沙丘城下寄杜甫

我來竟何事,
高臥沙丘城。
城邊有古樹,
日夕連秋聲。
魯酒不可醉,
齊歌空復情。
思君若汶水,
浩蕩寄南征。

 

Sa Khâu thành hạ ký Đỗ Phủ

Ngã lai, cánh hà sự?
Cao ngoạ Sa Khâu thành.
Thành biên hữu cổ thụ,
Nhật tịch liên thu thanh.
Lỗ tửu bất khả tuý.
Tề ca không phục tình.
Tư quân nhược Vấn Thuỷ,
Hạo đãng kí nam chinh.

 

Dịch nghĩa

Ta tới đây, cũng không biết là vì sao đây ?
Mà nằm dài trong thành Sa Khâu
Ngoài thành có cây cổ thụ
Ngày đêm xào xạc tiếng thu
Rượu nước Lỗ không thể làm ta say
Ca xướng nước Tề cũng không hợp lòng ta
Nhớ anh như là sông Vấn
Dào dạt chảy về nam.


(Năm 726)

Sa Khâu thuộc huyện Lâm Thanh, tỉnh Sơn Đông ngày nay.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Lão Nông

Đến đây bận việc gì đâu ?
Ta nằm khểnh chốn Sa Khâu
Ngoài thành hàng cây cổ thụ
Suốt ngày xào xạc tiếng thu
Không say rượu chua nước Lỗ
Cũng chẳng ưa chi ca Tề
Nhớ bạn tình như sông vấn
Chảy xuôi về nam tràn trề...

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Vũ Cửu Thiên

Tới đây chẳng vì đâu
Nằm dài thành Sa Khâu
Ngoài thành hàng cổ thụ
Ngày đêm vang tiếng thu.
Rượu Lỗ mà say được?
Ca Tề mà hợp tai?
Ta nhìn dòng sông Vấn
Xuôi Nam, lòng nhớ ai?

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Hoàng Tâm

Ta tới, vì sao đây
Sa khâu nằm đợi vậy.
Ngoài thành, cây cổ thụ
Sớm tối gió thu lay.
Rượu Lỗ uống không say
Ca Tề nghe chẳng thấy.
Nhớ Người như sông Vấn
Dào dạt về Nam ngay.

Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Phụng Hà

Đến đây nào có việc,
Nằm khểnh ở Sa Khâu.
Ngoài thành hàng cổ thụ,
Sớm tối tiêng thu sầu.
Rượu Lỗ không uống nổi,
Ca Tề có hợp đâu.
Nhớ anh như sông Vấn,
Về Nam nước trôi mau.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ngô Văn Phú

Tôi đang khi nhàn rỗi,
Nằm khểnh thành Sa Khâu.
Ven thành có cổ thụ,
Chiều xuống, thu rì rào.
Rượu Lỗ say sao nổi,
Ca Tề chẳng hay nào.
Nhớ bạn như sông Vấn,
Phương nam, nước cuộn trào.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nam Trân

Tới đây nào bận việc ?
Nằm khểnh ở Sa Khâu,
Thành giáp hàng cổ thụ,
Suốt ngày động tiếng thu.
Rượu Lỗ không hứng mấy,
Ca Tề chẳng hợp nhau.
Nhớ anh như sông Vấn,
Về Nam chảy rạt rào.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lâm trung Phú

Sao dưng ta tới đây?
Nằm mãi Sa Khâu nầy!
Thành có cây trăm tuổi,
Thu reo tiếng suốt ngày.
Ca Tề nghe chẳng cảm,
Rượu Lỗ uống không say!
Nhớ bạn, nhớ sông Vấn,
Xuôi nam chảy miệt mài..

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Anh Nguyên

Đến đây có việc gì đâu,
Chỉ nằm khểnh ở Sa Khâu yên lành.
Bên thành, cổ thụ tươi xanh,
Ngày đêm đón gió gây thành tiếng thu.
Rượu bên Lỗ, chẳng say sưa,
Khúc ca Tề, cũng không ưa chút nào.
Nhớ anh: sông Vấn khác sao!
Mối tình gửi nước tuôn trào về nam...

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Minh

Ta tới đây cũng chẳng có việc gì
Cả ngày dài nằm khểnh ở Sa Khâu
Gần bên thành cổ thụ sống khá lâu
Sáng tới tối tiếng thu rơi xào xạc
Rượu xứ Lỗ uống hoài không thấy khác
Bài ca Tề chợt gợi nhớ bạn xa
Ta nhớ ông nhờ dòng Vấn bao la
Cuồn cuộn gửi về nam niềm tâm sự.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Trương Việt Linh

Tới đây đâu có việc nào
Gối cao nằm khểnh Sa Khâu một mình
Hàng cây cổ thu ven thành
Sớm chiều vi vút bên mành gió thu
Ca Tề lòng chẳng ưng đâu
Chuốc thêm rượu Sở dễ nào đã say
Nhớ anh như nước sông này
Mênh mông cuồn cuộn đêm ngày về nam

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời

Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối