Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 02/09/2007 08:04 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 14/04/2024 08:32 bởi
tôn tiền tử Hoà thượng Thích Mãn Giác (1929 - 13/10/2006) pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi học xong chương trình tiểu học yếu lược và được lên lớp nhì nhứt niên, tuổi đời mới lên 10, hoà thượng Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với hoà thượng Thích Quảng Huệ, trụ trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành. Năm 1944, khi 16 tuổi, sa môn Thích Mãn Giác được thế độ thọ giới sa di, pháp danh Nguyên Cao, tự Thích Mãn Giác, đạo hiệu Huyền Không tại chùa Thiên Minh và sau đó được thọ giới chính thức tại giới đàn Thuyền Tôn do đại lão hoà thượng Thích Giác Nhiên làm đường đầu hoà thượng, hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm Yết Ma, hoà thượng Thích Đắc Quang (chùa Quốc Ân) làm giáo thọ. Trong giới đàn này, thiền sư Thích Mật Thể đỗ thủ sa di, Thích Trí Quả làm vỹ sa di và sư bà Thích Nữ Diệu Không cũng được nhận đại giới tỳ kheo ni.
Năm 1948, cùng với học tăng cùng học chương trình đại học Phật giáo tại Phật học đường Báo Quốc được tiếp nhận giới bổn tỳ kheo trong đại giới đàn do đại lão hoà thượng Thích Tịnh Khiết làm đường đầu, đại lão hoà thượng Thích Giác Nhiên làm yết ma, hoà thượng Thích Vĩnh Thừa (Châu Lâm) làm giáo thọ. Năm 1950, sau lễ chung thất của ngài bổn sư vừa viên tịch, ngài giữ chức vụ trụ trì chùa Thiên Minh để tiếp tục nối dòng Pháp Phái. Từ năm 1954, sơn môn Huế và Hội Phật học Trung Phần công cử sa môn đến làm giảng sư tại Dalat, vài năm sau kiêm nhiệm chức vụ hội trưởng Hội Phật giáo Dalat, đại diện Hội Phật giáo Cao nguyên Trung Phần. Đây là những năm tháng gắn bó với Phật sự, dấu chân hoằng pháp in đậm trên mọi miền và đem lại rất nhiều an ủi cho quần chúng tin Phật đang bị thử thách nguy cơ đàn áp và lôi cuốn đổi đạo của chính quyền.
Năm 1960, được đi du học Nhật Bản, được tiếp xúc miền đất Thiền học hưng thịnh và được thở hương đạo mặn mà ủ kín nơi những bài thơ hài cú tài hoa và dưới những cánh hoa anh đào rực rỡ. Cuối năm 1965, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, Bộ Giáo dục Việt Nam cộng hoà chính thức mời về giảng dạy tại ĐH Văn khoa Sài Gòn và Huế qua bộ môn Triết học Ấn Độ và Trung Hoa. Đây cũng là thời gian mà ngài thực sự dấn thân vào các hoạt động văn hoá, giáo dục, nhằm giải toả và vô hiệu hoá những xuyên tạc ngộ nhận đối xử bất công đối với văn học và Phật giáo nói chung. Cũng trong năm này, 1965, ngài bắt đầu cộng tác chặt chẽ với Viện đại học Vạn Hạnh (viện đại học dân lập đầu tiên của Phật giáo), đóng vai trò khoa trưởng Phân khoa Phật học và Triết học Đông phương. Vài năm sau đó, ngày làm Phó Viện trưởng điều hành Viện đại học Vạn Hạnh cho tới ngày miền Nam sụp đổ (1975) và Viện đại học Vạn Hạnh bị chiếm dụng làm cơ sở nhà nước.
Từ ngày về lại nước, một mặt, ngài hoạt động trong môi trường văn hoá giáo dục của đời lẫn đạo, mặt khác còn dấn thân tích cực trong các Phật sự của Giáo hội. Những vai trò mà ngài từng đảm trách với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất như:
- Quyền Tổng vụ trưởng Thanh niên (Tổ chức Đại hội Thanh niên toàn quốc)
- Tổng Vụ trưởng Văn hoá (Tổ chức Đại hội Văn hoá toàn quốc)
- Trưởng ban Tổ chức nhiều năm Đại lễ Phật đản trọng thể tại Sài Gòn
Từ năm 1977, ngài chính thức định cư tại Hoa Kỳ, viện chủ chùa Việt Nam Los Angeles và là hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tập hợp gồm nhiều chùa, Hội Phật giáo Việt Nam trải khắp đất nước Hoa Kỳ. Trong cương vị hội chủ, với hơn 25 năm hành đạo trên đất mới, tâm niệm và hành tác như trọn đời vẫn là hướng về chăm lo cho chùa Tổ ở quê nhà, tiếp dẫn hậu lai nơi hải ngoại. Những việc cần làm sẽ và đã làm xong, cuối đời, lòng bình an như thảnh thơi mây trắng.
Sa môn Mãn Giác, qua đạo hiệu Huyền Không là một hồn thơ đạo. Tiếng thơ rộn rã trong hơn một ngàn bài gói trọn tâm hồn và gương mặt tác giả thu được gồm 5 tập:
- Không bến hạn
- Hương trần gian
- Không gian thành chiếc áo
- Kẻ lữ hành cô độc
- Mây trắng thong dong
Ngoài ra, về phương diện trước tác, sáng tác, phiên dịch, biên soạn... ngài còn để lại trên 20 cuốn sách giá trị cho nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Đi vào khu rừng nhận thức trù phú ấy, người ta có thể tha hồ gặt hái những nụ đẹp cành mềm, những hương và những sắc nồng nàn mà lý tưởng một đời của người mài miệt trồng rừng là chỉ làm đẹp đời sống văn hoá, làm đẹp tâm hồn con người.
Hoà thượng Thích Mãn Giác (1929 - 13/10/2006) pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi học xong chương trình tiểu học yếu lược và được lên lớp nhì nhứt niên, tuổi đời mới lên 10, hoà thượng Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với hoà thượng Thích Quảng Huệ, trụ trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành. Năm 1944, khi 16 tuổi, sa môn Thích Mãn Giác được thế độ thọ giới sa di, pháp danh Nguyên Cao, tự Thích Mãn Giác, đạo hiệu…