Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
8 bài trả lời: 1 bản dịch, 7 thảo luận

Đăng bởi Tung Cuong vào 08/10/2022 15:48

I

Заметив, что Владимир скрылся,
Онегин, скукой вновь гоним,
Близ Ольги в думу погрузился,
Довольный мщением своим.
За ним и Оленька зевала,
Глазами Ленского искала,
И бесконечный котильон
Ее томил, как тяжкий сон.
Но кончен он. Идут за ужин.
Постели стелют; для гостей
Ночлег отводят от сеней
До самой девичьи. Всем нужен
Покойный сон. Онегин мой
Один уехал спать домой.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Vừa nhận thấy Vladimir đã đi đâu biến hẳn,
Ônhêghin lại càng buồn ngán ngẩm,
Ở bên Ônga, chàng chìm đắm nghĩ suy,
Trả được thù, hài lòng quá, đang vui.
Sau lưng chàng, Ônga ngáp dài ngáp ngắn,
Nàng đưa mắt kiếm tìm Lensky khắp chốn,
Mà nhạc chơi điệu Kotilion kéo quá lâu
Càng khiến nàng mệt mỏi, như cơn mộng đau đầu.
Nhưng nhạc nghỉ. Cả nhà đi ăn tối.
Gia nhân trải giường. Cho khách qua đêm vội,
Phòng khách đầy người, phòng con gái kín liền.
Ai cũng thèm một giấc ngủ bình yên.
Còn Ônhêghin của tôi liền vội vã
Một mình phóng xe về nhà ngủ đã.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Lời đề từ

I. Lời đề từ

La sotto i giorni nubilosi e brevi,
Nasce una gente a cui l’morir non dole.
Petr.[* 1]

Ở nơi, bầu trời phủ đầy mây mù và ngày quá ngắn, sẽ ra đời một bộ tộc (dân tộc), khi phải chết, họ không thấy đau đớn.

Petra.
.
Trích của Francesco Petrarca (1304-1374) nhà thơ Ý. Từ khổ XXVIII tác phẩm “Kể về mađôna Laura”



Lời đề từ này thiếu một câu ở giữa: “có kẻ thù bẩm sinh của thế giới “, đây là nguyên nhân không sợ chết, nằm trong tính tàn khốc bẩm sinh của bộ tộc này. Do bỏ dòng giữa này, người ta có thể giải thích việc bộ tộc không sợ chết với lý do khác: là do tâm trạng vỡ mộng, chán đời, thấy sống và không sống cũng như nhau, tâm hồn già cỗi trước tuổi…



(Chuyện ngoài lề: nhiều người Nga coi những lời trên là sấm trạng tiên đoán về số phận, có thể là của nước Nga.

“Tâm thế ác cảm Nga” có lẽ đã có từ lâu trong một số giới ở Châu Âu. (xem: Nga du ký của Epghênhi, khổ III:
(…)
Với châu Âu - chàng sục sôi căm ghét
Cái chính sách của châu Âu tàn khốc,
Luôn gây ra muôn bê bối linh tinh..
(…)
Một số tác giả châu Âu vin vào lời sấm truyền nói trên và cho rằng người thuộc bộ tộc này coi sống và không sống không khác nhau, nên không tiếc mạng sống của mình, các tác giải loại như thế đã dùng lời sấm trên giải thích cho nhiều sự kiện thuộc nhiều lĩnh vực của Nga với thái độ thiếu thiện chí rõ ràng.
Thí dụ:
-Một số tác giả phương Tây nhận xét các cuộc đấu súng ở Nga là tàn khốc quá và gọi đó là các “vụ giết người được hợp pháp hoá”. Ở châu Âu, thường bắn súng trong khoảng cách 25-35 bước, ở Nga chỉ là 15-20 bước chân. Người châu Âu khi đấu súng thường cả hai cùng bắn trượt là đã xong cuộc đấu súng, còn danh dự của cả hai coi như đã được khôi phục. Ở Nga, hai đối thủ thường chấp nhận điều kiện bắn nhau đến kết quả cuối cùng nghĩa là phải có người chết.
-Đầu thế kỷ XX, khi tư tưởng cách mạng nảy sinh và lan ra một số nước châu Âu, có chính khách Tây Âu đã sửa câu này theo ý khác, đại ý là: Cứ để cách mạng diễn ra ở nước nào, mà khi mất nước ấy, châu Âu không thấy tiếc là được.
-Một vài tác giả châu Âu giải thích nguyên nhân vì sao người Nga đã thắng nhiều cuộc đối đầu của châu Âu chống lại Nga trong suốt mấy trăm năm qua: từ Napoleon, đến Hitle thời đại chiến thứ hai, (…) cũng vận dụng lời sấm này, nhưng diễn đạt theo cách bóp méo lịch sử và hạ thấp tính cách Nga, kiểu như: Nga luôn thắng trận vì các tướng lĩnh Nga quen chiến thuật “biển người “, sẵn sàng hy sinh lính một cách không thương tiếc, còn lính Nga quen cúc cung theo lệnh chỉ huy, không biết quý mạng sống của mình…)



II. V.Nabôkôp
Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “
Chương sáu
Chương sáu có 41 khổ: I-XIV, XVII-XXXVII, XXXIX-XLVI. Điểm chính của chương là cuộc đấu súng giữa Lenski và Ônhêghin. Cuộc đấu súng diễn ra ngày 14 tháng giêng, hai ngày sau lễ thánh của Tachiana và (theo giả định), một ngày trước khi tổ chức lễ cưới của Lenski và Ônga đã được ấn định.Việc miêu tả buổi sáng định mệnh bắt đầu từ khổ XXIII (10-14) và đến cuối khổ XXXV, tả cảnh đưa thi thể của Lenski từ chỗ đấu súng đến nơi chôn cất, như vậy, sự kiện chính được trải ra trong tất cả 12 khổ. Ba khổ đầu tiếp tục chủ đề lễ thánh của Tachiana, tiếp theo là những lời kể về toàn cảnh trước giờ đấu súng, trên sân khấu xuất hiện người làm chứng của Lenski (IV -XII), sau đó là cuộc trò chuyện cuối cùng giữa Lenski và Ônga (XIII-XIX) và đêm thi ca cuối cùng của Lenski (XX-XXIII). Chương ba đi dần về cuối ngay sau cái chết của Lenski, thông qua một loạt khổ bàn về nhiều vấn đề có tính chất triết lý, (XXXVI-XXXIX), miêu tả nấm mộ của Lenski, chuyện một thiếu nữ người thành phố đã đến nghỉ hè tại làng và tới viếng thăm mộ chàng (XL-XLII) và bốn khổ như đoạn kết, trong đó đề cập tới chủ đề có tính chất tiểu sử, kể cả các chủ đề trữ tình lẫn các vấn đề có tính “nghề nghiệp”.
(V. Nabôkôp, sách đã dẫn, Tr.24)

Chú thích của Nabôkôp
Khổ XXVI-XXXVI
Cuộc đấu súng giữa Ônhêghin và Lenski
Nói về những chi tiết trong cuộc đấu súng giữa Ônhêghin và Lensky, thì nhà thơ của chúng ta đã miêu tả trên cơ sở các hồi ức riêng của ông, còn bàn về ý nghĩa của kết cục sự kiện, thì sự kiện này như yếu tố tiền định gắn chặt với chính số phận riêng của ông.
Ít nhất, Pushkin đã ba lẩn tham gia đấu súng trước khi có vụ đấu súng định mệnh với Dantes. Lần đầu tiên, ông đấu súng với Rưlêép là trong khoảng chừng ngày 6 và 9 tháng năm 1820, tại khu vực Hoàng thôn (xem chú thích của tôi với chương 4, XĨX5). Lần đấu súng thứ hai (vào lúc 9 h sáng tuần đầu tháng giêng 1822, ở chỗ cách Kishinhiốp một dặm rưỡi- là ông đấu với đại tá Starôp, sĩ quan chỉ huy trung đoàn cận vệ Eger, khi do trời bão tuyết đang gào rú, nên việc ngắm bắn rất khó khăn, loạt bắn đầu tiên được quy định theo khoảng cách giữa hai bên là 16 bước chân và rồi rút xuống 12 bước chân cho loạt bắn thứ hai. Vào mùa xuân ngay năm đó, tại một vườn nho không xa Kishinhiốp, Pushkin quyết đấu với một quân nhân nữa, ông này có tên là Dubốp. Nhưng trong ba cuộc đấu súng đó, chưa một lần có đổ máu. Nhiều chi tiết về các cuộc đấu súng đó bị lọt ra ngoài rất ít, nên mọi người biết cũng không nhiều, chẳng hạn, nếu có biết chuyện gì xảy ra lần đấu súng thứ nhất và thứ ba, thì nhiều người cũng chỉ biết rằng, Pushkin, hình như, toàn bắn đạn lên trời (142)
Trong cuộc đấu súng thứ tư và là cuối cùng, Pushkin đấu với hầu tước Жорж Шарль Дантес, thường được biết đến với tên hầu tước Жоржа де Геккерена, vào lúc bốn rưỡi chiều ngày 27 tháng giêng, không xa Petersburg (trên bờ Bắc sông Nhêva, cách một ngàn rưỡi feet (một feet bằng 30,42cm) về phía Bắc sông Đen, trong một rừng thông nhỏ, không xa đường đi Kôlômiaghi), hai bên đứng cách nhau trong cự li hai mươi bước và ngay phát súng đầu tiên đã làm Pushkin bị thương nặng dẫn tới mất mạng.
(…..)
Trong sáu điểm mà tôi đã trích dẫn ra, hai bên làm chứng đã ký vào biên bản ngày 27 tháng giêng năm 1837, vào lúc 2 h rưỡi tại Sant-Petersburg. Hai tiếng sau đó, Pushkin bị thương vào bụng và bị chết vì nhiễm trùng do chấn thương ngày 29 tháng giêng vào lúc 2h45 chiều.
Hoàn cảnh dẫn tới cái chết bi thảm của Pushkin, nói gọn lại như sau.

Năm 1833, một viên công sứ người Hà Lan, hầu tước Якоб Теодор ван Геккерен (Жак Тьери Борхард Анна ван Геккерен-Беверваарт, 1791–1884)
sau chuyến nghỉ phép, trên đường về nơi đang phụng sự tại thành phố Sant-Petersburg, đã quen tại nhà nghỉ với một viên quý tộc trẻ tuồi, vốn từ vùng Zelda’s, đang trên đường tới Petersburg. Đó là Жорж Шарль Дантес (1812–1895), người gốc Kolmar, từng có thời là sinh viên theo học tại Sen-Sir. Theo Lui Metman, một người viết tiểu sử chính thức của gia đình, (mặc dù không phải lúc nào cũng là nguồn tin đáng tin cậy), thì Dantes người vùng đảo Gotland và gia đình họ sống tại Eldas từ tk.XVII, ở đó có ông Gian Ảny Antek nào đó, manufacteur d’armes blanches (720), năm 1731, được phong tước quý tộc. Cha của Giogiow Đantes được Napoleon I phong hầu tước. Nhân vật chính của chúng ta đang theo học ngành quân sự thì bị cắt ngang vì cách mạng tháng bảy xảy ra, cuộc cách mạng này chấm dứt sự trị vì của Karl X (1824-1830) và đưa Luis Phillip lên ngôi. Đantes là người trung thành với Karl và lên đường đi tìm vận may trong hoàng gia Nhikôlai I vốn là người rất có cảm tình với những ai theo phái bảo hoàng.

Жорж Дантес và người bảo trợ của ông đã đến Petersburg bằng tầu thuỷ ngày 8 tháng mười năm 1833. Là người thường ghi nhật ký vào thời gian đó, Pushkin đã ghi lại ngày 26 tháng giêng 1834, nghĩa là gần chính xác ba năm trước khi xảy ra cuộc đấu súng định mệnh, việc một người nước ngoài là hầu tước Dantes được kết nạp vào quân cận vệ. Pushkin đã gặp và quen Dantes ở Petersburg vào cuối tháng bảy 1834. Natalia Pushkina, vợ Pushkin, sau khi bị xảy thai hồi tháng ba, đã cùng nghỉ hè với hai con, Maria và Aleksandr, tại khu nhà của bên ngoại tại tỉnh Kaluga. Nàng trở về Petersburg vào mùa thu và sinh hạ người con thứ ba (Grigori) vào tháng năm 1835, và một năm sau, nàng sinh con thứ tư (Natalia). Người ta không tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy quan hệ của Natalia với Đantes, người đã phải lòng nàng vào cuối năm 1834, thật ra hai người chỉ đi quá giới hạn ở mức những buổi trò chuyện có chút nũng nịu và vài lần hôn vụng trộm dở dang và tất nhiên, có chuyện đó là không tốt rồi, nhưng có một sự thật là Pushkin- chồng nàng lúc đó đang có quan hệ tình ái với nhiều phụ nữ khác, đặc biệt là với chị gái của Natalia, có tên Aleksandrovna (143). Một người khác (là chị cả) của Natalia là Ekaterina đang say mê mệt Đantes.
Mùa hè năm 1836, gia đình nhà Pushkin thuê một ngôi nhà vườn ở ngoại ô, không xa sông Đen (tôi có đọc ở đâu đấy nói là, tên gọi “Sông Đen” được biết đến ngay từ năm 1710, có xuất xứ là do màu nước tối đặc trưng, là vì cây rừng trăn mọc hai bên bờ sông, rễ ăn sâu xuống nước và làm nước có màu nâu đen như vậy., và Natalia với Ekaterina thường gặp gỡ Đantes. Tháng bảy trôi qua trong không khí billets-doux, petits jeux[721], các cuộc dạo chơi cưỡi ngựa, các ngày nghỉ cuối tuần, và một sự kiện xảy ra vào tháng đó, là Ekaterina Gontrarôva đã có thai, (câu chuyện được giấu kỹ trong biên niên sử nhà Геккерен-Дантеса, nhưng đã được Grooman chứng minh một cách thuyết phục trong “Красной ниве», XXIV, 1929, (144). Mọi người biết rõ ràng là vào đầu mùa thu 1836, bắt đầu lan truyền tin đồn về Ekaterina có thể cưới Đantes (lúc bấy giờ đã là hầu tước de Gekkeren - người cha chính thức của ông đã làm giấy tờ trao lại toàn quyền thừa kế cho viên công sứ vào tháng tư ngay năm đó). Và chẳng ai còn nghi ngờ chuyện rằng Đantes, vẫn như trước, đang tiếp tục theo đuổi Natalia Pushkina, và đó là nguồn cơn gây chú ý đặc biệt của cả giới thượng lưu (grand monde[722].)

Chú thích của Nabôkôp
Nabôkốp (trong thời gian đang dịch “Ônhêghin “) có viết thư cho người bạn Mỹ, giáo sư Edmund Uylson, ngày 4 tháng giêng năm 1949: “Anh đã sai khủng khiếp khi phân tích vụ đấu súng giữa Ônhêghin và Lenski. Có điểu thú vị là, trên cơ sở nào, anh lại cho rằng họ đi giật lùi về phía nhau, sau đó mới quay mặt lại và bắn nhau. nghĩa là họ hệt như các nhân vật trong các phim được chiếu rất nhiều hay phim hài? Các cuộc đấu súng kiểu như vậy, ở nước Nga thời Puskin, là không hề gặp. Cuộc đấu súng trong “Ônhêghin “thuộc loại kinh điển - đấu súng tự nguyện - duel a volonte- tiếng Pháp, hoàn toàn phù hợp với Bộ luật danh dự của Pháp và thường diễn ra như sau… Chúng ta sẽ xuất phát từ chỗ là, một người “thách đấu” (chứ không phải “mời”, như có lúc có người diễn đạt không chính xác) một người khác đến giải quyết quan hệ (thuật ngữ tiếng Anh tương tự từ tiếng Pháp: rencontre) - nói cách khác là, картель - thư thách đấu (ở Anh và ở Virghinhia nó được gọi là “thách đấu” hay “thông điệp”) đã được gửi đi và chấp nhận và tất cả những thủ tục sơ bộ được thực hiện. Hai người làm chứng đi đo số bước theo quy định. Thí dụ, trước cuộc đấu súng của Ônhêghin và Lenski, họ đo ba mươi hai bước. Đây là số bước cần để hai người tham gia đấu súng có thể tiến lại gần nhau và sau đó, họ còn cách nhau đủ, chẳng hạn, mười bước (la barrier - khu vực chướng ngại vật là vùng đất trung gian đặc biệt, không một người đấu súng nào có quyền bước vào.

Oнегин >. Барьер 1 Барьер 2 <Ленский
- I- I-I- I - I - I - I - I - I - X -I - I- I-I- I - I - I - I - I - I - I - I- I- X -I - I- I-I- I - I - I - I - I -
nâng súng lên. bắn ngã xuống

Hai người đấu súng vào vị trí xuất phát O và L, tất nhiên, họ đứng quay mặt vào nhau và hướng nòng súng xuống đất. Theo tín hiệu, hai người bắt đầu tiến lại gần nhau và có thể bắn theo ý mình bất kỳ lúc nào. Ônhêghin bắt đầu nâng súng lên sau khi cả hai người đều đi được bốn bước. Đi thêm năm bước, tiếng súng vang lên, đạn đã găm chết Lenski. Giả thử như Ônhêghin bắn trượt, Lenski vẫn có quyền yêu cầu Ônhêghin đi tiếp lại gần mốc giới vật cản (51) còn chàng có thể chậm dãi ngắm chính xác rồi mới bắn. Đây là một trong nhiều nguyên nhân, những người đấu súng nghiêm túc, kể cả Puskin, đều thich cho địch thủ bắn trước. Nếu sau loạt súng vừa xong, hai địch thủ vẫn còn khát máu, họ sẽ được nạp đạn mới (hay cho đổi súng mới) và mọi việc lại bắt đầu từ đầu. Đây là hình thức đấu súng, có vài biến dạng khác chút, được phổ biến ở Pháp, Nga, Anh và miền nam Hợp Chủng Quốc trong các năm 1800 và 1840”(16)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thích của Nabôkôp

Vì sao Puskin phải thách đấu súng?

Mấy năm trước đó, một hội ở Viên đã nghĩ ra một trò giải trí - phát cho nhiều nhân vật đủ các loại bằng chứng nhận các nội dung nhảm nhí nhất. Một nhóm nhỏ thanh niên vốn ăn không ngồi rồi quyết định khơi lại trò giải trí này ở Peterburg. Trong những thành viên của nhóm này có bá tước Piôtr Đolgoruki (với biệt danh do nhóm đặt cho là “le bancal” - “anh thọt” đã sáng tác ra một bức thư nặc danh (145), thư được gửi cho Puskin và nhiều bạn bè của ông theo đường bưu điện (dịch vụ bưu điện mới mở ra trong thành phố) vào ngày 4 tháng mười một năm 1836
«Les Grands-Croix, Commandeurs et Chevaliers du Sérénissime Ordre des Cocus, réunis en grand Chapitre sous la présidence du vénérable grand-Maître de l’Ordre, S. E. D. L. Narychkine, ont nommé à l’unanimité Mr. Alexandre Pouchkine coadjuteur du grand Maître de l’Ordre des Cocus et historiographe de l’Ordre.
Le sécrétaire pérpétuel: Cte J. Borch[723]».
Tôi còn giữ được quy tắc viết loại giấy tờ này. “Viên thư kí” IÔsip Borx và vợ anh ta Liubốp được người trong giới của họ coi là một đôi mẫu mực, vì “nàng sống với anh đánh xe ngựa, còn chàng sống cùng người trông ngựa”. “Một nhà thần học vĩ đại đáng kính” - vị quan tối cao của anh ta là Dimitri Lvôvich Narưskin, vị này có vợ là Maria, trong thời gian nhiều năm là nhân tình của Nga hoàng Aleksandr I. Dư luận cho rằng, tấm bằng này có ý ám chỉ việc Nga hoàng đã khiến nhà thơ Puskin thành mọc sừng. Nhưng thực tế không phải vậy. Mặc dù, vị vua quân chủ này cũng có để mắt tới Natalia Puskina ngay từ khi nàng chưa lấy chồng, nói đúng ra thì, nàng có trở thành người tình của Nga hoàng thật, nhưng thời gian rất không lâu, với lại chuyện này chỉ xảy ra sau khi nhà thơ của chúng ta đã mất rồi (146).
Câu chuyện bức thư được viết bởi một người Nga thấy rõ ngay sau những cố gắng đầu tiên giải mã bức thư (thí dụ, cách viết chữ U tiếng Pháp giống chữ N tiếng Nga, khi in ra nó là hình phản chiếu N trong gương), nhưng Puskin vì một lí do không rõ và chẳng bao giờ làm sáng tỏ được nữa, lại cho rằng thư do Gekkeren viết. Các chuyên gia giải mã thời Xô Viết đã chứng minh (năm 1927) được rằng, bức thư bôi nhọ thanh danh trên là do bàn tay Đolgoruki tạo ra; còn nhiều thứ làm giả khác tiếp sau đó đều do hắn chế tác ra có cơ sở tâm lí đủ mạnh để xác định hắn là tác giả bức thư trên.

Đolgoruki nằm trong nhóm của Gekkeren và Đantes, nhưng chính Gekkeren và Dantes, theo suy nghĩ của Puskin, mới là người đứng sau toàn bộ những việc làm bẩn thỉu này. Ngày 7 tháng mười một, Puskin thách đấu Đantes - người được uỷ quyền, sau sự kiện này là khoảng thời gian điên khùng nhất pourparlers [724], khi một người bạn của Puskin là Giukốp ski đã làm hết khả năng để dàn xếp cho câu chuyện được giải quyết có kết quả êm thấm; 17 tháng 11, Puskin đã rút lại lời thách đấu của mình, vì Đantes đang rục rịch làm lễ ăn hỏi với Ekaterina Gontrarôva, là việc đáng ra y phải làm từ lâu, vì vào lúc đó nàng đã có thai ở tháng thứ năm, họ tổ chức cưới ngày 10 tháng giêng năm 1837; ngày 24 tháng giêng, Puskin có buổi gặp bí mật với Nga hoàng (147), Trong hai tuần kế tiếp sau đám cưới, Đantes vẫn tiếp tục, cứ có cơ hội thuận tiện, lại thể hiện mọi cử chỉ quan tâm, săn đón Natalia Gontrarôva.

Ngày 26 tháng giêng, Puskin có gửi một lá thư sỉ nhục viên công sứ người Hà Lan, Puskin buộc ông ta vào tội “với tư cách một người cha đã nhận” một đứa con được “sinh ra bất hợp pháp “(…). Việc dùng tính từ “bất hợp pháp” là sự sỉ nhục một cách hoàn toàn không có cơ sở, vì Gekkeren là người đồng tính thâm căn cố đế, chuyện này chính nhà thơ của chúng ta đã biết rất rõ. Với cương vị chính thức là nhà ngoại giao, Gekkeren không thể thách Puskin ra đấu với mình, nhưng Đantes đã lập tức làm thay cha.

Người làm chứng cho Puskin là bạn học cũ thời lítsê, trung tá Konstanchin Đandas, còn Đantes chọn người làm chứng là tử tước Loran de Arshiak, một tuỳ viên trong sứ quán Pháp. Cuộc đấu súng được tiến hành vào thứ tư ngày 27 tháng giêng. Xe trượt tuyết chở hai địch thủ tới khu nhà được gọi là khu Komendant vào khoảng bốn giờ chiều một ngày đông rét buốt, lúc trời bắt đầu tối dần. Khi hai người làm chứng và Đantes đang hì hụi giẫm tuyết xẹp xuống làm lối đi dài hai mươi iard (một iard đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 0, 91m), thì Puskin ngồi cuộn tròn trong chiếc áo lông gấu trên một đống tuyết và chờ đợi. Hai người làm chứng đo chiều dài đoạn ngăn cách là mười iard rồi dùng số áo rét mọi người cởi ra và quẳng xuống làm vật cản và cuộc đấu súng bắt đầu.

Puskin lập tức đi năm bước và đến gần chỗ ngăn cách. Đantes đi bốn bước và bắn luôn. Puskin ngã vật xuống chiếc áo rét của Đandas, nhưng mấy giây sau, hơi nhổm người dậy, và đưa tay đỡ thân cao lên rồi tuyên bố rằng ông còn đủ sức bắn hết lượt đạn của ông. Khẩu súng của ông rơi cắm nòng xuống tuyết, mọi người đưa cho ông khẩu súng khác. Puskin từ từ ngắm bắn kĩ càng nhằm vào địch thủ của ông, mà ông vừa yêu cầu y đi tiếp đến đoạn ngăn cách. Đạn bắn ra đi trúng cánh tay Đantes, quật y ngã xuống đất, và Puskin nghĩ rằng ông đã bắn chết địch thủ, ông kêu to: “Thật tuyệt!” rồi quẳng súng vào khoảng không. Puskin được khiêng lên xe ngựa hai chỗ ngồi, xe do viên công sứ Hà Lan đang rất lo lắng đã gửi tới chỗ đấu súng. (còn chính Gekkeren chuyển sang ngồi một trong hai chiếc xe trượt tuyết).

Sau này, Đantes đã có sự nghiệp công danh chói sáng tại Pháp, Victo Hugo trong tác phẩm “Phục thù” (“Les Chatiments”) sách IV, N*VI, bản tố giác trứ danh gồm ba mươi bài thơ thể Aleksander đầy vần điệu, “được sáng tác ngày 17 tháng bẩy 1851, từ bục toà án bước xuống”, (“Ecrit le 17 Juillet 1851, en descendant de la tribune»), đã nêu nhiều đặc điểm các thành viên Hạ viện của Napoleon III, trong số này có cả Đantes (các dòng thơ 1-2,7);

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thích của Nabôkôp

Puskin và các người đẹp
11 Зизи… — Зизи Вульф, người có mặt trong lễ thánh của Tachiana (124)
Quan hệ của Puskin với gia đình nhà Ôsipôvư, những người hàng xóm ở cùng làng, ta không thể đơn giản đi tìm những thứ song song trong lịch sử các mối tình trong văn học. Những năm phải sống bị quản thúc ở làng quê (từ tháng tám 1824 đến hết tháng chín 1826), tại Mikhailopskoie, tỉnh Pskôp và sau này, trong nhiều lần đến thăm nhà Vulf tại khu nhà riêng của họ ở tỉnh Tver, ông đã theo đuổi năm hay sáu nhân vật nữ thuộc dòng họ này - ở Malinhiki, nhà của Ivan Vulf, ở Pavlốpsk, dinh cơ của Pavel Vulf, và ở Bernôvô, khu dinh cơ của Ivan Vulf. Trong số nhân vật nữ này, trước hết phải nói tới bà Pras kôvia Ôsipôva, một địa chủ, người vốn họ Vưnđômskai a (1782-1859). Bà là chủ sở hữu Trigorsk, hay Trigorskoie- khu tam núi, nằm gần khu dinh cơ nhà Puskin tại tỉnh Pskôp, và cũng là chủ nhân Malinhinki tại tỉnh Tversk, cách Starisuw chừng hai mươi nhăm dặm. Bà sống thọ hơn hai ông chồng của bà, chồng đầu là Nhikôlai Vulf (mất năm 1813), chồng sau là Ivan Ôsipôp (chết năm 1822 (125). Bà thường ký tên nửa tiếng Nga, nửa tiếng Pháp - lúc đầu là Prascovie de Windomsky, sau là Prascovie Woulff và cuối cùng là Prascovte d’Ossipoff. Không biết, Puskin có quan hệ tình ái với bà này hay không, nhưng chuyện bà say mê Puskin gần như là chắc chắn.
Còn nàng Dina hay Didi, hay Euphrosine, hay Euphrasie (là hình thái tiếng Pháp tên gọi Евпраксия) - Didi Vulf (1809 -1883), là con gái út của bà Ôsipôva. Puskin cứ gặp dịp là viết đủ thứ thơ cho nàng, và từ Mikhailopskoie, Puskin thông báo cho anh trai nàng ở Peterburg vào cuối tháng mười 1824 (126) rằng, Aleksandr Puskin, một người đàn ông hai mươi nhăm tuổi và Didi, một thiếu nữ mười lăm tuổi, có số đo vòng eo như nhau. Phán đoán qua hình vẽ nghiêng của nàng, ở thời điểm khi nàng đã đẫy đà, thì việc so sánh nàng, ở chương năm, XXXII, với hình ảnh ly rượu thanh tú quả là chuyện đùa cợt. Puskin có mối tình thoảng qua với nàng năm 1829. Năm 1831, nàng lấy chồng là bá tước Vrepski. Lễ thánh của Евпраксия được tổ chức trong ngày lễ thánh của Tachiana, và Didi đã xuất hiện trong bữa tiệc ở nhà bà Larina vào ngày thứ năm do tác giả dựng lên, “ngày 12 tháng giêng năm 1821”, hai ngày trước khi có sự kiện Lenski bị chết do tác giả nghĩ ra. Còn người thật Dina Vrepskaia trong chuyến thăm Peterburg đã cùng ăn trưa với Puskin và cô em gái chàng, ngày 26 tháng giêng năm 1837, một ngày trước khi xảy ra cuộc đấu súng định mệnh.
Didi còn chị gái cả, Анна, Annette Вульф (1799–1857), nàng Anna này đã say Puskin như điếu đổ và hết lòng yêu ông, nhưng ông đã lạnh lùng và trắng trợn lừa dối nàng vào năm 1825. Khi cuộc tình đang ở đỉnh điểm, vào đầu tháng hai 1826, bà mẹ nàng đã kèm dẫn nàng về Malinhiki, từ đây nàng đã gửi cho Puskin những lá thư nghe tan nát cõi lòng.
Vẫn còn một nàng Anna nữa, Netty Вульф, là con gái của Иван Вульф và là chị họ của Аннеттa và Didi. Sau này, Puskin có viết về nàng, trong thư gửi Alekseey Vulf, là anh trai của Anheta và Didi rằng “Netty là người dịu dàng, vẻ mệt mỏi, tính dễ xúc động, nổi khùng” (127)
Vẫn còn một nàng Alina nữa, Aleksandra Ôsipôva, là con riêng của P. Ôsipôva, bà sinh cô này với chồng thứ hai trong lần hôn nhân trước đó (và là người yêu của Alekseey Vulf, 1805-1881, một công tử và là tác giả nhiều cuốn Nhật ký nổi tiếng), khi lấy chồng thì mang họ là Bekleshôva. Nàng là Mỹ nhân được Puskin mê say cùng lúc với những tiểu thư vừa kể tên ở trên, nhưng hai người có quan hệ nồng thắm nhất vào các mùa thu năm 1828 và 1829, khi Puskin đến thăm các dinh cơ dòng họ Vulf (128).
Cuối cùng, còn cô cháu gái của bà Ôsipôva, Anna Kern (1800-1879), là con gái của Petr Poltaratski và chị gái Nhikôlai Vulf. Người chồng đầu tiên của Anna, mà nàng đã lấy khi con rất trẻ, là thiếu tướng Ermôlai Kern (1765-1841). Puskin đã phải kì công mới chiếm được trái tim nàng, vào mùa hè năm 1825, khi nàng ở thăm Trigorskoie. Rất nhanh sau đó, nàng bắt đầu có quan hệ kín với người anh họ Alekseey Vulf và mãi tới tháng hai năm 1828, tại Peterburg, nàng mới thật sự trở thành người tình của Puskin.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nga hoàng Nhikôlai I và nhà thơ thiên tài Puskin

Bạn nào thích thì đọc chủ đề này, còn không - cứ bỏ qua, coi như chưa nhìn thấy!

Quan hệ giữa Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất và thiên tài thơ Aleksandr Puskin

1.Quan hệ giữa Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất và nhà thơ thiên tài Aleksandr Puskin là đề tài được nói tới trong nhiều công trình giả khoa học. Những gì đã diễn ra giữa hai người này trên thực tế?
Dưới thời Xô Viết, bộ máy tuyên truyền đã năng nổ tìm mọi cách bôi đen hình ảnh Nhikôlai Đệ nhất. Hơn nữa, bộ máy này còn cố tạo nên hình tượng Nhikôlai Đệ nhất như một anh lính ất ơ, vô học, có tầm hiểu biết hạn hẹp, họ còn buộc tội Nhikôlai I là có liên đới tới vụ sát hại nhà thơ Aleksandr Puskin. Rất may là, hiện nay, chúng ta có điều kiện dễ dàng tiếp xúc với nhiều nguồn tin góp phần khẳng định rằng, giữa Nhikôlai I và Puskin đã tồn tại mối quan hệ thật khăng khít, ở mức độ có thể có giữa Nga hoàng và nhà thơ là thần dân của Ngài.

2.E.V. Petukhốp, một nhà khoa học Nga, chuyên gia lịch sử văn học, trong tác phẩm của mình:”Về mối quan hệ giữa hoàng đế Nhikôlai I và nhà thơ A.X. Puskin “đã viết:”Các mối quan hệ này giữa hoàng đế Nhikôlai I và A.X.Puskin là gần gũi một cách khác thường giữa hai cá nhân có địa vị xã hội thật khác nhau, một bên là thiện ý và độ lượng, còn một bên là thẳng thắn, giữ phẩm gía và có tâm hồn cao thượng, tạo nên một trang kì lạ bậc nhất trong lịch sử nền văn học cận đại của nước ta”.

3.Mối quan hệ qua lại giữa Nhikôlai I và nhà thơ Puskin là rất đáng được bàn tới. Một mặt, nhà thơ phải suy nghĩ lại nhiều vấn đề, để cảm nhận được toàn bộ sự vĩ đại của nền quân chủ, để hiểu rồi sau đó chia sẻ những quan điểm của chính Nga hoàng. Nhà thơ Puskin đã trải qua quá trình nhận thức, chấn chỉnh lại bản thân mình một cách sâu sắc. Đồng thời, ta không thể nói rằng, tính cách mạnh mẽ của Nhikôlai I đã lấn lướt nhà thơ. Chế độ quân chủ tuyệt đối là sự lựa chọn có ý thức của Puskin.

4.Mặt khác, qua trường hợp chuyển đổi mối quan hệ giữa Nga hoàng và nhà thơ, ta theo dõi thấy rõ tính cách của chính Nga hoàng Nhikôlai I. Trái với nhiều định kiến từ trước, ngài thể hiện mình là người thông minh, có tấm lòng nhân hậu, có nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm lớn lao khi trị vì nước Nga. Nhà nghiên cứu văn học Ácenhi Damôschianôp đã viết: “Hôm nay, với nhiều người không còn là bí mật chuyện Nga hoàng Nhikôlai I, nói chung, không phải một anh binh nhì tầm thường chễm chệ trên ngai vàng. Nói về quyền lực, về cơ cấu nhà nước, ngài có lập luận với sự hiểu biết cặn kẽ công việc. Ngài sẵn sàng thảo luận, nói lên các nguyên tắc của chính ngài. Nga hoàng hiểu rằng, sau lưng ngài có nền tảng tư tưởng đã tồn tại qua nhiều thế kỉ, ngài nhận thức rõ ý thức trách nhiệm của mình”.

Puskin và các nhà cách mạng tháng Chạp

5.Một điều hiển nhiên là ta không biết liệu nhà thơ Puskin có tham gia vào cuộc nổi dậy tại Quảng trường Senat hay không. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ do ông bị quản thúc tại Mikhilopskoie mà không đến được Petersburg, nên không có mặt trong cuộc nổi dậy, vì trong số những người tham gia sự kiện này, có nhiều người là bạn bè của nhà thơ, họ chống đối chính quyền. Như ta biết, trong thời gian trị vì của Nga hoàng Nhikolai I (14 tháng 12 năm 1825), và các sự kiện xảy ra cùng lúc với việc đăng quang ngôi vua của Nhikoolai I thì Puskin đang bị giam lỏng tại làng Mikhailopskoie, điển trang của mẹ nhà thơ, nơi ông chuyển về sau thời gian đi đầy ở Ôddessa, vào tháng bảy năm 1824. Một số tác giả khác lại khẳng định rằng, mặc dù nhà thơ Puskin có quan hệ bằng hữu với một số người đã tham gia cuộc nổi dậy, nhưng nhà thơ không tham gia đảo chính. Người ta đã chứng minh được rằng nhà thơ không hề tham gia bất cứ một hội kín nào, mà ông chỉ giới hạn hành động của mình là sáng tác thơ thôi.
6.Hai năm bị quản thúc tại làng Mikhailopskoie nhà thơ đã nếm trải rất nặng nề. Nhà thơ thường viết thư cho bạn bè, nhờ họ lên tiếng đôi lời thay nhà thơ để đề đạt với Nga hoàng. Nhưng bạn bè của Puskin đều hiểu rằng, việc nhà thơ trở lại Peterburg vào giai đoạn, khi triều đinh đang tiến hành điều tra hình sự vụ các nhà cách mạng tháng Chạp là sự mạo hiểm không nên làm. Nhà thơ Giukôpski đã viết cho Puskin:” Tôi có thể nói gì với anh về nguyện vọng rời làng quê của anh? Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng tôi không có điều kiện có thể làm gì giúp anh được. Hợp lí nhất là anh cứ yên tâm ở lại miền quê, đừng xuất đầu lộ diện mình ra và hãy viết, nhưng viết để tạo tiếng vang. Thôi cứ để cho giai đoạn bất hạnh này mau qua đi… Anh không dính líu vào bất cứ chuyện gì - đây là sự thật. Nhưng trong hồ sơ của mọi người tham gia cuộc bạo động đều có thơ của anh. Đó là cách dở nhất khi muốn làm thân với triều đình. Anh biết rõ, tôi rất yêu thích thơ anh và tôi rất trân quý sự vinh quang anh đã đạt được theo cách lương thiện: vì tôi biết trân trọng thi ca và tôi biết rằng, anh sinh ra trên cõi đời này để làm một thi sỹ vĩ đại và có thể là vinh quang, là bảo vật của nước Nga. Nhưng tôi căm ghét tất cả những gì anh viết ra gây xáo trộn cho trật tự và đạo đức xã hội. Con cháu chúng ta (nghĩa là tất cả thế hệ tương lai) trong điều kiện được giáo dục kém cỏi, không tạo cho họ có được một chỗ dựa để bước vào cuộc sống; tức là anh đã đem lại cho nhiều người một nguy hại không tài nào sửa được. Điều này buộc anh phải thấy trăn trở, bất an. Tài năng không là gì cả. Điều chủ yếu là: nền đạo đức cao đẹp… mong anh đừng viết đơn khẩn cầu xin về Peterburg. Chưa đến lúc chín mùi đâu.”

7.Uỷ ban điều tra vụ án đã hoàn thành công việc của mình. Nhà thơ Puskin không bị triệu tập ra toà ở Peterburg. Kết quả phiên toà xử kín vụ án chính trị đã tuyên năm án tử hình và hàng trăm án đi đầy. Nửa năm sau, nhà thơ Piotr Viademski viết cho Puskin:” Nếu tôi ở địa vị anh, thì tôi đã viết thư khẩn nguyện thật chân thành, thuyết phục gửi Nga hoàng: tôi đã thú nhận có dùng ngôn từ và ngòi bút viết ra nhiều điều tai quái, tuy nhiên, cũng nói thẳng rằng, những việc làm của anh không hề là đồng phạm với những gì anh nói, vì anh không hề bị sứt mẻ một tý gì và vẫn còn nguyên mạng sống của mình giữa lúc bão tố chung đang hoành hành; thì tôi đã hứa sẽ giữ mồm giữ miệng trong tương lai, sẽ giành hết thời gian cho một công việc mà mọi người có thể nhận ra được (và tôi đã hứa sẽ giữ lờI hứa của mình một cách nghiêm túc nhất) và đã xin phép Nga hoàng được về chữa bệnh ở Peterburg, Matscowva hay nhiều vùng khác.”

8.Nhà thơ Puskin đã gửi đơn khẩn cầu lên Nga hoàng trước khi nhận được thư Viademski viết cho, vào ngày 11 tháng năm 1826: “Thưa Bệ hạ đầy lòng bao dung!, thần đã một lần không may gây tức giận cho Nga hoàng đã băng hà, thần bị loại khỏi công vụ đang thực hiện và bị đầy về nông thôn, nơi thần đang chịu sự quản thúc của quan tỉnh trưởng địa phương. Hôm nay, với hy vọng được hưởng sự đại lượng của Bệ hạ, với sự hối hận thật sự, và với mong muốn cháy lòng thần sẽ không bao giờ đưa ra các ý kiến đi ngược lại trật tự xã hội đã có (thần sẵn sàng đặt bút kí dưới đây và xin đem danh dự ra thề), thần khẩn trình lên Bệ hạ nguyện vọng chân thành như sau… Sức khoẻ của thần hồi trẻ đã bị tổn hại, thần mắc chứng bệnh giãn tĩnh mạch từ lâu, luôn cần phải chạy chữa, thần xin trình kèm theo giấy tờ chứng nhận bệnh tật của thần mà các bác sỹ đã xác nhận. Thần xin mạnh dạn trình lên Bệ hạ nguyện vọng được phép đi Mátcowva hay Peterburg hay bất kỳ vùng nào để chữa bệnh”
Và sau đó, trên một trang giấy lẻ, nhà thơ Puskin đã ghi chú thêm: “Thần, là người ký dưới đây, xin hứa sau này sẽ không tham gia bất cứ hội kín nào, mang bất cứ tên gọi nào, cũng không gia nhập; thần xin thề rằng, trước kia, hiện nay và sau này, thần cũng không thuộc bất cứ hội kín nào, và không bao giờ muốn biết về các hội kín đó”.

9.Ngày 10 tháng bảy, nhà thơ Puskin có viết cho Viademski: “Tôi đang chờ tin phúc đáp, rất ít hy vọng. Chuyện nổi dậy và các cuộc cách mạng là thứ tôi chưa bao giờ thích thú cả, đó là sự thật; nhưng tôi giữ mối quan hệ với gần như tất cả mọi người và trao đổi thư từ với nhiều người chủ trương nổi dậy. Tất cả các bản viết tay mang tính kích động đều mang tên tôi, cũng như tất cả các giấy tờ đáng xấu hổ đều đứng tên Barkôp. Nếu như uỷ ban điều tra yêu cầu tôi ra chất vấn thì tất nhiên, tôi có cơ hội minh oan, nhưng tôi vẫn được để yên, không bị đụng chạm tới, và hình như, làm thế lại chẳng may mắn gì.
Nhà thơ Puskin hoá ra nhận định không chính xác: ngày 28 tháng tám năm 1825, Nga hoàng ký lệnh cho phép chuyển nhà thơ Puskin ngay lập tức về Matxcowva. Nhà thơ được tiếp kiến Nga hoàng Nhikolai I tại cung Trudo (Cung điện kì diệu.)

10.Cuộc tiếp kiến mang tính chất định mệnh giữa Nga hoàng và nhà thơ
Nhiều nhà nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Puskin nói rằng, cuộc gặp gỡ này, diễn ra vào ngày 18 tháng chín năm 1826 tại nhà thờ Trudo, đã có ảnh hưởng đến thế giới quan của nhà thơ. Nó mở đầu cho những quan hệ thật hiếm gặp giữa nhà vua quân chủ và thần dân của mình.
Nhiều người đã biết một chi tiết trong cuộc tiếp kiến này, qua một đoạn hội thoại:
-Này nhà thơ Puskin, khanh có tham gia vào sự kiện ngày 14 tháng 12 năm 1826 không, nếu như khanh có mặt ở Peterburg hôm đó?
-Nhất định có chứ, thưa Bệ hạ, tất cả các bạn bè của thần đều tham gia vụ nổi dậy này, và thần không thể không tham gia được.
Thật ra, nhiều nhà nghiên cứu cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Puskin đều nói rằng, đoạn đối thoại này là hoang đường, không hơn không kém. Về vấn đề này, nhà văn Nga Nhikôlaiepna Shagmagonop, trong cuốn sách của mình: “Hoàng đế Nhikôlai I và nhà thơ Puskin “có viết: “Đây là sự dối trá. Vì loại câu hỏi như vậy là không thể được đặt ra. Vì ngay trong nhiều thư khẩn cầu nhà thơ Puskin gửi lên Nga hoàng, nhà thơ đã nói rõ thái độ của mình với các hội kín”. Ngoài ra, một người bạn của nhà thơ Puskin, là bá tước Strutuwnski, người BaLan, có ghi lại cuộc tiếp kiến của nhà thơ với Nga hoàng, theo lời kể của chính nhà thơ. Đoạn đối thoại nói trên không có trong bản ghi lời kể đó.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất và nhà thơ thiên tài Puskin (phần 2)

11.Nhà thơ Puskin có kể cho bá tước Strutuwnski nghe như sau: “..Tôi vốn người thế nào, thì vẫn như vậy, trong tận sâu lòng mình, tôi vẫn giữ nguyên con người mình cho đến cuối cuộc đời: tôi yêu tha thiết mảnh đất quê hương, tôi yêu tự do và vinh quang của Tổ quốc, tôi trân quý sự thật và luôn hướng tới sự thật với tất cả sức lực trái tim và tâm hồn mình; tuy nhiên, tôi phải thú nhận rằng, (vì làm sao ta lại không dám nhận) tôi mang ơn Nga hoàng Nhikôlai I vì ngài đã hướng suy nghĩ của tôi vào con đường đúng đắn và hợp lí hơn, tôi vẫn đang tìm kiếm con đường này chắc còn lâu dài và có khi là vô vọng, vì tôi đã nhìn thế giới này không trực tiếp, mà thông qua lăng kính đưa lại cho tôi nhiều màu sắc không chính xác với nhiều sự thật giản đơn, tôi đã nhìn mọi việc không như một người biết phân tích các nhu cầu thật sự của xã hội, mà như một cậu bé, một sinh viên, một nhà thơ, có cảm tưởng thấy tốt đẹp tất cả những gì hấp dẫn anh ta, mơn trớn anh ta, lôi cuốn anh ta!

12.Tôi vẫn nhớ, rằng, khi tôi nhận lệnh lên tiếp kiến Hoàng đế, trong lòng thấy tối sầm lại, - vì lo lắng, không phải! Nhưng vì cái gì đó giống với tâm trạng căm giận, nổi sung, kinh tởm. Đầu óc tôi loé lên những vần thơ châm biếm, môi mấp máy nụ cười khẩy, con tim run rẩy vì có cái gì đó giống như có giọng nói từ trên cao, hình như đang kêu gọi tôi hãy đóng vai người theo phái cộng hoà trong lịch sử là Katôn, không thì là Brust. Tôi cứ miên man nghĩ mãi, nếu như không truyền đạt nổi tất cả mọi sắc thái cảm xúc mà tôi đã trải qua trong suốt đoạn đường tôi buộc phải đi diện kiến tại cung điện của Nga hoàng, và rồi sao nhỉ? Mọi suy nghĩ của tôi chợt bay biến đâu mất, như bọt bóng xà phòng vỡ tan ra và biến mất vào khoảng không, như ảo ảnh thấy trong mơ, khi ngài xuất hiện trước mặt tôi và ngài cất tiếng nói. Tôi tưởng sẽ gặp một viên bạo chúa cao ngạo, một quân vương tay cầm roi khư khư trong tay, thi tôi lại thấy một người cao lớn như tráng sỹ, bình thản, uy nghiêm, vẻ mặt đầy thiện chí. Tưởng phải nghe những lời đe doạ và gây bực giận đầy thô lỗ và chua cay, nhưng tôi chỉ nghe được lời quở trách giọng tha thứ, được nói ra với vẻ thông cảm và thiện chí.

13.Cuộc tiếp kiến của hai người đã diễn ra khá cởi mở. Nhà thơ Puskin mạnh dạn nói với Nga hoàng rằng, nhà thơ không bao giờ là kẻ thù chống lại hoàng đế của mình, nhưng là kẻ thù chống chế độ quân chủ tuyệt đối”. Nghe nói vậy, Nga hoàng Nhikôlai I nhếch môi cười và đáp: “…chế độ cộng hoà là không tưởng, vì rằng, chế độ cộng hoà chỉ là giai đoạn quá độ, không bình thường, cuối cùng, phải dẫn tới độc tài, và thông qua độc tài đi tới quân chủ tuyệt đối. Trong lịch sử chưa từng có nền cộng hoà nào mà vào thời khắc khó khăn, lại thoát ra được không cần đến sự chuyên quyền của một cá nhân, mà lại không sụp đổ và diệt vong, khi không có một người lãnh đạo thạo công việc điều hành đất nước. Sức mạnh của một quốc gia là ở chỗ tập trung quyền lực, vì ở đâu, ai cũng là nhà lãnh đạo, thì ở đó, không ai lãnh đạo hết, ở đâu ai cũng là nhà lập pháp, ở đó không có pháp luật nghiêm minh, không có mục tiêu chính trị thống nhất, không có sự hoà hợp trong quốc gia. Hậu quả của cái đó là gì? Là tự do vô chính phủ!
Nhà thơ phản đối với lí do là “ngoài chế độ cộng hoà trị quốc, mà nước Nga khó thực hiện vì quy mô đất nước rộng lớn và thành phần dân tộc đa dạng, còn tồn tại một chế độ chính trị nữa là chế độ quân chủ hợp hiến”. Nga hoàng ngắt lời nhà thơ Puskin: “chế độ này chỉ phù hợp với các quốc gia đã hình thành hoàn chỉnh, chứ không hợp với những nước đang trên con đường hình thành và phát triển. Nước Nga chưa bước ra khỏi giai đoạn đấu tranh để tồn tại, chưa đạt tới những điều kiện phải có, mới phát triển được cuộc sống và nền văn hoá trong nước. Nước Nga chưa vươn tới mục đích của mình, chưa được xây dựng trên những nền tảng cần có để đạt tới sự vĩ đại của mình. Nước Nga chưa là một khối thống nhất hoàn toàn, vì các yếu tố tạo nên nước Nga cho đến nay, vẫn chưa hoà hợp với nhau. Các yếu tố đó chỉ có thể kéo lại gần nhau và gắn kết chặt chẽ với nhau nhờ chế độ chuyên chế - nhờ ý trí sắt đá, hùng mạnh và không bị giới hạn của quân vương. Không có ý trí này, thì không có sự phát triển, không có sự gắn kết, và bất cứ sự lung lay, rạn nứt nào đó mà diễn ra đều dẫn tới chỗ phá sập cả cấu trúc quốc gia”. Nga hoàng nói tiếp: “Không có lẽ, khanh nghĩ rằng, nếu Trẫm là quân vương hợp hiến, thì trẫm có thể dễ dàng vặn cổ tên cầm đầu một nhóm cách mạng mà chính các khanh, những người con của nước Nga, đang nuôi dưỡng họ để huỷ diệt nước Nga ư? Chả có lẽ, khanh nghĩ rằng, cái hấp dẫn của chế độ quân chủ mà Thượng đế trao cho trẫm, lại không có tác dụng giữ cho quân cận vệ chịu thuần phục vua và ngăn chặn đám dân đen đầu đường xó chợ luôn sẵn sàng làm loạn và cưỡng bức kẻ khác hay sao? Đám dân đen đó sẽ không dám nổi lên chống lại trẫm. Chúng không dám đâu! Vì rằng chế độ quân chủ có hoàng đế với họ là đại diện cho sự hùng mạnh vô biên của Chúa trời và Trẫm là người đại diện cho Chúa trời trên trái đất, vì họ biết rằng, trẫm hiểu sâu sắc toàn bộ trách nhiệm sứ mạng của Trẫm và rằng, Trẫm không phải là người không được tôi luyện và không có ý trí để roi vọt bão dông và sấm sét có thể doạ dẫm làm Trẫm sợ hãi.”

14.Cuộc tiếp kiến đã chấm dứt bằng những lời Nga hoàng nói: “Còn về khanh, nhà thơ Puskin, khanh được tự do. Trẫm bỏ qua chuyện quá khứ, thậm chí đã quên hẳn. Trẫm không thấy trước mặt Trẫm là một tên tội phạm quốc gia, Trẫm chỉ thấy một người có trái tim và tài năng, trẫm thấy một nhà thơ ca ngợi vinh quang của đất nước, một nhà thơ có sứ mệnh cao đẹp là thổi bùng lên ngọn lửa trong tâm hồn những người luôn giàu lòng thiện nguyện và vì những chiến công vĩ đại. Bây giờ khanh có thể về được! Khanh có thể đến bất cứ nơi nào để sinh sống, bởi vì việc lựa chọn chỉ phụ thuộc vào chính mình, khanh hãy nhớ những gì trẫm đã nói và làm với khanh, Khanh hãy phục vụ Tổ quốc bằng suy nghĩ, tiếng nói và ngòi bút. Khanh hãy viết cho người đồng thời và cho các thế hệ con cháu mai sau, hãy viết với tất cả sự hứng khởi và tự do hoàn toàn vì từ nay Trẫm sẽ trực tiếp làm công việc kiểm duyệt cho khanh!”

15.Là chồng của một trong nhiều phụ nữ có học vấn cao nhất trong giới thượng lưu và là người trung gian giữa Nga hoàng với nhà thơ - Aleksandra Ốsipôpna Smirnova-Rô set, Nhikôlai Mikhailovich Smirnôp đã nhớ lại:”Sau khi trở về Matxcowva, nhà thơ Puskin được triệu thẳng lên văn phòng của Nga hoàng; cửa ra vào khép kín lại, và sau đó, khi cửa mở lại, nhà thơ Puskin bước ra, nước mắt lăn trên má, vẻ mặt đầy sảng khoái, vui tươi, hạnh phúc. Nga hoàng đã tiếp nhà thơ như cha gặp con, ngài đã tha thứ tất cả cho Puskin, quên đi mọi thứ, hứa sẽ bảo trợ cho nhà thơ và sẽ là người kiểm duyệt duy nhất mọi sáng tác của nhà thơ.
Cuộc tiếp kiến cũng để lại ấn tượng sâu đậm cả đối với Nga hoàng. Bằng chứng còn lưu lại là, sau buổi tiếp kiến, Nga hoàng Nhikôlai I đã kể cho Bluddôp nghe:
-Khanh có biết, hôm nay, Trẫm vừa nói chuyện với một người thông minh nhất nước Nga không?
-Với ai vậy, thưa Bệ hạ?
-Puskin.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất và nhà thơ thiên tài Puskin (phần 3)

16.Cuộc truy sát nhà thơ
Việc Nga Hoàng Nhikôlai I và nhà thơ chuyển quan hệ thành thân thiết một cách nhanh chóng cũng gây ra nhiều ý kiến đánh giá khác nhau trong số bạn bè, kẻ thù và bạn đọc hâm mộ tài năng của Puskin. Trong tác phẩm:”Nga hoàng Nhikôlai I và nhà thơ Puskin” Nhikôlai Shagmagônôp có viết: “Do những người ghét bỏ Puskin định quy cho nhà thơ tội cố lấy lòng, bợ đỡ Nga hoàng; giữa nhân dân và Nga hoàng, nhà thơ đã chọn Nga hoàng. Họ đã bôi đen nhà thơ Puskin. Puskin đã lựa chọn không phải giữa nhân dân và Nga hoàng, mà là chọn giữa Cường Quốc mà Nga hoàng trị vì và nhân dân là một bên, và bên kia là những kẻ mưu bạo loạn, tự do vô chính phủ và nhóm Tam điểm chỉ muốn nước Nga bị giày xéo và biến thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho Phương Tây.”

Bài thơ “Gửi bạn bè” của nhà thơ Puskin, với nhiều bạn đọc, bị coi là không chấp nhận được:
Không, trước Nga hoàng, tôi không hề nịnh bợ,
Khi tôi ngỏ lời ca ngợi tự do:
Tôi thể hiện cảm xúc của tôi đầy mạnh dạn,
Tôi nói bằng ngôn ngữ trái tim tôi.

Thật đơn giản, tôi yêu hoàng đế:
Ngài minh mẫn, trung thực trị vì dân;
Ngài bỗng khiến nước Nga hồi sinh lại
Bằng chiến tranh, lao động, ước mong.

Ôi không phải, dù tuổi trẻ ngài sôi sục,
Nhưng không dã man, ngài thực Đức vua:
Người rõ ràng còn đang bị trừng phạt
Được Ngài âm thầm mang ân huệ ban cho…

Người ta không lấy làm ngạc nhiên, sau khi thể hiện rõ ràng niềm tin của mình như vậy, nhà thơ Puskin bắt đầu chịu sự truy sát, bức hại. Vào năm 1836, tình hình càng căng thẳng hơn, khi bắt đầu đến tai Puskin tin đồn về việc vợ Puskin có quan hệ với Nga hoàng. Chuyện như vậy mà bỏ ngoài tai đối với nhà thơ, vốn trọng danh dự, là điều không thể chấp nhận. Nhà thơ cho người đi tìm hiểu, qua đó nhà thơ thấy rằng, đứng sau những đồn đại trên là Ghekkeren (cha nuôi của Dantes)và nữ bá tước Nheselrốt.
Cần phải nói ngay là, bằng chứng rõ ràng, không chối cãi được về việc Ghekkeren chủ mưu trong vụ này, là không có. Một số nhà nghiên cứu viết rằng, người bố nuôi Ghekkeren muốn bao che cho con nuôi, để cản trở không cho Natalia Pus kina tránh được cuộc đấu súng xảy ra. Nhưng việc đổ lỗi như vậy sang cho Nga hoàng Nhikôlai I là việc quá liều lĩnh với Dantes. (…)

Chúng ta chỉ biết được rằng, ngày 23 tháng 11, Puskin được tiếp kiến với Nga hoàng. Về nội dung cuộc tiếp kiến này, và cả cuộc tiếp kiến sau đó diễn ra ba ngày trước khi có cuộc đấu súng, thật tiếc là, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi. Có lẽ, ý kiến cho rằng, Nhà thơ Puskin có hứa với Nhikolai I sẽ không để mọi chuyện dẫn đến đấu súng là chính xác.

Lần cuối cùng nhà thơ Pushkin gặp Nga hoàng, nhiều khả năng nhất, là vào ngày 23 tháng giêng, trong vũ hội tại nhà của bá tước Vô rôntsôp- Đaskôp. Theo lời của chính Nga hoàng Nhikôlai I, tại đây, nhà thơ Puskin đã làm ngài ngạc nhiên vì tự thú nhận rằng, nhà thơ có nghi ngờ Nga hoàng đang tán tỉnh vợ nhà thơ - Natalia. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng, trong thời gian chuyện trò, nhà thơ Puskin mới hiểu đầy đủ rằng, những nghi ngờ của nhà thơ là hoàn toàn sai lầm. Chúng ta biết rằng, cuộc tiếp kiến này đã ảnh hưởng rất nhiều đến các việc làm tiếp theo của nhà thơ Puskin- ông đã thách đấu súng với Dantes

Khi biết tin về việc đấu súng sắp xảy ra, Nga hoàng Nhikôlai I đã cho mời bá tước Benkendorf vốn là người thân cận của ngài, người này với Puskin có quan hệ không xuôn xẻ lắm và ra lệnh ngăn chặn cuộc đấu súng: yêu cầu cử cảnh sát tới chỗ đã định, bắt giữ hai đối thủ đấu súng và giải họ tới văn phòng của Nga hoàng. Nhikôlai Sagmagônôp trong bài báo “Vụ giết Puskin theo đơn đặt hàng” đã viết như sau: Benkenford, đáng lẽ phải lập tức đi thực hiện ngay mệnh lệnh của Nga hoàng, thì lại vội vã đến văn phòng của Nhesselrôt, ở đó ông ta đã gặp nữ bá tước Beloselskaia.
-Phải làm gì bây giờ?- ông ta hỏi,thái độ tuyệt vọng, - Tôi không thể không thi hành lệnh của Nga hoàng..-Nếu không tôi sẽ phải trả giá đắt mất thôi.
-Thì anh cứ thực hiện đi!- nữ bá tước vui vẻ trả lời.- Anh hãy phái cảnh sát không phải tới sông Đen, mà đến Ekateringop chẳng hạn… Sau đó giải thích rằng, hình như tôi nhận được tin báo, đấu súng ở chỗ đó. Puskin phải chết! Phải chết mới được… Còn anh, sau đó chúng tôi sẽ tưởng thưởng cho…

22.Ngay khi nhận được tin, nhà thơ bị thương do trúng đạn, ngài không giấu được sự bực tức của mình. Nhikôlai Shagmagonov có dẫn lại một phần cuộc đối thoại:
-Trẫm biết hết chuyện rồi.-ngài nói giọng cứng rắn cho Benkendorf nghe.-Cảnh sát đã không thực hiện mệnh lệnh của Trẫm và nghĩa vụ của mình. Các khanh là quân giết người!
-Thần nghĩ rằng, mình cử cảnh sát đến Ekaterigof,- Benkendorf nói lúng búng trong miệng- Thần nghĩ rằng, họ đấu súng ở đó…
-Khanh không thể không biết rằng, cuộc đấu súng đã định chỗ tại Sông Đen. Khanh phải cử cảnh sát đi khắp mọi nơi chứ!
Nhà thơ Puskin đã trúng đạn do Dantes bắn và chết hai hôm sau. Puskin đã gửi thư lên Nga hoàng để xin lỗi vì không giữ lời hứa với Nga hoàng và vẫn đấu súng. Puskin có nhờ nhà thơ Giukốpski nói hộ mình:” Anh thưa hộ tôi với Nga hoàng, rằng tôi tiếc nuối khi phải chết; tôi hoàn toàn thuộc về Nga hoàng. Anh hãy nói rằng, tôi xin chúc Hoàng đế trị vì nước Nga thật dài, thật lâu, rằng tôi chúc Hoàng đế có con trai may mắn, chúc nước Nga của Hoàng đế hạnh phúc.”
Nói về việc trừng phạt Dantes, Nga hoàng Nhikôlai I ra lệnh tước mọi chức vụ của Dantes và cử cảnh sát áp giải Dantes ra khỏi nước Nga. Nga hoàng viết: “Bàn tay nhằm súng bắn vào nhà thơ vĩ đại của chúng ta thuộc về một người hoàn toàn không có khả năng đánh giá là anh ta bắn ai. Anh ta không run tay dù hiểu sự vĩ đại của nhà thơ thiên tài mà vẫn nổ súng để nhà thơ phải từ giã cõi đời này và ngừng tiếng thơ của mình mãi mãi.
(Theo: dzen.ru, международный русский Проект)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và nhà thơ Puskin

Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất và nhà thơ Puskin
(Aleksandr I
Năm sinh và mất: 1777-1825
Thời gian trị vì: 1801-1825)

Trong một chuyến viếng thăm trường lisê ở Hoàng thôn, Nga hoàng đã để lại cho cậu học sinh trẻ tuổi Puskin ấn tượng rất dễ chịu. Puskin có tâm trạng thích thú là do Aleksandr Đệ nhất lúc đó vừa cầm quân trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân Napoleon và lên kế hoạch tiến hành cải cách tự do (một việc làm đặc biệt khiến nhà thơ vốn yêu tự do càng vui mừng). Không phải tự nhiên mà nhà thơ Puskin lại đánh giá thời kỳ đấy là sự khởi đầu tuyệt vời những năm tháng Aleksandr trị vì đất nước, còn trong bài thơ “Chào mừng ngày Nga hoàng ca khúc Khải hoàn từ Paris năm 1815”, đã đánh giá cao vai trò của Nga hoàng trong chiến tranh vệ quốc.
Ơi Nga hoàng dũng cảm của chúng ta,
Ngài đáng được cám ơn và ca ngợi.
Khi bao trung đoàn quân giặc xâm chiếm miền xa,
…Ngài đã rút gươm ra thề giữ non sông đất nước.

Đường lối chính sách cứng rắn và phản động của Aleksandr Đệ nhất được thực hiện sau chiến tranh với Napoleon năm 1812 và việc Puskin bắt đầu chơi thân với các nhà cách mạng tháng Chạp đã làm thái độ của Puskin với Nga hoàng thay đổi hoàn toàn. Năm 1817, nhà thơ gia nhập “Hội văn học Ardamas “, nơi Puskin có dịp làm quen với những người sẽ tham gia phong trào cách mạng tháng Chạp - M. Ocllôp, N. Mu raviop và nhiều người khác.
Những thay đổi trong quan điểm của Puskin được phản ánh trong sáng tác của ông, đặc biệt trong bài thơ” Truyện cổ tích: Noel”

U ra! Nước Nga lại có
Viên Bạo chúa lang thang
Vị cứu thế đang khóc than,
Toàn dân càng đau khổ

Khi gọi Nga hoàng Nhikôlai là viên bạo chúa đi lang thang, nhà thơ ngầm ý việc Nga hoàng tham gia “Liên minh thần thánh” được dựng ra để chuyên đàn áp các phong trào cách mạng trong các nước Châu Âu, còn trong các dòng thơ cuối cùng, nhà thơ kết tội Nga hoàng về việc hứa hẹn mang lại tự do cho mọi người chỉ là chuyện cổ tích mà thôi.
Aleksandr Đệ nhất không tha thứ cho Puskin vì các lời nói đó (và nhiều bài thơ châm biếm chua cay nhằm vào Nga hoàng và các bộ trưởng của ngài) và đã trừng phạt nhà thơ phải đi đầy ở Kíshinhiôp, sau này là về làng MikhailốpSkokie (nếu như không có lời nói đỡ của Karamdin, thì nhà thơ đã phải đi đầy tận Xibi).

Puskin coi việc mình bị đi đầy là bất công và từ lúc đó, nhà thơ bắt đầu cảm thấy căm giận thể hiện rõ ràng với Nga hoàng. Một thí dụ điển hình là bài thơ “Ngài và tôi” viết về Nga hoàng Aleksandr Đệ nhất:

Ngài giàu có, còn tôi khốn khó,
Da ngài thắm đỏ như hoa
Tôi gày yếu, xanh như tàu lá…

Việc nhà thơ giữ quan hệ thân thiết với các nhà cách mạng tháng Chạp ở nơi đi đầy càng thúc đẩy nhà thơ đứng trên cương vị này - vì bạn bè của nhà thơ đều tỏ thái độ chán ngán trước nhiều việc làm của Nga hoàng trong giai đoạn trị vì cuối cùng.

Kẻ độc ác chuyên quyền!
Ta căm thù người và ngôi báu,
Thấy người chết, con cái mất,
Ta thẩm vui độc ác trong lòng

Nói cho đúng sự thật, thì phải thấy rằng trong thời gian đi đầy, Puskin đã nghiên cứu sâu rộng, chi tiết lịch sử nước Nga và sau khi Aleksandr I mất, Puskin đã có sự đánh giá khách quan hơn và có nhắc đến nhiều công lao quan trọng của ngài:

Ngài cũng là người! Bị chi phối vì giây phút
Là nô lệ của lời đồn, ngờ vực với đắm say;
Hãy tha thứ ngài việc truy lùng sai đạo lí:
Ngài từng chinh phục Paris, mở trường lí sê.

Theo quan điểm của tôi, nhà thơ đã nhận xét đúng nhất về Nga hoàng trong bài thơ “Nói với tượng người chinh phục” (1830)

Không phải tự nhiên khuôn mặt này đa diện.
Đây là hỉnh ảnh vị quân vương:
Đã quen với bao nghĩ suy trái ngược,
Sống cuộc đời, mang vẻ mặt anh hề Arlekino
Phải nói rằng, quan điểm của nhà thơ Puskin cho rằng Aleksandr I là vị quân vương đầy mâu thuẫn và “đa diện”, cách đánh giá như vậy giống với cách suy nghĩ của nhiều người sống cùng thời với nhà thơ và nhiều nhà lịch sử (chẳng hạn, P. Viademski, M. Speranski, V. Kliu trepski v.v…)

(Theo dzen.ru
ЯРС
19/08/2020)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời