論詩其二十三

曲學虛荒小說欺,
俳諧怒罵豈詩宜?
今人合笑古人拙,
除卻雅言都不知。

 

Luận thi kỳ 23

Khúc học hư hoang tiểu thuyết khi,
Bài hài nộ mạ khởi thi nghi?
Kim nhân hợp tiếu cổ nhân chuyết,
Trừ khước nhã ngôn đô bất tri.

 

Dịch nghĩa

Hẹp hòi, lừa dối, nhỏ nhen,
Châm biếm, mắng mỏ há phải là thơ?
Người đời nay đều cười người đời xưa vụng,
(Nhưng) những lời trang nhã lại chẳng biết đến.


Bài này luận về phong khí thơ châm biếm và đả kích. Thể loại thơ này xuất phát từ Hí tác bài hài thể khiển muộn 戲作俳諧體遣悶 của Đỗ Phủ, Bài hài 俳諧 của Lý Thương Ẩn, đời Thịnh Đường bắt đầu phát triển. Nghiêm Vũ 嚴羽 trong Thương lang thi thoại 滄浪詩話 nhận xét thơ đời Tống chấm dứt phong cách trung hậu, ưa thể loại châm biếm. Tô Thức thường cho rằng văn chương như nước chảy mây trôi, không nên gò bó khuôn tắc, hỉ nộ châm biếm cũng có thể coi là thơ từ. Quan điểm của Nguyên Hiếu Vấn ưa truyền thống trang nhã tự nhiên và phê bình quan điểm này, thể hiện sự bảo thủ nhất định của ông.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Điệp luyến hoa

Lừa dối hẹp hòi có ích chi,
Khôi hài, mắng mỏ há phải thơ?
Người nay đều giễu người xưa vụng,
Phong nhã ngôn từ chẳng biết gì.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Minh Tân

Học cái ảo, cong, tự dối lừa,
Giễu chê, giận, mắng há thơ ư?
Người nay thường bỡn người xưa vụng,
Chối bỏ lời hay ấy kẻ ngu.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Trả lời