Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 20/04/2008 18:52
Tuổi 80 “lão tướng” Lê Đạt lại tiếp tục lên đường vào trận thơ mới có tên gọi “U75 từ tình” (NXB Phụ Nữ, 2007). Có lẽ để giúp bạn đọc khỏi phải vắt óc đoán trận chữ rất biến hoá của mình ngay từ cách đặt tên tập thơ, ông đã dành phần phi lộ để định nghĩa từ tình.
“Đã có lúc tôi ngờ rằng các nhà thơ tình ít nhiều đều có họ với Từ Thức. Đều gặp Thiên thai ít nhất một lần trong đời và vĩnh biệt nó suốt đời. Từ tình là những từ thức trong sâu thẳm ta phút giây tống biệt”. Và “Thơ chính là từ tình, cũng có nghĩa tự tình tức là yêu đơn thương, yêu thất tình, yêu bóng”.
Tập thơ gồm 2 phần: Thơ và đoản ngôn. Phần thơ ngoài một số bài thơ nổi tiếng như Át cơ, Thu nhà em, Quan họ... đăng thêm, còn lại chủ yếu là những bài thơ mới thể hai câu độc đáo. Một nguyên tắc mà những người sáng tác đều hiểu rõ, đó là viết càng ngắn càng khó.
Thơ hai câu vừa là sáng tạo, vừa là thách thức nhiều rủi ro với người thơ tự nhận (được mệnh danh là) phu chữ. Cho dù Lê Đạt xưng danh tình U75 một cách hài hước theo cách nói thời thượng bây giờ thì những câu thơ vẫn nhiều vang vọng, đa nghĩa mang tên “a còng, 8X”: Áo gió buồm lên thân biển động/ Lưng thuyền chành sóng ngực cồn trăng (Phong cảnh), Xuân sớm liễu rờn hoa thể dục/ Ngó đèn hơi ngực phố đầy em (Hồ sớm), Mê lộ đào cờ thế ngàn năm trước/ Lòng trần hoa lần gỡ nước ghềnh xuân (Cờ thế)...
Tình U75 trẻ, nhưng những chiêm nghiệm U75 và hơn nửa thế kỷ thâm canh thơ của ông thì thật buồn, sâu xa và thoát tục: Trọn đời trọ góc nhìn thiên hạ/ Cam tâm làm khách lạ bản thân (Trọ), Nghìn năm tu chưa thành chính quả/ Hồn hoa bay bướm thả trắng rừng (Hoa đại), Xuân én hẹn mùa chờ hoa đi mất/ Lộc xanh thừa thiếu suất một ngã tư (Mùa chờ)...
Còn nhớ cách đây vài năm, ở tuổi U75 Lê Đạt phát bệnh cũ, mất ngủ triền miên. Ông khá bi quan về sức khoẻ của mình và đọc tôi nghe câu thơ Đường: Bất tài minh chủ khí/ Đa bệnh cố nhân sơ (Không có tài thì minh chủ coi thường/ Lắm bệnh tật thì bạn cũ cũng nhạt xa). Thời kỳ này để lại dấu ấn trong Tình ca mất ngủ: Bạn phần lớn đều đã thay địa chỉ/ Tái định cư vùng ngoại thị Yên Kỳ/ Đó có bãi đánh cầu lông không nhỉ/ Mưa bụi hồ sớm liễu rủ ta đi (Tái định cư).
Viết về cõi bên kia mà vẫn hóm, vẫn hài hước một người thích đùa. Thế rồi bằng nỗ lực phi thường, ông đã vượt lên bệnh tật, bền bỉ viết để hôm nay có tập thơ mới trên tay bạn đọc.
Phần Đoản ngôn là một nét độc đáo riêng rất Lê Đạt trong Từ tình U75. Có thể gọi đó là những truyện mini, những cách ngôn đã đúc rút ở mức tối giản, bàn đến nơi về việc nghề, việc đời và việc thơ, được thể hiện thật hóm hỉnh (đôi khi trào lộng) và sâu sắc theo tiêu chí chữ ngắn, tình dài, nghĩa nặng.
Những đoản ngôn thường bất ngờ, nhiều dư âm và đa nghĩa. Phải chăng đó là lý do nó trữ lượng gần nửa tập thơ này của ông? Người đọc có thể tìm thấy những đồng cảm riêng, còn với người viết bài thì những câu thế này thật thú vị: Người quân tử dùng mắt để nhìn/Kẻ tiểu nhân dùng mắt để nhòm (Khác biệt), Kẻ thù của bình đẳng là chủ nghĩa bình quân (Kẻ thù), Điểm tham quan nóng nhất của lịch sử là Suối Giải Oan (Tham quan), Chữ không cấp sổ đỏ cho bất cứ nhà văn nào (Sổ đỏ), Nhiệm vụ của thơ không phải sản xuất ra chân lý, mà những chất cường cảm, những viagra phục tráng khả năng chân lý (Nhiệm vụ của thơ), Trong mọi động tác chân, kỵ nhất là động tác dậm chân tại chỗ, vì nó động mà không đậy (Dậm chân) v.v...
Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 04/05/2008 17:13
Nhà thơ Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh năm 1929 tại Yên Bái, sống tại Hà Nội. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm (1956 - 1958), bị “cấm bút” hơn ba mươi năm, trở lại đời sống văn học từ 1988, được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2006. Các tác phẩm: Bài thơ trên ghế đá (thơ, 1955), Bóng chữ (thơ, 1994), Ngó lời (thơ, 1991), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), U75 từ tình (thơ, 2007), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007). Ông qua đời sáng 21/4/2008 tại bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội).
Bóng chữ còn in bóng người
Người “phu chữ” Lê Đạt đã dừng chân trên công trường chữ sản xuất thơ ca. Trong “bộ tứ” nhà thơ thường được nhắc đến của thời Nhân Văn – Giai Phẩm, ông là người ra đi thứ ba, sau Phùng Quán, Trần Dần. Cả bốn ông rồi ra đều được trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhưng hơn hết, Lê Đạt, cùng với Hoàng Cầm, tuổi trời còn cho sống để được sống lại đời thơ của mình trong dòng chảy văn học chung của dân tộc, để được phát lộ mình dẫu muộn màng trong sự vận động mới của văn học nước nhà.
Lê Đạt trở lại với thi đàn sau gần ba mươi năm im tiếng là khắc ghi ngay ấn tượng của mình đối với giới thơ và công chúng yêu thơ. Lê Đạt của thời Cha tôi (1956) đã biết không cam chịu cảnh sống “Rũ đầu chết ngạt trong bùn / Năm tháng mài mòn bao nhiêu khát vọng”. Lê Đạt của thời Bài thơ trên ghế đá (1957) đã biết yêu tự do cho mỗi cảm xúc, tư tưởng. Khi ấy, Lê Đạt đang là một nhà thơ trẻ với tất cả sự hăng say và mạnh mẽ của tuổi trẻ cùng với một lòng tin chân thành và lãng mạn của một thế hệ vừa làm xong một cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng đất nước. Ba mươi năm sau, khi đất nước làm một cuộc đổi mới, Lê Đạt đã ở tuổi lên lão, nhưng thơ ông nấu nung trong lò cừ tâm trí văn hoá của một người biết sống và biết đọc đã làm bất ngờ cả những người vốn chờ đợi. Không kể lớp trẻ như ông, hoặc trẻ hơn ông thời trước, họ đã bị kinh ngạc. Tập thơ Bóng chữ (1994) của Lê Đạt như một tuyên ngôn, như một thách thức người làm thơ và người đọc thơ.
Tuổi lú lẫnNhững câu thơ không dễ đọc do sự phối trí khác lạ âm và thanh, chữ và nghĩa, cùng với một tuyên bố nhà thơ là “phu chữ”, người làm thơ không thể chỉ biết tiêu thụ cái nghĩa tự vị của từ như trong từ điển, đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Chữ hay là bóng chữ mới là cốt yếu của thơ. Có người đọc thơ Lê Đạt ngộ ra những khả năng, những chân trời mới của thơ. Có người, trái lại, đọc thơ ông mà thấy như lạc lối. Một cuộc tranh luận đã bùng ra quanh Bóng chữ. Nhiều người đọc, và khá nhiều người làm thơ, đã phải nghe giảng giải thơ là gì, thơ là thế nào, như để có một chiếc chìa khoá mở cửa vào thơ Lê Đạt. Trong khi gây đột biến đó cho làng thơ, Lê Đạt vẫn âm thầm, miệt mài sự lao động chữ như khổ sai mà lại như khoái cảm của mình cho thơ. Mặc ai bàn tán, khen chê, ông cứ thẳng một đường mình đi. Làm thơ không thôi, ông còn viết truyện mượn những câu chuyện có thực trong đời các văn nhân thi sĩ cổ kim đông tây muôn đời để lật trở những vấn đề luôn là mối bận tâm hàng đầu của những ai đã trót dan díu với chữ, với thơ, đã nguyện làm phu chữ đến trọn đời. Ngay cả khi có những bạn trẻ gần đây đem ý “phu chữ” của ông đối lập một cách trật hệ thống với ý “máu chữ” của một nhà thơ khác để trách móc, phỉ báng ông, ông không chấp nê, không lấy làm điều. Với ông, được làm thơ, được sống với thơ, được cùng thơ thoả khát vọng phiêu lưu cùng chữ và nghĩa, thế là đã đủ mãn nguyện, đã sung sướng được sinh ra đời làm một người sáng tạo.
ngược nhầm ga trẻ dại
Hay ngây ngô không biết lối về già
Thơ thẩn chữ ngã ba
Bóng chữCái mùi hoa đi vắng mà vẫn làm thức vườn, cái sự em ở đâu khi em vẫn ở đây – đó chính là bóng chữ của Lê Đạt, chính là thơ ông.
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu
bóng chữ động chân cầu
Xuân bắt đầu tàu nhanhThế hệ nhà thơ của Lê Đạt càng cao tuổi càng trẻ, trẻ trong tư duy, cảm xúc, trẻ trong cách sống. Có lẽ cái trẻ ấy của Lê Đạt đến từ tri thức ông thu nhận và tích luỹ được qua sách vở tự học và từ những trải nghiệm đường đời nhiều gian truân và khổ nạn. Ông chơi nhiều với các nhà thơ trẻ, cổ vũ họ tìm tòi, khám phá, thách thức họ khẳng định mình, với ông trước thơ tất cả đều bình đẳng trong những nỗ lực sáng tạo không ngừng.
xanh thức ngủ
Tình tăng bo toa đỗ đoạn bạc đầu
Ngực dự hương thơm đêm mùi tuổi chín
Mắt lá tre đằng ngâm mộng ba giăng
Máy nhắn chim tin tìm mê lộ số
Lòng khác tình tìm đổi số lặng thinh
Mới! Mới!Tiếng kêu ấy đã theo ông đi trọn cuộc đời làm người và làm thơ. Bị hoạn nạn, gặp khó khăn, nhưng ông không bao giờ bỏ tiếng kêu ấy lại phía sau. Đó chính là tiếng thơ của Lê Đạt. Ông, cùng với Trần Dần, Đặng Đình Hưng, là ba nhà thơ trong phong trào Nhân Văn cách tân mạnh mẽ, quyết liệt nhất của thơ Việt nửa sau thế kỷ XX.
Luôn luôn Mới
Bay cho cao
Bay cho xa
Trên những vết già nua cũ kỹ
Trên lề đường han rỉ
Vượt ngày hôm nay
Vượt ngày mai, ngày kia,
Vượt mãi…
Anh đến mùa thu nhà emMùa thu đã được nói quá nhiều trong thơ ca dân tộc và nhân loại, nhưng bài thơ hay này của Lê Đạt là minh chứng cho một chân lý trong công việc sáng tạo: không có đề tài cũ, chỉ có người thơ không biết làm mới đề tài. Lê Đạt đã sử dụng và sai khiến các con chữ một cách sáng tạo tài tình để đưa tặng người đọc một bức tranh thu tình tứ vừa rất ca dao truyền thống vừa rất tân thời, hiện đại. Có thể tìm được trong tập Bóng chữ nhiều câu hay và khác lạ mang đúng “thi hiệu” Lê Đạt như vậy. Sớm hạ búp sen đôi gió / Sóng đòng buồm nhấp nhô thơm / Tóc liễu trường tân thơ cổ / Trời xanh côban rất Đường (Vào hè). Chữ khép lối đồi chim non câu ngủ / Trang tầm xuân cau chưa mở nụ ngà / Bến cửa ngực đèn lòng ga trăng rõi / Ngõ trắng bời bời mây nổi / U ú thiên hà tàu nhả khói ngã ba (Mới tuổi).
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nổi heo may từ đó
Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió
Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao
Thực dân làm mười hai nămÔng thấy sứ mệnh của thơ là phải tham gia trực tiếp vào cuộc sống, phải đào luyện những con người là chủ nhân mới của đất nước. Làm thơ đối với người thơ Lê Đạt hồi tuổi thanh niên ấy cũng là một thứ lao động vinh quang. Nhà thơ tự nguyện được điều động, phân công để thơ có ích cho đời.
Ta hoàn thành trong bốn tháng
Mỗi ngày thi đua cách mạng
Bằng mấy chục ngày thường
Ta nắm cổ thời gian
Quất cho phi nước đại.
Kéo ngày mai gần lại
Thúc vào lưng cuộc đời
Mở máy đến chân trời cộng sản
Em ơi!Con người mang sẵn trong mình ý chí và khát vọng cái mới như vậy đã bị đặt vào một hoàn cảnh sống nghiệt ngã, cùng với các bạn hữu cầm bút của mình, trong suốt hơn ba chục năm. Nhưng chính ý chí và khát vọng đó đã tôi luyện ông, đã giúp ông nghĩ suy bằng cái đầu của mình và đứng vững trên đôi chân của mình, vượt qua thử thách, hoạn nạn, và chiến thắng bằng Thơ. Lê Đạt là Lê Đạt ở thơ, một thứ thơ đã được chưng cất qua lò lửa văn hoá đông tây kim cổ mà ông nhóm lên từ trong gian khổ, mà ông đã kiên trì giữ lửa không để lụi tắt qua gió mưa cuộc đời, để khi được đưa ra ánh sáng thứ thơ đó đã toả một mùi hương thơ của người thơ Lê Đạt. Bóng chữ, Ngó lời, U75 từ tình - những tập thơ của ông, là thành quả của một đời lao động thơ cật lực của một người tự nguyện làm “phu chữ” để đưa đến cho người đọc những âm nghĩa mới lạ, tinh ròng của tiếng Việt. Hai chục năm trở lại đời sống bình thường của văn học, Lê Đạt đã để lại một dấu ấn riêng của mình trong sáng tác thơ, trong quan niệm thơ, trong hành xử thơ. Thơ Lê Đạt – ba tiếng này đã là một dấu chỉ, một “thi hiệu”, một mời gọi và thách thức. “Tôi tôn trọng những nhà thơ sinh sự với văn phạm để tạo ra sự sinh của ngôn ngữ” – Lê Đạt phát ra nhiều những châm ngôn như vậy để người đọc có cái chỉ hiệu bước vào thế giới thơ ông.
Anh thức thâu đêm suốt sáng
Moi óc làm thơ
Moi tim làm thơ
Như người thợ
Chui xuống lòng hầm mỏ
Moi than moi lửa
Đốt sáng cuộc đời
Anh muốn Đảng gọi anh đến nơi
Hội ý về cuộc sống
Điều động anh vào Bộ Tâm hồn quần chúng
Giúp Trung ương
Xây dựng
Những con người
Đường về nhà emLê Đạt và những người đồng hội đồng thuyền với ông từ giữa thế kỷ XX đã kiên quyết khởi lên một cuộc cách tân thơ Việt, đoạn tuyệt với Thơ Mới (“thành tựu của họ đòi hỏi ta phải thử những thành tựu khác” – ông nói), đi tìm những cách biểu hiện mới cho thơ, tạo lập những giá trị chuẩn mực mới của thơ. Những tháng năm chìm trong bóng tối và im lặng ông đã cưỡng chống lại số phận bằng cách vùi mình vào những con chữ đến từ nhiều ngõ ngách văn hoá để tích hợp, hội tụ, hấp thụ và biến cải chúng thành một vốn văn hoá lớn của mình, và trên nền tảng đó ông xây cất một ngôi nhà thơ riêng. Những sáng tạo đổi mới thơ của Lê Đạt, cũng như của Trần Dần, Đặng Đình Hưng, đã đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại của thơ Việt, và nói riêng đó là dấu chỉ giá trị của một phong trào văn học đã dấy lên cách nay hơn nửa thế kỷ.
ba mươi sáu ngõ
Nêông liễu hồ tóc gió ngã tư
Xuân lưa mưa mini mùa én đỏ
Khăn bay cờ
lòng phố cổ
lay mơ
Phó thường dânThế là đủ, với ông – nhà thơ Lê Đạt.
phố nhỏ vô danh
vô giai thoại
Thành tích
mấy trang giấy sờn
mấy câu thơ bụi
núi Vô Sơn
Đăng bởi Cammy vào 24/06/2008 04:01
Phải rất lâu sau Hà Nội giải phóng (1954) tôi mới bắt đầu biết đến thơ Lê Đạt. Là học sinh vùng địch tạm chiếm, tôi chỉ biết thơ kháng chiến có Tố Hữu, rồi Hoàng Cầm, Hữu (tức Hữu Loan), Quang Dũng…
Những bài thơ đầu tiên đọc được của Lê Đạt đã chẳng gây ấn tượng gì lắm cho tôi. Đến khi đọc mấy bài của Lê Đạt trên Giai phẩm mùa Xuân 1956 với những câu thơ đại khái như xã hội chủ nghĩa không thể vác ba lô đi bộ, tôi chỉ thấy hơi lạ mà không cảm thấy thích. “Lạ” là rất cần, nhưng chưa phải là tiêu chí số một của thơ. Nói như Nguyễn Văn Siêu, thơ trước hết phải làm xúc động lòng người.
Thế rồi, đùng một cái, báo Văn nghệ đăng bài thơ Cha tôi của Lê Đạt. Cả giới làm thơ, trẻ như già, rúng động. Nhìn chung thì kết cấu của bài thơ không có gì lạ so với những bài thơ ngày đó: nhìn về quá khứ, nhận ra quá khứ buồn đau để cảm thấy mình thật may mắn hơn thế hệ cha ông. Kiểu thơ này, đọc tập thơ nào, bài thơ nào trên bất cứ tờ báo nào lúc này mà chẳng thấy. Nhưng với kết cấu ấy, Lê Đạt trong Cha tôi, có những câu thơ chưa từng có, những câu thơ như từ gan ruột người ta mà ra, những câu thơ như từ trải nghiệm đau đớn của cuộc đời mà ra. Lâu lắm người đọc thơ Việt Nam mới được đọc một bài thơ như thế. Trải qua hơn nửa thế kỷ, tôi chỉ còn nhớ một số câu thơ. Chẳng hạn như những câu mở đầu:
Cha tôiNhững câu thơ nói về cái hăm hở của chàng trai mới vào đời, sang sảng ngâm lên những câu Kiều của Nguyễn Du như chính là chí khí của mình:
Đất quê Đề Thám
Rừng rậm sông sâu
Con gái cũng quen nghề võ
Phong trần mài một lưỡi gươmNhững câu nói về một thế hệ thanh niên Việt Nam:
Những phường giá áo túi cơm sá gì
Khóc Phan Châu Trinh như khóc người nhà mìnhRồi đến những câu thơ nói về cái bất đắc chí của con người sinh bất phùng thời, sau chứng kiến thất bại liên tiếp của các phong trào cứu nước, biết mình không thể làm để thắng nổi những oan trái trong đời, đành chấp nhận sống chung với nó nhưng không công nhận nó:
Ngâm một câu KiềuCho đến khi sự chấp nhận đã trở thành thói quen, con người ta cam chịu với nỗi nhục phải sống, “càng sống càng tồi”, con người ta trở nên hèn đi, sống mà chỉ như cỏ cây, không phải là sống. Hình ảnh người cha lúc này thật là tội nghiệp:
Ôm mặt khóc
Hai vai nhô lênĐến những câu thơ này thì cực hay:
đầu lún xuống
Như không mang nổi cuộc đời
Bóng in tường vôi
Im lặng
Bóng với người như nhau
Mùi ẩm mốc tiếng mọt kêu cọt kẹtCó lẽ đọc hết một tập Sống mòn (chính xác là Chết mòn), một truyện Đời thừa của Nam Cao, nỗi cay đắng cũng chỉ đến thế thôi.
Ở chân bàn hay ở cả cha tôi? [1]
Báo Nhân dân số 822Tiếp theo là những câu thơ rất trữ tình:
Có đăng tin mấy người tự tử
Vì câu chuyện tình duyên dang dở
Trưa mùa hè nóng nung như lửa
Tôi ngồi làm thơ
Vừa giận vừa thương những người xấu số
Chân chưa đi hết đường đời
Đã vội nằm dưới mộ.
Chết là hếtLê Đạt hình dung ra cái cảnh đôi trai gái yêu nhau trước khi họ tìm đến cái chết:
Hết đau hết khổ
Nhưng cũng là hết vầng trăng soi sáng trên đầu
Hết những bàn tay e ấp tìm nhau
Người con trai ngồi trên gò đấtQuả là những câu thơ đẹp một vẻ đẹp hiền lành kể về một mối tình đẹp nhưng bình thường của một chàng trai quê với một cô gái quê. Nếu chỉ xét về nội dung, chuyện này chẳng có gì khác lắm câu chuyện Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài mà người Hà Nội và người miền Bắc hồi đó ai cũng biết. Bởi có một bộ phim Trung Quốc đang chiếu và một vở cải lương đang diễn ở các rạp Kim Chung, Kim Phụng. Tuy nhiên, đó chỉ là những tia khói báo hiệu cho một sự bùng nổ.
Thổi sáo gọi người yêu
Bắt nắng chiều đứng lại
Lúa đang thì con gái…
Xôn xao gió thổi
Đầu sát bên đầu tính chuyện tương lai
Anh công an nơi ngã tư đường phốMọi sự cứ là nổ bùng lên. Đây đâu còn là chuyện của mấy người tự tử, đây là chuyện của cuộc sống đang diễn ra, chuyện của hàng triệu con người. Không chỉ là chuyện yêu nhau, mà là chuyện cơm áo, chuyện số phận con người. Cho đến bao nhiêu năm sau, những câu thơ ấy vẫn còn được nhiều người nhắc tới hoặc đọc lên. Thì ra Lê Đạt không làm thơ về mấy người tự tử, mà chỉ là nhân câu chuyện mấy người tự tử!
Chỉ đường cho
xe chạy
xe dừng
Rất cần cho luật giao thông
Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo luật lệ đi đường nhà nước
Có thể gây nhiều đau xót
ngoài đời
Ngày Phật Đản vừa qua được nghỉThế là Lê Đạt đã tranh thủ tấn công vào một xu hướng thịnh hành, có thể nói là xu hướng chủ đạo, của văn học (mà cả các bộ môn nghệ thuật khác cũng vậy) nước ta thời ấy: xu hướng tô hồng, hay nói cho chính xác, xu hướng gọi là lãng mạn cách mạng, tiêu chuẩn quan trọng nhất trong một tác phẩm được coi là có giá trị hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tội to quá. Bị đánh là phải.
Tôi với Văn Cao rủ nhau đi ăn thịt chó
Văn Cao vốn là người nể vợ
Mua thêm một gói về nhà
Tôi bỗng giật mình (nhưng không dám nói ra)
Người chủ lấy thơ tôi gói thịt!
Ngay khi ấy tôi chỉ còn muốn chết
Như dại như điên tôi oán đất oán trời
Nhưng hôm nay tôi chỉ oán mình tôi
Thơ tôi bị người đời ruồng bỏ
Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ
Vẽ phấn bôi son tô toàn màu đỏ
La liệt đầy đường hoa nở chim kêu
Đăng bởi Nguyễn Trọng Tạo vào 02/09/2009 05:02
Tôi đang ngủ thì nghe điện thoại Nguyễn Đình Toán gọi, giọng hơi hoảng hốt: “Ông Lê Đạt mất rồi, lúc 3h 15 sáng nay”. Tin “Ông Phu Chữ” mất quá đột ngột. Tối qua ông vừa bay từ Tây Nguyên về Hà Nội. 10 giờ đêm ông trượt ngã ở nhà mình, đưa ngay đến bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ tập trung cấp cứu cho ông nhưng không thể cứu nổi nhà thơ mà họ yêu quí. Vậy là Người Phu Chữ ấy đã ra đi, hưởng thọ 80 tuổi ta.
Ông tuổi Mùi, sinh ngày 10.9.1929 tại bến Âu Lâu, Yên Bái, quê gốc xã Á Lữ, Bắc Giang. Tham gia kháng chiến chống Pháp rồi trở thành một “nhân vật” của nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm. Nổi tiếng bằng những bài thơ hô hào cho một xã hội mới, cũng đồng nghĩa với tinh thần làm mới thi ca nghệ thuật lúc bấy giờ. Suốt 30 năm “vắng bóng” trên thi đàn, Lê Đạt đã trở lại trong thời kỳ Đổi Mới với nhiều bài thơ, truyện ngắn và tiểu luận về thơ đầy ấn tượng. Ông đã cho xuất bản các tập sách: Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958), 36 bài thơ tình (chung với Dương Tường, 1990), Thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991), Bóng chữ (1994), Hèn đại nhân (1994), U75 từ tình (2007), Mi là người bình thường (2007), và nhận giải thưởng Nhà Nước về VHNT năm 2006.
Trong những nhà thơ cùng trang lứa, Lê Đạt (cùng với Trần Dần) là nhà thơ vị chữ. Ông đề cao tinh thần lao động chữ của nhà thơ đến mức ông gọi nhà thơ là “Phu Chữ”. Phu hay cu-li cũng vậy, đều cực nhọc muôn phần. Ông ghét thứ thơ đơn nghĩa và gọi nó là “thơ lộ thiên”. Vì vậy ông chủ trương đào sâu vào chữ để tìm ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa nghĩa, cô đúc và sâu sắc. Và ông muốn những con chữ ấy phải mang dấu ấn riêng của nhà thơ. Trong một bài tiểu luận viết cho báo Thơ theo “đặt hàng” của tôi, ông đã nắn nót viết hai chữ tựa đề là “Vân Chữ”. Ông nói “Vân chữ cũng quan trọng như vân tay ấy mà, có thể làm dấu ấn vào giấy thông hành của nhà thơ”. Thời kỳ chín muồi của thơ ông chính là thời ông cho ra mắt tập thơ Bóng chữ gây xôn xao dư luận, khen chê “toé lửa” trên văn đàn. Nhưng sau tất cả những tranh luận về thơ ông, người ta thấy ông có lý. Vậy là sự tìm kiếm sáng tạo mới của nhà thơ đã có tác động đến sự phát triển nền thơ của ta những năm cuối thế kỷ XX.
Tôi gặp ông không nhiều, nhưng lần nào gặp cũng thấy ông cười rất sảng khoái. Ông bảo ông có bệnh cười. Ngay cả trong cuộc họp nghe ai đó phát biểu sai về mình là tự nhiên ông bật cười phá lên. Vì thế mà hồi Nhân Văn Giai Phẩm, có người cho ông là ngông. Nhưng thực ra cái tính ông thế. Năm ngoái tôi đưa mấy nhà thơ hải ngoại đến Phó Đức Chình thăm và phỏng vấn ông, thì cứ sau mỗi câu hỏi là ông lại cười. Ông cười thoải mái rồi mới trả lời. Có ý gì mạnh, ông cũng cười, khiến mọi việc đều nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng những điều ông nghĩ, ông nói thì vô cùng nghiêm túc và sâu sắc.
Tôi là người thế hệ sau, nhưng khi trò chuyện với ông hình như không có khoảng cách. Ông chú ý đọc kỹ từng nhà thơ lớp sau, và yêu mến những gì ông thích. Đấy là tính bình đẳng của một nhà thơ luôn đi tìm cái Mới. Nhớ lần tôi ghi tặng ông tập thơ Đồng dao cho người lớn, nhà thơ Võ Thanh An bảo tôi: “Mày ghi tặng Sư Phụ đi”, nhưng ông cười rất vui: “Tớ với Tạo là Thi Hữu thôi”, nhưng tôi đã ghi “Quý tặng Thi Huynh Lê Đạt”, và ông rất vui. Chỉ một chi tiết nhỏ ấy khiến tôi rất ấn tượng và yêu quí ông hơn.
Vâng, một nhà thơ mà cuộc đời đầy sóng gió như Lê Đạt, mà vẫn kiên trì đi tới đích, cũng không phải dễ hiểu với nhiều người. Tôi nghĩ đơn giản là vì ông có niềm tin vào cái Đẹp mà thơ ông luôn hướng tới. Chỉ có khám phá, sáng tạo đúng lương tâm của mình, đúng cách riêng của mình, đúng tài năng của mình thì ông sẽ gặt được niềm vui chính thơ ca mang lại. Vì thế mà khi nghe tin ông đột ngột qua đời, những câu thơ rất đẹp, rất Lê Đạt cứ vang vọng trong trí nhớ của tôi:
Em về trắng đầy cong khung nhớVà giờ đây người Phu Chữ Lê Đạt đã ra đi, nhưng ông vẫn còn đó trong Bóng Chữ của chính ông.
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu
bóng chữ động chân cầu.