Thơ » Trung Quốc » Trung Đường » Nguyên Chẩn
Đăng bởi tôn tiền tử vào 01/01/2015 17:36, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 29/04/2024 14:58
敘曰:
余讀詩至杜子美而知大小之有所總萃焉。始堯舜時,君臣以賡歌相和,是後詩人繼作,歷夏、殷、周千餘年,仲尼緝合選練,取其干預教化之尤者三百篇,其餘無聞焉。騷人作而怨憤之態繁,然猶去風雅日近,尚相比擬。秦、漢已還,采詩之官既廢,天下妖謠民謳、歌頌諷賦、曲度嬉戲之詞亦隨時間作。至漢武帝賦《柏梁》詩,而七言之体興。蘇子卿、李少卿之徒,尤工為五言。雖句讀文律各異,雅鄭之音亦雜,而詞意簡遠,指事言情,自非有為而為,則文不妄作。建安之後,天下文士遭罹兵戰。曹氏父子鞍馬間為文,往往橫槊賦詩。其遒壯抑揚,冤哀悲离之作,尤极于古。晉世風概稍存。宋、齊之間,教失根本,士子以簡慢歙習舒徐相尚,文章以風容色澤放曠精清為高。蓋吟寫性靈,流連光景之文也。意義格力固無取焉。陵遲至于梁、陳,淫艷刻飾,佻巧小碎之詞劇,又宋、齊之所不取也。
唐興,官舉大振。歷世之文,能者互出。而又沈、宋之流,研練精切,穩順聲勢,謂之為律詩。由是而後,文變之体极焉。然而莫不好古者遺近,務華者去實;效齊、梁則不逮于魏、晉,工樂府則力屈于五言;律切則骨格不存,閒暇則纖濃莫備。至于子美,蓋所謂上薄風雅,下該沈、宋,言奪蘇、李,氣吞曹、劉,掩顏、謝之孤高,雜徐、庾之流麗,盡得古今之体勢,而兼人人之所獨專矣。使仲尼鍛其旨要,尚不知貴,其多乎哉。苟以其能所不能,無可無不可,則詩人以來,未有如子美者。
是時山東人李白亦以奇文取稱,時人謂之“李杜”。余觀其壯浪縱恣,擺去拘束,模寫物象,及樂府歌詩,誠亦差肩于子美矣。至若舖陳終始,排比聲韻,大或千言,次猶數百,詞氣豪邁而風調清深,屬對律切而脫棄凡近,則李尚不能歷其藩翰,況堂奧乎!
予嘗欲條析其文,体別相附,與來者為之准,特病懶未就耳。適遇子美之孫嗣業啟子美之柩,襄〔示付〕事于偃師。途次于荊,雅知余愛言其大父之為文,拜余為志。辭不能絕,余因系其官閥而銘其卒葬雲。
系曰:
昔當陽成侯姓杜氏,下十世而生依藝,令于鞏。依藝生審言,審言善詩,官至膳部員外郎。審言生閒,閒生甫;閒為奉天令。甫字子美,天寶中獻三大禮賦,明皇奇之,命宰相試文,文善,授右衛率府胄曹屬。京師亂,步謁行在,拜左拾遺。歲餘,以直言失官,出為華州司功,尋遷京兆功曹。劍南節度嚴武狀為工部員外郎,參謀軍事。旋又棄去,扁舟下荊、楚間,竟以寓卒,旅殯岳陽,享年五十九。夫人弘農楊氏女,父曰司農少卿怡,四十九年而終。嗣子曰宗武,病不克葬,歿,命其子嗣業。嗣業貧無以給喪,收拾乞丐,焦勞晝夜,去子美歿後餘四十年,然後卒先人之志,亦足為難矣。
銘曰:
維元和之癸巳粵某月某日之佳辰,合窆我杜子美于首陽之山前。嗚呼!千載而下,曰此文先生之古墳。
Tự viết:
Dư độc thi, chí Đỗ Tử Mỹ nhi tri đại tiểu chi hữu sở tổng tuý yên. Thuỷ Nghiêu, Thuấn thì, quân thần dĩ canh ca tương hoạ, thị hậu thi nhân kế tác, lịch Hạ, Ân, Chu thiên dư niên, Trọng Ni tập hợp tuyển luyện, thủ kỳ can dự giáo hoá chi vưu giả tam bách thiên, kỳ dư vô văn yên. Tao nhân tác nhi oán phẫn chi thái phồn, nhiên do khứ phong nhã nhật cận, thượng tương tỉ nghĩ. Tần, Hán dĩ hoàn, thái thi chi quan ký phế, thiên hạ yêu dao, dân âu, ca tụng phúng phú, khúc độ hy hí chi từ diệc tuỳ thì gian tác. Chí Hán Vũ Đế phú “Bá Lương” thi, nhi thất ngôn chi thể hưng. Tô tử khanh, Lý thiếu khanh chi đồ vưu công vi ngũ ngôn. Tuy cú độc văn luật các dị, nhã Trịnh chi âm diệc tạp, nhi từ ý giản viễn, chỉ sự ngôn tình, tự phi hữu vi nhi vi, tắc văn bất vọng tác. Kiến An chi hậu, thiên hạ văn sĩ tao ly binh chiến. Tào thị phụ tử yên mã gian vi văn, vãng vãng hoành sóc phú thi. Kỳ tù tráng ức dương, oan ai bi ly chi tác, vưu cực vu cổ. Tấn thế phong khái sảo tồn. Tống, Tề chi gian, giáo thất căn bản, sĩ tử dĩ giản mạn hấp tập thư từ tương thượng, văn chương dĩ phong dung sắc trạch phóng khoáng tinh thanh vi cao. Cái ngâm tả tính linh, lưu liên quang cảnh chi văn dã. Ý nghĩa cách lực cố vô thủ yên. Lăng trì chí vu Lương, Trần, dâm diễm khắc sức, điêu xảo tiểu toái chi từ kịch, hựu Tống, Tề chi sở bất thủ dã.
Đường hưng, quan cử đại chấn. Lịch thế chi văn, năng giả hỗ xuất. Nhi hựu Thẩm, Tống chi lưu, nghiên luyện tinh thiết, ổn thuận thanh thế, vị chi vi luật thi. Do thị nhi hậu, văn biến chi thể cực yên. Nhiên nhi mạc bất hiếu cổ giả di cận, vụ hoa giả khứ thực, hiệu Tề, Lương tắc bất đãi vu Nguỵ, Tấn, Công nhạc phủ tắc lực khuất vu ngũ ngôn, luật thiết tắc cốt cách bất tồn, nhàn hạ tắc tiêm nùng mạc bị. Chí vu Tử Mỹ, cái sở vị thượng bạc phong nhã, hạ cai Thẩm, Tống, ngôn đoạt Tô, Lý, khí thôn Tào, Lưu, yểm Nhan, Tạ chi cô cao, tạp Từ, Dữu chi lưu lệ, tận đắc cổ kim chi thể thế, nhi kiêm nhân nhân chi sở độc chuyên hĩ. Sử Trọng Ni đoán kỳ chỉ yếu, thượng bất tri quý, kỳ đa hồ tai. Cẩu dĩ kỳ năng sở bất năng, vô khả vô bất khả, tắc thi nhân dĩ lai vị hữu như Tử Mỹ giả.
Thị thì Sơn Đông nhân Lý Bạch diệc dĩ kỳ văn thủ xưng, thì nhân vị chi Lý, Đỗ. Dư quan kỳ tráng lãng túng tứ, bãi khứ câu thúc, mô tả vật tượng, cập nhạc phủ ca thi, thành diệc ta kiên vu Tử Mỹ hĩ. Chí nhược phô trần chung thuỷ, bài tỉ thanh vận, đại hoặc thiên ngôn, thứ do số bách, từ khí hào mại nhi phong điệu thanh thâm, thuộc đối luật thiết nhi thoát khí phàm cận, tắc Lý thượng bất năng lịch kỳ phiên hàn, huống đường áo hồ.
Dư thường dục điều tích kỳ văn, thể biệt tương phụ, dữ lai giả vi chi chuẩn, đặc bệnh lãn vị tựu nhĩ. Thích ngộ Tử Mỹ chi tôn Tự Nghiệp khải Tử Mỹ chi cữu, tương (thị phó) sự vu Yển Sư. Đồ thứ vu Kinh, nhã tri dư ái ngôn kỳ đại phụ chi vi văn, bái dư vi chí. Từ bất năng tuyệt dư nhân hệ kỳ quan phiệt nhi minh kỳ tốt táng vân.
Hệ viết:
Tích đương Dương Thành hầu tính Đỗ thị, hạ thập thế nhi sinh Y Nghệ, lệnh vu Củng. Y Nghệ sinh Thẩm Ngôn, Thẩm Ngôn thiện thi, quan chí thiện bộ viên ngoại lang. Thẩm Ngôn sinh Nhàn, Nhàn sinh Phủ, Nhàn vi Phụng Thiên lệnh. Phủ tự Tử Mỹ, Thiên Bảo trung hiến “Tam đại lễ” phú, Minh Hoàng kỳ chi, mệnh tể tướng thí văn, văn Thiện, thụ Hữu vệ suất phủ trụ tào thuộc. Kinh sư loạn, bộ yết hành tại, bái Tả thập di. Tuế dư, dĩ trực ngôn thất quan, xuất vi Hoa Châu tư công, tầm thiên Kinh Triệu công tào. Kiếm Nam tiết độ Nghiêm Vũ trạng vi công bộ viên ngoại lang, tham mưu quân sự. Toàn hựu khí khứ, biên chu há Kinh, Sở gian cánh dĩ ngụ tốt, lữ thấn Nhạc Dương, hưởng niên ngũ thập cửu. Phu nhân Hoằng Nông Dương thị nữ, phụ viết tư nông thiếu khanh Di, tứ thập cửu niên nhi chung. Tự tử viết Tông Vũ, bệnh bất khắc táng, một, mệnh kỳ tử Tự Nghiệp. Tự Nghiệp bần vô dĩ cấp táng, thu thập khất cái, tiều lao trú dạ, khứ Tử Mỹ một hậu dư tứ thập niên, nhiên hậu tốt tiên nhân chi chí, diệc túc vi nan hĩ.
Minh viết:
Duy Nguyên Hoà chi quý tị việt mỗ nguyệt mỗ nhật chi giai thần, hợp biếm ngã Đỗ Tử Mỹ vu Thú Dương chi sơn tiền. Ô hô! Thiên tải nhi hạ, viết thử văn tiên sinh chi cổ phần.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 02/01/2015 17:36
Tự rằng:
Tôi đọc thơ, đến thơ Đỗ Tử Mỹ mà biết được nơi tụ họp của các thể lớn, nhỏ... Xưa kia thời Nghiêu, Thuấn vua tôi cùng nhau nối lời xướng hoạ, sau đó các thi nhân noi theo mà làm. Trải qua Hạ, Ân, Chu hơn ngàn năm, Trọng Ni bèn thu nhặt, kén chọn những bài có quan hệ tới việc giáo hoá, được ba trăm bài. Ngoài ra không còn được nghe nữa. Đến bọn tao nhân lên mà thêm nhiều vẻ bực tức, oán thán, song cũng gần với phong nhã, còn có thể so sánh với nhau được. Từ Tần, Hán trở xuống, chức quan “Nhặt thơ” đã bị bãi bỏ. Những lời xướng ca, đùa cợt, vè quê, hát nhảm cho đến tán, tụng, phúng, phú, người trong thiên hạ tuỳ thời hoặc cũng có làm. Đến Vũ Đế nhà Hán làm thơ vịnh cung Bá Lương, mà bắt đầu có lối “bảy chữ”. Bọn Tô Vũ, Lý Lăng thì giỏi về lối “năm chữ”. Tuy phép câu, luật văn có khác nhau, nhã nhặn, quê kệch cùng lẫn lộn, song lời ít ý xa, nhân việc mà tỏ tình, nếu không có vì một cớ gì, thì văn không có viết bậy. Sau đời Kiến An, bọn văn sĩ trong đời mắc vạ chiến tranh. Cha con họ Tào làm văn ở trên lưng ngựa. Đôi khi múa giáo mà ra thơ... Những bài của họ, về mạnh mẽ, trầm bổng, ai oán, đau thương, còn hay hơn đời cổ. Sang đời Tấn, phong cách cũng hơi còn. Vào khoảng Tề, Lương, việc giáo dục bỏ mất căn bản. Kẻ đi học chuộng nhau về những tính hỗn xược, rông rài, liều lĩnh. Văn chương thì lấy màu mè chải chuốt, phóng khoáng, tỉ mỉ làm hay. Ấy là những văn ngâm vịnh tính tình, đam mê phong cảnh! Ý nghĩa và lực lượng thì chả có gì đáng kể. Sa sút cho đến Lương, Trần, những lời dâm đãng, đẽo gọt, điêu xảo, vụn vặt lại càng ngày càng quá! Đó cũng là cái mà Tống, Tề cũng không thèm đếm xỉa gì đến nữa.
Nhà Đường lên, việc học công rất mở mang. Những vẻ hay ở các đời trước, đều ra đủ cả. Lại về dòng Thẩm, Tống, rèn xét tinh tế, cầu cho tiếng được êm, thể được thuận, gọi nó là “thơ luật”. Từ đó trở đi, thể văn đã biến hoá rất mực. Thế nhưng không ai là không thích thể xưa thì sơ sót lối mới, chăm văn hoa thì bỏ thực thà, học Tề, Lương thì bỏ Nguỵ, Tấn, giỏi nhạc phủ thì kém ngũ ngôn, luật đúng thì cốt cách không còn; khuôn rộng thì mặn nồng không có... Duy đến Tử Mỹ thì thật là trên đến sát phong, nhã; dưới bao trùm Thẩm, Tống; lời cướp cả Tô, Lý, khí nuốt cả Tào, Lưu, át vẻ cao kỳ của Tạ, Nhan, thừa màu xinh đẹp của Từ, Dữu, giữ được thể thế của người đời xưa, mà lại gồm có các sở trường riêng của người đời nay! Ví phỏng Trọng Ni học lấy những ý cốt yếu, thì cái nhiều đó chẳng biết có lấy làm quí hay không? Nếu kể về chỗ làm được cái mà người khác không làm nổi, “không cái gì có thể mà cũng không cái gì là không có thể”, thì từ khi có thi nhân đến giờ, chưa có ai như Tử Mỹ cả!
Thời đó người Sơn Đông là Lý Bạch cũng nổi tiếng là viết văn có tài lạ. Người đồng thời gọi Lý, Đỗ. Tôi xem vẻ mạnh mẽ, phóng túng, bỏ hết bó buộc, mô tả mọi vật, cùng các thơ ca nhạc phủ thì Lý cũng gần ngang tài với Đỗ. Đến như phô bày sau trước, sắp đặt tiếng, vần, dài có khi nghìn chữ, vừa cũng đến mấy trăm; lời lẽ hào điệu, giọng điệu trong sâu; đối chọi chắc nịch, lề luật nghiêm trang, mà trút bỏ được những cái tầm thường, nông cạn, thì Lý còn chưa tới được cái phên dậu của Đỗ, chứ chưa nói gì vào đến trong nhà! Tôi nhiều lúc muốn phân tích văn ông, dồn thể nào vào thể nấy, để làm chuẩn đích cho người đời sau. Chỉ vì bệnh lười nên chưa làm được đó thôi! Nay gặp cháu Tử Mỹ là Tự Nghiệp, bốc mộ Tử Mỹ, đem về an táng ở Yển Sư, đường qua Kinh Sở. Vốn biết tôi hay nói đến văn chương của ông, bèn xin tôi làm bài “chí”. Chối không thể được, tôi nhận chép rõ quan chức, gia thế và ghi lại việc chôn cất cuối cùng.
Hệ rằng:
Xưa Dương Thành hầu họ Đỗ, dưới đó mười đời sinh ra Y Nghệ, làm huyện lệnh Củng. Y Nghệ sinh ra Thẩm Ngôn. Thẩm Ngôn hay thơ, làm đến thiện bộ viên ngoại lang. Thẩm Ngôn sinh ra Nhàn, Nhàn sinh ra Phủ. Nhàn làm huyện lệnh Phụng Thiên. Phủ tự là Tử Mỹ. Trong đời Thiên Bảo dâng bài phú “Tam đại lễ”. Minh Hoàng thấy tài lạ, truyền tể tướng đem văn thử. Văn hay, cho chức Hữu vệ suất phủ trụ tào. Gặp lúc kinh đô loạn, đi chân đến chầu hành tại, bổ chức Tả thập di. Hơn một năm sau, vì nói thẳng, mất chức quan, ra làm Tư công ở Hoa Châu, rồi thăng chức Công tào ở Kinh Triệu. Tiết độ sứ coi Kiếm Nam là Nghiêm Vũ tiến cử làm Viên ngoại lang bộ công, tham mưu việc quân. Chẳng bao lâu lại bỏ quan đi, buông thuyền xuống khoảng Kinh Sở. Rồi chết ở chỗ trọ, chôn tạm Nhạc Dương, hưởng tuổi năm mươi chín. Phu nhân người Hoằng Nông, con gái họ Dương, cha là Di, làm Tư nông thiếu khanh, bốn mươi chín tuổi mà mất. Con trai cả là Tôn Vũ, ốm không kịp làm lễ an táng. Lúc chết dặn con là Tự Nghiệp. Tự Nghiệp nghèo, không lấy gì chi dụng được việc tang. Thu nhặt và đi xin, ngày đêm khó nhọc... Cách sau khi Tử Mỹ mất hơn bốn mươi năm, mới làm trọn được chí của người trước, cũng đáng kể là khó vậy.
Minh rằng:
Đây năm Quí Tỵ đời Nguyên Hoà, đến giờ lành ngày này tháng này, hợp táng Đỗ Tử Mỹ của chúng ta trước dãy núi Thú Dương. Thương ôi, ngàn năm sau này sẽ nói: “Đây là mồ cũ của một ông nhà văn!”