Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850-1933) còn có tên là Hoàng Văn Khải 黃文啟, tự Đông Minh 東明, hiệu Thái Xuyên 泰川, tước Diên Mậu quận công 延茂郡公, quê Đông Thái, Hà Tĩnh, đỗ cử nhân đời Tự Đức, làm tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương, khâm sai kinh lược sứ Bắc Kỳ, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, thượng thư bộ binh.
Hầu hết các sĩ phu đương thời đều coi khinh Hoàng Cao Khải dù Hoàng có tài văn học. Thái độ đó bắt nguồn từ tác phong kẻ sĩ nho học, vốn bất hợp tác với người Pháp. Hoàng thì ngược lại, cộng tác rất đắc lực với người Pháp. Các con là Hoàng Mạnh Trí, Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc, Hoàng Gia Mô làm tri huyện, phục vụ cho người Pháp.
Sĩ phu Hưng Yên có đôi câu đối, chửi khéo Hoàng Cao Khải:
Ông ra Bắc là may, quan kinh lược, tước quận công, bốn bể không nhà mà nhất nhỉ;
Cụ về Tây cũng tiếc, trong triều đình, ngoài bảo hộ một lòng với nước có hai đâu?
Tác phẩm:
-
Gương sử Nam (1910)
-
Trung hiếu thần tiên (1916)
Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850-1933) còn có tên là Hoàng Văn Khải 黃文啟, tự Đông Minh 東明, hiệu Thái Xuyên 泰川, tước Diên Mậu quận công 延茂郡公, quê Đông Thái, Hà Tĩnh, đỗ cử nhân đời Tự Đức, làm tri huyện Thọ Xương, án sát Lạng Sơn, tuần phủ Hưng Yên, quyền tổng đốc Hải Dương, khâm sai kinh lược sứ Bắc Kỳ, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, thượng thư bộ binh.
Hầu hết các sĩ phu đương thời đều coi khinh Hoàng Cao Khải dù Hoàng có tài văn học. Thái độ đó bắt nguồn từ tác phong kẻ sĩ nho học, vốn bất hợp tác với người Pháp. Hoàng thì ngược lại, cộng tác rất đắc lực với người Pháp. Các con là Hoàng Mạnh Trí, Hoàng Trọng Phu đều làm tổng đốc, Hoàng Gia Mô làm tri huyện, phục vụ cho người Pháp.
Sĩ phu Hưng Yên có đôi câu đối, chửi khéo Hoàng Cao Khải:
Ông ra Bắc là may, quan kinh lược, tước quận…