延壽館

壯歲舉家朝爱州,
南關七誥考分猷。
我黎搆造興重日,
吾祖先勞五十年。

許國馳驅五十年,
經綸鬚髮已皤然。
西扶北勘功完日,
延壽頤閒百壽仙。

 

Diên Thọ quán

Tráng tuế cử gia triêu Ái Châu,
Nam Quanthất cáo” khảo phân du.
Ngã Lê cấu tạo hưng trùng nhật,
Ngô tổ tiên lao ngũ thập niên.

Hứa quốc trì khu ngũ thập niên,
Kinh luân tu phát dĩ bà nhiên.
Tây phù bắc khám công hoàn nhật,
Diên Thọ di nhàn bách thọ tiên.

 

Dịch nghĩa

Đang tuổi trai tráng, rời nhà theo triều đình vào Ái Châu,
Từng đến Nam Quan để vạch rõ mưu đồ của “thất cáo”.
Ngày nhà Lê ta phục hưng trở lại,
Cũng là năm mươi năm vất vả gian lao của cụ tổ ta.

Năm mươi năm rong ruổi trên lưng ngựa vì lời hẹn với nước nhà,
Râu tóc đã bạc phơ, là do lo việc sửa sang chính sự.
Công lao trọn vẹn phù trợ trời tây, xem xét trời bắc,
Trăm tuổi như tiên, dưỡng nhàn bên quán Diên Thọ.


Bài thơ này chép trong Long Biên bách nhị vịnh của Bùi Cơ Túc, và được chép lại trong Hà Thành thi sao, với lời dẫn (dịch) như sau: Quán Diên Thọ ở ngoài thành, cách cửa đông nam bốn dặm ở bên phải đường cái thuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì. Nay chỉ còn nền quán. Đời vua Lê Trung Tông niên hiệu Thuận Bình (1548-1556), họ Mạc tiếm ngôi, quan Thượng thư Chưởng lục bộ họ Bùi ta có người cháu thừa tự là Bỉnh Uyên lúc đó 30 tuổi, chưa lập gia đình đến đầu quân ở sông Tất Mã để phù Lê chính thống. Trải 3 triều vua Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông, hơn 40 năm hộ giá vua về cung Túc Thanh Thăng Long, năm đó cụ 72 tuổi, râu tóc bạc phơ, làm quan đến chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình rồi về trí sĩ. Con cháu theo cụ đi phò Lê có đến 60 người, đều được phong công thần. Sau cụ lại phụng mệnh đến ải Nam Quan cùng nhà Mạc khảo xét làm rõ “thất cáo” (bảy điều tuyên cáo). Về nghỉ, cụ cho dựng quán Diên Thọ ở phía tây làng, và thường chống gậy đến chơi. Cụ hưởng thọ 93 tuổi. Tồn Am tiên sinh tôi nhớ đến đức nghiệp của cụ làm bài thơ vịnh.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]