình,
Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày.”
Gửi thân được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong.
2055. Kệ kinh câu sau thuộc lòng,
Hương đèn việc cũsự cũviệc sau, trai phòng quen tay.
Sớm khuya bốimái phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nệnnặng sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
2060. Sư càng nể mặt, nàng càng vững chân.

Cửa thiền vừa cữbuổiđã cuối xuân,
Bóng hoa đầyrợp đất, vẻ ngân ngang trời.
Gió quang, mây tạnh, thảnh thơi,
Có người đàn việt lên chơi cửa già.
2065. Giở đồ chuông khánh xem qua,
Khen rằng: “Khéo giống của nhà Hoạn nương!”
Giác Duyên thựcthiệt ý lo lường,
Đêm thanh mới hỏi lại nàng trước sau.
Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mầu,
2070. Sự mình, nàng mới gót đầu bày ngay:
“Bây giờ sự đã dường này,
Phận hèn dầu rủi, dầu may tại người.”
Giác Duyên nghe nói, rụng rời,
Nửa thương, nửa sợ, bồi hồi chẳng xong.
2075. Rỉ tai mới kể sựnghe, nàng mới giãi lòng:
“Ở đây, cửa Phật là không hẹp gì.
E chăng những sự bất kỳ,
Để nàng cho đến thế thìnỗi gìnỗi thìthế này cũng thương!
Lánh xa, trước liệu tìm đường,
2080. NgồiĐứng chờ nước đến nên dườngchân giườngbằng dường còn quê!”
Có nhà họmụnàng Bạc bên kia,
Am mây quen lối đi về dầu hương.
Nhắn sang, dặn hếthỏi mọi đường,
Dọn nhà hãy tạm cho nàng trúnghỉchứa chân.

2085. Những mừng được chốn an thân,
Vội vàng nào kịp tính gần, tính xa.
Nào ngờ cũngnhững tổ bợm già,
Bạc Bà học với Tú Bà đồng môn!
Thấy nàng mặnlạt phấn, tươisạm son,
2090. Mừng thầm được buổidịpmối bán buôn có lời.
Hư không đặt đểbỏ nên lời,
Nàng đà lớn sựnhớn nháclớn sợ, rụng rời lắm phen.
Mụ càng xua đuổixua giụcxui đuổi cho liền,
Lấy lời hung hiểm, ép duyên Châu Trần.
2095. Rằng: “Nàng muôn dặm một thân,
Lại mang lấy tiếng dữ gần, lành xa.
KhéoGiốngHại oan gia, của phá gianhà!
Còn ai dám chứa vào nhà nữa đây?
Kíp toan kiếm chốn xe dây,
2100. Không dưng chưa dễ mà bay đường trời!
Nơi gần thì chẳng tiện nơi,
Nơi xa thìcũngđược chẳng có người nào xa.
Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà,
Cùng trong thân thích ruột rà, chẳng ai.
2105. Cửa nhàhàng buôn bán châu Thai,
Thực thà có một, đơn sai chẳng hềngờ.
Thế nào nàng cũng phải nghe,
Thành thân rồi sẽ liệu về châu Thai.
Bấy giờnay ai lại biết ai,
2110. Dầu lòng bể rộng, sông dài thênh thênh.
Nàng dù quyết chẳngchẳng quyết thuận tình,
Trái lời nẻo trước, luỵ mình đến sau!”
Nàng càng mặt ủ, mày chau,
Càng nghe mụ nói, càng đau như dần.
2115. Nghĩ mình túng đất, sẩynhắc chân,
Thế cùng, nàng mới xa gần thở than:
“Thiếp như con én lạc đàn,
Phải cung, rày đã sợ làn cây conglờn với cung.
Cùng đường dù tính chữ tòng,
2120. Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?
NữaSợ khi muôn một thế nào,
Bán hùm buôn sóiquỷhổ, chắc vào lưng đâu?
Nào ai lòng có sở cầu,
Tâm minh, xin quyết với nhau một lời.
2125. Chứng minh có đất, có trời,
Bấy giờ vượt bể, ra khơi quản gì!”
Được lời, mụ mới ra đi,
Mách tin họ Bạc tức thì sắm sanh.
Một nhà dọn dẹp linh đình,
2130. Quét sân, đặt trác, rửa bình, thắp nhanghương.
Bạc sinh quỳ xuống vội vàng,
Quá lời nguyệnxin hết thành hoàng, thổ công.
TrướcNgoài sân lòng đã giãitỏ lòng,
Trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên.
2135. Thành thân, mới rước xuống thuyền,
Thuận buồm một lá, xuôi miền châu Thai.

Thuyền vừa đỗ bến thảnh thơi,
Bạc sinh lên trước tìm nơi mọihỏi ngày.
Cũng nhà hành viện xưa nay,
2140. Cũng phường bán thịt, cũng tay buôn người.
Xem người, định giá, vừa rồi,
Mối hàng một, đã ra mười thì buôngphải buôngthì buôn.
MượnMướn người, thuê kiệu, rước nàng,
Bạc đem mặt bạc, kiếm đường cho xa.
2145. Kiệu hoa đặt trước thềm hoa,
Bên trong thấy một mụ ra vội vàng.
Đưa nàng vào lạy gia đường,
Cũng thần mày trắng, cũng phường lầu xanh!
ThoắtThoạt trông nàng đã biết tình,
2150. Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao.
Chém chaGớm cho cái số hoa đào,
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!
Nghĩ đời mà ngán cho đời!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen!
2155. Tiếc thay nước đã đánh phèn,
Mà cho bùn lại vẩnliên lên mấy lần!
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vầnhờn chưa tha.
Lỡ từ lạcnước bước, bước ra,
2160. Cái thân liệu những từ nhà liệu đi.
[...]
Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đền quá nửa thì chưa thôi?
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.

2165. Lần thâulừa gió mát trăngđêm thanh,
Bỗng đâu có khách biên đình sangđến chơi.
Râu hầmhùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Đường đường một đấng anh hào,
2170. Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời, đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
2175. Qua chơi thấynghe tiếng nàng Kiều,
Tấm lòng nhi nữ cũngdễ xiêu anh hùng.
Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa.
Từ rằng: “Tâm phúcphủ tương cờ,
2180. Phải người trăng gió, vậtcâu vờ hay sao?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào, cóvào phảivào động không?
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi?”
2185. Nàng rằng: “Người dạy quá lời,
Thân này còn dám xem ai làm thường!
ChútXót riêng chọn đá, thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
Còn như vào trước, ra sau,
2190. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình?”
Từ rằng: “Lời nói hữu tình!
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tin được một vài phần hay không?”
2195. Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,
Tấn Dương được thấy mâybay rồng có phen.
Rộng thương cỏ nội, hoa hèn,
Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau.”
Nghe lời vừa ý, gật đầu,
2200. Cười rằng: “Tri kỷ trước sauthấy âu mấy người?
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng, đoánđứngbiết giữa trần ai mới già!
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung, nghìn tứ, cũng là có nhau!”
2205. Hai bên ý hợp tâm đầu,
Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân!
Ngỏ lời nóiSự lòng nói với băng nhân,
TiềnHai trăm lại cứ nguyên ngânquân phátchiếu hoàn.

BuồngPhòng riêng, sửa chốn thanh nhàn,
2210. Đặt giường thất bảo, xâyvây màn bát tiên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánhbói phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.

Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắtchợt đã động lòng bốn phương.
2215. Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm, yên ngựa, lên đàng thẳng giong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi, thiếp cũng mộtquyết lòng xin đi.”
Từ rằng: “Tâm phúcphủ tương tri,
2220. Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêngbề dậy đất, bóng tinh rợp đường;
Làm cho tỏ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
2225. Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bậnbạn, biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đónđó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau, vội gì?”
Quyết lời dứt áo ra đi,
2230. Gió đưamây bằng tiện đã lìasí đã lìađã đến kỳ dặm khơi.

Nàng thìtừ chiếc bóng song mai,
Đêm thâu đằng đẵng, nhặtngày cài then mây.
Sân rêu chẳng vẽ dấu giày,
Cỏ cao hơn thước, liễu gầy vài phân.

2235. Đoái thươngtrông muôn dặm tử phần,
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
Xót thay huyên cỗi,cầm xuân già,
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?
Chốc là mười mấy năm trời,
2240. Còn ra khi đã da mồi, tóc sương.
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ýtơ ngótơ ý, còn vương tơ lòng.
Duyên em dầu nối chỉ hồng,
MayLẽ ra khi đã tay bồng, tay mang.
2245. Tấc lòng cố quốc, tha hương,
Đường kia, nỗi nọ, ngổn ngang bời bời.
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,
Đã mòn con mắt, phương trời đăm đăm.
Đêm ngày luống những âm thầm,
2250. Lửa binh đâu đã ầm ầm mộtbốn phương.
Ngất trời sát khí mơ màng,
Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.
Người quen thuộc, kẻ chung quanh,
Nhủ nàng hãy tạm lánh mình một nơi.


Đoạn này ứng với Hồi 17 trong nguyên truyện: “Vu lan hội đột ngộ ma đầu tao đoạ lạc; Yên hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng” 盂蘭會突遇魔頭遭墮落;煙花寨重施風月遇英雄 (Vòng ma chướng, ỡm ờ trêu má phấn; Chốn yên hoa, may mắn gặp anh hùng).

Đoạn trích này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 9 giai đoạn 1990-2003, nhưng đã được lược bỏ về sau.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Cảm nhận về đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Hội ngộ – rồi chia li đó là hai mặt của một quá trình. Nó là qui luật tự nhiên trong đời sống con người và cũng như là qui luật tình cảm riêng tư khó nói thành lời. Chẳng thế mà chia li đã trở thành thỉ tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn đi vào khai thác sao. Từ trong câu ca dao quen thuộc: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?” đến “Vầng trăng ai xẻ làm đôi; Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và ngay cả Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ). Ta vẫn bắt gặp những giọt nước long lanh, nóng bỏng, sáng ngời của kẻ ở – người đi. Nhưng có một cuộc chia li làm bạn đọc ấn tượng bởi Chí khí anh hùng, tràn đầy niềm tin lạc quan, tươi sáng chứ không như:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san.
Đó là cuộc chia li của Từ Hải với Thuý Kiều để lên đường đi khởi nghĩa. Đoạn Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) thuộc phần gia biến và lưu lạc trên đoạn trường mười lăm năm. Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Thuý Kiều được gặp Từ Hải, người anh hùng rồi đây sẽ cứu vớt nàng ra khỏi cuộc đời thanh lâu đau khổ. Người mà đại diện cho lí tưởng, đạo lí công bằng mà Nguyễn Du gửi gắm khi xây dựng trong tác phẩm. Người mà Nguyễn Du bộc lộ tư tưởng, tình cảm, khối mâu thuẫn khó giải quyết bằng lời của tác giả.

Sau cuộc gặp gỡ đặc biệt, trong hoàn cảnh cũng rất đặc biệt, Thuý Kiều – Từ Hải đã tìm thấy sự hoà hợp về tâm hồn của nhau, ở họ vừa có sự thấu hiểu chân thành vừa có sự đồng cảm cho nhau. Hai khoảng trống về tâm hồn đã được lấp đầy, san sẻ cho nhau bằng tình yêu. Sự tương xứng ấy tạo nên một kết thúc có hậu của miền cổ tích khi:
Trai anh hùng gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.
Trước khi đi vào tìm hiểu đoạn trích, ta hãy hiểu xem con người này cps gì đặc biệt mà Nguyễn Du giành nhiều ưu đãi khi xây dựng Từ Hảỉ là người anh hùng lí tưởng. Một ngựa, một gươm – Từ Hải đã vung lên lưỡi gươm công lí cứu vớt những con người khốn khổ, và chắp.cánh cho ước mơ hoài bão của họ bay cao, bay xa mãi.

Sự xuất hiện một nhân vật mới trên chặng đường số phận của Thuý Kiều lần này mang một ý nghĩa giá trị nghệ thuật đặc biệt.

Hình tượng Từ Hải không chỉ phản ánh một quan niệm mới mẻ, tự do về quan hệ luyến ái nam nữ:
Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Chính là lời nói giản dị, chân thành, trân trọng Thuý Kiều của Từ Hải đã là lời tỏ tình tế nhị kín đáo mà phá vỡ khoảng cách vốn rất dễ xuất hiện giữa nhân vật anh hùng với con người bình thường như Kiều. Có thể nói rằng Nguyễn Du thật có biệt tài xây dựng, khắc hoá tính cách từng nhân vật một cách đậm nét là rõ ràng. Đặc biệt là nhân vật Từ Hải. Hơn bất cứ những hình tượng nào khác trong tác phẩm, Từ Hải phản ánh khát vọng tự do một khuynh hướng tự do không chỉ vượt khỏi lễ giáo, đạo đức chính thống mà còn là một người nổi loạn đối lập với trật tự chính trị phong kiến. Hình tượng Từ Hải – con người đã san phẳng bất bình, bênh vực người bị áp bức bằng nghĩa khí và tài năng cá nhân – tạo nên nội dung phong phú sâu sắc của Truyện Kiều.

Từ Hải dường như đã bẻ gãy xiềng xích mà xã hội phong kiến trói buộc con người, chàng phủ định chính quyền nhà vua, và đối với chàng tự do cao hơn hết thảy:
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!
Với khí thế ngang tàng của sự tự do, không phải là cảnh:
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Mà lại cái tư thế hiện ngang giữa đất trời, thoả chí anh hùng:
Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo.
Hình ảnh cây cung và thanh kiếm đã tạo nên một nét mới trong tính cách của Từ Hải. Cũng như Kim Trọng, Từ Hải cũng có một tâm hồn cao thượng và đượm chất thơ. Nhưng khác với các nhân vật trong tác phẩm Từ Hải còn làm độc giả say mê bởi cái cốt cách của một kẻ ngang tàng, hào phóng.

Nguyễn Du xây dựng Từ Hải là nhân vật lí tưởng có cốt cách phi thường, nhưng đứng trước Kiều “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Tuy nhiên chàng luôn đứng trên lập trường và lợi ích của cộng đồng, tình cảm và lí tưởng của chàng luôn thống nhất chứ không đồng nhất. Vì vậy mà:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương,
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong.
Sống trong hạnh phúc yêu thương, khi hơi ấm tình cảm vợ chồng ở độ mặn nồng, đằm thắm. Từ Hải vẫn không quên sự nghiệp lớn, chí làm trai mà theo như Nguyễn Công Trứ:
Chí làm trai nam bắc tây đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Điểm này ở Từ Hải đã cho thấy sự phù hợp trong tính cách của chàng đó là đội trời đạp đất ở đời. Tư thế ra đi của Từ Hải dứt khoát, không có chút lưu luyến – bịn rịn như Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, không có lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. Mà ở đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều – Nguyễn Du), người trượng phu mang trong mình tầm vóc lớn lao của thời đại giao cho, đối lập với một không gian bao la; trông vời trời bể mênh mang là tầm vóc của người anh hùng: Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong. Chỉ mới bốn câu thơ thôi Nguyễn Du đã khắc hoạ một nhân vật, người anh hùng bằng xương bằng thịt. Bởi miêu tả là người anh hùng cho nên ngôn ngữ của Nguyễn Du là sự kính phục, trân trọng. Cách miêu tả cũng khác, không gian, thời gian được mở rộng để phù hợp với khí phách của nhân vật chăng?

Người anh hùng ra đi không muốn vướng bận nữ nhi, không chút mềm yếu trước lời nói của thê tử.
Nàng rằng: phận gái chữ tòng.
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
Thuý Kiều là người sâu sắc đến mấy cũng không thoát khỏi chuyện phu – thê quyến luyến. Nàng chỉ muốn theo Từ Hải đi để làm trọn bổn phận làm vợ của mình, mà không nghĩ đến việc lớn của chàng. Vì thế Từ Hải đã trách khéo nàng tâm phúc tương tư tức là hai người đã hiểu rõ lòng dạ của nhau một cách sâu sắc như thế, cần gì phải quan tâm đến chuyện nghĩa theo chồng như đạo Nho bắt làm. Sau đó chàng động viên Thuý Kiều ở nhà yên tấm đợi tin vui:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bây giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Còn bây giờ giữa trời đất bao la bốn bể không nhà, nàng mà đi theo chỉ làm bận tâm thêm, huống chi chưa biết rõ là đi đâu. Vì vậy nàng hãy dằn lòng chờ đợi chỉ một hai năm vội gì. Thế rồi chàng:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi.
Hình con chim bằng được lấy từ điển tích từ truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cách làm động nước trong ba ngàn dặm, cho những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Nguyễn Du đã ví Từ Hải như là con chim bằng đã đến lúc tung cánh bay lên cùng gió mây.

Cuộc sống của một con người luôn khao khát không trung, tự do thoả chí vẫy vùng, không bao giờ chịu sống trong cảnh tù túng, gò bó một không gian nhỏ bé thường ngày của người bình thường. Khi miêu tả người anh hùng Từ Hải, Nguyễn Du đi vào miêu tả hành động và cử chỉ ngôn ngữ mang ý nghĩa mạnh mẽ, đứt khoát như: thoắt đã, thẳng giong, sao chưa thoát khỏi, dậy đất, phi thường, vội gì, quyết lời dứt áo ra đi, đã lìa... Ngoài ra thêm các từ chữ Hán để bộc lộ tư tưởng tình cảm của tác giả, rồi dung điển cố, điển tích... và cả xây dựng thời gian, không gian mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện...

Tóm lại, chỉ một đoạn thơ ngắn, hình tượng nhân vật Từ Hải dường như xuất hiện từ một giấc mơ, từ một giấc mơ hùng vĩ về chính phía mà hàng triệu người khốn khổ áp bức hằng ôm ấp. Vì vậy, mà khi xây dựng, Nguyễn Du đã có những sáng tạo các phương thức nghệ thuật riêng, để biểu đạt khát vọng của mình và của thời đại Nguyễn Du sống – khát vọng về sự tự do, công bằng lẽ phải. Từ một cuộc chia li mà nói lên được toàn bộ chí khi anh hùng của Từ Hải.

tửu tận tình do tại
55.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng”

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến Truyện Kiều – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Đoạn trích Chí khí anh hùng trích trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.

Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so với hình tượng nhân vật này trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, ở Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải như một vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình tượng nhân vật có tính ước lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du và hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn lao.

Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâm trạng đau khổ, giày vò. Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. Nhưng tình yêu giữa Thuý Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình:

Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương”. “Lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở chàng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một phong thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.

Đối với Thuý Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân nhân có ơn vô cùng lớn đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình, Thuý Kiều đã xin đi theo để là người chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Nàng xin đi để được làm trọn chữ “tòng” vì theo nàng thì “xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo chồng, nguyện cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Nhưng lời Từ Hải đã quyết, như để làm an lòng Thuý Kiều:
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Trước lời xin đi theo của Thuý Kiều, Từ Hải như trách Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”’, đó cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề “lấy chồng là phải theo chồng”, hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của chồng. Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựng được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”. Lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi gia”, đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt này càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng.

Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thuý Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó “bốn bể không nhà”:
Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng thời gian một năm. Từ Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng vẻ vang, hiển hách:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.
Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ những lời chia tay được thay bằng những lời hứa vào một chiến thắng không xa, sự quyến luyến được thay bằng một quyết tâm vào tương lai.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Chàng dứt khoát ra đi với một quyết tâm sắt đá như cánh chim bằng khi đã cất cánh tung bay trên bầu trời thì phải bay thật xa mới nghỉ cũng như Từ Hải khi đã chiến thắng, thành công thì mới quay trở về.

Với đoạn trích Chí khí anh hùng, Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượng người anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới. Có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật này chính bằng tài năng nghệ thuật thể hiện ở sự sáng tạo độc đáo và sự đam mê văn chương của mình.

tửu tận tình do tại
224.27
Chia sẻ trên FacebookTrả lời