☆☆☆☆☆ 134.23
Nước:
Việt Nam (
Hiện đại)
40 bài thơ,
3 bài dịch
14 người thích: Hoa Phong Lan, sunflower, NoName, xehi, nhs235, lxvien, peihoh, Em,Tôi&Guitar, glassmask, xuanle, Hạ đỏ, kecodon, 1235, Nguyen Thi Thanh Thao
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 12/05/2005 02:23 bởi
Vanachi, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 24/01/2023 00:26 bởi
tôn tiền tử Giang Nam (2/2/1929 - 23/1/2023) tên thật là Nguyễn Sung, người xã Ninh Bình, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Các bút danh khác có Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh. Ông sinh ra trong một gia đình nho học, cha thi tú tài ở Huế không đỗ về nhà làm ruộng. Gia đình có 7 con (4 trai, 3 gái) thì 3 người trai đầu (gồm cả ông) đều thi đỗ thành chung. Sau đó, 4 anh em trai đều thoát ly tham gia kháng chiến, đều là đảng viên. Người anh lớn ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau hiệp định Giơ-ne-vơ bị địch giết năm 1955 (liệt sĩ).
Ông tham gia cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp ở quê nhà, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã, sau lên tỉnh. Khi kết thúc chiến tranh, ông là Phó Trưởng ty Thông tin tỉnh Khánh Hoà, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8-1948.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ông được bố trí ở lại miền Nam bí mật hoạt động trong các thành phố, thị xã Nha Trang, Phan Thiết, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Sài Gòn... và vùng giải phóng của ta. Ông là Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam, uỷ viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian ông làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, uỷ viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn Gia Định.
Sau giải phóng miền Nam, ông là uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 2 và 3 đồng thời là uỷ viên Đảng đoàn, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, Trưởng ban đối ngoại Hội Nhà văn. Nhiều năm là chủ tịch Hội Văn nghệ Phú Khánh và Khánh Hoà. Về mặt nhà nước là đại biểu Quốc hội khoá 6 (1976 - 1981), Phó Chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà (1989 - 1993).
Thơ:
- Tháng Tám ngày mai (thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
- Quê hương (thơ, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1962; NXB Văn học, 1965)
- Người anh hùng Đồng Tháp (thơ và trường ca, NXB Giải phóng, 1969)
- Vầng sáng phía chân trời (thơ, NXB Văn nghệ Giải phóng, TP Hồ Chí Minh, 1975)
- Hạnh phúc từ nay (thơ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978)
- Thành phố chưa dừng chân (thơ, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985)
- Một thời để nhớ (thơ, in chung 4 tác giả, Báo Văn hoá Văn phòng đại diện miền Trung xuất bản, 1998)
- Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998)
Truyện:
- Vở kịch cô giáo (truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
- Người Giồng Tre (truyện ngắn và ký, NXB Giải phóng, 1969)
- Trên tuyến lửa (truyện ngắn và ký, Sở Văn hoá Thông tin Long An xuất bản, 1984)
- Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1987)
Các giải thưởng văn học:
- Giải ba về truyện ngắn của báo Thống nhất năm 1960: truyện ngắn Những người thợ đá
- Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961: bài thơ Quê hương
- Giải thưởng văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960 - 1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ Quê hương.
Giang Nam (2/2/1929 - 23/1/2023) tên thật là Nguyễn Sung, người xã Ninh Bình, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Các bút danh khác có Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh. Ông sinh ra trong một gia đình nho học, cha thi tú tài ở Huế không đỗ về nhà làm ruộng. Gia đình có 7 con (4 trai, 3 gái) thì 3 người trai đầu (gồm cả ông) đều thi đỗ thành chung. Sau đó, 4 anh em trai đều thoát ly tham gia kháng chiến, đều là đảng viên. Người anh lớn ở lại miền Nam hoạt động cách mạng sau hiệp định Giơ-ne-vơ bị địch giết năm 1955 (liệt sĩ).
Ông tham gia cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp ở quê nhà, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã, sau lên tỉnh. Khi kết thúc chiến tranh, ông là Phó Trưởng ty Thông tin tỉnh Khánh Hoà, vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 8-1948.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ông được…
Thơ dịch tác giả khác